PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Annapurna circuit trek



langthang06
23-06-2014, 17:39
Annapurna là một cung đường trek được Lonely Planet và các trang du lịch nổi tiếng bầu chọn trong 10 cung đường trek đẹp nhất trên thế giới.
Chưa từng nghĩ mình sẽ đi trek và cũng chưa bao giờ tưởng tượng được đến một ngày mình có thể trek trên một trong những cung đường nổi tiếng. Ấy vậy mà đến một ngày, đề xuất đi trek Annapurna được đưa ra, đồng ý cái rụp và rồi lên kế hoạch, chuẩn bị cho chuyến đi cứ lần lượt được thực hiện nhanh đến không ngờ.

22/04/2014: Lên đường đến Nepal để biến một điều không tưởng của mình thành sự thật.

04/05/2014: Đoàn 12 người (2 nam và 10 nữ) đã hoàn thành cung trek Annapurna. Không ai bỏ cuộc, qua đèo Throng la Pass (5416m) đủ 12 người. Có 01 thành viên bị sốc độ cao nhẹ.

Một số thông tin về chuyến đi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có kế hoạch trek cung đường này trong thời gian tới.


Bản đồ Annapurna circuit. Để đi trọn vẹn cung này, thông thường mất từ 20 - 30 ngày.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Annapurna-Circuit-Trek-Map.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Annapurna-Circuit-Trek-Map.jpg.html)

langthang06
23-06-2014, 18:00
Chương trình:

Day 1 : Đến Kath lúc 15h. Từ sân bay về khách sạn hết 45 phút đi ô tô.

Day 2 : Kathmandu to Besi Sahar (760m) – Syange (1100m) (9 hours drive)

Day 3 : Syange to Dharapani (1860m) 19km – 8.5 hrs walk
Khởi đầu bằng việc leo bậc thang đá để ngắm thác Syange (100m, 50 minutes)
Syange – Jagat (1300m, 4km, 1hrs)
Jagat – Chamche(Chamje) (1385m, 4km, 1.5 hrs)
Chamje – Taal (1700m, 5km, 2.5hrs)
Taal – Karte (Khotro) (1850m,4km, 1.5hrs)
Karte – Dharapani (1900m, 2km, 50 minutes)

Day 4 : Dharapani to Chame (2670m) 16 km – 7.5hrs walk
Dharapani – Bagarchap (2160m, 3.5km, 1.5hrs)
Bagarchap – Danakyu (2300m, 2km, 1hrs)
Danakyu – Timang (Temang) (2510m, 1km, 45 minutes
Upper trail:Temang – Thanchok (2570m, 4km, 1.5hrs)
Thanchok – Koto (2640m, 1.5km, 1hrs)
Koto – Chame (2670m, 4km, 2hrs)

Day 5 : Chame to Lower Pisang (3200m) 15.5 km – 4.5hrs
Chame – Bharatang (2850m, 7km, 2hrs)
Bharatang – Dhikur (Dhukure) Pokhari (3060m, 6km, 1.5hrs)
Dhikur – Lower Pisang ( 3250m, 2,5km, 1hrs)

Day 6 : Lower Pisang to Bharaka (3540m) 18 km – 8hrs walk
Upper trail: Lower Pisang – Upper Pisang (3300m, 45 minutes)
Upper Pisang – Ghyaru (3670 m, 6km, 2.5hrs)
Ghyaru – Nawal (Ngawal) (3657m, 5km, 2hrs)
Nawal – Bharaka (Braga) (3439 m, 7km, 3hrs)

Day 7 : Bharaka - Ice Lake - Manang (4600m) 8hrs walk
Không nhớ chính xác quãng đường, ước chừng khoảng 15km, thời gian đi lên hết 4.5hrs, đi xuống 3hrs.
Nếu leo dốc Ice lake rồi thì những dốc còn lại thật dễ chịu. Đường đi xuống không có lối đi, dốc và trượt.

Day 8 : Thích nghi độ cao ở Manang. Visit View Point (3540m) 3 hrs hike.

Day 9 : Manang to Ledar (4200m) 10.5km, 4.2hrs walk.
Manang – Ghusang (Gunsang) (3950m, 8km, 2.5hrs)
Ghusang – Yak Kharka (4050m, 1.5km, 1hrs)
Yak Kharka – Ledar (4200m, 1km, 45 minutes)

Day 10 : Ledar to High Camp (4850m) 6 km, 5hrs walk
Ledar – Thorung phedi (4450m, 5km, 3.5hrs)
Thorung phedi – High Camp (4850m, 1km, 1.5hrs)

Day 11 : HighCamp - ThrungLaPass - Muktinath (3760m) 13km, 8.5hrs walk
High Camp – Thrung La Pass (5416m, 5km, 3.5hrs)
Thrung La Pass – Charabu (4230m, 6km, 3hrs)
Charabu – Muktinath (3806, 4km, 2hrs)

Day 12 : Muktinath to Kagbei (2800m ) 8km, 3hrs walk.
Kagbeni to Jomsom (2720m) 45 Minutes drive

Day 13 : Jomsom to Ghasa: 3.5 hrs drive
Nhỡ gần một ngày ở đây vì lý do lãng xẹt (họp 2 đảng của 2 khu do bất đồng quan điểm). Khách du lịch được đi qua ( nếu đi bộ ) nhưng dân địa phương và xe ở lại.

Day 14 : Ghasa – Pokhara: 7hrs drive

Day 15 : Sáng bay về Kathmandu. Chiều lượn mua sắm

Day 16 : Sáng thăm Kathmandu Durba Square. Chiều bay về Malaysia.

Chi phí cho chuyến đi:

- Vé máy bay: HN - Kun - HN & Kun - Kath - Kun: 525 USD
- Visa 15 ngày ở Nepal: 25 USD
- Mua tour trek: 737 USD ( bao gồm ăn ở trong toàn bộ chuyến trek, ở ngoài trek, poter, guide, giấy tờ trek, máy bay từ Jomson - Pokhara (thay bằng ô tô vì bị hoãn do thời tiết),máy bay từ Pokhara - Kathmandu).
- Chi phí phát sinh trên đường đi: 80 USD
- Bảo hiểm chuyến đi: 28 USD
Tổng chi phí cho Nepal: 1395 USD

Ở Kathmandu bạn có thể mua được nhiều thứ nên nhớ có thêm một khoản dự phòng phí cho mua sắm nhé :)):))

langthang06
23-06-2014, 18:09
Đỉnh Annapurna II & III nhìn từ thị trấn Manang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/AnnapurnaIIIIIGangapurnaTilichoKTa.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/AnnapurnaIIIIIGangapurnaTilichoKTa.jpg.html)

Những con dốc, những đoạn đường vòng vèo thường thấy trên cung Annapurna

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2324b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2324b.jpg.html)


Đèo Throng la pass (5416m) - thử thách khó khăn cuối cùng phải vượt qua của Annapurna circuit

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/ThrungLaPass1a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/ThrungLaPass1a.jpg.html)

obimen26
23-06-2014, 21:25
quá đẹp bạn cho mình được thưởng thức phong vị cảnh sắc nhé

obimen26
23-06-2014, 22:11
mình xin góp vui một vài bức ảnh...
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116056&d=1403536186

langthang06
24-06-2014, 10:47
Dãy Annapurna là một dãy núi lớn nằm trong hệ thống dãy Himalaya và nằm ở khu vực miền trung của Nepal.
Dãy Annapurna có bốn đỉnh cao từ 6000m - 8000m, khá nổi tiếng được đánh số thứ tự Annapurna I, II, III, IV.
Annapurna trong tiếng Phạn có nghĩa là "dồi dào lương thực", chính vì vậy khi nói về Annapurna người Nepal thường hiểu là nói về Nữ thần mùa màng.
Trek vòng cung Annapurna, bạn sẽ được ngắm đủ 4 đỉnh núi cao nhất trong dãy và một số những đỉnh núi khác có độ cao từ 7000m - 8000m. Cảnh quan trên đường trek cũng rất ấn tượng. Đi về rồi xem ảnh đều có cảm giác ảnh không thể hiện được hết những gì đã nhìn thấy.

Toàn bộ dãy Annapurna ( đường từ Upper Pisang sang Ghyaru)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DatildeyAnnapurnaa.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DatildeyAnnapurnaa.jpg.html)

Thời tiết thuận lợi cho trek:

Nepal thường có 2 mùa điển hình: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9
Tháng 10, tháng 11: bắt đầu vào mùa khô, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, trời trong xanh, ít mây, view tốt để ngắm các đỉnh núi. Đây là khoảng thời gian tốt nhất trong năm để trek trên các tuyến đường mòn Himalaya. Thời điểm này ở Nepal cũng diễn ra nhiều lễ hội quan trọng và mầu sắc nên đây được coi là “mùa cao điểm du lịch” ở Nepal. Chi phí đi vào mùa này cũng cao hơn các mùa khác trong năm. Tuy nhiên do bất ổn chính trị nên những năm gần đây “mùa cao điểm” ở Nepal thường khá yên tĩnh, không quá đông đúc.
Tháng 12, tháng 1: khí hậu vẫn tương đối tốt tuy nhiên càng lên độ cao thì nhiệt độ càng lạnh. Nếu đi EBC thời điểm này phải chịu được lạnh và có một sức khỏe tốt. Còn khu vực Annapurna nhiều khả năng sẽ đóng cửa do tuyết dầy trên Throng la pass.
Tháng 2 đến tháng 4: thời điểm cuối mùa khô. Đây là thời điểm tốt thứ 2 trong năm để tham gia các tuyến trek trên Himalaya. Thời tiết ấm hơn tháng 10, 11 nhưng view ngắm cảnh thì thất thường, lúc tốt lúc không. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các loài hoa đua nở trên đường đi, nhất là hoa đỗ quyên.

Thông tin đến điểm bắt đầu trek:

Để trek vòng cung Annapurna, khách du lịch đều bắt đầu từ thị trấn Besi Sahar.
Nếu không mua tour trọn gói từ một công ty du lịch nào của Nepal, các bạn có 2 lựa chọn là đi ô tô hoặc máy bay để đến Besi sahar.
Nếu đi xe bus: từ Kathmandu tới Pokhara (mất khoảng 6 tiếng chạy xe, giá vé 450 rupies). Sau đó ở Pokhara đổi xe để đến Besi Sahar (mất khoảng 5 tiếng, giá 350 rupies).
Nếu đi máy bay: từ Kathmandu – Pokhara (45 phút,75 USD), sau đó bắt xe ô tô từ Pokhara tới Besi Sahar

langthang06
24-06-2014, 11:28
Day 1 (25/04): Kathmandu - Besi Sahar - Syange

Cung trek Annapurna khá lớn, thời gian của đoàn chúng tôi cũng không nhiều nên chúng tôi đã thảo luận và chốt chương trình với bên tour những điểm sẽ đi. Tổng cộng chúng tôi sẽ trek 9 ngày, ngày đầu và ngày cuối sẽ đi ô tô, bỏ qua một số điểm trên đường. Đi rồi mới thấy quyết định này rất đúng. Đường đoạn đầu và cuối khá xấu, nếu đi khả năng không đủ thể lực để hoàn thành đoạn trek đã đề ra.

Đường từ Kathmandu đến Besi Sahar khá tốt, đường chủ yếu là qua đèo. Thỉnh thoảng xe phải dừng lại để nhường đường cho làn xe ngược chiều. Nói chung đoạn đường này khá yên bình, mất thời gian vì những đoạn chờ nhưng không đến nỗi tắc không thể đi được. Chỗ dừng chân cũng khá sạch sẽ, sáng sủa


Điểm dừng nghỉ trên đường

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1685.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1685.jpg.html)

Bữa cơm cari đầu tiên và duy nhất trong cả hành trình trek

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6104.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6104.jpg.html)

15h: Đến Besi Sahar, dừng nghỉ đổi xe, làm các thủ tục giấy tờ cho chuyến trek, đón các bạn poter, bạn guide 2 rồi tiếp tục lên đường để đến Syange.

Thị trấn Besi Sahar


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0784.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0784.jpg.html)

Điểm kiểm tra giấy tờ của chuyến trek

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0785.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0785.jpg.html)

Đường từ Besi Sahar tới Syange chủ yếu là đường đất, sỏi, nhỏ, bụi, nhiều ổ trâu bò... đường chạy dọc theo sông Masryangdi. Cảnh sắc yên bình. Đi trên đoạn đường này đầu đập vào nóc xe, thành xe liên tục, cảm giác có chút gì đó kích thích nhưng cũng khá ê ẩm :)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6160a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6160a.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6170a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6170a.jpg.html)

Đường xấu mà các bạn ý vẫn ngồi trên nóc xe như thế này đây

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1701.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1701.jpg.html)

langthang06
24-06-2014, 14:46
Trời dần tối, cuối cùng thì xe cũng dừng lại ở một nhà nghỉ ở Syange. Mọi người trong đoàn được sắp xếp chỗ nghỉ khá nhanh. Bắt đầu chuỗi ngày "hành xác" và cuộc sống trở về với thiên nhiên. Có đôi chút hồi hộp, đôi chút lo lắng.

Nhà nghỉ ở Syange

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_0944.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_0944.jpg.html)

Loại xe jeep này được dùng để vận chuyển khách du lịch trên cung Annapurna

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6154a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6154a.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_0941.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_0941.jpg.html)

Note:: - Đêm ở Syange khá lạnh nên lưu ý quần áo mặc.
- Nước nóng để tắm ở các nhà nghỉ khu vực đi trek chủ yếu dùng năng lượng mặt trời nên nếu đến sớm thì hãy tắm giặt, còn nếu đến muộn thì nước cực lạnh lau người thôi cũng ngại.
- Những nhà nghỉ ở phía dưới này vào bếp nấu nướng tương đối dễ nên tranh thủ vào nấu để đảm bảo sức khỏe cho chuyến đi.

langthang06
24-06-2014, 15:18
Day 2 (26/04) Syange (1100m) - Dharapani (1860m): 19km, 8,5hrs walk

Bắt đầu ngày đầu tiên trek.
Đồ đạc mang theo đã được giới hạn trong khoảng 5kg - 7kg/người (túi nước 2 lít, máy ảnh, đồ ăn vặt, túi đồ y tế). Những đồ đạc còn lại được xếp gọn gàng, cứ 2 người một túi và giao cho 01 bạn poter phụ trách.
Đoàn có 12 người Việt, thêm một bạn người Úc đi ghép đoàn tổng cộng là 13 người, do 2 bạn guide phụ trách chăm sóc, hướng dẫn và hỗ trợ trên toàn bộ tuyến đường.

Bữa sáng trước khi lên đường. Nhìn lại ảnh này thấy nhớ thế, ước gì mình đang ở đó :)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6240.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6240.jpg.html)

Ngày đầu tiên đường đi khá dài, do chưa biết sức của cả đoàn lại thấy toàn nữ nên bạn guide 1 đã giảm bớt quãng đường thực tế đi từ 19km xuống còn 15km. Mãi đến khi dừng nghỉ của ngày thứ 1, bạn mới thẽ thọt thú nhận :)).
Khởi động ngày đầu tiên, cả đoàn được cho leo ngắm thác ngay gần nhà nghỉ. Tuy là quãng đường ngắn, dốc không cao, chủ yếu là bậc thang nhưng cũng mệt thở không ra hơi. Báo hiểu một ngày làm quen đường, khí hậu mệt mỏi ở phía trước.

Đường lên thác Syange

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6262.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6262.jpg.html)

Thác nước Syange

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2723.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2723.jpg.html)

Đường lên thác Syange

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6260.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6260.jpg.html)

solotrekker
24-06-2014, 18:15
tôi cũng đang kế hoạch trek annapurna trong tháng 9, nhưng quỹ thời gian chỉ khoảng 6 ngày.
Bạn langthang06 post nhanh nhé, đang đúng lúc cần tư liệu tham khảo (c)
cung này cần những loại phí hay permit gì nhỉ?

langthang06
25-06-2014, 11:01
tôi cũng đang kế hoạch trek annapurna trong tháng 9, nhưng quỹ thời gian chỉ khoảng 6 ngày.
Bạn langthang06 post nhanh nhé, đang đúng lúc cần tư liệu tham khảo (c)
cung này cần những loại phí hay permit gì nhỉ?

Bạn solotrekker: nếu quỹ thời gian chỉ có 6 ngày theo mình bạn nên chọn cung trek Poolhill, mình nghĩ bạn sẽ không đi kịp Annapurna circuit. Đường mình đi được gọi là Annapurna circuit mini cũng cần tối thiểu 9 ngày rồi.
Do mình đi với bên tour nên các bạn ý lo hết giấy tờ, bạn nên nhờ một bên tour lo hộ thủ tục này cho nhẹ nhàng.
Còn nếu bạn muốn tự làm thì theo mình biết có 2 loại sau:
+ Bạn phải xin giấy phép - TIMS Regulatory Provision ( là một loại thẻ của chính phủ cấp cho dân trek ở khu Annapurna và Himalaya ): 21 USD/người. Nếu đi theo đoàn thẻ mầu xanh ( như hình dưới), nếu cá nhân thì thẻ mầu xanh lá cây.
+ Giấy phép vào Khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna: 22 USD/người (2000 rupies)
+ Ngoài ra bạn phải chuẩn bị 04 ảnh 3 X 4 ( cho các thủ tục , giấy tờ phải làm & có thể phát sinh)

Thẻ và giấy vào khu bảo tồn

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Scan1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Scan1.jpg.html)

langthang06
25-06-2014, 15:35
Bây giờ ngồi nghĩ lại mới nhớ những thác nước như thác Syange thấy trên đường đi rất nhiều: thác ở Chamje, thác ở làng Taal, thác ở Dharapani...nhưng thác Syange là thác đầu tiên cả đoàn hăm hở leo lên tận nơi ngó nghiêng và chụp ảnh.

Sáng ở Syange trời hơi lạnh nhưng nắng thì ngập tràn, không khí dễ chịu.
Leo thác xong, trở về đường chính, mọi người đều chuẩn bị cho mình lần cuối rồi lên đường. Bạn guide 1 ( Achut) sẽ phụ trách dẫn đầu , bạn guide 2 (Kharim - không nhớ tên chính xác của bạn này) phụ trách chốt đoàn.

Đoàn đầu đường đi nhẹ nhàng, chủ yếu là đường đất, có những đoạn lên dốc nhưng không phải là dốc thẳng đứng, dốc vòng vòng nên cảm giác chồn chân, mệt mỏi không thấy.

Điểm bắt đầu của hành trình trek: phía bên trái ảnh là hướng lên thác, phía bên phải là nhà nghỉ ở Syange

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2727.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2727.jpg.html)

Đường trek nhẹ nhàng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6307.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6307.jpg.html)

Những con dốc đầu tiên

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000045.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000045.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6309.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6309.jpg.html)


Do chưa biết sức khỏe của mọi người trong đoàn nên bạn guide 2 đã dẫn một số người leo dốc tắt. Thay vì đi dốc vòng giống như đường phía trên, bạn đã dẫn đi một dốc thẳng đứng, cắt ngang từ dốc phía dưới lên trên. Kết quả là một thành viên của đoàn đã bị sốc và mất sức ngay đoạn đầu tiên.
Lưu ý: Hãy chú ý sức khỏe của mình khi quyết định đi bất cứ đường tắt nào trên đoạn trek Annapurna. Trên cả chặng đường sẽ có nhiều đường tắt ngắn, nhưng độ dốc thì rất mệt. Đây là kinh nghiệm bản thân khi được đi một số đoạn đường tắt. Nếu có các bạn guide dẫn đường cũng nên nói cho bạn ý sức khỏe của mình ở độ nào để bạn ý lựa chọn đường đi cho phù hợp.

Ngoài những con đường bụi, dốc của ngày đầu, chúng tôi còn đi qua những ngôi làng xinh xắn, mầu sắc và rất sạch sẽ trên đường đi. Những ngôi nhà được sơn sặc sỡ, những chậu hoa nhỏ xinh và những hàng quán với các bạn dân địa phương lơ đãng ngồi nhìn khách đi qua... tất cả đều tạo nên sức thu hút. Cảm giác rất lãng mạn, nhẹ nhàng khi chậm rãi thả bước qua đây.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000050.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000050.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_0992.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_0992.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000044.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000044.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000049.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000049.jpg.html)

langthang06
25-06-2014, 16:10
Không khí mát, dễ chịu của buổi sáng dần qua đi. Trời nắng, nóng khó chịu. Gần về trưa có cảm giác nóng gay gắt, rát mặt như đi giữa trưa nắng đến 38 -40 độ ở Hà Nội. Những con dốc cứ nối nhau phía trước, bắt đầu thấy mệt mỏi, chân căng, uống nước gần như liên tục mà vẫn thấy không đỡ khát.
Đến gần Chamje có 2 đường: một hướng lên trên, một vẫn tiếp tục men theo ven sông Marshyangdi.
Lúc này đoàn đã phân làm 2 nhóm đi trước và sau. Bạn Achut bảo đi đường phía trên sẽ nhanh hơn, thấy được toàn cảnh thác nước và cảnh đẹp hơn. Sau một chút ngần ngừ, nhóm đầu đã quyết định đi theo đường phía trên.
Đường phía trên leo dốc gần như thẳng đứng giữa thời tiết oi nóng, thật là quá sức. Lên đến đỉnh của dốc có một căn nhà gỗ nhìn thẳng ra thác, cảnh công nhận là đẹp. Nếu cho mình chọn lại có lẽ mình sẽ chọn đi đường ven sông để giữ sức.
Việc leo dốc của đoạn này và sau đó là xuống dốc để nối vào đường đến Chamje đã làm đầu gối mình bị quá tải, khá đau đớn khi đi. Một khởi đầu hơi tệ cho ngày đầu tiên.

Đây là đoạn rẽ của 2 ngả đường, hướng có người đi lên là hướng leo dốc, hướng bên phải rìa ảnh là hướng đường đi xuôi theo sông, nhẹ nhàng hơn, đường vẫn giống đoạn khởi đầu.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2754.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2754.jpg.html)

Dốc thẳng của đoạn đi tắt lên phía trên

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2755.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2755.jpg.html)

Sông Marshyangdi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000046.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000046.jpg.html)

Qua đoạn đường tắt, xuống dốc đường lại hợp làm một ở gần phía cuối làng Chamje. Tiếp tục đi xuống qua làng cây cầu treo đầu tiên của hành trình đã xuất hiện. Tại đây nhóm trước và sau của đoàn đã gặp lại nhau để cùng vượt sông.
Giống như những cây cầu dây khác trên hành trình, 2 đầu cầu được bắt vít chắc chắn vào những khối bê tông ở 2 phía sông. Phần thân cầu được đan sắt, đặt những thanh ngang để người đi có thể qua cầu an toàn. Cầu khá dài, mỗi lần gió to lại lắc lư, lắc lư, hơi sợ cho lần đầu tiên bước qua cầu. Đúng lúc đoàn qua cầu, có thêm một số khách trek của các đoàn khác cũng cùng qua nên cầu khá đông, lắc lư mạnh, có thể nói cảm giác rất ấn tượng và khó quên.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0867.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0867.jpg.html)

Anna-Nguyen
25-06-2014, 22:46
Haizzzzzzz....Mình đã book vé đi Nepal khoảng 18 ngày. Thấy cung trek quá xá đã luôn....nhưng mình ko có kinh nghiệm cho vụ này...Phải làm sao đây?

minhle8x
26-06-2014, 10:54
Trekking thì nên đi ở VN hơn. Nguy cơ tai nạn cao nên có j còn được hỗ trợ phần nào. Sang nước ngoài ngôn ngữ kém mà chi phí cao nữa

langthang06
26-06-2014, 15:28
Nếu nói về nguy cơ cao khi đi trek thì đi đâu cũng không an toàn ngay cả Việt Nam.
Nến tìm hiểu kỹ thông tin, chuẩn bị sẵn mọi vấn đề về sức khỏe, ăn uống, thuốc men, đưa ra những phương án chuẩn bị cho tình huống có thể xẩy ra trên đường … thì nguy cơ rủi ro sẽ giảm đi nhiều. Với lại nếu bạn mua tour thì mức độ rủi ro cũng được hạn chế nhiều vì họ là dân địa phương, quen địa hình, có thể linh hoạt xử lý trong mọi tình huống.
Đây là một số bài tập tôi và các bạn trong đoàn đã thực hiện để chuẩn bị cho chuyến đi:
- 1 tuần tối thiểu có 3 buổi đi bộ (11km/buổi)
- Đạp xe 2 buổi/tuần ( quanh hồ Tây – 17km)
- Đi bơi ( giúp cho phổi thích nghi với điều kiện ít oxy)
- Đến gần ngày đi khoảng 01 tháng, đẩy đi bộ thường lên đi nhanh và chạy chậm (12 – 14km/buổi).
- Tập bài tập đứng lên ngồi xuống thường xuyên (2lần/ngày;100 lượt/lần). Tuy nhiên bài tập này nên nâng dần khối lượng. Lúc đầu khoảng 10, rồi 20, rồi 50 và dừng ở 100 lượt/lần.
- Nếu làm việc ở Văn phòng cao tầng thì hàng ngày leo cầu thang bộ 05 - 10 tầng.
Bài tập trước khi đi này chỉ là những kinh nghiệm bản thân, các bạn có thể thực hiện hoặc tìm thêm những bài tập khác tốt hơn. Với bài tập tập, tôi thấy sức khỏe khá ổn, lúc đi chân cũng khá dẻo, hầu như không bị căng cơ.
Tuy nhiên nếu chân có bệnh về đầu gối, dây chằng thì khi bắt đầu trek nên đi từ từ, sau đó mới tăng dần tốc độ. Nếu ngay từ đầu đã leo thác thì nên khởi động tại chỗ trước khi leo, bó đầu gối và cổ chân cẩn thận. Do bỏ quá phần này nên ngày đầu tiên tôi đã bị căng cơ, đi rất đau. May mà có chuyên gia xoa bóp, bấm huyệt nên ngày hôm sau đã trở lại bình thường.
Về việc sốc độ cao. Thì tùy thể trạng của mỗi người mà có thể chuẩn bị hoặc mang thuốc dự phòng khác nhau. Như tôi thì chỉ uống hoạt huyết dưỡng não trước khi đi 1 tháng + 05 ngày trong chuyến đi. Sau đó không phải sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào khác. Nếu có guide đi cùng thì các bạn ý sẽ chuẩn bị sẵn một số thuốc để phòng trường hợp bị sốc. Còn nếu cần dự phòng, không biết mình có sốc độ cao hay không bạn có thể tham khảo thuốc của các bạn đã đi Tây Tạng (như trong topic đi Đông Tây Tạng của anh Chito).
Trên đường đi, nên sử dụng vitamin bổ sung chất và chống mất muối. Đoàn tôi sử dụng loại này cho toàn bộ hành trình. 1 viên vitamin này hòa tan trong 500ml nước. Tuy nhiên khi uống, chúng tôi thấy hơi khó uống nên đã dùng 1 viên hòa tan trong 1 lít nước, thấy vị dễ uống hơn và tác dụng vẫn tốt.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/994692_10200337347635006_1882446403_n.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/994692_10200337347635006_1882446403_n.jpg.html)

langthang06
26-06-2014, 15:51
Đường trek sau khi qua cầu vẫn khá dễ đi. Chỉ có điều trời quá nắng, đường lại hầu như không có bóng cây nên mệt rất nhanh. Có những đoạn leo dốc giữa trời nắng chang chang mệt chỉ muốn lăn quay ra nằm, nghỉ.
Gần 12h Nepal (giờ Việt Nam là 13h20) thấy đường vẫn lên xuống, không thấy bóng dáng làng mạc nào để nghỉ và ăn trưa. Hỏi bạn Achut, bạn ý lại bảo còn 1 tiếng nữa. Lúc đó chỉ muốn phát khùng luôn vì đói, mệt, nắng.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1716.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1716.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6407.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6407.jpg.html)

Đi thêm được 30 phút nữa lại hỏi, còn bao lâu đến nơi, Achut lại bảo 1 tiếng nữa, hihi. Thật hết nói với bạn guide, :D . Thế là thôi từ đó chả hỏi nữa, cứ cặm cụi đi :).


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6405.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6405.jpg.html)

Thêm đoạn dốc nữa thì Achut chỉ lên phía trước nói, qua nốt quả đồi này là đến chỗ ăn trưa, mừng mở cờ trong bụng, bước chân nhanh hơn hẳn.
Nhưng rồi nhận ra quả đồi Achut bảo chả đơn giản tý nào. Đường đi khá nhỏ, dốc, hai bên là đá, không một bóng cây. Cứ leo lên hết một mỏm cao khuất, lại thấy mở ra một mỏm cao khác. Qua 3 mỏm đá khuất như vậy mới thấy cổng vào làng Taal.Thật sự là rất rất mệt.

Lúc này mới nhớ ra thông tin trước khi vào làng Taal phải vượt qua một quả đồi rất dốc. Thời gian tốt nhất các bạn đã đi đưa ra là vào buổi sáng (khoảng 10h,11h).
Note: lưu ý đường qua đồi để vào Taal này vì nếu đi đúng trưa, nắng sẽ rất mệt. Có thể điều chỉnh tốc độ, hoặc đường đi để qua đồi này sớm, sẽ đỡ vất vả và mệt hơn rất nhiều.


Bắt đầu đường đèo dốc để vào làng Taal

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1717.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1717.jpg.html)


Gần 14h, cổng vào làng Taal xuất hiện phía đỉnh dốc. Thở không ra hơi, cuối cùng cũng được nghỉ rồi, được ăn rồi, hoho.:( :)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1724.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1724.jpg.html)

Từ cổng làng, còn phải đi qua một dải sỏi cát trắng nữa mới vào được làng.
Làng Taal được xây dựng ở nơi xưa kia là một đáy hồ nước, cảnh sắc đáng yêu và yên bình. Ở đây cũng có một thác nước khá lớn (thác Taal).
Làng Taal được coi là cửa ngõ vào huyện Manang, khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo so với ảnh hưởng của Ấn độ giáo (Hindu) ở khu vực phía dưới.
Note: Nếu không quá mệt, còn thời gian cố gắng đi quanh làng ngắm cảnh.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000053.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000053.jpg.html)

langthang06
26-06-2014, 16:14
Tự nấu một bữa trưa có rau, có thịt, đủ phục hồi sức khỏe, thêm thời gian ngủ khoảng 5 - 10phút, cả đoàn lại đã sẵn sàng cho hành trình về điểm cuối.

Chặng cuối từ Tal đến Karte - Dharapani thong thả và dễ đi hơn sáng rất nhiều. Đường chủ yếu bằng bằng, dốc lên ít, không liên tục nên cũng dễ vượt qua. Chỉ có điều chiều đi ven sông, gió rất mạnh, trời lạnh, gần về Dharapani trời lất phất mưa.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0909.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0909.jpg.html)

Đường dốc nhưng có bậc thang nên dễ đi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1039.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1039.jpg.html)

Vượt qua cầu treo này, đường bên kia sông toàn đường đất, thoai thoải

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0911.jpg
(http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0911.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0915.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_0915.jpg.html)

Từ Tal lên đến Karte độ cao tiếp tục được nâng lên 150 m. Có 2 đường từ Karte để đến Dharapani.
+ Một đường đi qua cầu treo xuyên qua làng Karte: đường dài hơn, có những đoạn phải tiếp tục leo dốc, đường đi mệt hơn, nhưng không nguy hiểm.
+ Một đường tiếp tục đi thẳng men sông không qua làng Karte: đường ngắn hơn, khá bằng phẳng, dốc thoai thoải dễ đi nhưng đường này hay có đá lở nên cũng nguy hiểm hơn.
Do chân đau và đã bắt đầu đi cà nhắc nên Achut quyết định cho tôi mà mấy người bạn đi cùng đi con đường dễ men sông. Đi phía bên này sông nhìn được con đường song song thấy bạn đồng hành đi trước theo con đường xuyên qua làng Karte cứ leo lên rồi lại leo lên nối tiếp, thấy thật sự rất may vì đã được đi đường dễ này.

Note:: Nếu sức khỏe đã giảm sút thì nên chọn đường men sông. Lưu ý điểm này ( vị trí rẽ của 2 đường sẽ thấy biển chỉ hướng Karte băng qua cầu treo)

Đường qua khu vực đá lở, gần đến làng Dharapani rồi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1743.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1743.jpg.html)

18h15 cuối cùng cũng đến Dhaparani. Nẳm vật xuống ghế nghỉ ngơi. Trong đầu hiện lên gà luộc, gà luộc, :)):))
Bạn Achut đã phải đi mua gà cho đoàn. Tối tuy phải tự làm gà, tự nấu đồ ăn cho hợp khẩu vị nhưng đoàn đã được một bữa cơm rất ngon.
Dharapani đêm rất lạnh.

Dharapani là một làng nằm giữa 2 hẻm núi, làng được coi là nơi có không khí và vị trí tốt trên đường trek để nghỉ đêm. Trong làng cũng có một số điểm lý tưởng để ngắm mặt trời mọc. Đây cũng là một trong những ngôi làng người Tạng sinh sống.

Đường làng ở Dharapani

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1756.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1756.jpg.html)

langthang06
27-06-2014, 17:53
Day 3 (27/04): Dharapani (1860m) – Chame (2670m) – 16km, 7.5 hrs walk

Không khí buổi sáng ở Dharapani se se lạnh nhưng dễ chịu và trong lành.

Nhà nghỉ ở cuối làng ở Dharapani

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_0987.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_0987.jpg.html)

Ngày hôm nay, đường mòn trek sẽ tiếp tục tiến sâu vào những thung lũng rộng lớn của sông Marshyangdi, thuộc huyện Manang. Dân cư sống tại các thị trấn lớn của huyện Manang đa số đều là người Tạng. Có lẽ vì vậy mà Phật giáo rất phát triển trong khu vực. Các bánh xe mani, những tường kinh luân xuất hiện thường xuyên hơn trong hành trình.

Dharapani – Bagarchap (2160m)

7h30 sáng lại tiếp tục lên đường.
Ra khỏi làng Dharapani một đoạn ngắn sẽ gặp trạm kiểm tra thụ tục trek tiếp theo trong hành trình.
Có lẽ sau một đêm nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp nên hôm nay thể lực mọi người đều phục hồi tốt. Đi qua mấy đoạn dốc đầu thoải mái và nhanh.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2765.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2765.jpg.html)

40 phút sau khi khởi hành đoàn đã đến cổng vào làng Bagarchap. Ngày 10/11/1995 một vụ lở đất đã xẩy ra ở Bagarchap, phá hủy đến 80% ngôi làng. Chỉ còn một số ngôi nhà Tạng truyền thống cũ, đền thờ cổ ở trên đồi cao là tránh khỏi trận lở đất. Làng Bagarchap mới hiện nay được xây dựng lại trên một triền đồi khác và nằm ở vị trí cao hơn làng cũ.
Tuy mới được xây dựng lại nhưng làng mới Bagarchap vẫn được khách trek trên đường mòn Annapurna biết đến nhiều với món bánh táo và sữa trứng nổi tiếng.

Cổng vào làng Bagarchap.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2778.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2778.jpg.html)

Làng Bagarchap

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2779.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2779.jpg.html)

Bagarchap – Damaq or Danaqyu (2300 m).

Đoạn đường này vẫn là những đoạn lên dốc tiếp nối nhưng dốc thoai thoải dễ đi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2786.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2786.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2782.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2782.jpg.html)

Đoạn này có thể nhìn thấy đỉnh Manasalu cao 8163m (đỉnh cao thứ 8 trên thế giới). Đoạn này trời hơi nhiều mây nên đỉnh Manasalu cứ ẩn hiện đằng xa. Các bạn đi đến đoạn này nhớ quay lại sau để ngắm được Manasalu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_11001EC9nhManasalu8163m11101EC9nhcaoth1EE9 8TGa.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_11001EC9nhManasalu8163m11101EC9nhcaoth1EE9 8TGa.jpg.html)

langthang06
28-06-2014, 11:47
Qua hết làng, đường mòn lại men theo triền đồi đi lên. Ở đoạn này có điểm lấy nước an toàn (đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn để uống). Thông thường mua nước ở những điểm này sẽ rẻ hơn mua nước đóng chai.

Điểm nghỉ có thể mua nước an toàn

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2790.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2790.jpg.html)

Đường mòn lúc này đã tách riêng không chung với đường xe jeep chạy nữa nên đỡ bụi, đỡ ồn hơn nhiều. Lúc này chỉ còn tiếng xào xạc của gió, tiếng rì rào của dòng sông Marshyangdi vẫn song hành cùng trên đường đi.
Ở cao điểm Danakyu này nếu may mắn trời ít mây sẽ ngắm được đỉnh Manasalu nhưng nếu không ngắm được thì nằm ở đây một lúc hưởng cái không khí trong lành, lành lạnh cũng thích thú không kém

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2797.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2797.jpg.html)

Đôi khi trên đường gặp những con suối nhỏ hay những dòng chảy từ núi xuống.Từ Danakyu đến Timang cũng sẽ gặp một đoạn như vậy. Đoạn này nước chảy mạnh và sâu. Đi qua đoạn này bạn Achut rất cẩn thận đứng hướng dẫn và chờ từng người một đi qua.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2815.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2815.jpg.html)

Qua suối đường trek sẽ tiếp tục hướng lên trên (chú ý đường mòn ở đây chia làm 2 lối, đường đi tiếp sẽ là đường hướng lên trên phía bên trái không phải đường hướng đi thẳng).
Đường mòn hướng đến Timang đoạn này dốc hơn hẳn đoạn đường đã đi trước. Nhưng so với ngày thứ nhất leo dốc thì lại đỡ mệt hơn, có lẽ do đường đi xuyên rừng và chân cũng đã quen với cường độ đi.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2822.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2822.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2825a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized__MG_2825a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_PNT_0986.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_PNT_0986.jpg.html)

langthang06
28-06-2014, 12:50
Gần đến Temang, trời đang nắng chợt âm u, gió thổi mạnh và lạnh hơn. Phía trước là một khoảng đồi rộng, đường kh ng còn lên dốc, dễ đi hơn nhiều. Cố bước nhanh hơn nhưng cuối cùng vẫn không tránh được mưa. Càng đi mưa càng mau hơn, cũng lạnh hơn rất nhiều. Nhìn phía sau mãi không vẫn không thấy nhóm còn lại, Achut bảo vào Timang trú mưa và chờ đoàn.

Đường vào Timang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DuongvaoTimanga.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DuongvaoTimanga.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_PNT_0999.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_PNT_0999.jpg.html)

Gần 45 phút ngồi ở trong làng mà vẫn không thấy đoàn ở phía sau. Achut cứ đi ra đi vào.
Lúc này cũng đã hơn 12h trưa, quyết định sẽ dừng ăn trưa, xem lại tình hình sức khỏe của một số người ở đoàn đi sau.

Thị trấn Timang hơi ít dân nên yên tĩnh rất thích.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_LagravengTemanga.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_LagravengTemanga.jpg.html)

Trà bạc hà tươi, đồ uống ưa thích của cả đoàn trên đường đi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6603.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6603.jpg.html)

Nhìn làng có cảm giác như một làng nào đó ở Việt Nam

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC08958.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC08958.jpg.html)

Mưa rồi trời lại nắng, leo lên sân ngoài trời để nghi ngơi và hong đồ

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC08948.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC08948.jpg.html)

Các bạn poter cũng tranh thủ nghỉ ngơi và phơi nắng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2859.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2859.jpg.html)

Bữa trưa tự nấu, hầu như ngày nào cũng giống nhau vì chỉ có đồ sẵn như vây,:D
Rau thơm và ngải cứu trên đường đi rất nhiều, ngày nào mọi người cũng chịu khó nhặt để nấu ăn hoặc bóp chân.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6619.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6619.jpg.html)

sbn
28-06-2014, 14:44
Bạn chạy nhanh thế, tớ trong tổ rùa thì sẽ túc tắc bổ sung hoặc phát biểu ngang nhá(beer)
Ở đây có một số loại hoa quả thông thường như sau, bạn tourguide mua cho bọn tớ (à, phần này là được tặng chứ không phải là nằm trong chi phí tour nhé). Tuy nhiên chỉ có ở ngày đầu tiên khi bắt đầu xuất phát từ Kathmandu thôi chứ hoa quả trên đường cũng như rau cỏ khá khan hiếm và đắt. Cái cân của các bạn này gợi nhớ thời bao cấp của nhà mình:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6109_zpsf26ccaea.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6109_zpsf26ccaea.jpg.html)

Điểm đăng ký đầu tiên, bắt đầu nhìn thấy hình ảnh thương mại của các bạn Nepal khi mọi hoạt động đời sống bám theo trục đường trek đều được tập trung phục vụ cho ngành du lịch này. Cũng dễ hiểu vì sao dân du lịch luôn được chào đón nhiệt tình ở đây và nếu có thời gian buôn chuyện sẽ thấy các bạn ấy bất mãn về chế độ thế nào khi cuộc sống vẫn còn vô vàn khó khăn. Từ những ngôi nhà nhỏ hay quán nhỏ nào cũng được xưng danh là Hotel hay Restaurant. Tuy nhiên hình ảnh thương mại của các bạn Nepal đối với cảm nhận cá nhân tớ thì thấy rất dễ chịu


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6122_zps4ccd996c.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6122_zps4ccd996c.jpg.html)

Các bạn đã nhìn thấy chiếc xe zeep chở bọn tớ rồi, mỗi xe đấy ngồi 9-10 người, có được 1 hàng ghế ngang phía trước còn lại là 2 hàng ghế dọc sát sườn xe phía sau. Các bạn ngồi sau cao tí thì gù hết cả cổ mà thấp cũng chẳng khá hơn khi đi những còn đường đầy đá lổn nhổn thì cứ thùm thùm đọ đầu với trần xe. Tiếng "á" "ối" liên tục, nghe mà thươnggggg:D


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6206_zpsd14ccba3.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6206_zpsd14ccba3.jpg.html)

Đường đang làm và "nhỏ xinh" thế này, xe đời 2013 cũng "xịn" thế này, các bạn đi thì cứ liệu mà tính và tập cách giữ tim khi 2 xe tránh nhau nhé


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6175_zps3fff3c64.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6175_zps3fff3c64.jpg.html)

Thi thoảng thì cũng bằng phẳng thế này, trộm vía có lăn xuống sông chắc vẫn có cơ hội tiêu tiền bảo hiểm, he he


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6186_zpsf7b00d13.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6186_zpsf7b00d13.jpg.html)

Một điểm nghỉ bọn tớ gặp trên đường, lao xuống đầy tò mò và hí hửng tưởng tượng các điểm trong chuyến của mình cũng được như thế này. Vậy lại lãng mạn vượt mong muốn, sản xuất được cả tập thơ chứ đùa


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6189_zps759c2479.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6189_zps759c2479.jpg.html)

Còn đường sau đó thì cứ thế này, thi thoảng mất hút, chả biết đường nào mà lần


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6233_zps985f0e86.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6233_zps985f0e86.jpg.html)

Hoặc lọt thỏm làm ý định về học lái xe của tớ nó cứ tụt xuống tận mắt cá chân bởi nếu có đi đường chỉ cần gặp 2 chỗ thế này thì xe sẽ bị lột hết vỏ thành không chỉ mui trần mà xung quanh cũng trần luôn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6210_zpsc319ba72.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6210_zpsc319ba72.jpg.html)

sbn
28-06-2014, 15:24
Bữa sáng khi cả nhóm còn sạch sẽ sáng sủa và bóng bẩy, lại còn ngồi ăn ở phòng ăn có view đẹp nhìn xuống sông, nắng tràn trề. Thật đúng là bây giờ về ngồi cắm cúi với cái máng lợn thèm cái giây phút này thế chứ. Bánh pan cake và trà sữa Nepal (một loại trà thông dụng cạnh trà bạc hà)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6238_zpse22043f6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6238_zpse22043f6.jpg.html)

Câu chuyện đồ ăn luôn được bọn tớ chú ý và chuẩn bị khá cẩn thận nên các bạn porter những ngày đầu khá vất vả. Đồ ăn ở đây cơ bản tớ trình bày thật là ai ăn được cary thì không vấn đề, ai ăn được gà đông lạnh với trứng suốt thì cũng không thấy gì, ai ăn được bắp cải khoai tây suốt cũng chấp nhận được luôn. Ấy thế nhưng với thời gian dài, đi cả ngày mệt đến mức còn chả buồn nhếch mép cười với nhau 1 cái cho có tinh thần mà không nạp được những thứ trên thì cứ làm tiểu nhân phòng bị gậy găm đồ ăn có thể mang được đi cho lành nhé. Một em gái đi 1 mình không cần guide, không porter kể ngày ăn 3 quả trứng cho 3 bữa và đồ ăn như porter đã sụt 1 lèo 6kg sau chuyến đi tương tự như bọn tớ. Đấy là em ấy còn ăn được chứ lại vừa rà vừa khó tính và yếu ớt như bọn tớ thì găm đủ: ruốc thịt, ruốc nấm, mắm tép chưng thịt, rau khô, thịt hộp cá hộp, rau hộp, chanh, muối tính chi li cho từng độ cao. Và đó chính là cứu cánh cho các bữa ăn của bọn tớ mỗi lần vào bếp và ngay cả trên đường khi vo viên nhúm ruốc nấm thơm ẩm thả vào ngậm như ngậm sâm lúc đói. Các biến thể sáng tạo với nguyên liệu có sẵn của bếp khách sạn trên đó kết hợp với đồ mang theo như trứng tráng ruốc nấm, thịt hộp sốt cà chua, canh chua nấu nước luộc gà, gà sốt chanh (ực, món này do đầu bếp đẹp giai nhì đoàn làm ngon bá cháy), súp gà hầm khoai tây bắp cải, trứng gà ngải cứu (ngải cứu bên đó mọc đầy đường đi, bọn tớ cứ hái về rửa qua là oánh chén được luôn, còn rang muối để đắp chân bị đau nữa (phê lắm)....Nói chung ai có thể làm được gì thì cứ được bộc lộ triệt để.

Khách sạn, thực ra là Tea house tuy không nuột nà nhưng khá sạch sẽ với mỗi phòng 2 giường đơn thế này (sẽ được tính là phòng chất lượng hơn khi có phần phụ trong phòng)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6257_zpsfae9c72a.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6257_zpsfae9c72a.jpg.html)

sbn
28-06-2014, 15:37
Sông Masryangdi trong buổi sáng trong lành của ngày đầu tiên, nắng lấp lánh và bọn tớ cũng lấp lánh khí thế. Có biết cái gì chờ mình phía trước đâu, he he


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6290_zps2119d7fc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6290_zps2119d7fc.jpg.html)

Lúc ấy còn hăm hở lắm nhưng vì sự hùng vĩ của núi nên bọn con kiến ở dưới chụp lên cũng chả thấy hình núi thay đổi. Tớ đành cắm đầu chụp dòng Masryangdi ở những góc hụt. Bạn guide phụ có nhiệm vụ chốt đoàn thấy có đứa cứ cắm mặt chụp sông hỏi "mày thích nước lắm hả", trình độ chém có hạn và đang ngày đầu còn chưa quen nên tớ dùng bài quen thuộc là :D.

Nhóm đi trước có 1 tí thôi nhưng đố mọi người nhìn thấy các chấm li ti trên con đường mảnh xíu ở cao cao đấy.



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6324_zps1db441f0.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6324_zps1db441f0.jpg.html)

Cây cầu đầu tiên nhìn thấy trong hành trình, sau này thì bát ngát nhiều luôn. Nghe đồn đây là những cây cầu được xây dựng có sự góp sức rất nhiều của các bạn sinh viên tình nguyện Mỹ đi theo dự án này ở Nepal.

langthang06
30-06-2014, 17:52
Note:
Từ Danakyu tới Chame có 02 đường mòn:

+ Đường mòn phía dưới (lower trail): đi thẳng theo đường chính lên dốc, không rẽ. Đường mòn sẽ qua các điểm sau:
Danakyu – Latamarang (2400m, 1.5 km) – Koto (2640 m, 5.5 km)
Đường mòn phía dưới dễ đi nhưng dài hơn đường mòn phía trên. Tuy nhiên cảnh quan, view ngắm Manasalu thì không bằng.
+ Đường mòn phía trên (upper trail) đi qua các điểm:
Danakyu – Timang (2510m, 1km) - Thanchow (2570m, 4 km) – Koto (2640m, 1.5km)

Để tăng cường và thu hút thêm cho du lịch, chính phủ Nepal đã cho xây dựng một đường ô tô gần như song song với đường trek phổ thông. Trong thời gian mở đường, một vài vụ nổ đá đã làm rơi những tảng đá lớn xuống đường mòn trek qua Latamarang. Do vậy thời điểm hiện nay đường mòn qua Latamarang đang tạm thời đóng cửa. Theo các bạn guide thì có thể trong vài năm tới, đường mòn qua Latamarang sẽ được mở lại và sẽ chạy dọc theo sông để thu hút khách du lịch.


Do thời tiết thay đổi thất thường, trời se se lạnh chứ không nóng như ngày đầu tiên, nắng, mưa rồi lại nắng đã làm một số thành viên trong đoàn không kịp thích nghi. Bạn guide 2 phải đi khá chậm để chờ và hỗ trợ. Quyết định dừng ở Timang ăn trưa khá hợp lý. Tuy quãng đường đi chưa nhiều nhưng được nghỉ đúng lúc mệt nhất, thời gian nghỉ dài, sau đó lại được bổ sung đồ ăn nên đã giúp một số thành viên trong đoàn hồi sức tốt.
Sau thời gian nghỉ dài tại Timang, đoàn lại tiếp tục theo đường mòn phía trên hướng đến Chame. Quãng đường đến Thanchok và Koto đúng là đẹp. Nếu đi vào đúng mùa hoa đỗ quyên, hoặc vào mùa thu thì chắc còn đẹp nữa.

Đường từ Timang đến Thanchok

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1775b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1775b.jpg.html)

Đường mòn đi qua những đồng cỏ xanh rì, thanh bình

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2b.jpg.html)

Rồi đến những đoàn đường xuống dốc trơn trượt. Qua đoạn này, chân sẽ hơi mỏi vì phải gìm lại để xuống dốc trơn ( mặc dù gậy chống đã đỡ cho khá nhiều)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6666.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6666.jpg.html)

Tiếp nối là những đường cát nhỏ chỉ vừa bàn chân đi qua. Qua đoạn này phải rất cẩn thận vì chỉ trượt một chút thôi là sẽ nằm dưới vực phía dưới ngay. Khá hồi hộp khi đi qua

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1233a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1233a.jpg.html)

Cầu treo tiếp nối, đường mòn đi lên men theo sườn đồi phía bên kia

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1237.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1237.jpg.html)

Gần như cả buổi chiều, đường men theo những triền đổi chạy trong rừng,cứ lên, xuống rồi lại lên. Không khí dễ chịu. Lên đến đây đường mòn thấy nhiều mầu xanh hơn, không cằn cỗi sỏi đá như phía dưới nữa.

langthang06
01-07-2014, 17:11
Timang - Thanchok - Koto

Qua cầu treo đường mòn tiếp tục xuyên rừng đi lên. Khi đạt đến điểm cao nhất trên đường dốc, chúng tôi nhìn thấy biển chỉ dẫn hướng đi Chame và một nhà nghỉ xinh xắn ngay trên sườn đồi. Nhà nghỉ này như một tea house có thể dừng chân nghỉ ngơi hoặc uống nước. Từ nhà nghỉ xinh xắn này đi thêm 10 phút đường thoai thoải sẽ đến cổng vào làng Thanchok.

Nhà nghỉ ngay đỉnh dốc

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1244.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1244.jpg.html)

Đường vào làng Thanchok

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1825.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1825.jpg.html)

Làng Thanchow là một ngôi làng nhỏ, xinh đẹp được xây dựng ngay trên sườn núi. Đường mòn bằng đá đã dắt chúng tôi đi xuyên qua làng, tạo điều kiện để chúng tôi có thể thăm quan, chụp ảnh cuộc sống của những cư dân sống tại đây.

Một góc làng Thanchow

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1275.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1275.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1283.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1283.jpg.html)

Đường mòn dẫn chúng tôi tới cuối làng nơi có những cây táo đang nở hoa trắng nhìn rất quyến rũ. Nhìn hoa táo, các nàng trong đoàn lại nghĩ đến bánh táo thế là mình đã trở thành tội nhân vì đã không nhắc các nàng thưởng thức bánh táo khi qua Bagarchap. Sự mệt mỏi lúc này nhường chỗ cho sự hớn hở và vui mừng vì hoa táo đẹp quá. Các nàng và các chàng thi nhau ghé mặt vào cây táo nở hoa để chụp ảnh.

Hoa táo ở trắng ở làng Thanchok

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/V1B001EDDntaacuteoa.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/V1B001EDDntaacuteoa.jpg.html)

Hoa táo

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1291.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1291.jpg.html)

Một bảo tháp trên đường đi. Người Tạng gọi đó là “chorten”. Những “chorten” này thường là nơi cúng, lễ hoặc là nơi để dâng tặng các tặng phẩm lên các vị thần.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09014.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09014.jpg.html)

Nếu có điều kiện đi lại, tôi sẽ giành thêm thời gian để đi tour trek sinh thái ngắm cảnh quanh làng – đây cũng là một tour được các bạn khoai tây khá ưa thích.

langthang06
01-07-2014, 17:31
Từ làng Thanchow, đường mòn đã ra khỏi rừng nhưng vẫn tiếp tục men theo sườn đồi đi lên và hướng về phía Chame. Lên độ cao hơn 2000m này, nhận thấy rõ sự thay đổi của môi trường. Rừng cây lá kim đã thế chỗ cho những rừng cây nhiệt đới phía dưới. Không khí cũng lành lạnh không còn hơi hướng nắng nóng như phía dưới.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1211-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1211-1.jpg.html)

Từ vườn táo cuối làng Thanchow đi lên dốc thêm một quãng nữa, đường mòn dần đi xuống, phẳng hơn đưa chúng tôi đến với thị trấn Koto. Đây cũng là một thị trấn nhỏ, xinh, nhiều nhà nghỉ với những vườn táo nối nhau. Trong thị trấn Koto có một tu viện Phật cổ, nằm ở vị trí hơi tách biệt nhưng có view ngắm cảnh núi, cảnh thị trấn đẹp.

Đường vào làng Koto

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1303.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1303.jpg.html)

Từ thị trấn Koto tới Chame đường đi thong thả, dễ dàng. Hai bên đường những tán lá cây thay lá, đổi mầu tạo cho cảnh quan mầu sắc rực rỡ hơn, không nhàm chán như những ngày trek đầu.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6786.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6786.jpg.html)

Phía trước là cổng để vào Chame. Trước đây những cổng này chủ yếu được làm bằng đá,trên trần của cổng thường có vẽ các ký hiệu hoặc hình ảnh xua đuổi tà ma bám theo khách bộ hành. Ngày này những cổng bằng đá vào mỗi thị trấn đã không còn nhiều, đa số là cổng được làm bằng xi măng có ghi địa danh thị trấn đi qua.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1309.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_JP3_1309.jpg.html)

Tối nay, đoàn chúng tôi sẽ dừng nghỉ lại tại Chame. Chame là thị trấn lớn của khu vực Manang. Trong thị trấn có các trụ sở hành chính của Manang. Thị trấn cũng khá ồn ào và tấp nập. Ở đây những phương tiện thông tin hiện đại như internet, điện thoại có rất nhiều. Bạn có thể mua sắm đồ ăn, đồ ourdoor cho chuyến đi (tất nhiên là đắt hơn ở Kath), bưu thiếp...Trong thị trấn cũng có những cao điểm, những nhà nghỉ có vị trí rất tốt để ngắm Lamjung Himal (6983m), Annapurna II (7937m) và Annapurna IV (7525m).

Dãy tường kinh luân trước khi vào trung tâm Chame

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1315.jpg
(http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1315.jpg.html)

Trong thị trấn Chame

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1118.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1118.jpg.html)

Nhà nghỉ của chúng tôi tại Chame khá xinh xắn, sạch sẽ. Giống như hầu hết các nhà nghỉ trên đường đi, nhà nghỉ này là tổ hợp của nhà hàng và nhà nghỉ đặc trưng kiểu Nepal. Nhà hàng ăn nằm ngay phía ngoài hướng ra đường chính, phía sau nhà hàng là bếp. Đi xuống dưới một chút là hệ thống các phòng nghỉ, mỗi phòng nghỉ để đủ 2 giường và đồ đạc. Giống như đa số các nhà nghỉ trên đường, hệ thống nước nóng ở đây cũng sử dụng năng lượng mặt trời, do đó nếu muốn tắm thì nên nhanh tróng chiếm dụng nhà tắm trước khi mặt trời lặn nếu không sẽ không thể chạm được vào nước thì rất rất rất lạnh.
Nhiệt độ về đêm ở Chame cũng xuống khá thấp so với những thị trấn ở những ngày trước (nhiệt độ về đêm khoảng từ 3 độ – 5 độ). Đôi khi trời mưa bất chợt nên nhiệt độ sẽ càng lạnh. Chú ý mặc ấm khi đến Chame.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6824.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/resized_IMG_6824.jpg.html)

monkeymouse
02-07-2014, 09:29
ngày này là ngày cực hình của mình, đầu gối phải đau kinh khủng, phải gom lá ngải cứu để bóp cho đỡ, nhưng chắc vì không đúng cách nên ngày hôm sau vẫn đau, chẳng những thế còn lan man xuống tới cái cổ chân. 2 anh em mình quên mất chụp cảnh ngồi xoa bóp cho nhau và cùng rang muối ủ chung lá ngải cứu để bóp chân anh SBN nhỉ!!!

phamngocthanh33
03-07-2014, 09:35
về đến phòng là lăn ra ngủ, bóp vào lúc nào

langthang06
03-07-2014, 17:50
Day 4: Chame – Lower Pisang (3200m) 15.5km – 4.5hr

Điểm đến ngày hôm nay của chúng tôi sẽ là Pisang, một thị trấn nằm ở độ cao 3200m cao hơn điểm đến ngày hôm qua là thị trấn Chame hơn 500m. Sáng trời lạnh, mây mù nhiều, có nắng. Hy vọng thời tiết hôm nay vẫn khô ráo, không mưa để hành trình của chúng tôi đỡ vất vả.

Cầu qua sông cuối thị trấn Chame

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6853a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6853a.jpg.html)

Sau khi qua cầu treo bắc ngang sông, đường mòn rẽ trái hướng về một Chorten cổ phía cuối làng. Sát chân đồi, trước khi đến Chorten có một bức tường mani khá dài.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2901a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2901a.jpg.html)

Cổng Chorten cuối làng Chame, rất cổ và đẹp

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2903a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2903a.jpg.html)

Chame – Bharatang (2850m, 7km)

Sau khi ra khỏi làng Chame đường mòn hơi đi lên, đưa chúng tôi đi qua những cánh đồng lúa mì, rồi xuyên qua rừng thông rậm rạp. Đường mòn nằm phía trên và chạy dọc theo mạn Bắc sông Marshyangdi. So với 2 ngày trước, đường mòn dễ đi hơn, phần lớn là đường đất mềm mại, ít sỏi, đá.

Đoan đường từ Chame tới Thakelu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2922a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2922a.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1181a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1181a.jpg.html)

Nếu điều kiện thời tiết tốt, trời không quá mù và xanh hơn, tầm nhìn của chúng tôi với đỉnh Lamjung Himal (6983m) sẽ tốt hơn rất nhiều. Đường mòn xuyên rừng thông đẹp và mát mẻ hướng đến thị trấn Thakelu. Đây là một thị trấn nhỏ, chỉ có vài nóc nhà nghỉ ven đường.

Lamjung Himal 6983m

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1182a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1182a.jpg.html)

Đường tới Thakelu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2940b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2940b.jpg.html)

Thakelu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2912a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2912a.jpg.html)

Qua Thakelu đường vòng lên rồi lại thoai thoải đi xuống, sau đó xuất hiện nhánh rẽ phải. Sau quãng leo dốc ngắn, nhánh đường mòn lại đưa chúng tôi nhập vào với đường chính hướng về phía Bharatang.


Đoạn dốc leo lên đường mòn chính để tới Bharatang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2969a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2969a.jpg.html)

Brahatang một thị trấn yên tĩnh nằm giữa thung lũng với vài nhà nghỉ xinh xắn, được bao quanh bởi những vườn táo. Vườn táo ở đây nhiều và phổ biến. Có lẽ điều kiện tự nhiên của cây táo, không sống được ở nơi ấm áp mà chỉ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu có sương giá.

Đường vào Bharatang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2943a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2943a.jpg.html)

langthang06
04-07-2014, 17:04
Bharatang – Dhikur (Dhukure) Pokhari (3060m, 6km)

Đường mòn đi lên từ Bharatang thật sự rất ấn tượng và tạo cho chúng tôi nhiều hưng phấn. Từ đây lên cao nữa, chúng tôi sẽ càng tiến sâu vào thung lũng Gadanki. Cư dân sống ở đây đa số là người Tạng và người Gurung (còn có tên gọi khác là người Tamu, một tộc người thiểu số ở Nepal).Tuy sống cùng nhau qua hàng trăm năm, tôn giáo của người Gurung bị ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Tạng nhưng người Gurung thì vẫn rất tự hào nói rằng họ vẫn giữ nguyên được nhiều truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc.

Đường từ Bharatang đến Pokhari

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2959a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2959a.jpg.html)


Đường đã không còn bằng phẳng, chủ yếu là đường đá, sỏi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2b-2.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2b-2.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2967a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2967a.jpg.html)

Chúng tôi đang đi vào một thung lũng rất dốc, bắt đầu có những điểm nhìn đầu tiên về Paungi Danda - đá băng khổng lồ với bề mặt đá nhẵn, vút trên cao. Có thể coi đá băng này là một minh chứng cụ thể để cho con người thấy được sức mạnh của thiên nhiên. Cả một khối đá khổng lồ được mài nhẵn, trơ trọi, nguyên nhân lớn nhất có thể là do qua rất nhiều năm bề mặt của đá chịu những tác động lớn của xói mòn băng.


Đường hướng tới Paungi Danda - mặt cắt ngang phía dưới

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2983a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2983a.jpg.html)


Đường tới Pokhari xuyên rừng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6940b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_6940b.jpg.html)


Qua cầu để ngược lên phía trên Paungi Danda - mặt chính diện

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1231a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1231a.jpg.html)

Đường mòn qua cầu rồi đi đường xuyên rừng dốc thẳng lên phía trên, tiếp tục hướng gần hơn đến mặt phía Nam của đá Paungi Danda. Có những lúc cố gắng ngửa đầu lên để nhìn thấy núi tuyết lấp ló sau những rặng thông cao vút, cảm giác sao mà tự do tư tại thế.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1239.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1239.jpg.html)


Dốc leo xuyên rừng trước khi đến mặt Paungi Danda

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2996a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_2996a.jpg.html)

langthang06
04-07-2014, 17:15
Paungi Danda nhìn cầu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1234a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1234a.jpg.html)

Đoạn leo dốc này đã khiến chúng tôi rất mệt, có lẽ một phần do ảnh hưởng của độ cao, độ cao từ chân lên đến đỉnh dốc cứ tăng dần 3050m, 3085m, 3100m nhưng khi ra đến cửa rừng thì dừng lại ở mức 3080m. Mệt nhưng tinh thần thư thái, đầu óc thoải mái, thoát khỏi cuộc sống thường ngày chả nghĩ ngợi chỉ đi và ngắm - đời người có mấy lúc như vậy.

Qua cầu dốc nối tiếp dốc đi lên

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1242a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1242a.jpg.html)


Một điểm nghỉ lấy sức để rồi leo dốc tiếp

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1456a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1456a.jpg.html)

Qua khỏi rừng, hiện ra trước mắt chúng tôi là tảng đá khổng lồ Paungi Danda dài hơn 5km. Độ cao ở đỉnh của khối đá này là hơn 6000 m. Người Gurung tin rằng sau khi con người chết đi, các thầy cúng sẽ làm nghi lễ tôn giáo đưa linh hồn lên thiên đường. Paungi Danda – có nghĩa là “Cánh cửa lên thiên đường”, đây chính là cửa ngõ cuối cùng các linh hồn phải vượt qua trước khi đến được thiên đường.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1255a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1255a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3a.jpg.html)

Ngắm, chụp ảnh rồi ngơ ngẩn đứng nhìn Swargadwari Danda thấy mình bỏ sức để đi đến những chỗ có cảnh như vậy thật xứng đáng. Chầm chậm tiến về trước, nắng ấm, cảnh đẹp làm quên hết mệt mỏi.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3025a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3025a.jpg.html)


Đường vào Pokhari

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3026b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3026b.jpg.html)

langthang06
07-07-2014, 16:51
Đường vào Pokhari

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3022.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3022.jpg.html)


Đường đi sẽ gặp những đàn la, ngựa đông như vậy. Tốt nhất là nên nhường đường cho chúng. Các bạn Nepal khuyên nên tránh vào phía trong vách núi, vì nhiều khi đàn la, ngựa dở chứng sẽ lao thẳng vào khách du lịch, nếu đứng ở mép vực sẽ rất nguy hiểm.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07065-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07065-1.jpg.html)

13h (14h20 giờ Việt Nam) Thị trấn Dhukura Pokhari (3240 m) đã ở phía mặt.
Thị trấn nhỏ, xinh, chủ yếu là các nhà hàng, nhà nghỉ phục vụ du khách. Dhukura Pokhari có view khá tốt để ngắm nhìn Paungi Danda và Annapurna II, đồng thời đây cũng được coi là cửa ngõ chuyển tiếp từ nền văn hóa Tạng sang nền văn hóa truyền thống Gurung (khu vực Pisang chủ yếu là người Gurung sinh sống). Chúng tôi sẽ nghỉ ngơi và ăn trưa trong thị trấn xinh đẹp và đầy nắng này. Nghỉ ngơi ở trong làng nhìn về hướng Paungi Danda có cảm giác như đang ngồi trước một màn hình tivi phẳng, khổng lồ, rất ấn tượng và thú vị.


Đường đi qua làng Pokhari tới Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000066-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000066-1.jpg.html)


Nghỉ trưa trong thị trấn Pokhari

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000029.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000029.jpg.html)


Paungi Danda hướng từ Pokhari nhìn ra

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000063.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000063.jpg.html)


Dhukura Pokhari – Lower Pisang (3250m, 2.5km)

Hơn 3h chiều, đoàn mới tiếp tục lên đường. Trời lúc này không còn nắng nữa, mây xầm xì kéo đến che cả một khoảng trời, thỉnh thoảng lại rắc rắc vài hạt mưa. Đường từ đây tới Lower Pisang khá gần, chủ yếu là đường thẳng, không mất sức. Qua khỏi Pokhari chúng tôi nhìn thấy một hồ nước nhỏ. Đây là hồ nước đầu tiên chúng tôi thấy trên đường đi, hồ nước này hình như được gọi là Pokhari – tên các hồ ở đây thường được lấy theo tên địa danh. Nước hồ mầu xanh lục tương tự như mầu của những hàng cây quanh nó tạo cho cảnh sắc có sự sống hơn những thị trấn trước đó toàn một mầu nâu, trắng xám của đất, cát sỏi.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1902a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1902a.jpg.html)


Paungi Danda sừng sững ở phía sau khi hướng đến Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Pangipandaa.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Pangipandaa.jpg.html)

langthang06
07-07-2014, 17:12
Gần đến Lower Pisang trời mưa có vẻ mau hơn. Gió khá to, trời lạnh nên mọi người cứ cặm cui tiến về phía trước.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3a-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3a-1.jpg.html)

16h05 (giờ Nepal) chúng tôi đã tới Lower Pisang.

Đường vào Lower Pisang, phía xa trên cao là Upper Pisang.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/11001B001EDDngvagraveoLowerPisanga-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/11001B001EDDngvagraveoLowerPisanga-1.jpg.html)

Pisang là một trong những thị trấn phát triển thuộc quận Manang trong khu vực Gandaki. Pisang được phân chia thành Lower và Upper, 2 khu này được phân cách tự nhiên bởi sông Marsyangdi. Pisang cũng nằm trong thung lũng được bao quanh bởi nhiều núi cao trong đó có đỉnh Annapurna II (7937m) ở hướng tây, đỉnh Pisang (6091m) ở hướng Bắc, đỉnh của Paungi Danda (hơn 6000m)ở hướng Nam.

Đa số nhà nghỉ ở Lower Pisang được làm bằng gỗ, đường làng nhỏ, dài, chạy vòng quanh đồi và song song với sông Marsyangdi. Mật độ dân cư ở Lower & Upper Pisang ở mức trung bình. Khách trek đa số đều thích ngủ tại Upper Pisang nhưng bạn guide - Achut lại khuyên chúng tôi ở Lower Pisang. Bạn ý bảo điều kiện phòng trọ, ăn uống ở Lower rẻ và tốt hơn Upper. Ở Upper nếu chưa thích nghi kịp sẽ dễ bị lạnh và bị ảnh hưởng bởi độ cao. Với những đoàn có số lượng 10 người trở lên, sức khỏe không bền như đoàn mình thì ở lại Lower là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên sẽ phải chuẩn bị tinh thần, thể lực cho một ngày đi dài, mệt của hôm sau.


Nhà trọ của đoàn ở Lower Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/LowerPisanga.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/LowerPisanga.jpg.html)


Paungi Danda nhìn từ Lower Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07079a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07079a.jpg.html)


Vừa nhận phòng xong, trời đổ mưa ào ào. Nhiệt độ cũng theo đó giảm xuống rất nhanh, lạnh kinh người, ngồi trong phòng đắp chăn rồi mà vẫn cảm thấy buốt lạnh.
Thời tiết ngày hôm nay thay đổi liên tục: sáng se se lạnh, trưa nắng gắt, chiều mưa nhỏ lạnh, tối rất lạnh nước để ngoài trời bị đóng những lớp băng mỏng. Chú ý giữ ấm đầu, chân tay, uống nhiều nước, vitamin để có thể thích nghi được tốt nhất trong điều kiện thời tiết thay đổi như vậy


Upper Pisang & Paungi Danda sau cơn mưa chiều

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama1.jpg.html)

langthang06
09-07-2014, 16:22
Đến Lower Pisang sớm hơn so với những ngày trước nhưng có vẻ sức khỏe mọi người hồi phục chậm hơn. Bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu do ảnh hưởng của độ cao. Lo nhất là 2 người “cao tuổi” trong đoàn, rồi đến em Bể - sức bền có vẻ tệ nhất (luôn cắm chốt ở vị trí cuối đoàn, gặp ở chỗ nghỉ lần nào mặt mày cũng nhợt nhạt). Thuốc liên quan đến sức khỏe cá nhân đều được nhắc nhở dùng, thuốc độ cao được đề cập đến nếu bất cứ ai trong đoàn thấy có những biểu hiện ảnh hưởng của độ cao.
Đoàn chúng tôi nghỉ ở “ Eco – cottage lodge & restaurant” , một nhà nghỉ gần cuối Lower Pisang. Nhà nghỉ tương đối lớn, nhiều phòng, có 2 khu phòng nghỉ: một khu 2 tầng ở phía trên và một khu nhà gỗ ở phần nền phía dưới. Vì đoàn đông người nên Achut thu xếp cho đoàn ở tách riêng trong khu nhà gỗ phía dưới, mỗi nhà nghỉ có 2 giường đơn, khu vệ sinh, tắm rửa nằm riêng bên ngoài. Khu bếp, nhà ăn chung nằm phía trên.


Cổng vào Lower Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1186.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1186.jpg.html)


Nhà nghỉ tại Lower Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1200.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1200.jpg.html)


Buồng ở tại Lower

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1201.jpg.html)


Trời mưa, mấy anh em pha bình trà mạn ngồi buôn chuyện. Kế hoạch đi loanh quanh chụp ảnh cũng tạm ngừng vì quá lạnh. Bạn Achut biến mất một lúc rồi quay lại báo đã mua được gà tươi, thế là xoay sang nghĩ món ăn cho bữa tối. Chốt lại bữa tối sẽ do giai của đoàn nấu ăn phục vụ các gái, món chủ đạo gà sốt chanh (chanh và một số gia vị khác được mang đi từ Việt Nam). Bữa tối Lower Pisang đặc biệt ngon và đáng nhớ.
Khu bếp ở nhà nghỉ sáng sủa, sạch sẽ, trưng bầy đẹp giống như hầu hết các bếp của người Tạng ở Nepal, bà chủ bếp cũng thân thiện nhưng vào bếp nấu nướng thì vẫn chỉ tối đa 2 người, :D


Rất ấn tượng với khu bếp của các bạn Tạng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000022.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000022.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000023.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000023.jpg.html)


Trời tối khá muộn. Sau mưa, trời quang đãng, ánh mặt trời cuối ngày lấp ló trên những rặng núi, một số người tranh thủ chụp ảnh, một số buôn chuyện quanh bếp sưởi với các bạn poter, một số người thì thư thái đọc sách trong khu nhà ăn ấm áp.
Đêm ở Lower Pisang lạnh kinh khủng. Nhà nghỉ sạch sẽ, được dán một lớp mút mỏng phía trong để ngăn gió, chăn và giường thì hơi ẩm, lạnh. Do hơi dị ứng và ấn tượng bởi mùi của túi ngủ nên suốt mấy ngày qua tôi và bạn cùng phòng chỉ ngủ trong túi ngủ mỏng mang theo và đắp chăn của nhà nghỉ. Nhưng đêm ở Pisang quá lạnh, có lẽ phải xuống đến 0 độ nên cuối cùng đến giữa đêm không chịu được nữa đành phải dậy, lôi túi ngủ ấm ra chui vào.


Khu nhà nghỉ phía trên

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000016.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000016.jpg.html)



Upper Pisang và đỉnh Pisang phía xa

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000021.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/000021.jpg.html)

Note cho đường từ Chame – Lower Pisang

- Từ độ cao 2500m trở lên nên đi đều, giữ nhịp bước chân đều như nhịp tim, dừng nghỉ ít. Nếu leo dốc khi đi không nên nhìn lên đỉnh hoặc phía trước sẽ rất mệt, cứ cúi mặt nhìn đường và bước chậm đều. Nhớ thường xuyên uống nước, kết hợp giữa uống nước thường và nước bổ sung vitamin.
- Đoạn từ Bharatang đến Dhikur Pokhari rất đẹp nên phân phối sức và quãng đường đi để có thời gian thư thả ngắm cảnh và chụp ảnh.
- Trong tháng 4, tháng 5 khi đến Pisang (độ cao 3250m) thời tiết rất lạnh. Nên lưu ý trong ba lô luôn có sẵn khăn, mũ, găng tay, áo giữ nhiệt để khi thời tiết thay đổi không bị cảm lạnh.
- Nên mang theo bình giữ nhiệt để pha trà, trà gừng hoặc có nước nóng uống dọc đường.
- Nên mang theo túi ngủ mỏng để ngủ, tránh bị rận, rệp khi ngủ tại những nhà nghỉ có giường, chăn không được vệ sinh thường xuyên. Cũng nên thỏa thuận trước với bên tour về việc chuẩn bị túi ngủ ấm, sạch sẽ cho mọi người (túi ngủ cho mượn, không tính phí). Túi ngủ ấm rất quan trọng vì càng lên cao nếu không đủ ấm sẽ không thể ngủ được như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho những ngày trek tiếp theo.
- Nếu muốn chụp ảnh mặt trời mọc trên Paudi Danda thì nên đi về phía cuối làng, trèo lên mấy nhà nghỉ ở trên cao, hoặc ngọn đồi phía để chụp. Gần sông, dưới Lower Pisang một chút cũng có nhiều điểm tốt để chụp ảnh. Nên tìm đường đi trước để có thể chủ động đi nhanh, không mất thời gian chọn vị trí. Thời gian mặt trời mọc là khoảng 6h sáng (tháng 4) đến thời điểm khác thì nên hỏi lại về thời gian mặt trời mọc.


Paungi Danda

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09064a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09064a.jpg.html)

sbn
09-07-2014, 17:11
Có một điểm khá thú vị và tạo cảm giác gần gũi là những hàng rào hay ngôi nhà ở đây được xếp đá đều tăm tắp trải dài khiến chúng tớ thỉnh thoảng liên tưởng đến Hà Giang quê mình. À, dĩ nhiên thì có khác bởi những viên đá được chọn lựa chăm chút cẩn thận vuông vức trước khi xếp chồng vào nhau không chỉ tạo sự ngay ngắn chắc chắn mà còn gây ấn tượng thẩm mỹ cao. Giống như chúng ta bước vào một nhà nào đó mà họ trám tường bằng những đá lát to nhỏ khác nhau một cách có chủ ý ấy, nhỉ ;)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6344_zpsaffb0e9b.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6344_zpsaffb0e9b.jpg.html)

Tường đá, đường đá, bờ rào đá


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6447_zpsbf93b255.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6447_zpsbf93b255.jpg.html)

Những hàng rào đá bám theo con đường trải dài hướng về phía núi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6507_zpsda4930e8.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6507_zpsda4930e8.jpg.html)

Và đá được tô màu rực rỡ như bông hoa hút những "con ruồi" háo sắc theo đúng nghĩa đen


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6531_zpsbea11005.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6531_zpsbea11005.jpg.html)

Chính ra, vào sáng sớm khi không khí còn trong veo vì lạnh, cây lá đang còn ngái ngủ xung quanh, ra đây làm chén trà sữa nóng thật nóng bên bờ rào đá nhâm nhi những khoảnh khắc bình yên cũng thú mà, đúng không


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6469_zpsd722d9de.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6469_zpsd722d9de.jpg.html)

sbn
09-07-2014, 17:20
Thêm nữa là dù việc tỉ mẩn trong chọn lựa chăm chút từng viên đá khi làm nhà, làm bờ rào hay kể cả làm đường đã làm đá trở nên bớt lạnh lẽo sắc nhọn, đã trở nên ấm áp và đẹp đẽ hơn thì các bạn Nepal còn đưa thêm những sắc màu tự nhiên làm cho màu sắc của đá sống động hơn. Đó là những chậu cây bé xinh, tươi tắn lúc nào cũng sạch bong xếp ngay ngắn quanh nhà


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6280_zps491f7102.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6280_zps491f7102.jpg.html)

Các chậu cây chưa bao giờ lép vế dù màu sắc nhà có được sơn rực rỡ đến chừng nào bởi chúng tự hào có vẻ tươi tắn của sự sống


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6336_zps976b10b8.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6336_zps976b10b8.jpg.html)

Kể cả ở ngách nhà, trong chiếc chậu nhôm sứt mẻ, nhưng vẫn sạch sẽ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6339_zps3c3002ab.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6339_zps3c3002ab.jpg.html)

Hay trong những hộp sơn lem màu thì vẫn ngay ngắn và...sạch sẽ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6529_zps3e0384c7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6529_zps3e0384c7.jpg.html)

sbn
09-07-2014, 17:42
Một số lưu ý nho nhỏ cho mọi người có thể biết được vì tớ hay bắt lá tìm sâu khi ở độ cao thấp thấp thế này:

Đây là bảng thông tin độ cao trước khi vào làng Taal trong ngày trek đầu tiên


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6413_zps7f8698db.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6413_zps7f8698db.jpg.html)

Và đây là 2 loại cây mọi người đừng nên tò mò lại gần hay sử dụng.
Một là loại cây gây ngứa rát khi chạm phải vì lá và thân của cây đầy gai độc và cây này mọc rất khỏe, tớ thấy tràn lan hai bên đường nên mọi người chú ý, đặc biệt những ai ham hố mác cờ rồ hoa hoét. (Thực ra đi rồi mới thấy mấy trò mác cờ dồ không dành cho việc đi trek, lên cao hơn 2000m mà cứ cắm mặt vào cái ống view bé tí mà bắt lá tìm sâu thì có mà chóng mặt hay đơ đơ ngay, chả dại)
Tổng thể đây


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6487_zps3954d775.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6487_zps3954d775.jpg.html)

Chi tiết hơn tí tẹo


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6488_zps5707b97e.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6488_zps5707b97e.jpg.html)

Loại thứ 2 là loại cây gây nghiện mà hiện giờ vẫn mọc hoang ở một số vùng thấp, nghe đồn thì vẫn được các bạn ấy sử dụng nhưng nhìn vẻ mặt của bạn guide thì có vẻ nói nhỏ cho biết thôi chứ cũng không hay hớm gì cho lắm. Đây là cây marijuana


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8082_zps65d92eae.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8082_zps65d92eae.jpg.html)

Tớ cũng mon men thò tay vặt thử vo vo hít hít dưng chưa cảm nhận thấy gì (chắc có một góc lá bé xíu nên chưa sao hoặc chưa đúng cách, nói chung cũng hèn mà, lấy ít thử cho lành)

sbn
09-07-2014, 17:59
Sau cái đoạn dốc này của ngày đầu tiên mà mỗi bước chân bạn nâng cao được bao nhiêu có nghĩa là bạn đang lên độ cao thêm bấy nhiêu, mấy thành viên đội rùa đã đứng vịn vào gậy mà lẩm bẩm "giờ có muốn mắng đứa nào cũng chả có sức" thì việc khám phá cung chỉ được bắt đầu tính từ ngày thứ 2 là một sự chuẩn bị nhắc nhở về tinh thần rất cao

Lao thẳng gần như đứng từ dưới sát sông lên đến đỉnh



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6411_zpsa287ccc1.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6411_zpsa287ccc1.jpg.html)

Và đến ngày thứ 2 sau khi phấn khởi với món gà thượng thượng thọ gần 3kg bạn guide vào làng bắt cho thì mới thấy cái bảng này xuất hiện. Vâng, chào mừng bạn đến với những ngày KHÔNG BIẾT ĐƯỜNG NÀO MÀ LẦN phía trước


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6485_zpsf36f964d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6485_zpsf36f964d.jpg.html)

Vậy thì mỗi ngày bạn nên chọn 1 niềm vui cho mình để hoàn toàn có thể ố á đầy sung sướng (có thể nhạt nhẽo cũng được) cho mọi thứ nhìn thấy trên đường. Cứ cảm giác là một tờ giấy trắng tinh bước vào hành trình không thể suy tính lo nghĩ gì nhiều ngoài việc: bữa này ăn gì và phấn đấu ngủ cho ngon, thế thôi. Vậy nên mỗi ngày nên tự dành cho mình một sự ngạc nhiên kiểu như: á á, sao hoa hồng ở đây nó lại chĩu chịt và tooooo thế này, mỗi bông hoa nở phải toooo bằng mặt mình ấy...Rồi hấp háy gian manh, liệu cắt một đoạn gốc từ giờ đến lúc về còn sống không nhỉ để mang trồng khi nhà chả có mẩu đất nào. Đấy, nghĩ thế thôi mà phấn khởi trầm trồ đi được cả đoạn dài và...chả làm gì cái bông hoa đấy cả, chụp thôi :D


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6444_zpscf6c2136.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6444_zpscf6c2136.jpg.html)

sbn
09-07-2014, 18:04
ngày này là ngày cực hình của mình, đầu gối phải đau kinh khủng, phải gom lá ngải cứu để bóp cho đỡ, nhưng chắc vì không đúng cách nên ngày hôm sau vẫn đau, chẳng những thế còn lan man xuống tới cái cổ chân. 2 anh em mình quên mất chụp cảnh ngồi xoa bóp cho nhau và cùng rang muối ủ chung lá ngải cứu để bóp chân anh SBN nhỉ!!!

À, mà hỏi khí không phải, sao lại có chuyện bóp chân cho em mà lại không nhớ nhỉ. Đành rằng có bóp 1 số nhưng cũng chưa hết số nữ trong đoàn, em xưng danh hoặc ám hiệu xem nào. Hình như cụ gà thượng thượng thọ ngày hôm ấy kết hợp với tắm nước đá làm mình bị đóng băng trí nhớ đoạn ấy thì phải. Nhưng nhất định vụ bóp bóp thì làm sao mà quên được chớ ;)

langthang06
11-07-2014, 17:12
Từ Lower Pisang đến Manang có 2 đường:

- Đường Lower đơn giản, không nhiều đèo dốc, cảnh sắc không ấn tượng, đây là đường đi ngắn để về thẳng Manang.
- Đường Upper Pisang chủ yếu là đường đèo, dốc hơn, đường dài hơn để đến Manang nhưng cảnh sắc thì đẹp. Đa số dân trek đều chọn đường này.

Theo lịch trình, sau khi đến Manang chúng tôi sẽ đi tiếp để lên Ice lake. Nhưng trên đường đi Achut đã khuyên chúng tôi nên dừng lại ở Braga. Từ Braga nếu đi chậm thì mất khoảng 1 tiếng là về đến Manang. Đồng thời từ Braga có đường đi Ice lake, đường này dễ đi hơn rất nhiều từ hướng Manang.
Sau khi thảo luận, đoàn chọn đi đường Upper Pisang và điều chỉnh nghỉ lại ở Braga thay vì ở Manang. Đến cuối ngày, đa số mọi người trong đoàn đều cảm thấy kiệt sức nhưng mọi người đều hài lòng và cảm thấy rất may vì đã nghe theo lời Achut tư vấn.

Day 5 (28/04): Lower Pisang to Bharaka (3540m) 18km, 8hrs walk

Hôm nay đường trek sẽ tiếp tục nâng độ cao, điểm nghỉ cuối của ngày sẽ là Bharaka (Braga) ở độ cao 3439m. Cao hơn Lower Pisang hơn 300m. Chúng tôi vẫn đang đi theo đúng trình tự thích nghi độ cao (đi lên điểm cao sau đó về ngủ ở điểm thấp hơn).

Upper trail:
Lower Pisang – Upper Pisang (3300m, 45 minutes)

Bữa sáng nay mọi người ăn khá ít, một phần do bữa sáng tại nhà nghỉ quá nhiều, một phần có lẽ do không hợp khẩu vị.
7h sáng lại khăn gói quả mướp lên đường. Qua trạm lấy nước an toàn phía cuối làng để bổ sung thêm nước.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1339a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1339a.jpg.html)


Đường trong Lower Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1620a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1620a.jpg.html)


Từ Lower lên Upper Pisang nhìn rất gần ( Upper cao hơn Lower khoảng hơn 100m), nhưng leo lên cũng tốn khá nhiều sức. Có lẽ do vừa bắt đầu đã leo một đoạn khá dốc lại trong điều kiện thời tiết rất rất lạnh, độ cao hơn 3000m so với mực nước biển nên mệt nhanh. Có những lúc giơ máy ảnh lên chụp mà cảm giác nặng không nhấc lên được, tay thì cứng đơ, lạnh buốt dù đeo găng, thỉnh thoảng khi thở, view máy ảnh lại bị phủ một làn hơi nước mờ ảo .


Paungi Danda nhìn từ cuối làng Lower Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1344a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1344a.jpg.html)



Đường lên Upper Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1673b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1673b.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3104b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3104b.jpg.html)


Ở mỗi góc khác nhau trên đường lên Upper Pisang "khuôn mặt muộn phiền" trên Annapurna II lại có những hình ảnh khác nhau. Thử nhìn xem có bao nhiêu khuôn mặt muộn phiền từ góc này nào?

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1369a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1369a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1382a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1382a.jpg.html)


Điểm đến trên Upper Pisang là một tu viện theo đúng kiến trúc Tạng. Tuy nhỏ nhưng hình ảnh và nét vẽ vẫn rất tinh xảo, đặc trưng.
Đứng trong khu tu viện có view ngắm toàn cảnh thung lũng và một phần sông Marsyangdi, đỉnh Annapurna II (đỉnh núi cao thứ 2 trong dãy Annapurna và cao thứ 16 trên thế giới), đỉnh Annapurna IV và Paungi Danda ở phía xa.


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1398a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1398a.jpg.html)

langthang06
11-07-2014, 18:07
Upper Pisang – Ghyaru (3670m, 6km, 2.5hrs)

Từ tu viện trên Upper Pisang đi xuống, đường trek vòng qua một stupa hướng theo phía bên trái. Sau một đoạn hơi xuống đường lại tiếp tục đi lên, thỉnh thoảng đường xuyên qua những rừng thông cao vút. Đoạn này cứ đi một đoạn lại quay lại ngắm Annapurna II, IV sừng sững ở phía sau. Thấy mình lúc này thật nhỏ bé giữa thiên nhiên.


Cổng stupa ở Upper Pisang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1737b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1737b.jpg.html)


Đường nhìn từ Upper Pisang sang Ghyaru

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3206a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3206a.jpg.html)


Đường hơi đi xuống

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1433a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1433a.jpg.html)


Xuyên qua một rừng gai dầy, cao hơn đầu người, thấp thoáng phía trước ngay giữa lối mòn là dãy tường kinh luân. Trên những khuôn cửa của tường kinh luân có vô số đá mani kích cỡ đủ loại được xếp ngay ngắn. Dân địa phương và khách bộ hành qua đây đều để lại một lời cầu bình an. Cả đoàn dừng nghỉ ở khu đất nền trống phía sau tường kinh luân. Nhìn lại đoạn đường vừa qua thấy Annapurna II với “khuôn mặt muộn phiền” vẫn sững sững đứng đó dõi theo. Cảm giác có chút hơi hoang đường.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/11001B001EDDng1110ib.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/11001B001EDDng1110ib.jpg.html)



Dãy tường kinh luân


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1464a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1464a.jpg.html)

Thời tiết lại đã lại thay đổi, sáng lạnh đến nỗi nước đóng thành những mảng băng mỏng, giờ đây đã lại nắng nóng chói chang. Nắng, nóng nhưng gió vẫn lạnh. Chỉ bỏ áo gió ra ngồi một lát thôi là đã lạnh run người. Hầu như mọi người đều nghỉ rất ít, chỉ để cho chân kịp thư giãn rồi lại lên đường luôn, ai cũng lo dừng lâu cảm lạnh hoặc chân sẽ cứng đi tiếp khó khăn.
Qua khu tường kinh luân sẽ tiếp tục lên dốc để đến View point và làng Ghyaru. Đoàn chúng tôi đang tiến dần đến một hẻm núi sâu trên đường đi. Những hẻm núi sâu cũng là một trong những đặc trưng nổi tiếng của cung đường Annapurna. Cầu treo dài, gió mạnh, mỗi nhịp bước chân cầu cứ lắc qua lắc lại. Vài người trong đoàn khi qua cầu đã phải lấy hết can đảm để đi thật nhanh qua.



Cầu treo giữa 2 hẻm núi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3170a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3170a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1808a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1808a.jpg.html)

sbn
12-07-2014, 10:19
Ngoài loại nước an toàn nhất là nước đóng chai còn nguyên tem và nước ở các điểm bán nước tập trung như nêu trên thì còn có 1 nơi cung cấp nước nữa hoàn toàn miễn phí ở các cụm điểm dân cư nào cũng có: máy nước công cộng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6794_zps6be7aa6c.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6794_zps6be7aa6c.jpg.html)

Những máy nước này chảy ngày đêm liên tục. Tuy nhiên với lịch sử là quốc gia có số người mắc bệnh tả lớn nhất thế giới do nguồn nước không được xử lý thì hãy chắc chắn là dạ dày inox cũng như khả năng miễn dịch cực tốt mới nên thử đưa nước này vào bụng trực tiếp nhé. Còn làm các việc khác thì không có sao ;)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6877_zps9fcd435f.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6877_zps9fcd435f.jpg.html)

sbn
12-07-2014, 10:44
Một lưu ý nữa cho việc đóng gói đồ mang theo. Các bạn có thể thấy, nếu đi tour thì mỗi phòng chỉ có tối đa 2 người. Một số trường hợp do hết phòng nên có thể ở phòng tập thể (thường là có nhà tắm và wc dùng chung ở ngoài), dĩ nhiên không phải ở chung với ai cả. Vì vậy việc các bạn porter mang mang đồ đã được tính toán theo từng phòng và mỗi phòng sẽ có 1 túi lớn như thế này để tự sắp xếp đồ của mình vào đó. Bọn tớ bỏ đồ vào các túi nilon hay balo 1 lớp gọn nhẹ xếp vào đây sao cho vừa vặn và dễ sử dụng khi đến điểm nghỉ:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6517_zps8e37a495.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6517_zps8e37a495.jpg.html)

Mặc dù khi mưa các bạn porter có áo mưa trùm ngoài nhưng để đảm bảo cho đồ của mình được bảo quản các bạn nên có những loại túi chống nước mỏng nhẹ để đựng đồ. Lưu ý chỉ mang những đồ thật cần thiết và vừa đủ dùng để tránh chiếm diện tích và lỉnh kỉnh nặng nề (đừng mang nguyên chai sữa tắm hay sữa rửa mặt khi chỉ dùng hết 1/5 chai. Có những bộ lọ nhỏ để san ra mang đi rất tiện được bán trong các cửa hàng đồ outdoor).

Porter đoàn khác


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6516_zpsc496d9c6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6516_zpsc496d9c6.jpg.html)

Có một chuyện vui nho nhỏ khi bọn tớ đang nằm dài trên cỏ nghỉ ngơi ngắm mấy bạn porter trẻ đẹp tươi tắn đoàn khác này thì 1 bác porter già nhất, nhỏ nhất, gầy nhất đoàn tớ vừa vác đồ vừa nói chuyện điện thoại đi qua. Bọn tớ đang đợi bác đi đến nơi để vẫy chào động viên rối rít như với porter đoàn bạn thì thấy sau khi ríu rít bác liền cầm điện thoại hôn chút chít rõ to. Ối giời, hóa ra bác nói chuyện với vợ. Bọn tớ nhìn thấy thế á khẩu mấy giây xong cười òa ra trầm trồ làm bác giật mình để ý và rất tẽn tò đỏ lựng cả mặt. Từ đấy bác bị bọn tớ đặt tên là Chút chít và hăm hở kể chuyện đấy với Achut với sự ngưỡng mộ rất chân thành.

Porter đoàn tớ, và bác Chút chít là người mặc áo kẻ phía trái của ảnh (beer)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6569_zps6d8296d9.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6569_zps6d8296d9.jpg.html)

sbn
12-07-2014, 11:18
Trước khi đi, có những lúc bận rộn và áp lực phát điên, bọn tớ toàn động viên nhau bằng việc tìm thông tin ảnh ọt về cung này tung lên để chuốc doping cho nhau có động lực. Ngoài con đường ngoằn ngoèo ngày đầu tiên làm tớ hào hứng nhưng khi đi trên nó, chụp ảnh nó cũng không hề biết cho đến khi về nhà xem lại ảnh thì có 1 thứ tớ được tiêm chích ngay những ngày đầu nghe về cung này là: hoa đỗ quyên. Một bác khi nghe có đứa muốn đi Nepal liền khuyên nên đi cung này luôn và tả: vào tháng 4, đi trong rừng có một loại hoa nở đỏ rực khắp nơi đẹp vô cùng (à, bác ấy không biết là hoa gì). Còn 1 đứa đi 1 mình về thì bảo: chặng cuối bay, nhìn từ trên cao thấy hoa phủ đỏ cả núi. Đấy, nhìn ảnh thì hơi có tí chuẩn bị tinh thần là mùa này đi núi rừng trơ trụi vì toàn thấy ảnh lá xanh lá vàng tầm mùa thu từ tháng 7, tháng 9 hay lung linh tuyết của mấy tháng cuối năm, thông tin ảnh ọt về tháng 4 hầu như rất nghèo nàn. Vì vậy sự kì vọng hoa lá chỉ đặt vào những đóa đỗ quyên cháy đỏ nhưng cũng khá mơ hồ mông lung.

Thế nên những lúc trèo lên cái dốc kiểu lên cao vút xuống mất hút bé tẹo teo như này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6679_zps8819e1f4.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6679_zps8819e1f4.jpg.html)

Dù trong rừng thông xanh mướt thì cũng không hề biết rằng phía trước sẽ có một món quà nho nhỏ đang dành cho mình phía trước, trên đường đến Chame(NT)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6681_zps856a5571.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6681_zps856a5571.jpg.html)

Đó chính là một làng nhỏ ngập trong những vườn táo đang nở hoa rực rỡ bên triền núi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6718_zpsa47cff48.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6718_zpsa47cff48.jpg.html)

Hoa táo đang vào thời kỳ nở rộ trên những thân cây khá nhiều tuổi làm cả bọn hớn hác chạy tung tăng khắp nơi, dí mặt vào những cành hoa trắng trắng hồng hồng để toe toét chụp vài kiểu. Các bạn porter và guide chắc chẳng thể nào hiểu nổi cái sự phấn khích trước hoa táo của bọn tớ giống như chúng ta thấy thật vớ vỉn khi các bạn Hàn Quốc nâng niu mấy bông hoa giấy trong bể spa :D. Bạn Achut thấy bọn tớ say sưa chụp và mất khá nhiều thời gian hú há quanh một cây hoa trĩu trịt sà tán ngay đường đi lên hứa hẹn giục giã: ở Jomson đầy, nhiều và đẹp hơn ở đây nhiều, chúng mày lên đấy mà chụp thích hơn. Ấy nhưng mà lời khuyên chân thành là cái thứ chỉ phụ thuộc vào thời tiết - là thứ khó lường - cũng như cái thứ phía trước mà mình CHẢ BIẾT ĐƯỜNG NÀO MÀ LẦN ấy thì cứ đúng tinh thần mỗi ngày chọn 1 niềm vui mà tận hưởng. May mà bọn tớ quán triệt nên gặp là phải tận hưởng ngay chứ đoạn sau đến Jomson, các cây táo xanh rì lá, chả còn bông hoa nào, lúc ấy nghe lời Achut thì có mà lao đầu vào đám lá non mà luyện uất ức thần chưởng.

Hoa sai thế này cơ mà


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6754_zps25c708ef.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6754_zps25c708ef.jpg.html)

"Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa"...
- Phố ta - Lưu Quang Vũ

Là lá la

langthang06
12-07-2014, 12:08
Lower & Upper Pisang, Annapurna II nhìn từ đường sang Ghyaru


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama7b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama7b.jpg.html)


Qua cầu treo sang đến bờ phía bên kia, ngước nhìn lên thấy ngay một đoạn dốc khá cao. Mấy ngày qua đã leo khá nhiều dốc nên chả nghĩ ngợi, hỏi han gì nữa, cứ cắm đầu đi. Không ngờ rằng đây chính là thử thách thực sự của ngày hôm nay. Qua hết đường dốc này sẽ lên đến Viewpoint và vào làng Ghyaru, độ cao từ chân dốc lên đến đỉnh nâng lên hơn 400m, dốc cao liên tục cứ nối tiếp nhau.
Từ thử thách leo dốc này “tổ rùa” đã được hình thành. Mọi người đi thành một nhóm gần nhau, bước chậm đều như nhau, nghỉ theo nhịp của người dẫn đầu. Đừng từ cao nhìn xuống thấy giống như một khối mầu sắc nhích từng chút, từng chút một trên đường. Nói chung, bài leo dốc này khá hiệu quả nên nó đã được áp dụng tiếp cho một số đoạn khác trên đường đi.


Đội hình tổ rùa

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1484a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1484a.jpg.html)


Dốc lên Viewpoint

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1492a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1492a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1495a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1495a.jpg.html)



Đường dốc, mệt và vất vả nhưng lên đến Viewpoint bạn sẽ thấy rất tuyệt vời. Có thể nhìn, ngắm Annapurna II, IV ở một khoảng cách rất gần, sông Marshyangdi lúc ẩn lúc hiện dưới thung lũng.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama8a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama8a.jpg.html)



Ngắm cảnh trên Viewpoint

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3198a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3198a.jpg.html)

langthang06
16-07-2014, 14:03
Ghyaru – Nawal (Ngawal)(3657m, 5km, 2hrs)

Từ Viewpoint đường mòn đi xuyên qua làng Ghyaru, men theo những sườn đồi song song với dãy Annapurna hướng đến Nawal. Đỉnh Annapurna III, Đỉnh Gangapurna, những đỉnh núi tuyết khác nối tiếp nhau hiện rõ dần trên đường đi. Đoạn này vẫn có những đoạn lên dốc nhưng sau khi vượt qua dốc để đến View point ở Ghyaru, những con dốc còn lại của ngày hôm nay đều trở nên khá đơn giản.


Cổng vào làng Ghyaru. Phía bên trái là lối dẫn sang Viewpoint

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1846a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1846a.jpg.html)


Cả một quãng đường dài trên cao này chỉ thấy những sườn núi trơ trọi, toàn sỏi đá, không có lấy một bóng cây xanh, cũng không nhìn thấy bóng dáng làng mạc nào. Chỉ có duy nhất có một “tea house” khá đơn sơ bán nước, đồ ăn nhanh trên một viewpoint nhỏ trước khi đến Nawal.


Đường từ Ghyaru đi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3c.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3c.jpg.html)



Đường mòn men theo triền núi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1544b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1544b.jpg.html)


Những đoạn dốc đá ngắn

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1923a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1923a.jpg.html)


Đường đến Nawal xa hơn ước đoán của chúng tôi. Trời nắng gắt, gió lạnh, mệt đã khiến mọi người trong đoàn xuống sức rất nhanh. Phần lớn mọi người đều đi khá chậm và tụt lại phía sau rất xa. Achut có vẻ lo lắng. Đi thêm đoạn đường nữa, bạn ý bảo bây giờ chỉ có duy nhất một đường đi, chúng tôi sẽ không bị lạc vì vậy từ đây chúng tôi sẽ tự đi. Achut sẽ đi trước để tìm điểm nghỉ và chuẩn bị bữa trưa cho đoàn.


Dãy Annapurna nhìn từ đường mòn

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4b-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4b-1.jpg.html)


"Cổng trời" trên đường đến Nawal

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/C1ED5ngthiecircntr1EDDi2a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/C1ED5ngthiecircntr1EDDi2a.jpg.html)



"Tea house" duy nhất trên đường từ Ghyaru đến Nawal

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4b.jpg.html)


Gần 15h (16h20 giờ Việt Nam) chúng tôi mới đến được một nhà nghỉ ngay dưới chân đồi, ngoài rìa làng Nawal để tạm nghỉ và ăn trưa.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1958.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1958.jpg.html)

langthang06
17-07-2014, 13:00
Nawal – Bharaka (Braka) (3439m, 7km, 3hrs)

Ra khỏi Nawal, chúng tôi tiếp tục theo đường mòn hướng về thị trấn Humde. Thị trấn Humde là thị trấn có mật độ dân cư trung bình trong khu vực. Từ đường mòn trên cao này có thể thấy rõ đường băng và thị trấn Humde ở phía dưới. Đường băng ở Humde được xây dựng đủ tiêu chuẩn để các loại máy bay thân hẹp có thể hạ cánh. Chính phủ Nepal từng mong muốn việc xây dựng sân bay tại Humde sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch chung của toàn bộ khu vực Manang đồng thời thu hút thêm nhiều du khách đến với khu bảo tồn Annapurna. Do nhiều lý do hiện nay sân bay tại Humde vẫn chưa phát huy được hết công dụng theo mong muốn của chính phủ.


Đường băng ở Humde nhìn từ đường mòn trên cao

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama5b-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama5b-1.jpg.html)


Sau cả buổi sáng chỉ leo dốc, hết dốc thấp lại đến dốc cao rồi dốc ngược thì đường đi buổi chiều đa số là xuống dốc, trong đó có một đoạn xuống dốc liên tục, dài, nhiều cát dễ trơn trượt (đây là đường hướng xuống thị trấn Humde). Cuối dốc, đường hướng lên phía trước băng qua một đồng cỏ rộng, khô cằn. Một bức tường kinh luân chia đường làm 2 đường đi nhỏ. Theo người Nepal, nếu thấy tường kinh luân, tường đá mani hoặc các chorten nằm ở giữa đường đi thì hướng đi sẽ theo phía bên trái của tường hoặc chorten - điều này sẽ mang lại may mắn, xua đuổi tà ma bám theo khách bộ hành trên đường.


Tường đá mani trên đường đi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1976a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1976a.jpg.html)



Đường mòn xuống dần

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2134b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2134b.jpg.html)

Thông thường đường mòn sẽ đi qua thị trấn Humde rồi mới tiếp tục hướng đến Braka. Những nếu có các bạn guide dẫn thì thường sẽ đi đường tắt xuyên rừng để về Braka mà không qua Humde. Chúng tôi được Achut dẫn đi theo đường tắt. Con đường này tương đối dễ đi, đôi khi đi xuyên qua những rừng thông, rừng lá kim, cảnh sắc dễ chịu. Đường đi dễ, đơn giản nhưng do mất sức quá nhiều ở đoạn đường dốc ban sáng lại thêm thời tiết lạnh nóng thất thường nên mọi người trong đoàn đều có vẻ kiệt sức.



Qua cầu bằng ngang suối này chúng tôi bắt đầu rẽ sang đường mòn xuyên rừng không qua Humde

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7112a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7112a.jpg.html)



Đường mòn xuyên rừng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1588a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1588a.jpg.html)


Trời đã bắt đầu nhá nhem tối. Qua một đoạn rừng thấp, thấy thấp thoáng có bóng người, nhà và cả xe ô tô trên đường nhỏ phía xa, rất hy vọng đó chính là thị trấn Braka. Một thung lũng xanh mở rộng phía cuối đường dốc, núi tuyết trắng mờ ảo phía xa cảnh sắc lúc này bình yên mà thơ mộng nhưng hầu như mọi người không còn sức để ngắm và chụp ảnh, chỉ mong đến Braka để được nghỉ ngơi. Achut vẫn chậm rãi dẫn đầu, không thấy bạn ý tỏ thái độ là đến nơi rồi. Đoàn lúc này đã chia thành 3 nhóm đi cách nhau khá xa: nhóm 3 chậm hơn nhóm 2 khoảng 40 phút, nhóm 2 chậm hơn nhóm 1 khoảng 20 phút.
Nhìn về phía sau, không thấy bóng dáng của ai nhóm 2. Trời đã tối hơn, hơi lo lắng không biết nhóm 2 có đi lạc đường không. Cả nhóm quyết định ngồi nghỉ và tranh thủ chờ nhóm 2. Achut an ủi và khích lệ mọi người chỉ còn khoảng 45 phút đi đường bằng nữa là đến nơi. Mệt đến nỗi không ai có ý định trả lời Achut nữa. Cuối dốc phía thung lũng vừa đi qua, cuối cùng cũng thấy xuất hiện bóng dáng của mấy người trong nhóm 2. Rất mệt nhưng càng ngồi lâu càng lạnh, chân càng tê cứng khó đi nên thấy nhóm 2 đến là quyết tâm đứng lên đi tiếp luôn. Cả ngày hôm nay hết leo dốc, lại xuống dốc chân ai cũng bị căng cơ, con đường bằng ngắn nhất để đến Braka ở phía trước giờ đã trở thành con đường dài nhất, khó đi nhất.


Không còn lên dốc, đường mòn bây giờ chỉ thoai thoải đi xuống

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_DSC7343b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_DSC7343b.jpg.html)


Đường vào thị trấn trước khi đến Braka

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1595a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1595a.jpg.html)

langthang06
17-07-2014, 13:10
Đường đến thị trấn Braka

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2142b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2142b.jpg.html)

Cuối cùng thì cổng làng Braga cũng hiện lên phía trước. Vào đến nhà nghỉ, các bạn poter đã nhận phòng hộ, chúng tôi lê về phòng rồi lăn hết ra giường chả ai muốn làm bất cứ việc gì vào lúc này nữa. Đây là ngày có nhiều người cảm nắng, đau đầu, đau chân nhiều nhất từ hôm bắt đầu trek.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1986a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1986a.jpg.html)

Bữa cơm tối hôm nay do đầu bếp của nhà nghỉ phụ trách. Một bữa tối khá ngon với món chính là thịt bò Yak hầm khoai tây.
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mỗi người trong mấy ngày trek trước, mọi người trong đoàn đã có quyết định cuối cùng cho điểm đến của ngày hôm sau. Chỉ có 5 người trong đoàn và bạn Tây đi ghép là đảm bảo sức khỏe và quyết định đi Ice lake (4600m), số còn lại sẽ về thẳng Manang nghỉ ngơi và thích nghi độ cao trước.

Một ngày trek mệt nữa đã kết thúc. Thử thách lớn tiếp theo sẽ là Ice lake


Note cho cả đoạn đường này:

-Nên chọn cung đường Upper Trail vì cảnh đẹp, có nhiều Viewpoint để ngắm dãy Annapurna.
-Nếu chọn đường Upper thì phải xác định sẵn đây là đường leo dốc nhiều, mệt, cần phân phối sức khỏe hợp lý. Uống đủ nước, kết hợp nước thường và nước vitamin. Trong ba lô luôn có sẵn bánh kẹo để giúp hồi sức khi mệt (socola hoặc bánh xốp ngọt rất tốt trong những lúc này). Mang thêm một vài đồ ăn mặn, đồ ăn vặt (thịt bò khô, ruốc nấm, ruốc thịt) phòng trường hợp ăn trưa muộn.
-Đi lên dốc nên bước chậm, đều với nhịp thở và tim. Không nên ngẩng đầu nhìn lên đỉnh dốc vì sẽ mệt, mất sức. Xuống dốc dài nên đi hơi ngang chân, đầu gối chùng để giảm bớt lực cho đầu gối. Nếu có gậy nên đi 2 gậy ở những đoạn leo dốc và xuống dốc.
-Trang phục: nên mặc 2 áo: một áo mỏng, mau khô ở trong (vì khi đi người ra mồ hôi sẽ dễ cảm lạnh nếu áo ướt), ở phía ngoài khoác áo gió loại chống nước là tốt nhất. Luôn luôn mang thêm trong ba lô khăn, mũ len, áo giữ nhiệt nhẹ.


Lưu ý khi đi đoạn đường xuống dốc liên tục này (đường nhỏ, trắng phía sau). Đường dốc, nhiều cát và sỏi nhỏ rất dễ trượt

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1582a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1582a.jpg.html)

langthang06
28-07-2014, 16:21
Mặc dù thời gian ở Braga không nhiều nhưng tôi lại khá thích làng nhỏ yên bình này.

Từ Braga đến Manang tương đối gần chỉ mất 45 phút đi bộ.

Thông thường, các đoàn khách đều dừng ở Manang để nghỉ ngơi thích nghi độ cao. Tuy nhiên nếu quay lại tôi sẽ chọn Braga để dừng nghỉ và thích nghi độ cao. Cuộc sống ở Braga tĩnh lặng và ít náo nhiệt hơn ở Manang. Đa số các nhà nghỉ dành cho du khách bám dọc theo trục đường mòn chính hướng tới Manang. Còn khu dân cư thì tập trung ở ngay khu vực đầu làng phía sườn đồi dưới tu viện Braka.


Khu dân cư và tu viện ở Braga

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1605a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1605a.jpg.html)


Từ Braga đến số điểm thăm quan trên cung trek Annapurna như Ice lake (4600m), Milarepa Cave (4300m) đường đi thuận lợi và dễ hơn khi xuất phát từ Manang.

Từ Braka đi khoảng 3 – 4 tiếng sẽ đến Milapera Cave (4300m).

Milarepa là một yogi (hành giả) đồng thời là một nhà du ca nổi tiếng người Tây Tạng. Cuộc đời ông là một câu chuyện sống động và đầy mầu sắc về sự chuyển hóa và giác ngộ. Tương truyền rằng Milapera là người duy nhất đã đạt được việc giác ngộ hoàn toàn chỉ trong một đời người thông qua việc tu tập, thiền định độc cư hàng chục năm trong hang động.
Điểm Milarepa Cave bao gồm 04 hang động nổi tiếng, là nơi Milarepa đã sống nhiều năm để thiền định và tu tập giáo lý giải thoát vô thượng. Trước đây những hang động này nằm trong quần thể của một tu viện cổ có tên là Nyelam Pelgye Ling. Tu viện được xây xung quanh các hang động nơi Milarepa tu thiền. Ở thời kỳ phát triển nhất tu viện có tới 70 tăng sỹ tu tập, thiền định. Tu viện đã bị phá hủy gần như hoàn toàn trong những năm 60, gần đây chính phủ đã cho dựng lại nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều so với tu viện cũ.

Do thời gian không đủ nên chúng tôi đã không đến thăm quan được Milapera Cave.

Từ Braka đi khoảng 3 – 4 tiếng sẽ đến Ice lake .

Nếu chọn đi cả Ice lake và Milarepa Cave tối thiểu cần thêm 02 ngày cho hành trình.


Buổi sáng ở làng Braga

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2146b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2146b.jpg.html)


Hướng đường từ Braga đi Ice lake

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1992a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1992a.jpg.html)

trungnalo
29-07-2014, 11:10
Tiếp tục đi bác, cuối tháng 9 tới e cũng đi cung hệt như bác nên rất cần kn trong chuyến đi của bác, thanks.

sbn
30-07-2014, 18:29
Bạn trungnalo đi vào mùa thu chắc màu sắc sẽ sinh động hơn vì có lá đỏ lá vàng đấy.
Còn mùa này bọn tớ đi chỉ có hoa táo phủ vườn và hoa đỗ quyên thắp lửa trên trời và dọc con đường như thế này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6626_zpsfeabc23a.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6626_zpsfeabc23a.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6634_zpsefcf5aa7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6634_zpsefcf5aa7.jpg.html)

Thực ra chỉ có đoạn đường men núi trước khi đến ngôi làng dìm bọn tớ đê mê trong những cây táo nở hoa rực rỡ trên đường đến Chame là có thể nhìn thấy đỗ quyên. Những cành cây vươn dài ngả xuống theo triền núi mang những chùm hoa lửa tiếp nhiệt cho bọn tớ những bước đầu ngày. Và chỉ sau đó 1 đoạn là mất dạng dưới những tán cây thông hoặc lá kim dày hoặc vì quá cao mà bọn tớ không đủ can đảm ngẩng lên ngẩng xuống liên tục để ngắm hoa và...nhìn đường. Một phần vì không an toàn nhưng phần lớn là nếu làm như thế 3 lần chẳng khác nào tự tra tấn mình khi ở độ cao cần giữ gìn. Đỗ quyên mọc khá cao và chon von trên những sườn núi, hoa phủ phía trên tán, đó là lý do tớ được kể về khung cảnh nhìn thấy cả một thảm hoa đỏ khi nhìn từ trên máy bay đoạn từ Jomsom về Pokhara (theo như lịch trình dự tính chứ thực tế thì bọn tớ có một ngày rất éo le chặng này). Tuy nhiên, thế cũng đủ, nhỉ.

Một lưu ý nhỏ đối với các bạn tham ăn hoặc hay tò mò - nói một cách mỹ miều là ưa tìm hiểu khám phá là nên găm một ít tiền lẻ trong túi trên người. Bởi có thể gặp hàng bánh trái nhỏ khi vào làng không biển hiệu hay rao mời, chỉ có một bếp lửa giữa nhà và ai muốn ăn thì tự vào trả tiền, lấy bánh, ngồi xuống ghế vừa sưởi vừa ăn kiểu thế này:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6983_zps3f7b767d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6983_zps3f7b767d.jpg.html)

Đây là một dạng bánh như há cảo hấp nhưng to hơn, nhân thì có nhiều thứ rau củ quả linh tinh và khá cay. Vị cà ri thì đương nhiên rồi, khá nhạt. Tuy nhiên cứ nếm thử cho biết và đỡ đói (thực ra ai không ăn được cay thì ăn vào bị cào ruột hơn vì cay). Bạn guide phụ có vẻ khá đau đầu với tớ không những vì đi chậm mà còn vì hay biến mất hút vào chỗ nào đó chỉ để xem có gì ăn được không dù lần nào đến chỗ nghỉ cũng dài mặt ra với giọng thiểu não trình bày "I'm hungry" :D:D:D

sbn
30-07-2014, 18:44
Sông Marshyangdi có lẽ là huyết mạch để cho con đường trek bám theo.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6891_zps0f28ecdc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6891_zps0f28ecdc.jpg.html)

Thường có 2 đường: đường dành cho ô tô và đường trek dù đường ô tô không hẳn lúc nào cũng liền mạch và chỉ đi được đến độ cao nhất định. Đôi khi 2 đường này là một. Những kẻ khó tính thích yên ả với thiên nhiên, nghe tiếng chim hót - lá reo, nghe chính hơi thở của mình sẽ bị mất thoải mái vì một cái xe xồng xộc chạy qua, tung lên một đống bụi mù mịt. Cũng nhờ thế mà bọn tớ có các cảm nhận rất khác biệt so với những lần đi bằng phương tiện khác, một phương thức giao cảm với mọi thứ xung quanh đơn giản mà sâu sắc, gần gũi mà choáng ngợp. Cái cảm giác đón nhận nắng - gió - không khí qua từng chân lông đang mở hết cỡ rất tự nhiên, không thấy bóng cây lướt vù vù qua mắt mà ngắm nó từ tốn từ mọi góc cạnh, không thấy gió ào ào khi thực ra tất cả đang lắng lại trong cái lạnh trong trẻo. Cảm nhận từng bước chân chậm chậm tì lên nền đất đá, đẩy đầu hích lớp không khí với lượng ô xy mỏng tang, chiến thắng trọng lực một cách cần mẫn, không vội vã.

Có khi là nhỏ bé, lọt thỏm với vòng ôm của núi.
Có khi là vươn cao, chinh phục khi đứng hít căng lồng ngực nhìn xuống dưới ngút ngàn.
Có khi là thì thầm tự chuyện với lao xao xung quanh
Có khi là xanh mướt
Có khi là khô cằn
Có khi là leng keng vụn băng đang rơi xuống từ những đám cây gai
Có khi mệt không buồn nhếch mép cười với nhau một chút
Có khi vỡ òa cảm giác trước hùng vĩ thiên nhiên
...
Nhưng chưa bao giờ nản.
Cái tâm lý tự động viên, tự khuyến khích, tự dặn dò chính bản thân trong việc gói gém đồ dùng, trong việc nhặt nhạnh bằng hết những thức ăn còn trên đĩa, trong việc nhắm mắt uống các loại thuốc để dỗ giấc ngủ sâu. Cái cảm giác tâm niệm và tập trung vào đúng 1 thứ duy nhất, hiểu rõ từng việc mình đang làm, không tạp niệm, không dông dài lan man và không nặng nhẹ với những yếu tố xung quanh phản hồi lại như thế nào. Đó là một điều đơn giản nhưng lại vô cùng khó thực hiện trong cuộc sống thường nhật. Bởi khi nắng tắt, hoàng hôn về cũng đẹp lộng lẫy như bình minh vậy ;)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7124_zpscc857d47.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7124_zpscc857d47.jpg.html)

sbn
30-07-2014, 19:00
Theo quan điểm: đi theo sức, thích là chụp (không cần ngắm) vì rõ ràng chả tội gì mà tụt lại lạch bạch hay lao lên rồi thở gấp. Cảnh đẹp không giật lùi lại hoặc đuổi theo mình để gào lên chụp đi chụp đi nên tự cảm nhận và tự bắt ảnh thôi. Thế nên bạn cũng đừng cắm cúi mà đi và đi và đi không, thi thoảng ngó xuống dưới xa hơn cái giày bình bịch của mình một tí


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6884_zpscfdd87e3.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6884_zpscfdd87e3.jpg.html)

Hoặc quay sang phải đứng trầm trồ với các "múi núi" phô diễn đường nét trong nắng chiều


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7110_zpsee3ca77f.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7110_zpsee3ca77f.jpg.html)

Trước khi trôi vào rừng thông thấp bé với những thân to xoắn vặn hình thù kì quái bởi trò chơi của những đợt gió "trẻ trâu" đương sức nhưng lại bị nhốt trong thung lũng rộng lớn.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7115_zps17a958c2.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7115_zps17a958c2.jpg.html)

Nhìn những thân cây ở khu rừng trước khi vào Braka mới biết lý do tại sao có những đoạn đèo luôn phải qua trước một thời gian nhất định vì chậm chút sẽ không thể trụ nổi với sự vần vũ của gió.
Và vì bạn trungnalo có nói về chuyến đi mùa thu tớ không khỏi không tưởng tượng ra cảnh ngôi nhà kia với đám lá nâu vàng phía sau, cây táo kia sẽ trịu trịt quả đỏ hay cam rồi và tất cả đám lá trong ảnh trên đổ màu rực rỡ mà tự mình trào lên sự ham hố ghen tị hết sức lộ liễu, haizzz. Người ta bảo đi trek là dễ nghiện mà.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_6911_zps3370fc43.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_6911_zps3370fc43.jpg.html)

langthang06
01-08-2014, 15:48
Ice lake là điểm đi rất khó khăn, nếu bạn chọn nên cân nhắc một số điểm sau:

Cảnh : Đường đi cảnh rất đẹp nhưng ở Ice lake thì cảnh bình thường. Nếu chỉ chọn đến hồ để chụp ảnh thì nên chọn đi hồTilichio.

Đường đi: Rất rất mệt. Nếu chọn đi từ Manang thì phải chuẩn bị tinh thần là không có đường đi rõ ràng, dốc cực kỳ kinh khủng. Nếu chọn đi từ Braga thì vẫn mệt nhưng đường đi dễ chịu hơn, phải cẩn thận đường xuống dốc (nguy hiểm vì trơn và dốc ngược).

Độ cao: Nếu xuất phát từ thị trấn Braga (3439m) đến Ice Lake, độ cao trong ngày trek sẽ tăng lên 1200m. Trong một ngày tăng độ cao nhiều như vậy là tương đối mạo hiểm. Cơ thể có thể không thích nghi kịp với lượng oxy ít ở độ cao trên 4000m này và sẽ xẩy ra các “phản ứng tự vệ”. Những phản ứng tự vệ này thường được người ta gọi là “Hội chứng núi cao – AMS”. Nếu bị AMS nặng không điều trị kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Mất nước: Thông thường khi lên vùng núi mọi người đều nghĩ đây là những vùng lạnh giá. Nhưng thực chất cái nóng ở đây cũng khá khó chịu: oi và khô, điều này khiến cơ thể ra mồ hôi nhiều. Ở những độ cao nàynguy cơ mất nước của cơ thể tăng cao do đổ mồ hôi cộng thêm lượng nước thoát khỏi cơ thể khi hít thở trong thời tiết lạnh giá. Do vậy luôn luôn nhớ uống nước kể cả khi không có cảm giác khát.

Gió: Bên cạnh nắng, lạnh thì gió ở những độ cao trên 4000m này cũng rất kinh khủng. Có cảm giác chỉ cần lơ đãng một lát không bám chắc chân trên đường là gió có thể quật mình ngã lăn quay. Gió mạnh và lạnh nên đội mũ ấm, đừng thấy trời nắng nóng mà bỏ ra.

Bản thân: Đảm bảo sức khỏe bản thân, không có các dấu hiệu của hội chứng núi cao (đau đầu, khó thở, đêm không ngủ được …..).Chuẩn bị về mặt tinh thần là không được bỏ cuộc dù phải bò về Manang :):)


Đỉnh Annapurna II, IV, III (theo thứ tự từ trái sang phải) trên đường đến Ice lake

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3b1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3b1.jpg.html)



Đỉnh Annapurna III, Gangapurna và mờ xa khuất sau mây là Annapurna I

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3c1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3c1.jpg.html)


Hồ nhỏ và dãy Annapurna ở phía sau trước khi đến Ice lake

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4b-2.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4b-2.jpg.html)

langthang06
01-08-2014, 16:15
Day 6 (29/4) Bharakha - Ice lake - Manang (4600m) 15 km, 8hrs walk

Bharakha (3439m) - Ice lake 4,5 hrs walk[/U]

Theo kế hoạch ban đầu của đoàn thì Ice lake không có trong chương trình.

Thông tin về Ice lake trên mạng cũng khá ít. Chỉ biết đây là cung đường khó khăn, tính thử thách cao, độ cao tăng lên nhiều trong 1 ngày, không nhiều người lựa chọn, có một điểm thu hút là nếu may mắn gặp điều kiện thời tiết tốt có thể ngắm được đỉnh Annapurna III, Gangapurna và Tilicho soi bóng trên mặt hồ. Phần lớn mọi người trek cung Annapurna đều chọn hồ Tilichio thay vì đi Ice lake. Tuy nhiên nếu chọn đi Tilichio sẽ cần thêm 02 ngày cho cả hành trình trong khi đi Ice lake thì chỉ phải thêm 01 ngày.

Do điều kiện sức khỏe không đồng đều và cả đoàn đã thống nhất trước khi đi nên Ice lake là điểm tùy chọn (mọi người có thể đi hoặc không đi). Từ Braga đoàn chia làm 2 hướng đi. Achut sẽ phụ trách dẫn 6 người đi Ice lake. Bạn guide 2 và các bạn poter sẽ phụ trách đưa nhóm còn lại về Manang trước.

Sương mờ vẫn còn giăng phủ quanh Braga khi chúng tôi lên đường đi Ice lake.


Đường mòn bắt đầu từ phía đầu làng Braga.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1989.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1989.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1994.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_1994.jpg.html)


Rồi đi qua khu dân cư sống tập trung và tu viện cổ Braga. Đây là một trong những tu viện lâu đời ở Nepal, trong tu viện lưu giữ rất nhiều tượng Phật điêu khắc đẹp, tranh tôn giáo Tạng và sách phật học cổ. Tu viện được coi như một biểu trưng tiêu biểu trên tuyến trek Annapurna.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1607a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1607a.jpg.html)


Mới xuất phát chúng tôi đi khá chậm, đường đi nhìn thì có vẻ chỉ hơi dốc nhưng lại khiến chúng tôi thở không ra hơi. Bước những bước nhỏ mà cảm thấy chân nặng như đeo trì, thở dốc. Ngay cả việc dừng lại uống nước thôi cũng mệt phờ phạc. Mấy hôm trước còn có sức quay trước, quay sau, nhẩy lên nhẩy xuống để chụp hình nhưng hôm nay thì chỉ tập trung cắm mặt xuống đường, chậm rãi tiến lên.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1609a1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1609a1.jpg.html)


Làng Braga và tu viện cổ cứ xa dần, xa dần theo từng bước chân chúng tôi đi. Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng trực thăng ù ù vọng đến, ngẩng đầu giơ máy ảnh lên để chụp mà chẳng nhìn thấy bóng dáng cái nào. Chắc ở độ cao này máu lên não chậm hay sao ý mãi mới phát hiện ra trực thăng bay thấp hơn những con đường mòn chúng tôi đang đi, muốn chụp được thì phải nhìn xuống dưới thay vì ngước lên trên.


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3250b1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3250b1.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4a1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4a1.jpg.html)

langthang06
05-08-2014, 16:33
Chỗ giao nhau giữa núi hình mặt người và Paugi Danda chính là cánh cổng lên thiên đường trong truyền thuyết của người Gurung.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3265a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3265a.jpg.html)


Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần là ngày trek Ice lake sẽ khó khăn, vất vả hơn rất nhiều so với những ngày trek trước nhưng không nghĩ rằng mới chỉ bắt đầu đi thôi, chưa leo được 1/5 quãng đường dốc đã cảm thấy kiệt sức, cả mũi lẫn miệng thi nhau thở, đầu gối có cảm giác như muốn rời ra, chân đi không theo điều khiển của bản thân nữa. Nhìn qua đồng đội thấy tình trạng cũng tương tự nhưng nhịp chân thì đều hơn không đến nỗi siêu vẹo như mình. So với tốc độ đi của mấy hôm trước thì hôm nay tốc độ đi của mấy anh em đã chậm hơn nhiều.

Đoàn 6 người lúc này đã có sự phân chia nhóm với khoảng cách khá xa nhau. Đi đầu là bạn Tây , bạn ý đi trông rất thong thả nhưng lúc nào cũng nhanh hơn chúng tôi trung bình khoảng 30 – 40 phút. Bóng bạn lúc nào cũng thấp thoáng, xa xa trên những đỉnh đồi phía trước, nhìn theo mà ngưỡng mộ không biết bao lâu nữa mình mới bò được đến chỗ bạn vừa đứng.

Nhóm tiếp theo gồm 3 người và Achut dẫn đường. Nhóm này tốc độ và thể lực có vẻ tương đồng nhau. Mấy anh em luôn giữ đều khoảng cách từ lúc xuất phát. Việc nghỉ giữa đường cũng rất ít, hầu như chỉ dừng uống nước hoặc chụp cái ảnh rồi đi tiếp.

Nhóm đi cuối cùng là 2 chị em nhà “Rùa”. Mỗi lần từ trên đỉnh nhìn xuống thấy nhóm cuối cứ lẫm chẫm, chầm chậm tiến, có đôi chút lo lắng cho 2 chị em. Với khoảng cách và tốc độ đi không đều như vậy chả biết mấy anh em có bò được đến Ice lake trong buổi sáng rồi lăn về Manang trong buổi chiều nữa không.


Những con đường dốc men theo triền núi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2013a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2013a.jpg.html)



Từ đỉnh dốc nhìn xuống cứ nghĩ là đường bằng nhưng thực chất đây là những đoạn dốc thoai thoải.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2009a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2009a.jpg.html)

langthang06
05-08-2014, 16:56
Dốc nối tiếp dốc, đường đi cứ mất hút ở trên những đỉnh dốc cao phía xa.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3277b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3277b.jpg.html)


Hướng đường từ Braga lên tuy dốc nhưng đường mòn khá rõ ràng, tại những cao điểm còn có biển chỉ dẫn hướng đi.Khí hậu trên độ cao 4000m khô và lạnh nên cây cối, hoa lá đều khó tồn tại, chủ yếu chỉ có các bụi gai và cỏ mỏng nằm rải rác trên đường.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/1100o1EA1n11101EA7u1c.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/1100o1EA1n11101EA7u1c.jpg.html)


Thấy mất hút 2 chị em nhà Rùa ở phía sau, hơi lo nhưng Achut bảo chỉ có một đường đi thôi nên chúng tôi vẫn tiến về phía trước, đôi lúc dừng nghỉ lâu hơn bình thường để chờ đợi. Con dốc thứ n đang chờ phía trước.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1635a1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1635a1.jpg.html)

Gần lên đến đỉnh dốc, nhìn xuống đã thấy chấm nhỏ xíu của chị em nhà Rùa cuối dốc, cảm thấy yên tâm hơn. Qua đỉnh dốc phía trước, độ cao khoảng 4500m. Gió ở đỉnh dốc này thật kinh khủng. Vừa ló qua khỏi đám đá lổn nhổn gió mạnh và lạnh quật thẳng ngay vào mặt. Lạnh run người và đứng không vững, suýt lăn quay ra đường, may mà kịp bám vào tảng đá bên cạnh. Achut bảo không còn dốc nữa, Ice lake ở phía trước rồi.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1637a1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1637a1.jpg.html)

langthang06
05-08-2014, 17:24
Annapurna III, Gangapurna song hành trên đường đi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/AnnapurnaIIIIIIVnhigravent1EEB11101B001EDDng1110iI celake1a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/AnnapurnaIIIIIIVnhigravent1EEB11101B001EDDng1110iI celake1a.jpg.html)


Tuyết tan làm cho đoạn đường trước mặt lầy lội, phải đi rất cẩn thận

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1647a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1647a.jpg.html)

Phía trước đã nhìn thấy bóng dáng hồ nước. Bạn Tây đang khoa tay múa chân bên cạnh hồ.
Quay sang hỏi Achut “Phù…iha…Ice lake....phu..phù ”.
Bạn ý lắc đầu rồi bảo phải đi thêm một đoạn nữa mới tới nơi.

Đây chỉ là một hồ nước nhỏ do băng tan tạo thành. Đứng ở hồ nhỏ này sẽ có view ngắm mạn phía bắc của Đỉnh Annapurna III , Gangapurna, Glacier Dome (7193m), Annapurna I (8091m)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7174a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7174a.jpg.html)

Chúng tôi men theo hồ nhỏ hướng lên chorten trên đỉnh dốc phía trước, Ice lake nằm ở đó.
Nếu đi từ Manang lên, hướng đường đến Ice lake sẽ là hướng đường phía bên trái.


Một góc Ice lake

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama1a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama1a.jpg.html)

langthang06
12-08-2014, 17:50
Chorten ở phía trước Ice lake

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1668a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1668a.jpg.html)


Bình nguyên rộng giữa 2 hồ

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1663a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1663a.jpg.html)


Đa số các ảnh chụp Ice lake ở trên mạng là hồ nhỏ nằm trước (theo hướng từ Braga lên) còn hồ được gọi là Ice lake thì nằm phía sau hồ này. Tôi sẽ dùng “Ice lake” để chỉ hồ to phía sau. Khi chúng tôi đến hồ, một phần hồ vẫn đóng băng. Nước hồ lạnh buốt dù chỉ thử chạm một hai ngón tay xuống.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2198a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2198a.jpg.html)


Mạn phía đông đỉnh Chulu nhìn từ phía trong Ice Lake

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Icelake1a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Icelake1a.jpg.html)

langthang06
12-08-2014, 18:03
Gió ở Ice lake rất lạnh và mạnh. Chúng tôi chỉ có thể ngồi gần hồ được khoảng 10 phút là phải chạy ngay ra khu vực tường bao gần đó để tránh gió.
Bữa trưa bạn Achut chuẩn bị cho chúng tôi ở trên độ cao này toàn là bánh quy. Trời ạ, nuốt không nổi mặc dù rất đói. May mà có mang theo ruốc nấm, chà bông, thịt bò khô, lại thêm 02 quả trứng luộc nữa. Đường lên Ice lake không có lều trại hay khu dân cư nào cả. Hoàn toàn là những bình nguyên và núi đá trơ trọi. Đồ ăn và nước uống nên chuẩn bị kỹ để có thể đi và về an toàn. Nếu có bình nước nóng thì nhớ mang theo vì rất cần thiết. Lúc ngồi ở hồ lạnh, mệt mới thấm thía giá trị của nước nóng.
Gần 40 phút sau, hai chị em nhà Rùa mới lên đến Ice lake. Vì chờ quá lâu nên mấy người lên trước chúng tôi bị lạnh, cứ phải cố gắng đi lại loanh quanh cho ấm. Thấy chị em nhà Rùa là bắt vào ăn uống ngay để rồi còn đi tiếp.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2211a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2211a.jpg.html)


Dốc xuống nhiều bất trắc, không có đường mòn rõ ràng, Achut khuyên nên quay lại đường vừa đi lên để xuống. Mấy anh em bản tính hiếu thắng giống nhau, thêm nữa lại muốn ngắm Annapurna theo hướng đường từ Manang nên nhất trí rất nhanh là không quay lại cứ tiến về phía trước thôi. Cung đường từ Manang lên Ice lake view ngắm Annapurna ấn tượng, đẹp. Nhưng nếu chọn đường đi lên, tôi vẫn sẽ chọn đường từ Braga để đảm bảo an toàn và đỡ mệt


Dãy Annapurna nhìn từ hướng xuống Manang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/11001B001EDDngxu1ED1ngb.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/11001B001EDDngxu1ED1ngb.jpg.html)



Mấy bạn này đi đường từ Manang lên nhìn bộ dạng rất mệt mỏi và vất vả. Chào cổ vũ mà các bạn ý không nhếch nổi miệng, ngẩng nổi đầu lên để đáp lễ.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3296b-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3296b-1.jpg.html)




Đường xuống không thấy đường, chủ yếu đi theo định hướng và dẫn của bạn Achut

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3294b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3294b.jpg.html)

langthang06
13-08-2014, 16:42
Chân tôi bắt đầu có những triệu chứng đau và cứng đầu gối do vận động quá nhiều, do vậy tôi đã chọn những đoạn dốc thoai thoải, hơi lệch sang hướng bên phải để xuống cho dễ. Việc chọn đường đi kiểu này đã khiến tốc độ xuống dốc của tôi nhanh đến đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, việc xuống dốc theo cảm ứng này cũng đã khiến tôi lạc mất nhóm của mình chỉ sau 15 phút bon bon đi xuống không ngừng nghỉ. Lúc phát hiện ra lạc nhóm thì nhìn trước, sau đã chả còn thấy bóng dáng ai. Hơi lo lắng vì trên người lúc này chả có gì ngoài 2 cái máy ảnh. Balo có nước, đồ ăn và dụng cụ thì bạn Achut đã mượn để đồ và đeo hộ luôn. Dừng lại đợi khá lâu nhưng vẫn không thấy bóng một đồng đội nào ở phía sau. Nhớ là phía trước vẫn thấy bạn Tây nên cố đi nhanh hơn để bắt kịp. Đường đoạn này hầu như không thấy dấu hiệu nào để dẫn lối, tôi đành xác định phương hướng và đường đi theo cảm tính cá nhân: chọn đường xuống dốc hướng sang bên phải thẳng về hồ Gangapurna (thị trấn Manang nằm ngay gần hồ).


Hồ Gangapurna xa xa dưới thung lũng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2c.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2c.jpg.html)


Những đoạn dốc ngược khi xuống

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3305a1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3305a1.jpg.html)


Tôi tiến về phía trước trong tình trạng vừa mệt, vừa khát, vừa lo lắng, đôi khi chỉ dám dừng nghỉ chút ít để tự trấn an và tìm bóng dáng đồng đội phía sau. Rất may, sau lần thứ n quay lại tôi đã nhìn thấy bóng người nhưng ở cách xa đến 2 sườn dốc. Như vậy là tôi đã đi lạc và phán đoán sai đường đi. Mặc dù hồ Gangapurna đúng là đích phải đến nhưng nếu cứ nhằm thẳng đó tiến thì không biết sẽ dẫn đến đâu. Đáng nhẽ tôi phải đi men theo sườn dốc hướng vào phía trong (bên tay trái) thì tôi lại men theo sườn dốc hướng ra phía ngoài (bên tay phải). Bây giờ tôi sẽ phải điều chỉnh lại hướng đi để có thể gặp được nhóm. Các bạn đi Ice lake không có guide nên lưu ý điểm này khi đi xuống.

Thêm một đoạn nữa lại thấy bạn Tây thấp thoáng phía trước, bạn ý cũng đi lệch sang bên phải hướng thẳng đến phía hồ Gangapurna giống y như tôi. Thế là phải cố gắng gọi, làm hiệu để bạn nhìn thấy và điều chỉnh lại đường đi. May mắn là bạn ý nhìn thấy, hiểu và cùng quay lại.

Hai chị em nhà Rùa dò dẫm xuống dốc

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1726a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1726a.jpg.html)

Sau hơn 1 tiếng lạc và tìm đường cuối cùng tôi, bạn Tây và Achut đã gặp được nhau. Achut đã phải chỉ đường cho mấy anh em đi sau rồi lao đi trước để đón chúng tôi. Bạn ý có vẻ hơi cáu :D

Khu dân cư đổ nát và hoang tàn nhìn thấy trên đường xuống

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3318b-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3318b-1.jpg.html)

langthang06
13-08-2014, 17:14
Khoảng cách của tôi với nhóm bây giờ là khá xa.

Achut nói đường mòn về Manang bây giờ đã rõ ràng và chỉ có một đường duy nhất nên tôi và bạn Tây sẽ tự xuống trước, bạn ý sẽ quay lại đón nhóm phía sau. Đường xuống rất dốc, dễ trượt và ngã nên chúng tôi được lưu ý là phải cất hết máy ảnh vào ba lô, không được đeo phía trước nữa.

Đường rất dốc, chủ yếu nhờ vào độ bám của giầy để giảm tốc độ và tránh bị ngã.
Có những đoạn phải ngồi xuống trượt cho an toàn.
Lại có những đoạn như đi vào ngõ cụt phải vòng qua vòng lại tìm đường

Thành thật mà nói chỉ cần hơi run một chút, thiếu can đảm một chút cũng đủ lăn dốc, va đá và đi tong trên đoạn dốc này. Rất tiếc phải cất máy ảnh nên hầu như nhóm không chụp được ảnh nào để làm tư liệu.

Các bạn lưu ý đoạn đường dốc này: Khi xuống dốc hơi ngả người ra sau, chỉ dùng một gậy để đi. Kiểm tra độ bám của giầy (rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn không bị trượt dài khi vấp ngã). Nên mang bịt đầu gối để đảm bảo an toàn khi ngã.


Annapurna II & IV (qua hết những đoạn dốc ngược mới dám lôi lại máy ảnh ra để chụp)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2216b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2216b.jpg.html)


Dãy Annapurna khi xuống gần Manang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama9b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama9b.jpg.html)


Tốc độ đi của bạn Tây khá nhanh so với tôi. Mặc dù bạn cố ý dừng lại để chụp ảnh, uống nước sửa ba lô… để chờ nhưng nhiều lúc tôi vẫn phải đi như chạy để không bị bạn bỏ lại quá xa. Achut đã liên hệ với bạn guide 2 của đoàn ra đón và dẫn chúng tôi vào Manang.


Trước khi xuống thung lũng Manang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_DSC7519b1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_DSC7519b1.jpg.html)


Qua bãi đá này vượt thêm một con dốc nhỏ đằng xa kia nữa Manang đã ở trước mặt

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1768b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1768b.jpg.html)


Tôi và bạn Tây về đến Manang lúc 15h50. Nhóm còn lại về sau chúng tôi 1 tiếng đồng hồ.
Tối đó ngồi ăn, nghĩ lại chặng đường Ice lake đã vượt qua, mấy anh em vẫn lẩm bẩm thật không tưởng tượng nổi.


Đường vào Manang. Đây là đường vòng sau núi để vào làng.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2223a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2223a.jpg.html)


Làng Manang - chúng tôi sẽ nghỉ ngơi, thích nghi độ cao ở đây 1 ngày.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7204a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7204a.jpg.html)

sbn
13-08-2014, 18:29
Mặc dù hôm trước tung tăng đi oánh gió dạo khắp các phòng kiếm ít thịt bò khô về nhấm, khá phấn khởi về cái sức khỏe đang có vẻ vào guồng. Mặc dù cũng được cảnh báo abc với xyz về độ vất vả và có thể sẽ thất vọng khi nhìn cái hồ một cách triệt để nhưng đúng là có những đứa bị địa hình ngay từ những bước chân đầu tiên giáng một cú choáng váng. Bước qua khỏi ngôi nhà đầu tiên của làng, qua trảng cỏ nhỏ là địa hình dốc đến 45 độ hồ hởi đón chào khi bọn tớ chưa kịp có màn khởi động nào. Và thế là ngay lập tức cảm nhận tất cả mọi sức nặng trên vai đang trì đôi chân và đẩy tốc độ thở cũng như nhịp tim tăng vọt. Lo đến chặng đường cả ngày ko có điểm nghỉ và ăn nên gần 2 lít nước trong balo ngay lập tức làm tớ hối hận. Con đường bé xíu mỏng tang chênh vênh bám hờ bên sườn núi dốc lại đang bị đào bới để đặt đường ống dẫn làm độ căng thẳng cứ giật phừn phựt trong các mạch máu chạy dọc thái dương còn nắng thì dù sớm nhưng cũng tha hồ chói chang nên ngay ở 20p đầu tiên chúng tớ đã phải dừng cởi bớt áo - có nghĩa là thêm đồ nặng đeo phía sau lưng. Một nhóm các bạn tây ríu rít sát bọn tớ rồi dần bỏ qua, dù nghe tiếng các bạn thở cũng rất to nhưng việc chấp nhận để bị bỏ qua đơn giản là việc được xác định trước. Dốc nhỏ và gấp khúc liên tục nên chỉ có phương án giữ đều chân và nhịp thở dù từng bước từng bước, cố nương theo phản xạ và quán tính là cách phi đội rùa vững chân bám đường. Ban đầu hiệu lệnh còn là "nghỉ nhé", "đi nào" sau mỗi mười bước chân thì sau chỉ còn tiếng thở ra "nghỉ", "đi" và số bước ngắn lại giữa các lần.

Việc nâng độ cao liên tục và gấp sẽ làm nản chí tất cả những kẻ đi sau khi nhìn thấy bóng đồng đội thấp thoáng bé tí tẹo phía tít trên cao hay những kẻ đi trước nhìn lại những cái chấm gần như đứng yên rơi rụng gần khuất tầm mắt. Lúc này cần 1 chút tâm lý cạnh tranh cho đội rùa khi thắc mắc "sao mọi người đi khỏe thế nhỉ, nhanh thế nhỉ" chứ đừng nhìn mà cảm thấy bất lực, hị hị. Mặt đứa sau cắm vào balo đứa trước, sát nút để nhận sự dao động nhịp nhàng của bước chân...bước và thở...bước và thở. Và điều mọi người thường quên khi tập trung cho những chuyển động của cơ thể là uống nước vì thực ra lúc ấy ngậm cái ống vào mà hút cũng vô cùng mất sức. Và phương pháp di chuyển chậm chắc đã có hiệu quả khi bắt đầu được nửa đường thì kể cả đội rùa cũng đã vượt qua các bạn tây một cách ngoạn mục. Đứng chót vót nhìn xuống các chấm nho nhỏ phía dưới của các bạn ấy là có tí hạnh phúc vì phía trước mình có đích và phía sau của mình là thành quả. Vậy nên nhớ phương châm chậm mà chắc, duy trì nhịp thở và chân theo đúng khả năng của mình, uống nước liên tục dù không khát, ăn socola trước khi bị đói, nhìn đích để phấn đấu và rất rất nên có bạn đồng hành để không bị tâm lý chán nản.

Đây là đám hoa khi tớ có đủ sức để lôi máy ra và ngắm bắn lúc các bạn tây bị bỏ lại lấm chấm đằng sau


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7137_zpsd6f95ea2.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7137_zpsd6f95ea2.jpg.html)

sbn
14-08-2014, 14:24
Có một đặc điểm về thực vật của cung Ice lake là duy nhất có 1 trảng bình nguyên nhỏ khi đi qua sườn dốc đầu tiên là có cây lá kim cao quá đầu người. Còn lại là toàn những bụi cây sâm sấp mặt đất, đan chằng chịt vào nhau bò lan bao phủ khắp nơi, cộng sinh trong điều kiện thời tiết - địa lý vô cùng khắc nghiệt. Màu xanh của cỏ mỏng tang vì hầu như không thứ gì có thể vươn cao được với gió và áp suất ở đây. Vì thế đường không rõ vết, có đoạn bọn rùa đứng lại tần ngần không biết đi theo bên phải có vẻ mịn màng sáng sủa hay lục cục chạy theo rãnh núi bên trái lổn nhổn đá như vừa sau trận lũ ống. Lên độ cao này, với việc lũn chũn tiến từng bước như phim quay chậm mà lạc tầm 10m thì tâm lý chiến sẽ mềm nhũn như bánh đa nhúng nước, thân thể và sức lực sẽ tụt xuống theo chiều thẳng đứng với tốc độ ánh sáng ngay. Phải đứng lại để chờ và nghe ngóng tiếng người xuất hiện nhấp nhô ở phía nào hoặc nhóm sau đi lên làm hoa tiêu thì mới dám đi tiếp. Ngoài những vách núi sắc lẻm phủ tuyết âm trầm thì đá cuội nằm lóc chóc khắp nơi, xung quanh không có dấu hiệu định hướng nên mỗi lần quay lại chỉ thấy triền núi dâng cao và những kẻ lần mò chả biết chui ra từ chỗ nào nơi viền ranh giới kia. À, và người thì cũng chả khác đá là mấy :P


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7136_zps0fe05525.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7136_zps0fe05525.jpg.html)

Khi lên gần đến hồ có một đoạn men theo triền núi được đi nhiều thành con đường mòn nhỏ hay được người ta làm đường cũng không rõ. Nhưng chắc chắn nếu đi theo kiểu tự lần theo hướng thì sẽ không trụ nổi với gió quật và rít ầm ầm do mặt núi chênh vênh dốc tuột thẳng xuống dưới thuận hướng đón những vần vũ nhảy múa cuồng nhiệt của gió. Người ta sẽ dễ lạc bước khi vừa chống chọi với gió, với hơi lạnh và mông lung trên cao. Có thể nhận thấy rõ ranh giới của góc núi ở đây khi giật lùi vài bước là nắng ấm và gió êm, chỉ đi thêm vài bước là tiếng rít đã xoáy vào tai, vào mọi kẽ hở trên người. Bọn rùa phải giật lùi lại, vịn gậy mà mặc áo vào khi trong người vẫn đang sũng mồ hôi. Chụp cái ảnh oánh dấu theo kiểu nhận diện qua màu quần áo


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7142_zpsbc03c6c0.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7142_zpsbc03c6c0.jpg.html)

Và thật ra vì đứng lại để mặc áo mới ngẩng mặt nhìn xung quanh rồi...quýnh quáng. Đó là triền núi êm mịn tuyệt đẹp đang trườn mình như nàng mèo trắng lười biếng nũng nịu không màng đến gã khổng lồ cao lớn gồ ghề phủ tuyết đang cố lạnh lùng bên cạnh. Dĩ nhiên là tạm thời quên mất đang mệt, xoắn lên chạy ra đấy làm mấy trò vớ vẩn, rồi lại quay lại đường và nhớ ra mình đang...rất mệt :D. Đấy, thi thoảng nhảm nhí nhạt nhẽo tí cũng có ích, hê hê.
Thế là lại có sức đi tiếp và nhìn thấy đám ngựa li ti bên cạnh stupa trắng muốn trên sống núi. Lại nhoắng lên: tele...mình ko có tele...chụp sao được giờ dù vẫn cố để có được bức ảnh này và đành diễn giải bằng lời theo cách người ta hay nói là "chụp ảnh bằng mồm"


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7160_zps084edc9b.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7160_zps084edc9b.jpg.html)

@Langthang: Cái ảnh bọn ngựa trên bình nguyên thích thế(wait)

sbn
15-08-2014, 16:35
Sự phấn khích bù lại chút năng lượng giúp bước chân có vẻ hăng hái hơn. Tuy nhiên một đợt sóng cảm xúc khác lại dâng trào khi quay sang nhìn nhau và rít lên khe khẽ mà nếu ở dưới xuôi cái tông giọng có thể là sấm sét khi thấy hồ hiện ra trước mặt: "hồ đây á, Ice lake đây á, trông lởm thế này á (dù cũng biết nó lởm thật từ trước đó), vớ vẩn thế này á..." Quả thật lúc ấy trời bị mây đen kéo lên âm u nên nhìn cái hồ - có thể gọi là chỗ chứa nước lớn trông thập phần thảm hại và trơ trụi trong ánh nhìn và những câu cảm thán rất tiêu cực của đội rùa. Can tội nhìn cái bảng lưu ý ngay đầu hành trình có ghi nào là giữ vệ sinh, không bứt lá bẻ cành, không xâm hại động vật tại hồ...vưn vưn và vưn vưn... nên dù biết hồ rất lởm cũng mong có ít cành cỏ khô để giả vờ thành linh chi ngàn năm hay đôi ba con vật cho sinh động. Thế là đội rùa tức khí bắt đầu ngồi xế cạnh hồ làm mấy động tác múa may vớ vỉn cho bõ tức (dĩ nhiên vừa làm vừa lẩm bẩm dằn vặt cái hồ:gun). Khổ thân đôi chim (mà bọn tớ hạ cấp xuống thành vịt) màu đen và cam xám lơ ngơ góc hồ bị phát hiện và nhận sự "miệt thị" hết lời kiểu giận cá chém thớt của bọn rùa vì: hồ xấu thế mà cũng bơi :D



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7165_zpsacbca03d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7165_zpsacbca03d.jpg.html)

Sau khi tỉnh cơn tức thì mới nhìn quanh và...chả thấy ai. Bắt đầu ngơ, lên đỉnh rồi mà, mọi người đâu, bỏ rơi bọn mình à, thế là chết đói à, giờ đi đâu, xuống thế nào...ơ hay. Tớ dốt phương hướng nên bắt đầu cuống, nhìn 360 độ thấy duy nhất trước mặt hướng từ đường vào hồ có 1 cái stupa trắng đứng lon chon trên đỉnh dốc, à, đấy, lại là trên dốc nhé. Cái tâm trạng đến đích rồi xong lại không xác định được có phải là đích không đã nản, lại còn không thấy đồng đội và đói thì mới gọi là hoang mang. Theo định hướng của kẻ cùng cảnh ngộ, có duy nhất cái chỗ kia thì ta cứ lên đấy xem sao, ở cao sẽ quan sát được xem đường xuống ở đâu. Thế là đã xác định là bị bỏ rơi rồi đấy. Lê bước bò lên...dốc có tí tức tưởi, hic, tớ đóiiii.
May thế, đang đi thì thấy bóng người: Achut đang co ro cuộn 2 tay vào người đi xuống, ngó thấy bọn tớ vẫy vẫy rồi đứng chờ, tớ mừng rơi rụng, hóa ra mọi người ở trên đây. Và cũng vì thế phát hiện ra cái hồ mình vừa mắng mỏ không phải là Ice lake mà cái hồ sau đó khi đi qua triền dốc có cái stupa trắng duy nhất này mới là nó.
Đây là điểm đánh dấu, ảnh này chụp ngược từ phía Ice lake lại


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7178_zps01edd663.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7178_zps01edd663.jpg.html)

Gặp được bạn đồng hành là mừng rơn, hỏi han tíu tít mới biết mọi người đã đợi bọn tớ khá lâu rồi và bắt đầu bị ngấm lạnh. Lúc đội rùa vừa đến nơi thì tuyết bắt đầu rơi, nhiệt độ giảm mạnh kèm với gió hun hút khiến cho mấy anh chị em phấn đấu mãi mới đứng chụp được kiểu ảnh đánh dấu lãnh thổ. Một số bạn tây bên cạnh vẫn còn tung tăng nhờ chụp ảnh...nhảy yomost được trong khi bọn tớ dúm vào nhau co ro vì lạnh. Miếng bánh trao tay vừa nhai trệu trạo vừa run. Chưa kịp ngồi được vài phút đã bị giục xuất phát, có đứa vừa bỏ miếng trứng luộc vào miệng đã phải đứng lên nên đành vừa chống gậy vừa...nhai vì nếu ngồi thêm chút nữa sẽ bị ngấm lạnh và không thể đi xuống được vì tuyết rơi và gió đang ngày một tăng tốc.
Có chút đồ ăn lót dạ nên tớ mới ngoái đầu nhìn lại cái hồ khi nãy, à, thấy cũng không đến nỗi tệ như cái nhìn đầu tiên nhỉ. Còn Ice lake thì langthang up ảnh rồi, tớ chả có ảnh ở đây mấy vì còn bận...ăn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7180_zps06f0204e.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7180_zps06f0204e.jpg.html)

Có câu chuyện bên lề:
Lúc đội rùa đang hì hục leo dốc, tập trung mọi sức lực để nâng chân và cơ thể ở đoạn khá hẹp thì nghe tiếng "Namaste" đằng sau (câu chào của người Nepal). Biết là có người nhờ câu chào chứ tịnh không nghe tiếng bước chân hay tiếng thở. Biết chắc bạn này muốn vượt qua nên đội rùa tự động nghiêng người nép sang 1 bên, không cả ngẩng đầu hay chào lại chứ đừng nói là ngoái nhìn. Bóng bạn đó lướt qua, tớ nhắc lại là LƯỚT QUA nhé, nhẹ bẫng. Và rất nhanh sau 3 bước sải chân bạn ấy đã ở trên đầu dốc cách bọn tớ khoảng 5p lẫm chẫm theo tốc độ đội rùa. Đội rùa sốc toàn tập, treo máy 5s sau mới thảng thốt "nó nhất định không phải là người"=)). 1 cái áo phông cộc tay, quần vải loại để tập yoga mỏng mảnh rộng thùng tình xắn cao như quần đùi, hai tay khoanh trước ngực, balo vải bé tẹo đeo sau, mái tóc xoăn bồng lên như cái nấm...và bạn ấy rất trẻ. Bọn rùa ko dám nghĩ đến tốc độ và một đống thứ quấn quanh người. Đội rùa mất thêm 5p đi trong trạng thái mơ hồ nghi hoặc và bất nhẫn. Ngay lúc gặp đồng đội đã vội vã buôn thì chưa dứt nhời đồng đội đã "kia hả, phải kia không..." rồi kèm theo những câu bình luận còn choáng hơn cả đội rùa vì chứng kiến bạn ấy lên hồ chạy nhảy, đứng tập yoga, nhúng chân xuống hồ đang đóng băng và...làm vô vàn các động tác của kẻ thừa năng lượng như ở đồng bằng. 4600m đó nha, điên mất.

sbn
20-08-2014, 16:34
Lên đỉnh, tới đích nhưng thực ra đấy vẫn chưa phải là đã hoàn thành được kế hoạch. Vậy nên các cụ chúng ta có dạy rằng "30 chưa phải là Tết" cấm có sai. Đường về phía trước mới là cả một cuộc thách thức không hề nhẹ nhàng cho việc hí hửng mà chùng cơ với tinh thần sau khi lên đỉnh. 6 người đi thì sau một hồi tung hoành chạy về thì bị chia thành 3 nhóm chõe theo 3 đường khác nhau dù cùng lấy cái hồ phía thung lũng Manang trực chỉ tiến tới. Vì một lẽ đơn giản: không có đường.
1 bạn thì chạy theo bạn tây vì thấy hướng đó chạy ổn nhất và có vẻ dễ đi: lạc chệch hẳn qua một sườn núi khác về góc phía phải.
2 bạn bám theo Achut thì cũng lòng vòng zíc zắc một hồi ôm cua sườn bên trái
2 bạn đinh ninh đường thẳng là đường ngắn nhất thì xuống núi theo cái sườn dốc theo chiều thẳng đứng và chỉ dành cho loại 4 chân nhanh nhẹn nhẹ nhàng thuộc địa hình như dê mới có thể đi.

Ảnh chụp khi bạn chạy theo bạn tây lạc tít sườn bên kia chỉ còn 1 chấm đỏ và bọn tớ phải ra sức hò hét bạn ấy mới nghe tiếng và chạy theo hướng chỉ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7186_zps8b2aa662.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7186_zps8b2aa662.jpg.html)

Như bạn ấy đã trình bày ở trên thì khi lạc chỉ có duy nhất 2 cái máy ảnh trong người: một kinh nghiệm được rút ra là những đồ vật tối thiểu cho việc sinh tồn thì lúc nào cũng nên gắn trên người, có những cái túi sơ cua và ở vùng núi hay những địa hình hiểm trở thì tuyệt đối không lúc nào được chủ quan.

Nhóm theo Achut thì vì đi vào ngách núi nên chỉ vài phút là mất hút, đó cũng chính là lí do mà nhóm thứ 3 tự quyết định "dứt khoát" đi đường sơn dương. Kết quả là khi mọi ng đứng dưới nhìn 2 cái chấm đỏ hì hụi tìm mô đất hơi nhô lên 1 chút lấy điểm tì trên cái triền thẳng tuột với sự bất lực thì với việc tự động viên nhau đội đã hoàn thành xuất sắc việc xuống núi theo chiều chim rơi thẳng đứng. Ngước mắt nhìn quãng đường vừa qua thì tâm trạng mông lung kiểu "chả hiểu nổi" như thế này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7195_zps02fe35de.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7195_zps02fe35de.jpg.html)

Và rất là sáng suốt khi lịch trình được thay đổi ko đi từ Manang như dự kiến ban đầu vì cái đường xuống Manang dốc ngược liên miên như thế này, đi lên sẽ cảm giác bị cố sức liên tục không ngừng. Nhìn cái bạn Hàn Quốc cúi gục đầu buông thõng thượt tay bên cạnh là đủ biết. Còn cảnh sắc đi từ trên cao nhìn xuống thì lại trùng điệp và hấp dẫn hơn nhiều


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7184_zps2cf9ae97.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7184_zps2cf9ae97.jpg.html)

langthang06
20-08-2014, 17:39
Từ đầu tới giờ chưa khen được Ice lake cái nào, kể cũng là một điều hơi phân biệt đối xử quá.
Lại được cả chị em nhà Rùa kia lẩm bẩm than thở, che bai nữa, :D

Thật ra Ice lake nếu tìm hiểu kỹ, ngắm nhiều sẽ thấy có nhiều điểm đẹp.
Môt số ảnh khác của Ice lake để mọi người có thêm quyết tâm lựa chọn điểm trek thách thức này.


Hồ nhỏ phía ngoài có view ngắm Annapurna rất ấn tượng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2194a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2194a.jpg.html)


View ngắm núi cũng ở hồ nhỏ phía ngoài. Góc chụp tốt hơn ảnh của mình ở trên (Ảnh sưu tầm trên mạng trước khi đi)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Nepal-Braka-Ice-Lake-2.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Nepal-Braka-Ice-Lake-2.jpg.html)


Khi điều kiện thời tiết không tốt, Ice lake vẫn đẹp. Một trong những bức ảnh làm mình quyết tâm đi Ice lake ( Ảnh sưu tầm trên mạng)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/6234023055_fb3fa94f1c_z.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/6234023055_fb3fa94f1c_z.jpg.html)


Nếu điều kiện thời tiết tốt. Ice lake trông như vậy này (Ảnh sưu tầm trên mạng)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Nepal171.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Nepal171.jpg.html)

langthang06
20-08-2014, 17:58
Day 7 (30/04) Nghỉ thích nghi độ cao ở Manang. Visit View Point (3540m) 3hrs hike

Thị trấn (làng) Manang nằm ở phía Bắc dãy Annapurna. Đây là một trong những ngôi làng lớn nhất trên tuyến đường, đồng thời cũng là một địa điểm lý tưởng để thích nghi độ cao của dân trek Annapurna.

Ở Manang có một trung tâm y tế khám sức khỏe miễn phí và training về bệnh độ cao. Trung tâm này khá thú vị, đa số dân trek đều ghé qua khi đến Manang. Nếu không an tâm về sức khỏe của bản thân bạn nên dành chút thời gian đến đây để kiểm tra và nghe tư vấn.
Nhóm trek Ice lake quyết định sẽ chỉ dạo quanh Manang trong ngày này.
Nhóm còn lại vẫn sẽ thực hiện theo đúng lịch trình thích nghi độ cao: trek View point (3540m).

Không thể miêu tả hết được cảm giác thỏa mãn và thư thái hoàn toàn trong ngày này khi ở Manang.

Bầu không khí sáng sớm trong trẻo và lành lạnh

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3319a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3319a.jpg.html)


Đường làng sáng tĩnh lặng và yên bình.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3353a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3353a.jpg.html)


Dạo quanh làng mà chả gặp được ai, hàng quán cũng chưa mở cửa phục vụ

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3354b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3354b.jpg.html)


Rồi khi tỉnh giấc, cuộc sống trở nên tấp nập, sôi nổi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3364.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3364.jpg.html)

sbn
21-08-2014, 09:54
Từ đầu tới giờ chưa khen được Ice lake cái nào, kể cũng là một điều hơi phân biệt đối xử quá.
Lại được cả chị em nhà Rùa kia lẩm bẩm than thở, che bai nữa, :D

Thật ra Ice lake nếu tìm hiểu kỹ, ngắm nhiều sẽ thấy có nhiều điểm đẹp.


Hoàn toàn đồng ý(beer)(beer)
Thực ra là việc tâm trạng trồi thụt cũng phần nhiều do sức leo và tâm lý "chiến" chưa tốt. Chứ thực ra, nếu tớ được đi lại tớ vẫn chọn Ice lake. Muốn chia sẻ đồ thị tâm lý chẳng qua muốn để những người sau xác định tinh thần trước khi đi: thật quyết tâm và cũng thật thẳng thắn nhìn vào sức khỏe của mình để đưa ra quyết định chọn cung này. Trên thực tế cung này không phải quá khó khăn, kinh nghiệm rút ra ở đây là ý thức tự chủ cao và tâm niệm duy nhất 1 điều: luôn hướng về đích, mọi thứ trên đường đi chính là sự khám phá. Đây cũng là cung mang tính thử thách không chỉ sức lực mà còn sự kiên định trong tâm lý nữa (à, tớ nói riêng đối với người châu Á thể lực kém cạnh thôi nhé, không so với các bạn nước ngoài khác được). Ngay bản thân bạn tây ghép đoàn bọn tớ lúc nào cũng cách bọn tớ 4-5 tiếng đi mà sau khi qua Thorungla Pass - đỉnh cao nhất của hành trình cũng phải thốt lên: đã leo được Ice lake thì đỉnh này chẳng có khó khăn gì.
Cảnh trên đường có những đoạn làm bản thân tớ bị choáng ngợp và cực kỳ phấn khích. Cảm giác bé nhỏ nhưng được bước cao ngang sát tới những đỉnh cao uy nghi của Annapurna, đôi khi như chỉ cần vươn tay là có thể chạm tới những nếp núi sắc lẻm phủ tuyết quấn mây, đôi khi như được dựa vào đỉnh núi, được lọt thỏm ôm vào lòng như đứa trẻ cần cưng nựng được nâng lên vỗ về. Có những đoạn, mỗi bước chân là được một món quà no nê con mắt và cảm giác chinh phục. Cảnh đẹp không chỉ ở đích đến mà thầm dần trên mỗi con đường, nhỉ ;)

sbn
21-08-2014, 11:40
Sau khi lạc đường rồi gặp đồng đội hớn hở, bọn tớ vừa đi vừa "trượt" xuống dốc. Phải dùng đúng từ "trượt" vì đường đi nhỏ, nhiều cát và sỏi lăm dăm. Nhìn Achut đi thong thả lắm nhưng bọn tớ sau một cơ số lần hụt chân thì cũng đã quen đà tung tăng chùng đầu gối và guồng chân đều bon bon, nhún nhảy trên cái khớp gối đang được thả lỏng còn mắt cá chân thì nhón nhén trùng thật nhẹ rồi lại căng lên. Trôi xuống dốc không cần phanh người đánh trái lắc phải như trượt tuyết và bắt đầu có sức để léo nhéo buôn bán, tít mắt lên với cảnh, với bạn đồng hành. Khi thung lũng đã tiến lại rất gần, Achut bảo còn 1 tiếng nữa là về đến nơi, trong khi tớ nhìn cái quãng đường theo đường chim bay thì làm gì đến 30p. Kinh nghiệm tiếp theo, đừng tự tin hơn người bản địa hay các bạn guide, đặc biệt với Achut - người quan sát và nhận định rất tốt khi chỉ sau hơn 1 ngày đã biết sức lực của từng thành viên trong đoàn để quyết định chọn đường cũng như quyết định cho ai đi Ice lake hay không(c). Bọn tớ tự thưởng cho mình 1 lần nghỉ dài thảnh thơi thời điểm này để nhìn ngắm thung lũng trải mình êm mìn trước mắt, bật nhạc, nằm dài trên các phiến đá và miệng lẩm bẩm, chân nhịp nhịp. Nhấp 1 ngụm nước, hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh và thấy cảnh đẹp thật đẹp.
Nhóm lạc sườn phải đi về đích trước, 1 bạn porter được phân công chạy ra chân núi đón bọn tớ. Gớm, về gần đến nơi có người ra đón sao thấy thích thế chứ nị. Bạn ấy "thu" hết đồ của bọn tớ để vác đặc biệt là máy ảnh :D. Quãng đường đi về có qua lòng sông lổn nhổn đá, lướt qua mặt đám bò yak trông như quái thú đang lười biếng nằm, đi dưới thung lũng nắng xiên óng ánh lộng lẫy, leo lên dốc đất với độ nghiêng cũng chả dịu dàng rì nhưng thấy hớn hở lạ.
Bọn tớ về tới làng đang mở cửa đón bọn tớ với tất cả vẻ đẹp yên bình và trong lành.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7208_zps894c5f1f.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7208_zps894c5f1f.jpg.html)

Và bọn tớ đã có một ngày tận hưởng rất thoải mái và thú vị ở đây:L

sbn
21-08-2014, 18:50
Tận dụng lợi thế góc nhìn luôn bát ngát và sự hân hoan hưởng thụ của khách khi ngồi trong nhà ngắm nhìn sừng sững núi tuyết hay chơi vơi sông dài, tất cả các điểm dừng chân, điểm nghỉ ngơi hay ăn uống trên cung đường này đều tận dụng tối đa các mặt tường xung quanh để làm thành các ô cửa kính. Ngoài những tea house hay khách sạn chon von bên triền núi thì ở Manang khách sạn bọn tớ ở làm thỏa mãn quá mức về đồ ăn Ý tuyệt vời với bánh piza và mỳ cùng những ô cửa kính vừa nhìn xuống khoảng sân lớn được dãy nhà bao quanh vừa ngước lên ngắm những chập chùng núi tuyết đang ngả xuống mỉm cười.
Tilicho Hotel buổi sáng trước giờ xuất phát, rặt đỏ với vàng chóe lọe


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7227_zps2208e5bd.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7227_zps2208e5bd.jpg.html)

Ở đây là điểm duy nhất trong hành trình có bình nước nóng bằng ga, thế là dù hơn 3000m nhưng cả bọn lại thống thiết hỏi Achut và được duyệt "tắm". Cả hội sì sụp tắm gội đến bủng cả da và tóc, giặt giũ phơi giăng kín hết 2/3 dây phơi chạy quanh hành lang như giãi thẻ. Có 2 phòng ăn, phòng phía trong có lò sưởi đốt củi và chụp mũ sắt có ống chạy thẳng lên trần như Mông Cổ làm những bộ mặt sạch sẽ hồng hào rạng rỡ (phần nhiều rạng rỡ vì được ăn ngon :D ) Đây chính là điểm nghỉ chân để làm quen với độ cao cho những ngày lên chót vót sau đó, bọn tớ thì tận dụng còn hơn cả triệt để. Cái cảm giác túm tụm chém gió bên cốc trà sữa, xoắn lên xuýt xoa khi nhìn thấy một nhóm đi xe đạp đến nơi đang thư giãn cơ bắp đầy quyến rũ dưới sân đầy nắng, duỗi dài trên băng ghế trải đệm lông cừu tết thô đọc sách rồi thi thoảng ngắm nhìn nắng đu mình trên núi hay cắm cúi viết một đống bưu thiếp kể lể khoe khoang về chuyến đi gửi gắm cho những người bạn ở nhà không giấu sự hả hê tiểu nhân, đương nhiên, tự gửi cả cho bản thân để đánh dấu nữa.

Phòng ăn phía ngoài vào buổi sáng trước khi lên đường



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7221_zpsf2e97ec9.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7221_zpsf2e97ec9.jpg.html)

sbn
21-08-2014, 19:08
Tớ viết bưu thiếp như trải thảm, vác ra bưu điện rồi đi săn lùng bác bưu tá khắp nơi để gửi bằng được. Lưu ý là bác bưu tá trông bưu điện ở đây rất hay vắng mặt để làm các việc khác nên nhiều lúc hên xui với công cuộc gửi bưu thiếp. Để đảm bảo tớ đã tự viết, tự xin dấu xong...cầm về luôn vì việc thất lạc mất mát tớ bị nhiều roài, chẹp. Đấy, nguyên cả xập thế này mà đứa nhận được đứa không. Đứa gửi thì đến giờ này tịnh không nhận được cái nào, thế có đau buồn không cơ chứ, hứt


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7217_zps3e4d1131.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7217_zps3e4d1131.jpg.html)

Bưu điện ở cuối làng, ngay bên cạnh là lối rẽ đi Tilicho - một hồ nước rất đẹp nhưng lại là đoạn đổi hướng và muốn đi thì sẽ phải chuyển hẳn cung khác. Có thể là lần sau nhỉ ;)



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7211_zps588d8070.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7211_zps588d8070.jpg.html)

Trong lúc tung tăng lượn lờ thì thử tham gia với dân làng bằng việc ngồi sưởi nắng vòng quanh stupa trắng muốt xem mọi người buôn chuyện và cầu khấn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7220_zpse5395449.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7220_zpse5395449.jpg.html)

Điều không thể không làm ở đây là xem phim. Bây giờ đã có thêm một "rạp chiếu" mới với máy móc và nội thật khang trang hơn rạp cũ. Tuy nhiên bọn tớ vẫn hăm hở đặt ở rạp cũ. Ngoài "7 years in Tibet" thì có 1 phim nữa là "Into the thin air" là 2 phim duy nhất được trình chiếu. Dĩ nhiên chọn phương án kinh điển là "7 years in Tibet" có vẻ hợp hơn vì "Into the thin air" kết thúc buồn quá khi đã định hướng tinh thần là có thể mệt nhưng...đừng buồn:LL. Rạp chiếu khá ngộ nghĩnh, vén tấm vải che cửa là có một loạt các dãy ghế mỗi bên là 2 cái ghế băng có lưng dựa nối nhau như ghế của học sinh những năm 80, mỗi hàng là 1 bậc, chiếu phim bằng máy chiếu bé tí chạy rèn rẹt. Đang chiếu đến nửa phim thì bạn phụ trách rạp nhấn nút dừng hình và bưng cái khay có những cốc inox nhỏ đựng trà nóng vào đưa cho từng người. Sau vài giây biến mất lại lù lù quay vào với một bao tải to trên lưng như ông già noel đi phát quà. Bọn tớ vừa hồi hộp vừa đoán già đoán non thì bạn đã kịp thời mở bao phát cho mỗi người một...gói bỏng ngô to đùng rồi chạy lên cho máy chiếu hoạt động tiếp :)).
Đúng là đi rồi cảm nhận bộ phim ngấm vô cùng (nhất là khi nhìn thấy cảnh 1 đàn bò đi thành hình zíc zắc chậm chạp trên sườn núi dốc, đồng cảm da diết đặc biệt là nhóm rùa(beer) )

langthang06
25-08-2014, 12:21
Xem phim ở Manang đúng là rất thú vị.

Một phòng chiếu bình thường, nếu không thấy bảng đen ghi tên và giờ chiếu phim, chắc sẽ nghĩ đó là một nhà dân bình thường.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07229.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07229.jpg.html)

Trong phòng chiếu đơn giản, không hiện đại kiểu cách, không cách âm. Trên tường trang trí một số cờ logo của một số đội bóng nổi tiếng Ngoại hạng Anh: MU, Liverpool, Chelsea...

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1488.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1488.jpg.html)

Màn hình nhỏ hơn cả màn hình chiếu Project tại phòng họp trung bình của một Công ty nơi đô thị ồn ào.
Ghế ngồi gỗ, kiểu băng dài cũ kỹ. Đệm ghế là những tấm thảm len dầy, ố đôi chỗ bết lại thành mảng vì dùng đã lâu.
Bộ phim chiếu cũng là một phim đã cũ, đã từng xem

Phục vụ bỏng ngô và trà giữa buổi chiếu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1489.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1489.jpg.html)

Xem xong phim cả phòng chiếu đứng lên vỗ tay rầm rầm chắc chả bao giờ có thể thấy ở một rạp chiếu nơi thành phố.

langthang06
25-08-2014, 14:21
Khách sạn đoàn chúng tôi ở Manang có view phía sau nhìn được gần như trọn vẹn dãy Annapurna

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4a.jpg.html)


Giống như các khách sạn và nhà nghỉ trên toàn bộ tuyến Annapurna phòng sinh hoạt chung ở đây luôn là kiểu nhà kính, nhiều cửa sổ. Những ngày nắng, ánh sáng tràn ngập phòng, ngồi đọc sách nơi đây với ấm trà mạn nóng đặc là một kỷ niệm khó quên.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09166a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09166a.jpg.html)


Chủ của khách sạn chúng tôi ở là một người Tạng nên phong cách trưng bầy, âm nhạc và cả cách nói chuyện tiếp xúc với khách đều mang đậm phong vị, tính cách người Tạng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09165a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09165a.jpg.html)


Hiệu bánh ngọt phía ngoài khách sạn nhìn rất hấp dẫn. Đầu bếp của khách sạn nấu ăn rất ngon và hợp khẩu vị. Piza, Mỳ Ý, rồi cơm rang... rất rất ngon.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09164a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09164a.jpg.html)

langthang06
25-08-2014, 14:40
Manang chia thành 2 khu khá rõ ràng: khu dành cho khách du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ, nhà hàng, shop bán hàng đồ dùng du lịch các loại... nằm ở phía đầu làng và giữa làng. Khu dân cư dành cho người địa phương nằm tập trung phía cuối làng.
Manang có nét đặc trưng riêng trong lối sống mang nhiều phong thái Tạng vì chủ yếu là người Tạng sinh sống ở khu vực này. Các ngôi nhà trong làng đều được xây bằng hỗn hợp đá, xi măng, đất, gỗ trên nền đất cao. Mái nhà được làm bằng để giữ nhiệt, xung quanh nhà là hàng rào xếp bằng đá.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3365a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3365a.jpg.html)


Buổi sáng khu vực những nhà nghỉ phía ngoài khá yên bình vì đa số các khách du lịch đều đi những điểm xung quanh Manang để ngắm cảnh và thăm thú. Trái ngược hẳn với không khí đó khu dân cư phía trong cuộc sống diễn ra rất tấp nập và sôi động.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1885a.jpg
(http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1885a.jpg.html)


Mái nhà đôi khi trở thành nơi trò truyện, sưởi nắng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3371a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3371a.jpg.html)


Một góc sân cũng trở thành nơi tụ tập chơi bời rất sôi động của bọn trẻ

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1857a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1857a.jpg.html)

langthang06
25-08-2014, 15:44
Thông thường các đoàn sẽ dừng nghỉ ở Manang 2 đêm để cơ thể có thể thích nghi độ cao và thay đổi của môi trường.
Có rất nhiều lựa chọn cho các đoàn khi nghỉ thích nghi ở Manang như trek view point (3540m), trek Ice lake (4600m) hoặc quay lại Braga trek một số điểm quanh đó...

Nhóm không trek Ice lake hôm nay sẽ theo bài tập thích nghi độ cao lên View point.
Nói chung đây là một đoạn đường khá đơn giản, không quá mệt. Mọi người trong đoàn đi khá nhanh và sung sức. Người về sớm nhất đi hết 2,5 tiếng, người về muộn nhất hết hơn 3 tiếng cho đoạn leo lên View point rồi quay về Manang. Theo đánh giá thì đoạn đường này có dốc nhưng không quá cao, dễ đi hơn nhiều so với đường những ngày trước, cảnh đẹp, có view ngắm hồ Gangapurna, đây cũng là đoạn đường leo dốc ngắn nhất trong hành trình.

Hồ Gangapurna nhìn từ phía cuối làng Manang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09114b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09114b.jpg.html)



Đường lên View point (3540m)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1450a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1450a.jpg.html)


Trạm nghỉ tại View point 3540m

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09175b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09175b.jpg.html)


Đường lên View ponit

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09202b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09202b.jpg.html)

Tất cả những thứ muốn làm như: lang thang chụp ảnh, la cà chuyện phiếm với cư dân bản địa, thư thái uống trà, cà phê, nằm dài sưởi nắng, đọc sách, … đều được thực hiện một cách hoàn hảo và vui vẻ ở Manang.
Nếu đến Manang bạn hãy cố gắng tận hưởng hết bầu không khí, cuộc sống và những thư thái ở nơi đây.

sbn
26-08-2014, 15:31
2 ngày 2 đêm trọn vẹn ở 1 điểm dừng là quá rộng rãi trong cung đường này. Một phần vì phải cán đích theo lịch đặt ra, một phần nếu ở lâu sẽ khó lấy lại guồng đi, một phần là mọi người trong đoàn cũng không bố trí được thời gian xông xênh cho chuyến này. Bảo sao các bạn tây chuyên nghiệp hay không chuyên đi đúng kiểu bụi phủi có thời gian đến mỗi điểm dừng lê la vài ngày, trông rất quần áo đồ nghề rất lôi thôi nhưng mặt mũi tinh thần thì vô cùng phấn khích. Tớ đã hiểu lí do vì sao có những bạn "mất tích" một cách bí hiểm ở đây, chắc chắn không phải do tai nạn mà thích quá trốn xừ ở lại :D. Kiểu sống vui với núi rừng quên ngày tháng âu lo mà.
Vì thế bọn tớ cũng có nhiều thời gian để nhìn ngắm kỹ thung lũng thơ mộng này, đến mức có thành viên trong đoàn đã không thể kiềm chế với view khách sạn khi ngó toàn cảnh Annapurna nên cứ một 2 tiếng lại chụp "em nó" một lần ;)

Lúc hơn 7h sáng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1339_zps3df7a65d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1339_zps3df7a65d.jpg.html)

Lúc hơn...8h sáng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1243_zps3fee5a46.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1243_zps3fee5a46.jpg.html)

Và lúc hơn 12h trưa, hí hí


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1191_zps3b19c4cf.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1191_zps3b19c4cf.jpg.html)

Có ngồi cả ngày ở đây uống trà sữa ngắm nắng chạy tới chạy lui quanh núi cũng được mà (beer)

sbn
26-08-2014, 15:44
Một số góc khác về View point của thành viên trong đoàn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1251_zpscda092e1.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1251_zpscda092e1.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1260_zpsbdbe26e5.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1260_zpsbdbe26e5.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1276_zps819aff0a.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1276_zps819aff0a.jpg.html)

sbn
26-08-2014, 15:55
Hồ Gangapurna nhìn từ View point


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1247_zpsa1ad2a20.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1247_zpsa1ad2a20.jpg.html)

Một góc nhìn ngược lên như tranh


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1309_zpsf5b4e040.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1309_zpsf5b4e040.jpg.html)

Cậu porter trẻ và đẹp trai nhất đoàn nhưng cũng e thẹn nhất đoàn, là sinh viên đại học, tớ đồ là được cho đi cùng để hướng nghiệp một phần, để có trải nghiệm với việc kiếm tiền khó khăn vất vả như thế nào. Cả nhóm porter và guide thì quá nửa là người họ hàng với nhau.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1266_zpsd4f09938.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1266_zpsd4f09938.jpg.html)

Có câu chuyện về cậu chàng này được bọn tớ nhắc mãi:
Bắt đầu lên xe ô tô ở trạm đầu tiên, do xe chật nên lúc vừa ngồi xuống cậu chẳng may chạm chân vào 1 thành viên nữ trong đoàn. Cậu hốt hoảng thu ngay người lại tay làm dấu miệng lầm bầm...cầu nguyện. Chặng đầu ấy dù đường xá lổn nhổn, xe chật ních nhưng cậu đều cố gọn người đến mức có thể để không...chạm vào người thành viên nữ nào trong đoàn nữa. Sau bọn tớ có hỏi Achut thì Achut lí giải là do cậu ấy cảm thấy có lỗi với bạn nữ kia chứ không phải là do không được phép. Tuy nhiên trong cả chuyến đi cậu ấy đều hết sức "giữ mình" dù có ngồi chuyện trò hay bị trêu đùa, tuy nhiên khi quen rồi thì cũng đỡ "hốt hoảng" hơn =))

langthang06
29-08-2014, 17:22
Ngày 8 (01/05) Manang to Ledar (4200 m) 10,5km, 4,2 hrs walk

Sau gần 2 ngày nghỉ ngơi, thư giãn, thích nghi độ cao ở Manang, chúng tôi lại tiếp tục hành trình Annapurna.
Đường những ngày cuối trước khi qua đèo Thrung La Pass không dài nhưng độ cao thì nâng lên đáng kể. Những ngày tiếp theo này, Achut theo dõi sức khỏe của chúng tôi khá kỹ lưỡng. Nếu như có bất kỳ thay đổi hoặc biểu hiện nào về sức khỏe của mọi người trong đoàn, bạn ý sẽ điều chỉnh đường đi, tốc độ đi ngay lập tức.

Manang - Ghusang (Gunsang) 3950m, 8km, 2,5 hrs

Rời khỏi khách sạn, chúng tôi theo đường mòn đi xuyên qua khu dân cư rồi men theo những triền dốc thoai thoải đi lên.

Đường mòn đi qua khu làng người Tạng cuối Manang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1913a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1913a.jpg.html)


Sương vẫn còn mờ mờ giăng phủ trên đường, không khí lạnh nhưng trong lành

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1911a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1911a.jpg.html)


Có lẽ thời gian nghỉ ở Manang đã giúp mọi người hồi sức tốt, đoàn đi nhanh hơn nhiều.
Ra khỏi Manang đường bắt đầu lại lên dốc tuy nhiên tốc độ, khoảng cách giữa mọi người trong đoàn vẫn giữ đều, không cách xa nhau nhiều như những ngày trước.

Chúng tôi vòng qua hồ Gangapuna hướng đi lên. Ở đoạn này đườngmòn chia 2 lối: một lối đi Tilicho lake, lối còn lại hướng đến Thrung La Pass (đoạn rẽ có biển chỉ dẫn hướng đường cụ thể)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_22021a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_22021a.jpg.html)


Các bạn poter của đoàn cũng bắt đầu hành trình với những túi đồ nặng. Các bạn đi chậm nhưng tốc độ đi chả thua kém những người trong đoàn là mấy. Có nhiều hôm các bạn còn đến trước nhận phòng hộ mọi người trong đoàn.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_21991a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_21991a.jpg.html)

LanDby503l
29-08-2014, 17:31
Đăng Ký: W88 (http://www.w88vi.com/) - **** (http://link****.blogspot.com/) - DAFABET (http://www.dafabetvi.com/)

langthang06
29-08-2014, 17:37
Thung lũng Manang lùi dần phía xa

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_19151a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_19151a.jpg.html)

Đường mòn tiếp tục đi lên và đi lên.
Càng lên cao không khí càng khô.
Mặc dù nắng mặt trời chiếu rọi rực rỡ nhưng không khí rất lạnh. Càng lên cao, nắng càng to thì càng lạnh và càng gió. Một điều gần như trái ngược hẳn với không khí ở vùng đồng bằng.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34601a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34601a.jpg.html)


Những người bạn đồng hành như vậy trên đường là rất hiếm. Đôi khi chỉ đi được cùng nhau đoạn ngắn là phải nhường đường.
Những bạn la, ngựa này mà không nhường đường thì rất nguy hiểm vì các bạn ý đi chả có quy tắc hay đường lối nào.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3451b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3451b.jpg.html)



Dãy Annapurna vẫn luôn đồng hành khi trước, khi sau, khi bên cạnh trên cả đoạn đường

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34571b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34571b.jpg.html)

sbn
30-08-2014, 11:35
Buổi sáng rạo rực lên đường nhưng đúng là có chút nuối tiếc thời gian nghỉ ngơi giãn gân cốt ở thung lũng yên bình. Dòng sông lấp lánh có lẽ là lời động viên sẽ luôn song hành hữu hiệu nhất khi nấn ná quay nhìn lại


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7249_zps30417c6e.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7249_zps30417c6e.jpg.html)

Thực vật phân tầng rõ ràng khi ở 2 bên con đường treo mình trên mép núi sát đỉnh chỉ là những bụi cây lúp xúp toàn gai đỏ hồng ánh lên trong nắng sớm


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7254_zps96c4a279.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7254_zps96c4a279.jpg.html)

Cái lạnh trực chờ ngấm ngay vào da thịt nếu chỉ chùng chân dừng lại vài giây. Công cuộc khởi động cho ấm người chưa kịp hoàn thành thì đã mất quá nhiều sức và hơi thở cho những đoạn dốc ngắn nhưng gấp. Xung quanh là sự trong vắt. Mười mấy con người dù xanh đỏ ồn ào, dù kéo đế giày sát mặt đất nhưng cũng không làm quấy đảo được bầu không khí ấy. Ai cũng mang trong mình một nguồn năng lượng đã được sạc đầy ắp nên cái sự tận hưởng ngắm nghía mọi thứ xung quanh cũng sáng tỏ hơn. Dòng sông phía dưới với lượng nước ít ỏi đang cố len mình giữa khô cạn cùng lớp cây bụi vùng thấp mang sức sống bền bỉ cũng là động lực cho đàn kiến đang nối đuôi phía trên.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7252_zpsbb2c9a3f.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7252_zpsbb2c9a3f.jpg.html)

Dường như bọn tớ đang khởi động cho một cuộc hành trình mới, có vẻ đây mới thực sự là bắt đầu ;)

langthang06
09-09-2014, 16:04
Đường mòn men theo núi đến Ghusang. Những mảng mầu xanh thế này rất ít gặp ở độ cao trên 4000m

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34531a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34531a.jpg.html)


Càng lên cao, khu dân cư càng thưa thớt và rồi sau đó vắng bóng hẳn bạn chỉ còn có đường mòn, mây, núi làm bạn. Những trạm dừng chân, nhà nghỉ chỉ xuất hiện tại những điểm có tên trên bản đồ trek.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_72531a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_72531a.jpg.html)


Ghusang là một điểm dừng nhỏ trên tuyến đường (bản đồ chi tiết đường mòn trek Annapurna mới thấy có địa danh này). Tuy là điểm dừng nhỏ và không phổ biến nhưng có nhà nghỉ và đầy đủ các dịch vụ cần thiết nếu chẳng may bạn phải ở lại đây khi bị lạc đường, đi quá nhanh hoặc quá chậm trên tuyến trek Annapurna.

Các cư dân Nepal sống dọc theo trục đường mòn Annapurna đa số có thu nhập không ổn định, cuộc sống của họ rất vất vả. Chính phủ Nepal tuy có hỗ trợ nhưng rất ít và phần lớn thường không đến được tay người dân. Dịch vụ du lịch chính là nguồn thu chủ yếu của họ.Tại bất cứ nhà nghỉ hay trạm dừng chân nào trên dọc đường trek khách du lịch đều được phục vụ rất tốt. Nếu như có bất cứ lời phàn nàn hoặc than phiền của khách, các nhà nghỉ và trạm dừng chân đều cố gắng khắc phục ngay. Họ cho rằng nếu khách không hài lòng thì sẽ quay lại, không giới thiệu thêm khách mới và như vậy họ sẽ mất đi thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.

Điểm dừng nghỉ Ghusang trên đường trek

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1507.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1507.jpg.html)

Thư giãn với trà bạc hà, mây, núi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1513.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1513.jpg.html)

langthang06
09-09-2014, 16:51
Ghusang – Yak Kharka (4050m, 1,5km, 1hrs)

Đoạn này tuy không dài nhưng dốc hơn nhiều so với đoạn đường vừa qua. Ở độ cao hơn 4000m này việc điều hòa hơi thở, giữ nhịp bước chân đều đã trở thành một thử thách. Đoàn chúng tôi vẫn tuân thủ nghiêm túc theo chủ trương đề ra ban đầu: đi chậm, thở đều, không cố gắng làm bất cứ việc gì phải dùng nhiều sức, không cúi xuống hoặc ngồi ngay cả khi đang rất mệt…. Khi dừng lại không nên cố gắng hít thở sâu liên tục vì như vậy lượng oxy tiêu hao sẽ rất lớn, máu không đủ chất tuần hoàn và tái tạo, rất dễ xẩy ra những triệu chứng về độ cao.


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3460b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3460b.jpg.html)

Núi tuyết ở phía trước hay phía sau lưng đều rất ấn tượng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34681a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34681a.jpg.html)

Yak Kharka đông đúc hơn so với Ghusang.
Với những đoàn trek sức khỏe không tốt, thông thường đều dừng thêm ở Yak Kharka để thích nghi độ cao.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2233.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2233.jpg.html)

Tốc độ đi của đoàn trong buổi sáng là khá tốt. Chúng tôi chỉ còn một quãng đường ngắn nữa cho buổi chiều. Do nhiều thời gian và cũng muốn đỡ vất vả hơn sau khi ăn trưa, Achut đã đưa cả đoàn bỏ qua thị trấn Yak Kharka leo tiếp lên một nhà nghỉ trên đỉnh dốc để nghỉ ngơi và ăn trưa. Những cố gắng leo dốc cuối buổi trưa này quả thật rất đáng phục vì lúc này mọi người phải khắc phục đường đi dốc ngược, gió mạnh, đói và mệt.
12h45 (giờ Nepal) chúng tôi đã hoàn thành được mục tiêu. Tuy rất mệt nhưng trong đoàn chưa thấy ai có những biểu hiện của sốc độ cao nên khá yên tâm.

Nhà nghỉ trên đỉnh dốc sau khi đi qua Yak Kharka

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3478a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3478a.jpg.html)


Bữa trưa ở Yak Kharka vẫn những món quen thuộc: Canh bắp cải, khoai tây xào, trứng ốp với pate, ruốc nấm và cơm. Cả đoàn ngồi quanh một chiếc bàn dài, vừa ăn uống, trò truyện vừa ngắm cảnh xung quanh. Không khí thật ấm áp và vui vẻ.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1522.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1522.jpg.html)

langthang06
10-09-2014, 16:43
Sáng trời vẫn đẹp, nắng vàng, trời xanh, mây trắng. Nhưng lên đến Yak Kharka thì nhiều mây, xầm xì, thỉnh thoảng có mưa nhỏ, trời lạnh hơn. Với kiểu thời tiết này thì chiều tối rất có thể có tuyết rơi.
Đây là kiểu thời tiết bình thường và phổ biến khi trek Annapurrna ở thời điểm và độ cao này. Nếu chiều tối gặp thời tiết như vậy thì cố gắng dừng nghỉ sớm vì đi trong điều kiện tuyết rơi, tầm nhìn hạn chế, nhiệt độ có thể xuống đến âm sẽ rất nguy hiểm.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_72911a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_72911a.jpg.html)


Cầu treo vắt vẻo, ngày nào cũng đi qua ít nhất 1 đến 2 cái.
Lúc đầu còn hồi hộp sau đi nhiều thành quen, thấy thích cái cảm giác cứ lắc lư, lắc lư khi đi qua

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1518a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1518a.jpg.html)


Yak Kharka – Ledar (4200m, 1km, 45 minutes)

Gần 4 giờ chiều đoàn chúng tôi mới lại tiếp tục lên đường.
Quãng đường còn lại ngắn, tuy lên dốc nhưng thoai thoải không quá mất sức.
Khi đến điểm nghỉ ở Ledar mọi người đều khá bất ngờ vì đường ngắn hơn nhiều so với suy nghĩ, có cảm giác vừa mới khởi động chưa kịp làm ấm được cơ thể thì đã đến nơi.

Đoạn này chỉ có lúc qua cầu treo trước khi đến nhà nghỉ là hơi có tính thử thách một chút. Cầu treo ở đây không cao như một số cầu treo đã đi qua nhưng gió rất mạnh. Cầu khi không có người nhìn cũng thấy đu đưa và lắc rất mạnh. Achut phải cẩn thận chia từng nhóm từ 3 đến 5 người qua một lần. Nhóm đi trước qua hết cầu rồi nhóm sau mới được tiếp tục qua.

Cầu treo trước khi đến chỗ nghỉ đêm

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2242a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2242a.jpg.html)

Đúng như dự đoán về thời tiết, trời bắt đầu có tuyết rơi, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, chỉ cần bước ra khỏi phòng là run lên cầm cập, tay không đeo găng có cảm giác như bị đóng băng.Tuyết lúc đầu còn phất phơ vài bông, sau thì ào ào rơi như mưa rào. Khoảng sân phía ngoài rồi những triền núi xung quanh dẫn khoác lên mình một mầu trắng mờ ảo. Kế hoạch đến sớm đi lượn vòng quanh chụp ảnh thế là lại phá sản.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07293.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07293.jpg.html)

Ngồi trong phòng sinh hoạt chung, chúng tôi vừa hỏi han thông tin vừa thảo luận với Achut về hành trình ngày hôm sau. Nếu lên đến Thorung Phedi điều kiện sức khỏe của đoàn ổn định, không ai bị sốc độ cao chúng tôi sẽ lên tiếp HighCamp để ngủ đêm. Đoạn đường lên HighCamp tuy không dài nhưng cực kỳ dốc, mất sức. Nếu qua được chúng tôi sẽ tiết kiệm được sức và thời gian để vượt đèo Thorung la pass. Còn nếu có triệu chứng của sốc độ cao cả đoàn sẽ phải ngủ lại Thorung Phedi để thích nghi. 2 ngày cuối cùng này rất quan trọng, chúng tôi phải đảm bảo đủ sức khỏe, tốc độ để an toàn vượt Thorung la pass trước 10h sáng.

Cả nhóm tán chuyện phiếm bên ấm trà nóng, rồi chuẩn bị chia nhau đi nấu bữa cơm tối.

Sau bữa cơm tối tuyết vẫn rơi, phòng sinh hoạt chung tuy kín gió nhưng không có lò sưởi nên vẫn khá lạnh. Chuyện phiếm một lát rồi chúng tôi về phòng nghỉ sớm để lấy sức cho ngày mai. Hy vọng đến đêm tuyết sẽ ngừng rơi nếu không đường đi ngày mai sẽ rất vất vả.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1972a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1972a.jpg.html)

* Note:
- Lên đến độ cao 4000m, nước uống đóng chai giá khá đắt: 80 – 90rupie/chai 1lít. Ở Letdar vẫn có điểm lấy nước, tuy phải đi hơi xa nhưng giá rẻ hơn nhiều 40 – 50 rupie/ bình 2lít.
- Những bạn bị đau dạ dầy nên chuẩn bị kỹ: thuốc các loại, khăn giữ ấm bụng, găng tay, tất ấm. Với điều kiện trời lạnh, hanh khô, đồ ăn không hợp khẩu vị dạ dầy sẽ đau thường xuyên đấy.

langthang06
11-09-2014, 16:39
Ngày 9 (02/05) Ledar to High Camp (4850m), 6km, 5hrs walk

Đến nửa đêm cuối cùng thì tuyết cũng ngừng rơi.
Sáng sớm dậy bước ra ngoài, nhìn đâu cũng thấy một mầu tuyết trắng.
Tuy rất lạnh nhưng không khí lại vô cùng trong trẻo, rất thích. Một bọn dở người, tuy rất lạnh nhưng vẫn ham hố cái không khí núi cao lũ lượt kéo nhau ra ngoài để đánh răng rửa mặt. May mà xin được một chút nước ấm chứ với điều kiện thời tiết này lại dùng nước lạnh chắc là hóa đá cả lũ :D;).

Khung cảnh phía ngoài nhà nghỉ vào buổi sáng khi tuyết đã ngừng rơi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34861.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34861.jpg.html)


Tuyết chưa kịp tan, trắng một mầu xung quanh nhà nghỉ

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34901.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34901.jpg.html)


Một cốc trà nóng + trứng tráng + bánh mỳ hay một bát súp nấm nóng hổi giữa khung cảnh tuyết lạnh này đều để lại những ấn tượng khó quên.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34921.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34921.jpg.html)

langthang06
11-09-2014, 16:59
Ledar – Thorung Phedi (4450m), 5km, 3.5hrs walk

Đoạn khởi đầu của ngày hôm nay tương đối dễ nuốt.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34931a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34931a.jpg.html)


Đường mòn vòng theo sườn núi, có lên nhưng từ từ, không quá dốc. Rất may tuyết đã ngừng rơi từ đêm nên đường mòn tương đối khô ráo không quá trơn trượt. Những sườn núi, bụi cây hai bên đường đôi chỗ tuyết vẫn chưa tan hết, có những đoạn ánh lên lấp lánh rất hấp dẫn.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35031.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35031.jpg.html)


Ngày hôm nay lên độ cao hơn 4000m mọi người trong đoàn ai cũng khá thận trọng. Quãng đường đi không quá dài nên đa số mọi người chủ động giảm tốc độ để đảm bảo cơ thể có thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường xung quanh.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34981a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_34981a.jpg.html)


Thỉnh thoảng có những đoạn đường bằng phẳng, tầm nhìn rộng mọi người có thể thoải mái chụp ảnh và tranh thủ nghỉ ngơi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35001.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35001.jpg.html)

langthang06
11-09-2014, 17:32
Tốc độ đều, chậm nên nhiều lúc lên dốc, đoàn kéo thành một hàng dài nhìn rất vui mắt

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35081a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35081a.jpg.html)


Đường mòn đi được khoảng 3km thì chia làm 2 hướng:

Hướng 1 đi xuống, qua cầu treo, rồi men theo sườn núi đối diện leo một đoạn dốc ngắn lên đến điểm nghỉ chân trên đường (hướng đi này đỡ mất sức nhưng dài hơn một chút so với hướng 2).

Đường mòn chia 2 hướng đi (đi theo hướng cầu treo phía dưới là đường ít tốn sức hơn)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35161.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35161.jpg.html)


Hướng 2 tiếp tục men theo sườn núi, sau đó xuống dốc băng qua một cầu gỗ nhỏ ngang suối rồi leo lên dốc thẳng đứng để đến điểm nghỉ chân (hướng này ngắn hơn nhưng mệt và mất sức).

Đường mòn (phía trái ảnh) tốn sức và mệt hơn rất nhiều

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35201.jpg.html)


Đoàn đi cách nhau không xa nhưng có 2 bạn guide dẫn nên mỗi bạn dẫn đi theo một hướng. Nhóm phía sau đi hướng 2 lúc leo đến nơi nhìn mặt mũi ai cũng nhợt nhạt đáng sợ. Phải mất đến 10,15 phút nghỉ ngơi mới nói chuyện được. Các bạn có ý định trek độc lập Annapurna, không có guide thì lưu ý đoạn này để tránh bị sốc độ cao vì quá mệt khi chọn đường đi.

Trạm nghỉ chân ở phía trên đỉnh dốc

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35211.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35211.jpg.html)

sbn
13-09-2014, 09:58
Đoạn đường đến Ghusang quả thật hơi bị đuối lúc đầu do 2 ngày xả hơi giãn gân cốt ở Manang nhưng do được chuẩn bị tinh thần nên đoạn sau đó có vẻ khá êm với bọn tớ. Chân đã được quen guồng theo quán tính và định hình phản xạ theo hơi thở của mỗi người. Các thành viên hầu như không có sự thay đổi về vị trí cũng như tốc độ, việc chiêm ngưỡng sự nhỏ bé trong vô cùng bao la cũng được chăm sóc hơn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7263_zpsae96ac3d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7263_zpsae96ac3d.jpg.html)

Có một điểm dừng chân nhỏ xinh trên đường đến Ghusang: vẫn có một người bán hàng những đồ lưu niệm ngồi bên đường túm ngay sự ham hố nuối tiếc của một vài thành viên trong đoàn khi chưa thỏa mãn sự mua sắm ở Manang. Những vòng tay, hoa tai, mặt đeo khảm đá xanh da trời truyền thống của người Tạng, những dây dợ khăn mũ lơ thơ nhưng độc đáo lạ mắt. Với hành trình bất ổn kiểu tỷ phú thời gian hoặc phong độ trồi sụt thì đây lại là một điểm nghỉ khá lý tưởng, à, nhưng không có quyền lựa chọn nhiều nhé vì chỉ có 1 - 2 nhà nghỉ. Thế nhưng nhà nghỉ 1 là dựa vào xách núi với những ô cửa gỗ xanh coban như Langthang đã up ở trên thì còn có nhà nghỉ nhô mình ra phía thung lũng, cửa số 3 phía có thể nằm trên giường quấn chăn thò mặt ngắm bình minh hoàng hôn qua lại trên đỉnh núi tuyết phủ như thế này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7278_zpsf54d7faa.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7278_zpsf54d7faa.jpg.html)

Hay ngắm những con đường như sợi chỉ trắng ánh mình dưới nắng lúc ẩn lúc hiện trong các bụi cây bên triền núi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7267_zps31d427a7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7267_zps31d427a7.jpg.html)

Có hẳn một ban công rộng rãi để phơi nắng ngắm cảnh, để ườn mình thõng thượt uống trà bạc hà và chém gió tới...khuya. Mấy ngày nay thời tiết ẩm ương tự dưng nhớ cái giây phút này quá thể, chẹp


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7275_zpse6e85c74.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7275_zpse6e85c74.jpg.html)

Cái điểm này bé xinh nhưng cũng rất đáng nhớ. Tớ luôn ấn tượng với cách các bạn Nepal tận dụng những góc nhìn rất đẹp để làm nơi dừng chân, chỗ uống trà, phòng nghỉ. Ấn tượng vì đối với những người sống giữa núi mây quanh năm, đã quá quen thuộc với khung cảnh đấy thì sẽ chẳng thấy gì đặc biệt hay thú vị bởi có thể là ố á với bọn miền xuôi thành thị chứ lại là mệt mỏi với người bản xứ. Ấy vậy mà các bạn ấy vẫn đem được cái chất của văn hóa lối sống vào với những góc cảnh thiên nhiên luôn làm thỏa mãn nhất tai mắt khẩu vị của đám người tứ phương trên các châu lục với sự cần mẫn và đôi khi tinh tế trong cách quan sát để điều chỉnh phù hợp. Bảo sao có những bạn đã trek ở đây một lần thì cứ muốn quay lại mãi, ca tụng mãi, nâng niu mãi dù lắm lúc đi thở không ra hơi, đuối muốn vắt mình lên con la con ngựa cho nó đi đâu thì đi:D.

sbn
13-09-2014, 11:09
Mải đắm đuối với cái điểm nghỉ quá nên tớ có chút nhầm lẫn. Trên chỉ là điểm nghỉ chân mà tớ rất thích trên đường còn Ghusang là một khu dân cư có kha khá nhà nghỉ nhưng quây quần lại nên không phóng khoáng được như điểm nhỏ xinh kia.

Bọn tớ bỏ qua Ghusang đến thẳng điểm cao hơn Yak Kharka để ăn trưa. Cứ điểm cao Yak Kharka có một phòng ăn lãng mạn và thơ mộng. Chính vì thế ngay khi ngồi thở cho điều hòa xong 1 lúc thì tớ nhón nhén đi vào chọn ngay cho mình góc cửa sổ có tấm đệm lông cừu thô để...ngủ. Nói chung là thơ thới và phê phan vô cùng. Nhưng vì lén lút nên không bị Achut đang xắn tay nấu nướng cùng các bạn trọng đoàn biết chứ không sẽ bị dựng cổ dậy ngay. Lệnh được ban ra là: không được nằm ngủ trưa trên độ cao này. Tớ hiểu đại khái chắc liên quan đến các lý do: cơ bị dão do thả lỏng khi ngủ, tư thế nằm không tốt cho cơ thể khi tiếp tục ngay hành trình vận động tiếp sau đó ở độ cao này...v...v...Túm lại chỉ được ngồi nghỉ, đứng nghỉ chứ không được...nằm nghỉ vì như thế dễ nằm ở đấy nghỉ luôn rồi vìa:Dam.

Điểm nghỉ đêm là Ledar. Về mặt chơ vơ thì cái Teahouse của bọn tớ ở cũng chơ vơ chả kém nhưng lại dựa vào núi để tránh gió nên phải lên ban công tầng 2 hoặc thò mặt ra ngoài mới thấy được sự hùng vĩ của cảnh vật xung quanh. Cơ bản chỉ là teahouse thôi nhưng các bạn ở đây cứ có chỗ ăn chỗ ngủ là tự phong Hotel ví lị Restaurant hết. Nhưng ở đây lại có khu nhà ăn bao quanh bởi kính có thể ngắm mưa tuyết mịt mù, ngồi dúi vào nhau bấm huyệt xoa chân và...uống trà sữa. Đứa nào cũng quấn khăn đội mũ, khoác cả chăn sùm sụp co ro hít hà nhấp những ngụm trà nóng hổi kể câu chuyện đường đi, tiếng cười giòn tan trong những hạt tuyết rơi hối hả, lòng ai cũng ấm áp, thích gì đâu, chẹp:L:L

Buổi sáng sớm mát lành trong trẻo quanh khu nhà nghỉ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7294_zps162cf867.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7294_zps162cf867.jpg.html)

Cả bọn lại hăm hở lên đường trong những bông tuyết mỏng đang cố vương lại trước khi nắng mặt trời làm chúng tan chảy vào trong đất


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7322_zps880cbe62.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7322_zps880cbe62.jpg.html)

Đường chênh vênh, tiếng nhạc từ cái điện thoại bé tí của tớ cũng chênh vênh còn đầu thì tung tăng những giai điệu vô lo vô nghĩ. Ngắm một chút cây cối ở đây đang lấp lánh trong tuyết nhá


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7334_zpsf15ec74d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7334_zpsf15ec74d.jpg.html)

Những cành gai nhọn cũng mềm đi, ánh lên sức sống tiềm tàng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7343_zpsa1cb1456.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7343_zpsa1cb1456.jpg.html)

sbn
13-09-2014, 11:31
Cuộc hành trình đến Thorung Phedi của ngày hôm nay không quá khó một phần vì những thứ hôm trước bọn tớ tận hưởng, vì những thứ bọn tớ đang cảm nhận thấy xung quanh nhưng sự thận trọng thì càng ngày càng được đề cao. Bài toán chia thuốc chống sốc bằng tuýp nước được phân bố từ tối hôm trước để sáng ai cảm thấy không chắc chắn thì cứ chủ động tự uống. Cơ thể mình mình hiểu nên tốt nhất đừng để người khác phải nhắc, thế thôi. Còn biểu hiện lâm sàng của chứng sốc độ cao thì tốt hơn hết với hành trình này các bạn nên tự tìm hiểu hoặc cùng lắm thì đến Manang nhớ tham gia lớp phổ cập thông tin này - hoàn toàn miễn phí - để tránh những tình trạng đáng tiếc, tiếc nhất là phải quay về:LL.

Tớ theo hành trình của nửa đoàn đầu, qua cây cầu mà đường xuống phủ đầy đám cỏ gai màu đỏ đun như của một hành tinh khác


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7347_zps197787eb.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7347_zps197787eb.jpg.html)

Vì chả ở tốp đầu cũng chả ở tốp cuối, tớ thõng thượt rơi ở giữa nhóm nên lên cũng khó mà ở lại cũng chả xong. Lên được đến điểm nghỉ chân uống nước thì đợi 1 lúc mới thấy nhóm sau đi theo lối cầu gỗ phía dưới đi lên mặt bạc phếch và thở hổn hển vì đoạn leo dốc ngược để đến chỗ bọn tớ. Nghe phong phanh hình như bạn guide phụ nhắc nhở bạn guide chính vì tớ bị tụt lại tít sau mà không biết để để ý còn bạn guide chính thì nhắc nhở bạn guide phụ vì dẫn đi đường khác làm cho bọn rùa bị leo mệt :D.

Sau khi nghỉ ngơi bạn Achut hội ý và nhắc nhở đoàn sẽ phải đi bám sát nhau ở đoạn này vì đây là điểm dễ có đá lở, địa chất không ổn định do xốp và toàn cát với đá nhỏ rất dễ trượt và gây hiệu ứng trôi đá cát. Anh trưởng đoàn vui miệng bảo: đi sát nhau có vấn đề gì chắc là để rủ nhau domino cùng cho đỡ lẻ loi nhể =))

langthang06
20-09-2014, 11:38
Cây cầu gỗ nhỏ, ở hướng đường 2 trước khi lên đến Tea house. Qua cầu đường lên gần như dốc ngược

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1555a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1555a.jpg.html)


Đoàn chúng tôi đã tiến gần đến cuối thung lũng Kone Khola. Cảnh quan, núi đá, thung lũng dài, hẹp ở đoạn này rất ấn tượng với tôi.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3514a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3514a.jpg.html)

Trước khi lên đến chỗ nghỉ chứng kiến một bạn quốc tịch Hàn Quốc thì phải bị AMS khá nặng phải hạ độ cao khẩn cấp để cấp cứu. Mặt bạn ý tái nhợt, nằm thõng thượt như không còn cảm giác gì trên lưng bạn poter. Nhìn cảnh Poter và Guide vừa cõng vừa đỡ bạn ý đi như chạy trên con đường mòn nhỏ xuống dốc mà thấy sợ.

Mọi người trong đoàn tuy chưa có trường hợp nào bị AMS rõ nét nhưng nói chung cũng đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bị ảnh hưởng nhẹ: mặt, tay và bàn chân của mọi người đều hơi phù so với khi ở độ cao 3000m. Một số người đã bị bắt đầu mất ngủ và váng đầu. Việc vận động nhiều cũng khiến cho mọi người trở nên nhanh mệt mỏi hơn.

Càng gần cuối chuyến trek càng có nhiều suy nghĩ, thắc mắc, hồi hộp và cả lo lắng.
Nhiều lúc mệt phờ nghĩ lại vẫn chả hiểu sao mình lại chọn chuyến đi này. Nhưng rồi lại tự động viên khắc đi khắc đến, đã gần đến đích rồi nếu không đạt được nữa thì cũng chỉ vì “Lỗi bản thân thôi” ;)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/1993a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/1993a.jpg.html)

langthang06
20-09-2014, 12:02
Tea house dừng nghỉ tương đối nhỏ và nằm ở độ cao khoảng 4600m. Đường mòn từ Tea house hướng đến Thorung Phedi được cảnh báo là một trong những đoạn đường nguy hiểm nhất trên cung trek Annapurna - ở đây thường xuyên xẩy ra những vụ lở đất đá. Thậm chí trên một số bản đồ, khu vực này được in mầu đỏ để cảnh báo mọi người đề phòng và cẩn thận khi đi qua. Đường mòn dài, nhỏ, hẹp và dốc, chỉ cần một cú trượt ngã cũng đã rất nguy hiểm, chưa nói đến chẳng may gặp đá lở.
Bạn Achut đề nghị mọi người nên đi gần nhau để bạn có thể chủ động hướng dẫn hoặc giúp đỡ mọi người nếu như có vấn đề gì xẩy ra.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1994a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1994a.jpg.html)

Đoạn đi tập trung cùng nhau và nếu gặp đá lở thì có lẽ cũng “chịu chung”, :) :))

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1563a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1563a.jpg.html)


Tiếp tục rồng rắn, vừa cố gắng đảm bảo an toàn, vừa cố gắng đi nhanh để qua khỏi đoạn đường nguy hiểm

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1995a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1995a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3533a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3533a.jpg.html)


Thorung Phedi đã ở phía trước

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3535a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3535a.jpg.html)

Doidepda
24-09-2014, 09:30
Đang lót dép hóng chuyện, post tiếp đi bạn

sbn
24-09-2014, 09:53
Áo màu mè là một lợi thế không chỉ đơn giản cho trò chụp ảnh pose hình mà còn là lợi thế ở chốn màu núi thâm trầm sẽ giúp kẻ lữ khách được nhận biết từ xa nếu chẳng may có đi lạc (như vụ đi về từ Ice lake í ;) ). Đoàn tớ thì được cái quán triệt ngay từ đầu nên rặt màu chóe. Đây là đoạn đường có ảnh khá đầy đủ thành viên nhất của đoàn do Achut dồn bọn tớ lại thành hàng bám nhau như kiến. Cái dải màu sắc chóe lóe này rồng rắn trên sợi đường mảnh giữa núi nâu vàng nhìn cũng rất thú vị


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1567_zps326b7c35.jpg (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1567_zps326b7c35.jpg.html)

Màu mè bắt mắt này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7354_zpscb4fb5ec.jpg (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7354_zpscb4fb5ec.jpg.html)

Đường có vẻ không quá khó nhưng lại là cái bẫy đối với tất cả những kẻ chủ quan hoặc...hớn hở ngắm nghía. Đá nhỏ lớp lớp 2 bên sẵn sàng trượt xuống bất cứ lúc nào nếu bước chân đặt nhầm. Và nếu đã trượt thì sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng mà trượt liên tục nên...khỏi cứu đến khi chạm đáy và vùi trong đống đá dăm. Hình dung đơn giản sẽ là gần như lở tuyết. Đường bám rất mảnh do người đi lại nhưng cũng có chỗ lên xuống trực chờ do việc lở đá trôi đá diễn ra thường xuyên nên lên hay xuống dốc đều không áp dụng được bài băng băng trùng đầu gối để đi xuống được như những nơi có địa chất rắn chắc khác. Vậy nên tuyệt đối không được lơ đãng dù trông cảnh có hùng vĩ ngút trời mà ngó ngoáy đầu để ngắm rồi tự làm mình chóng mặt mà bước không chuẩn, không được thả lỏng gân cốt khi vừa đi vừa ú á với đoạn có vẻ đều đều, muốn nghỉ thì tuyệt đối dừng hẳn lại đứng sát phía sườn núi.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1565_zpsf17d4ca5.jpg (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1565_zpsf17d4ca5.jpg.html)

Có một lưu ý nữa là ở chặng này, tất cả mọi người đều đã guồng chân theo quán tính, leo dốc theo hơi thở, mọi vận động đã được phối hợp với quãng thở cũng như là chuyển động tùy theo từng cá nhân thành phản xạ. Do đó khi đoàn đi sát nhau mà có 1 thành viên không cùng nhịp với thành viên khác trong đoàn mà lại đi trước trong trường hợp chậm hơn sẽ gây cản trở rất nhiều. Những thành viên đi sau sẽ bị chồn và tức chân, rối loạn nhịp thở rất mệt. Vì vậy sẽ phải "ẩn" thành viên đó xuống đi cùng với những người có tốc độ cua chân vung tay phù hợp hoặc...cho hẳn xuống cuối :Dam. Vẫn duy trì việc bám sát nhưng chỉ cần bước dài hơn 2mm hoặc hơi dài hơn 2s thì bị dồn lại sau người chậm trên độ cao này là cả một cực hình. Có cả một đoạn dài để bù trừ hơi thở cơ mà. Đây cũng là lưu ý khi các bạn nhóm ít người cần tập luyện để có tốc độ đồng đều và tinh thần lạc quan thống nhất (NT).

Rất may, cả đoàn đi trong phấn chấn và không ai trót cười to nên bọn tớ đến Thorung Phedi trót lọt khi nắng bắt đầu chan hòa


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7359_zpsed1ba222.jpg (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7359_zpsed1ba222.jpg.html)

langthang06
25-09-2014, 16:44
Thật sự mà nói thì việc Achut đề nghị cả đoàn đi gần nhau trong quãng đường hay có đá lở là không được hợp lý và tương đối nguy hiểm. Nếu chẳng may có chuyện gì thì với một đội hình đi gần nhau quá như vậy việc thoát khỏi vùng nguy hiểm là hơi ít. Tuy nhiên cũng có thể bạn Guide này của đoàn mình có phương án khác hoặc cách đi khác khi đề nghị mọi người đi như vậy.

Mình tổng hợp một số lưu ý khác mình đã được chia sẻ (khác với đi tập trung như bạn guide của mình hướng dẫn) để mọi người tham khảo khi đi qua những đoạn đá lở:
- Không nên đi tập trung gần nhau, nên đi cách nhau một khoảng an toàn từ 10 đến 20m.
- Nên chú ý lắng nghe và quan sát phía trên sườn núi, nếu có tiếng động bất thường nên di chuyển nhanh, ngay lập tức (theo hướng dẫn của guide) để thoát khỏi vùng đá lở.
- Luôn nhìn phía trước để tìm chỗ an toàn tránh núp khi có đá lỡ.
- Trong trường hợp không có chỗ nấp nên chạy nhanh lên phía trước hoặc lùi nhanh lại phía sau để tránh khỏi chỗ đá lở.

Đây là đoạn cuối trước khi đến Thorung Phedi, đoạn này đã ra khỏi vùng hay có đá lở

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3536a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3536a.jpg.html)


Nhà nghỉ ở Thorung Phedi nằm lọt trong thung lũng, vây quanh là các dãy núi cao hơn 6000m

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1996a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1996a.jpg.html)

langthang06
25-09-2014, 16:58
Chúng tôi đến Thorung Phedi vào đúng giữa trưa. Trời đẹp, nắng vàng nhưng không khí vẫn rất lạnh.

Khu nhà nghỉ ở Thorung Phedi có vị trí đẹp, hầu như ngồi ở vị trí nào trong nhà ăn cũng có view ngắm được cảnh và thung lũng phía ngoài.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3a-2.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3a-2.jpg.html)


Trước năm 1980, đoạn đường từ Manang đến Muktinath không có bất cứ nhà nghỉ hay chỗ trọ nào, ngay đến cả những người chăn gia súc đi qua khu vực này cũng chỉ có chỗ trú qua đêm là một lều nửa mái, lụp xụp dựng tạm. Khoảng thập niên 80, một người tên là Michung Gurung trong một lần qua đây đã nhận thấy tiềm năng và khả năng sinh lời từ việc xây dựng chỗ ăn, nghỉ trên đoạn đường này. Ông đã bỏ vốn xây dựng một nhà nghỉ phức hợp bao gồm đầy đủ buồng nghỉ và nhà ăn ở Thorung Phedi. Việc kinh doanh này đã mang lại lợi nhuận cho Gurung và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch đường mòn trong khu vực. Hiện nay dịch vụ ăn, nghỉ ở Thorung Phedi đã rất phát triển, nhiều khu nhà nghỉ phức hợp đã được xây dựng. Khu vực Thorung Phedi luôn luôn đông khách, thậm chí vào mùa cao điểm, nếu không đặt chỗ trước khách du lịch có thể sẽ phải quay về tận Chuli Letdar mới tìm được chỗ ăn nghỉ.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7358a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7358a.jpg.html)

Trước bữa cơm trưa, Achut vẫn quan sát sức khỏe của mọi người để quyết định đi tiếp hay dừng nghỉ. Đến lúc này, chưa ai có dấu hiệu bị sốc độ cao và phải nhờ sự can thiệp của các loại thuốc, Achut quyết định cả đoàn sẽ tiếp tục lên High Camp.

Mọi người khá hứng khởi nhưng cũng có đôi chút lo âu.

Bữa trưa ở Thorung Phedi kết thúc sạch sẽ và ngon lành, mọi người tranh thủ chợp mắt một lúc để hồi phục sức khỏe. Nhóm cuối đoàn có thể lực đuối hơn nhóm còn lại nên đã quyết định sử dụng thuốc để phòng sốc độ cao (đây là một loại thuốc nước mọi người mua trong đợt đi Tây Tạng).

Kết quả cuối cùng sau bữa trưa nhanh gọn. Phải nói đây là bữa sạch sẽ nhất trong cả chuyến, :)):)):))

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1572.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1572.jpg.html)

langthang06
25-09-2014, 17:12
Từ Thorung Phedi lên High Camp quãng đường không dài nhưng Achut báo trước là rất mất sức nên chúng tôi tranh thủ thêm thời gian để nghỉ ngơi ở nhà nghỉ.

14h30 chiều, chúng tôi tiếp tục lên High Camp. Đoạn đường tương đối ngắn (khoảng hơn 1km) nhưng phải nói là cực kỳ khó khăn và gần như là mệt nhất trong cả hành trình.

Đoạn đầu tiên khi vừa ra khỏi nhà nghỉ ở Thorung Phedi. Nhìn có vẻ đơn giản để tiến lên ,:)(NO)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1575a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1575a.jpg.html)

Đường mòn cực dốc, độ cao nâng lên tương đối nhiều khoảng 300m. Đây là một trong những trở ngại gây khó khăn khi trek lên High Camp.

Đường mòn lại vừa nhỏ và hẹp. Nếu 2 người đi ngược chiều, tránh nhau thì tương đối khó khăn, nhất định phải có một người leo lên mạn sườn dốc thì người đi ngược chiều mới qua được.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2299a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2299a.jpg.html)


Chúng tôi theo những đường zíc zắc từ từ lên cao. Các bạn Khoai Tây vẫn vượt chúng tôi ở những đoạn đường dốc trước, đến lúc này cũng chậm chạp, hì hục bám sát sau lưng chúng tôi. Hầu như không ai có ý định vượt người đi trước, tốc độ leo dốc của mọi người lúc này là như nhau, bất kể quốc tịch, sức khỏe.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/LecircnHighcampb.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/LecircnHighcampb.jpg.html)


Trên đường mòn có những lối đi thẳng ngược lên trên, lối đi này ngắn hơn các lối đi zíc zắc thông dụng, tôi bon chen thử đi một, hai đường nhưng rồi nhận thấy đi thế là phá sức và cực kỳ mệt. Cứ kiên trì bám theo những đường zíc zắc mà đi tuy xa hơn nhưng đỡ mệt hơn. Bản thân không quen với môi trường độ cao, sức khỏe không tốt nên không thể bon chen được với những kiểu như đi tắt, đón đầu.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/LecircnHighcamp1b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/LecircnHighcamp1b.jpg.html)

langthang06
25-09-2014, 17:34
Tính trung bình tốc độ đi của cả đoàn thì mất khoảng 1 tiếng đồng hồ lên đến High Camp (nếu đi tốc độ như của bạn Khoai tây dẫn đầu đoàn thì mất khoảng 45 phút lên đến nơi), đi 10 bước lại dừng nghỉ một lần, bò mãi, bò mãi cuối cùng lên đến High Camp.

Khuất sau một vách đá cao là đoạn cực dốc này. Qua đoạn này sẽ lên đến High Camp

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3557a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3557a.jpg.html)


Trời lại bắt đầu lác đác tuyết rơi. Nhiệt độ giảm nhanh, ngoài trời lạnh hơn đoạn dưới Thorung Phedi rất rất nhiều.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7370a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7370a.jpg.html)

Đoạn đường trước khi cán đích High Camp, ai cũng bước lò dò như bò. Có những đoạn các bạn poter còn đi chậm lại bên cạnh cổ vũ và dẫn đường.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4a-1.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4a-1.jpg.html)



Khu nhà ở High Camp là một quần thể gồm nhiều dãy phòng nghỉ và một khu nhà ăn. Ngày hôm nay có nhiều đoàn lên High Camp để sáng sớm hôm sau vượt đèo, nên khu phòng nghỉ khá đông. May mà chúng tôi lên sớm nên vẫn kịp có đủ phòng chỉ có điều là phải chia ra ở 2 dãy nhà cách xa nhau.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35581.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35581.jpg.html)

langthang06
26-09-2014, 16:33
Trek lên High Camp cũng là điểm ngoài dự kiến theo gợi ý của bạn guide Achut và không theo kế hoạch ban đầu chúng tôi. Thực tế đã chứng minh, sự thay đổi của bạn guide lần nào cũng rất hợp lý và phù hợp với thể lực chung của cả đoàn.

Nếu chúng tôi không lên High Camp trong buổi chiều thì việc vượt Thrung La Pass sáng hôm sau có lẽ sẽ là một thử thách khó vượt qua, mà nếu có vượt qua được thì chúng tôi cũng sẽ không còn đủ sức để lê về đến Muktinath ngay trong ngày. Đây là một đoàn đường các bạn nên lưu ý.

Đường mảnh như sợi chỉ bên trái ảnh là con đường ngày mai sẽ phải leo lên. Lúc tuyết mới phất phơ bay vẫn còn nhìn được quang cảnh xung quanh High Camp.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3573a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3573a.jpg.html)


Một đoạn đường ngắn lên đến High Camp đã làm gần như cả đoàn kiệt sức hoàn toàn. Mỗi bước lên cao là một lần hít thở không ra hơi.

Mỗi bước chân đi như đeo đá tảng mà bước.

Mỗi lần ngẩng đầu lên tìm đích là hoa mắt, ong ong đầu.

Lúc lên đến High Camp phải đứng nhắm mắt hồi lâu mới có thể nhìn thấy mọi thứ bình thường, hơi thở mới dần điều hòa trở lại.


Đoạn dốc cuối cùng này là đoạn mệt nhất, gần như là phải vận dụng hết sức lực còn lại để leo. Kẹo Socola rất có ích ở những đoạn đường như vậy

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3556a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3556a.jpg.html)

Cả đoàn tập hợp đủ trên High Camp cũng đã khoảng 16h30 chiều, lúc này trời vẫn sáng, tuyết chưa rơi nhiều.Thông thường khi lên đến độ cao trên 4000m mọi người đều áp dụng bài “đi lên cao rồi mới quay xuống ngủ thấp”, Achut cũng đề nghị chúng tôi áp dụng bài tập này để thích nghi thêm với độ cao.
Chúng tôi sẽ leo lên View point ngay sau khu nhà nghỉ, độ cao khoảng hơn 4900m để thực hiện bài vận động này. Lúc mới lên, thấy các bạn khoai Tây sau khi nghỉ ngơi một lát, lại hì hục leo lên View point, mình thầm thán phục vì sức khỏe của các bạn và cũng thầm bảo các bạn dở hơi. Bây giờ mới biết là các bạn Khoai Tây chả làm gì mà không có mục đích hết, ;):).


View point tập thích nghi độ cao là cái đỉnh cao ngất trên kia đấy

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2303a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2303a.jpg.html)

langthang06
26-09-2014, 16:52
Cả đoàn đều rất mệt rồi nhưng vẫn phải cố gắng lấy đích là dãy cờ phía trên đỉnh để leo lên.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1586a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1586a.jpg.html)


Leo được nửa đường, tuyết ngày một rơi mau và dầy hơn, gió thì khỏi phải nói mạnh kinh khủng, mọi người như đánh vật với gió để leo, lạnh run lẩy bẩy.
Dừng nghỉ một chút, rồi quyết định hỏi Achut “Leo đến đây rồi xuống nhé?”
Ngẫm nghĩ một lát Achut gật đầu.
Lúc này sướng hết cỡ, cả đám quay người phăm phăm lao xuống, lúc này trong đầu chỉ còn một ý nghĩ là lao xuống để vào sưởi trong nhà ăn và pha ấm trà nóng ngồi hít hà cho đỡ lạnh.


High Camp nhìn xuống từ đoạn đường lên View point

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35641.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35641.jpg.html)


Phòng sinh hoạt chung kiêm nhà ăn trên High Camp đêm nay khá náo nhiệt và đông đúc.Buồng nghỉ của khách không có hệ thống sưởi nên tất cả các đoàn đều tập trung trong này để sưởi ấm và trò truyện.
Phòng sinh hoạt chung có 2 gian, gian phía trên có 3 mặt kính, ấm hơn thì đông kín không còn chỗ ngồi nên chúng tôi đành chui sang gian bên cạnh để đóng đô. Ngoài trời lúc này tuyết rơi rất mau, mờ mịt không nhìn thấy gì nữa.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1998b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_1998b.jpg.html)


Càng về khuya trời càng lạnh, mọi thứ ngoài trời gần như đóng băng, nhiệt độ ngoài nhà nghỉ chắc phải xuống đến âm độ, chả ai muốn bước ra ngoài. Đường phía ngoài dẫn đến các buồng nghỉ của khách đôi chỗ đóng băng, đi rất trơn, mỗi lần ra ngoài cứ phải dò dẫm đi lại rất cẩn thận.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1597a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1597a.jpg.html)


Trong khu sinh hoạt rất ấm áp, chúng tôi cứ nấn ná ở đó mãi không về phòng.Nhưng rồi cũng phải đứng lên về chỗ nghỉ để giữ sức chuẩn bị cho chuyến vượt đèo khó khăn vào sáng sớm hôm sau.

Khu phòng nghỉ High Camp tương đối kín gió nhưng không có hệ thống sưởi nên không khí trong phòng lạnh giá. Đêm đi ngủ mọi người phải chuẩn bị khá kỹ để giữ ấm, tránh bị cảm, ho khi ngủ. Chế độ phòng bị khi ngủ có thể miêu tả như sau: áo giữ nhiệt, áo nỉ 2 lớp, chui vào túi ngủ, đắp thêm một lớp chăn phía ngoài, đầu đội mũ len, quấn khăn che mũi, miệng, đi tất dầy... Nói chung là phòng bị tốt nên đêm ngủ tương đối ổn và ấm :D:)

Sáng mai chúng tôi sẽ phải dậy sớm để vượt Thrung La Pass: kế hoạch là 3h30 sáng dậy chuẩn bị đồ, sau đó ăn uống, nghỉ ngơi một chút, gần 5h sáng sẽ lên đường chinh phục đỉnh đèo 5416m.

sbn
26-09-2014, 18:18
Để dễ hình dung cái vụ leo High Camp nó ác mộng thế nào thì mọi người cứ nghĩ thế này nhé. Sau 1 buổi sáng trong trẻo mát lạnh phởn phơ, sau đoạn nối đuôi líu ríu để né đá rụng (mặc dù cái mục này có vẻ rất bất hợp lý như langthang đã kể trên), sau khi ăn nhẵn nhụi món trứng đúc mắm tép chưng và nghỉ ngơi tận hưởng cái nắng chan hòa ở Thorung Phedi thì bỗng dưng bị va mặt vào bài vặn bẻ từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới của kẻ mạnh tay lạnh lùng tên DỐC. Và bản thân tớ bị sốc toàn tập về cái kẻ này khi bước chân ra khỏi nhà nghỉ vì tội buông thả bản thân.
Chuyện là thế này. Ngoài việc tham ăn chóng đói thì cái sự ngủ mọi lúc mọi nơi của tớ được tận dụng. Do sự phấn khởi của cả đoàn nên bọn tớ lên Phedi khá sớm, hoàn thành việc ăn uống cũng nhanh gọn hơn mức cần thiết do ngon và đói. Thế là có một chút thời gian dông dài sau bữa ăn, nắng tươi lấp lánh, không khí trong veo óng ả, người tớ theo một phản xạ hoàn toàn tự nhiên nghiêng 45 độ dựa vào balo và...ngủ. Theo góc độ hưởng thụ thì thật quá thoải mái vì ngồi cạnh cửa kính yên tĩnh, phía ngoài kia là nhấp nhô núi đá đang ươm mình, lungta bay phất phới. Vì vậy có vẻ một số người trong đoàn cũng lất ngất...ngủ theo:LL. Trước lúc khởi hành chừng 15p tớ bị bạn Tiến đập mạnh gọi dậy và nói với vẻ mặt hết sức nghiêm túc, có phần cảnh cáo: không được ngủ. Đáp lại bằng bộ mặt còn ngái ngủ trông rất ngu có kèm theo chữ to đùng viết ở trên: tại sao?. Cái này hồi sau sẽ rõ.

Đoàn đã có vài người uống thuốc chống sốc vì có biểu hiện hơi váng vất, thuốc là loại nước đựng trong các tuýp.
Một lưu ý nữa là: không được để khát mới uống, đói mới ăn, đau mới thuốc, mệt mới nghỉ. Phải thực hiện trước đó vì khi cơ thể kêu gọi là lúc cơ thể bị quá tải rồi, lúc ấy mọi biện pháp hỗ trợ đều bị giảm tác dụng 1 nửa. Vậy nên kẹo hay socola nên được nhấm thường xuyên, nước cũng nên uống thường xuyên và chỉ hơi nghi ngờ bất ổn là phải chặn ngay.

Quay về với chuyện sốc. Bước chân khỏi sân của khu nghỉ là ngay lập tức bàn chân bị bẻ nghiêng tới gần 40 độ và cứ thế cho đến lúc chạm đỉnh, không một lúc nào bạn có thể đặt chân nằm ngang kể cả lúc đứng lại thở. Bắp chân bị kéo căng, đầu gối phải trụ lực hết sức để đẩy người lên vì trọng tâm cứ bị kéo trì đằng sau. Vịn gậy, cắm mặt, đu từng bước theo cái vệt đường mòn mờ mờ vẽ hình zíc zắc để giảm tải. Người trước người sau có thể nghe được tiếng thở hồng hộc và tiếng tim thuỳnh thuỵch của nhau. Bàn chân trước lúc đặt xuống lúc nào cũng cao đến giữa ống đồng của chân sau. Tớ đi 5 bước lại đứng lại thở nhưng cũng chỉ dám dừng lại 2s xong phải đi ngay vì chỉ cần cơ chùng lại là sẽ khó cất bước tiếp. Chả dám ngẩng lên nhìn vì rất dễ bị choáng và chóng mặt. Nói chung đầu cứ để một tư thế thôi, lúc dừng thì cố ngáp ngáp để rít chút ô xy ít ỏi cho máu lưu thông và cơ không bị co rút.

Và đã hiểu lý do sao ko được ngủ, không được để cơ thư giãn chùng xuống trước khi tiếp tục chặng đi gấp gáp như thế. Việc khởi động ngay bằng con đường dốc ngược sau khi dễ dãi với cơ bắp của mình làm tớ chật vật với từng bước chân, đến ngay việc trụ chân để bước cũng lung lay lỏng lẻo :Dam:T



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1577_zpsa2aaad9f.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1577_zpsa2aaad9f.jpg.html)

Do cắm mặt đi nên lúc lượn qua cái vách cheo leo đường chả có mà chỉ là con dốc bên sườn với lổn nhổn đá, tớ đã xiên xiên lạc hướng. Do chả ngẩng đầu nên để căn nên cứ chọn chỗ dễ mà đặt chân nên đến lúc bác porter của phòng langthang tất tả kéo tớ lại chỉ đường tớ mới biết là đang đi ra ngoài triền núi. Đấy, lạc có chừng 10m thôi mà lúc đi lại thấy nhục thế. Bác porter nhỏ bé từ lúc ấy cứ đi vài bước lại quay lại ngó tớ và chỉ chỗ cho đi.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7364_zps952c327d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7364_zps952c327d.jpg.html)

Đến lúc lên đến nơi bác ấy dừng nghỉ cách tớ có khoảng 5 bước chân, cười rất tươi vẫy vẫy động viên mà tớ vẫn không cố được phải dừng lại hít 2 nhịp thở mới tiếp được, mép còn không nhích nổi để cười với bác ấy nữa. Trong khi bác vẫn tươi tắn trong tuyết đang bắt đầu rơi dày thế này đây (ảnh sau khi đã nghỉ thở 1 lúc, bác ấy định đi thì kéo giật bác lại xin kiểu ảnh, hị hị)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7368_zpsb03d2d2a.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7368_zpsb03d2d2a.jpg.html)

langthang06
07-10-2014, 17:10
Ngày 10 (03/05) High Camp - Thrung La Pass - Muktinath (3760 m) 13 km, 8,5 hrs walk

Không khí khô lạnh làm cho việc hít thở ở độ cao 4800m này trở nên khó khăn. Chỗ ngủ tương đối ấm áp nhưng giấc ngủ của chúng tôi lại không yên, cứ trằn trọc, chập chờn. Có lẽ một phần do ảnh hưởng của độ cao, một phần vì hồi hộp và lo lắng cho quãng đường vượt Thrung La Pass ngày hôm sau.

Nhìn chung quãng đường trek qua Thrung La Pass không phải là dài nhất (13km) nhưng lại ở nơi có độ cao nhất (hơn 5000m), điều kiện thời tiết thay đổi bất thường. Để tránh những điều kiện bất trắc xẩy ra do thời tiết, thời gian vượt Thrung La Pass được khuyến cáo là trước 10h sáng đối với tất cả các treker.

Tới thời điểm này, đoàn chúng tôi đã theo đúng lịch trình và kết thúc mỗi ngày trek đều trước khi trời tối (trung bình là đến chỗ nghỉ trước 4h chiều). Hy vọng ngày qua đèo điều kiện thể lực của chúng tôi đảm bảo, thời tiết tốt, không gió mạnh, không tuyết rơi, trời trong không mù để cả đoàn vượt qua Thrung La Pass an toàn.

3h30 sáng, phòng 3 người chúng tôi lục tục dậy chuẩn bị đồ đạc.

3h40 Achut đi từng phòng gõ cửa đánh thức và tập trung mọi người.

Trời lúc này còn rất tối, tầm nhìn hạn chế, bước ra khỏi phòng là thấy váng vất vì gió và lạnh. Vậy mà đã có vài nhóm khách lẻ trong đó có mấy khách tuổi trung niên đã nai nịt gọn gàng chuẩn bị để lên đường.

4h15 Cả đoàn lần lượt tập trung tại phòng ăn.

Bữa sáng vẫn như mọi ngày, mọi người gọi đồ theo sở thích, khẩu vị của cá nhân hoặc gọi theo nhóm (nếu đồ ăn quá nhiều).
Có lẽ do thức dậy và ăn sáng sớm, cũng có thể do bồn chồn, không quen với điều kiện thời tiết, khí hậu nên hầu như mọi người đều không ăn được. Những để đảm bảo sức khỏe nên những đồ nhiều năng lượng như súp nấm, mỳ nóng, trứng luộc hoặc sữa nóng được ưu tiên dùng hết.

5h15 Kiểm tra lại quân số, đồ đạc lần cuối trước khi lên đường

5h35 Toàn đội lên đường vượt Thrung La Pass


High Camp - nơi chúng tôi ở đêm qua - nhỏ và nằm sâu giữa thung lũng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama17a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama17a.jpg.html)


Những đoạn đầu khi trời chưa sáng hẳn, cả đoàn dò dẫm đi cẩn thận theo ánh sáng của những ngọn đèn pin

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama271a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama271a.jpg.html)


Note::
- Không nên đi quá sớm (tầm 3h hoặc 4h sáng) vì không thực sự cần thiết và đường đi khi chưa sáng rất nguy hiểm. Với sức trung bình như mọi người trong đoàn tôi thì từ High Camp lên đến đỉnh đèo Thrung La Pass mất khoảng 4 tiếng. Còn nếu như đi tốc độ của bạn khoai Tây đi cùng đoàn chỉ mất khoảng hơn 2 tiếng.

-Nên mang sữa đặc loại hộp nhỏ để dùng trong những điều kiện như ở High Camp. Không nên uống sữa được phục vụ tại các nhà nghỉ ở độ cao từ 4000m trở lên vì có thể sữa không đảm bảo vệ sinh, dễ gây đau bụng.

-Nên mang theo đèn pin đeo đầu. Rất thuận tiện cho những lúc phải đi vào tờ mờ sáng hoặc lạc đường đến điểm nghỉ vào tối muộn.

langthang06
07-10-2014, 18:10
High Camp - Thrung La Pass (5416m) 5km, 3.5 hrs

Trời tối mịt mù, nhìn không rõ đường đi, đã thế lại lạnh kinh khủng, chỉ cần bỏ tay ra ngoài găng là tê buốt không cử động được các ngón nữa. Rất may là không bị sương mù nên chúng tôi có thể yên tâm bước đi theo ánh đèn pin.

Dò dẫm từng bước chậm chạp chúng tôi leo lên con đường dốc phía sau High Camp. Bình thường khi không có tuyết, việc leo dốc ở độ cao trên 4000m đã rất mệt, thở không ra hơi, đi mười bước nghỉ 1 bước. Nhưng ngày vượt Thrung La Pass này còn khó khăn và mệt hơn nhiều vì ngoài đường dốc, độ cao chúng tôi còn phải thích nghi với việc đi trên tuyết và băng cả một đoạn đường dài.


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Unitled_Panorama182a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Unitled_Panorama182a.jpg.html)

Đường nhỏ và chỉ có một lối đi duy nhất, một bên là sườn núi cao và một bên là dốc trượt không thấy điểm dừng. Nhiều người đi qua trên cùng một lối mòn, lại thêm không khí lạnh, tuyết ở dưới không kịp tan nên nhiều chỗ đường mòn bị đóng thành băng trơn trượt. Buổi đêm khi tuyết rơi đã che phủ hết những đoạn băng này, chỉ cần không chú ý một chút là trượt ngã ngay, rất nguy hiểm.

Trời mờ mịt tối, đi được một đoạn thì tôi đi vào đường băng. May mà đang bước chậm, lại đi 2 gậy nên chỉ hơi trượt một chút, không nguy hiểm. Nhưng một số người đi sau dù đã được cảnh bảo nhưng do giầy không có độ bám tốt, đường băng lại quá trơn nên đã gặp rất nhiều khó khăn khi vượt qua. Achut đã phải đứng hẳn xuống mé vực để làm điểm bám cho mọi người vượt qua an toàn.


Đường mòn là sợ chỉ nhỏ mảnh, bóng người nhỏ xíu như đá sỏi bên đường

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC073181a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC073181a.jpg.html)


Chỉ một đoạn dốc nhỏ như vậy mà phải mất gần 45 phút mới leo lên được

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_74132a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_74132a.jpg.html)


Những đoàn treker khác bắt đầu nối đuôi nhau vượt đèo

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_20291a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_20291a.jpg.html)

langthang06
08-10-2014, 17:01
Mỗi bước đi trên đèo bằng 20 bước đi bình thường ở nhà.

Cứ cắm mặt nhìn đường bước chậm chạp về phía trước. Mệt không dám dừng nghỉ lâu vì chỉ cần đứng lại là thấy lạnh buốt chân tay, các khớp như cứng lại. Muốn chụp ảnh cũng không dám cúi thấp hoặc ngồi xuống vì sợ sốc không đứng lên được nữa.

Thời tiết phải nói là cực lạnh, mọi thứ đều có thể đóng băng khi lộ ra phía ngoài.
Một số bình nước có phần ống hút lộ ra ngoài của một số thành viên trong đoàn đã bị đóng băng, nên nhiều lúc phải chờ nhau để chia nước :)

Đường mòn có rất nhiều đoạn đóng băng,để tránh trơn trượt tôi đã thử đi sang phần đường ngập tuyết bên cạnh nhưng tuyết ngập đến tận đầu gối rất khó bước đi, đành phải quay lại theo lối mòn quen thuộc.


Qua đoạn đầu đoạn đường băng và ngập tuyết, hì hục leo lên dốc cả đoàn đến điểm High Campt 2.
High Camp 2 nhìn từ đoạn đường phía trên xuống

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC073351a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC073351a.jpg.html)



Chụp cái ảnh đánh dấu và kỷ niệm tại High Camp 2

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35982.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_35982.jpg.html)


Qua High Camp 2 đường lại lên tiếp nhé. Nói chung là dốc và tuyết là bạn đồng hành trong cả chặng đường. Thích thú cũng có mà mệt mỏi cũng có, đôi lúc lại cảm thấy bé nhỏ giữa cái hùng vĩ mà mênh mông của thiên nhiên.

Lên dốc tiếp nào

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC073212a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC073212a.jpg.html)


Bạn có muốn thử cảm giác mênh mông, trắng xóa ở độ cao 5000m như vậy không?
Nếu là tôi, nhất định tôi sẽ thử :)):)):)).
Thú vị và nhiều cảm xúc lắm đấy

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama262a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama262a.jpg.html)

sbn
08-10-2014, 19:04
Thực hiện nguyên tắc leo cao ngủ thấp ở High Camp quả là một thử thách băng giá cho cái cơ thể đang rệu rạo sau chuyến bứt dốc vừa rồi. Cứ phần nào của cơ thể đưa ra ngoài là phần ấy như thể lắc rắc đóng băng, mất hết cảm giác nên sau khi chiến đấu với cái lạnh hăm hở thò bàn tay miết trên cơ thể và gió giật được một đoạn là bọn tớ líu ríu đi xuống thật nhanh khỏi View point.

Để vào được phòng ăn phải đi qua tới 2 cái cửa dầy cộp cách nhau hẳn một phòng nhỏ nhưng cái đống người lộm nhộm có phả đầy CO2 ra cũng ko đủ làm ấm không khí trong đó. Bọn tớ phải cố nghĩ các trò để đợi đến giờ ăn vì nếu cứ ngồi im có nghĩa là để cái lạnh xâm chiếm không kiểm soát. Tuy nhiên, dù cả đoàn máu thừa tăng động cũng không thể làm được gì hơn ngoài di chuyển mờ ông trên ghế theo quãng đường tính bằng milimet :(

Sang phòng ăn bao phủ cửa kính mới thấy cái sự vần vũ của gió và những xoáy tuyết lộn nhào ngoài không trung rồi ném rào rào vào cửa kính thật là đáng gờm. Tuyết ở đây rất lạ, không bông xốp bay bay hay từng mảnh to sầm sập mà lại viên tròn vo như được xe bởi những chú dã tràng, kết lại bởi những tinh thể tuyết như muối tinh, hạt tuyết to chừng hạt xốp gõ long cong vào kính. Về kể lể mới được biết dạng tuyết này thường xuất hiện ở những chỗ rất lạnh và gió. Ngồi nhìn mà có một sự lo lắng không hề nhẹ vì cả đoàn lẫn bạn Achut đều sợ nếu sáng mai tuyết không ngừng thì có khi phải ở lại đây thêm.

Do HC là điểm hầu như tất cả mọi người đều phải nghỉ ở lại nên sẽ không có lựa chọn. Phòng ốc dù không khang trang ấm áp đủ như các điểm trước đây, lại còn có điện cảm ứng được có tẹo thì đối với những kẻ chỉ cần có chỗ tránh lạnh lẽo ngoài kia cũng đủ yên tâm. Tuy nhiên khu vệ sinh chung đúng là quá tải nên để chắc chắn thì cứ làm mọi việc sớm nhất có thể. Hơn nữa nó lại ở khá chơ vơ giữa tuyết nên để đấu tranh thò được chân ra khỏi cửa làm một số việc cũng rất căng thẳng :D

Về phòng là tấp ngay thuốc hoạt huyết và các loại bổ sung giúp cho cơ thể được hỗ trợ cũng như ngủ ngon. Các động tác yoga, bấm huyệt, vẽ mặt nọ kia áp dụng hết, đề phòng nguy cơ đau đầu có thể xảy ra. Đồ đạc quần áo ngày hôm sau được chuẩn bị cấp tập sẵn sàng vì phải xuất phát sớm. Nhưng nhớ là để quần áo và đặc biệt là nước uống ngay trong túi ngủ, sát người để tránh việc sáng dậy chỉ mặc quần áo cũng bị...cảm lạnh :D

Là một kẻ tham ăn và dễ ăn nhưng lần đầu tiên trong chuyến đi tớ không ăn nổi bữa sáng, chỉ uống được ít sữa nóng sau khi nhá tạm vài miếng bánh. Thú thật là sau đó đi đường chỉ sợ đói quá tụt huyết áp mà đứt cầu chì lúc đang leo thì mệt luôn :(. Vậy nên socola lúc này là cứu cánh hữu hiệu và chắc chắn nhất nên đừng quên găm ở chỗ dễ lấy nhất vì mọi chuyển động của cơ thể ở độ cao này là sự phấn đấu vô cùng lớn lao :))

sbn
08-10-2014, 19:22
Buổi sáng tạnh ráo, ơn giời:L.

Bọn tớ lập tức được phân công vị trí theo sự sở hữu loại đèn pin mang theo. Triền núi phẳng lì và dốc trượt không thấy dấu vết của đường. Chỉ có mấy vết chân của người đi trước bấu chênh vênh tạo thành gờ mảnh trên cái cạnh hình tam giác đấy. Bọn tớ nối đuôi nhau lạnh cóng. Có người hụt chân "á" một tiếng làm cả đoàn đau hết cả tim, cả tỷ nơ ron thần kinh của mỗi người chết bất đắc kì tử, chẹp. Achut cũng sợ phải đỡ và dắt từng người một qua cái vết hụt ấy. Qua khởi đầu khó khăn đầu tiên cả đoàn lại rũ tuyết bước tiếp, khí thế bừng bừng. Đến đoạn có thể dừng lại an toàn mới dám run run bấm kiểu ảnh mà không nên chỉ vì lạnh và...thở


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7373_zps647db94e.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7373_zps647db94e.jpg.html)

Dãy núi được băng giá bao bọc, gió vần gọt dũa làm tớ cảm giác như đây là một tác phẩm điêu khắc thủy tinh kỳ vĩ được thực hiện trong những cung bậc cảm xúc mãnh liệt


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7376_zpsd0b7ffaf.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7376_zpsd0b7ffaf.jpg.html)

Con đường mỏng mảnh và HC dường như vẫn đang im ngủ sâu trong hõm núi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7375_zpsf3dc4dd6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7375_zpsf3dc4dd6.jpg.html)

Bước thấp bước cao nối đuôi nhau trong lớp tuyết còn mới nguyên. Và tuyết thì bày trò giăng bẫy với cái bọn ở xứ nhiệt đới chả đi trên tuyết mấy khi làm hõm sụt lúc chạm mắt cá, lúc thì kéo đến tận đầu gối. Nếu đi trước nhìn lại thấy bọn tớ cứ giật cục xiêu vẹo y như đoàn rối đang trình diễn tác phẩm đương đại khó hiểu:D. Rồi thì cũng qua được một cây cầu sắt và trời sáng hơn phía sau dù mặt trời sẽ lên ở trước mặt


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7392_zps807d5048.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7392_zps807d5048.jpg.html)

sbn
08-10-2014, 19:33
Một vài hình ảnh khi nắng lên và...mây cũng lên.
Nắng lên làm không khí ấm hơn, hơi nước từ tuyết trong thung lũng cũng bắt đầu bốc lên theo nắng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7393_zps4549768d.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7393_zps4549768d.jpg.html)

Mù mịt thành mây cuộn trào bao phủ lên con đường mỏng, đuổi theo những người xuất phát chậm đang chênh vênh như những chấm nhỏ. Đó cũng là một trong những lý do cần xuất phát sớm ;)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7395_zpsf7f04350.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7395_zpsf7f04350.jpg.html)

Và khi mặt trời đã ngó hẳn gương mặt ngái ngủ thì những vần vũ mây lại chìm xuống, mỏng dần và đu đưa phía dưới rất giả lả. Đoàn người li ti nhưng lại nổi bật giữa hùng vĩ, nhỏ mà lớn trong niềm vui chinh phục


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7442_zps4b85b4bb.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7442_zps4b85b4bb.jpg.html)

zLangTuz
16-10-2014, 16:05
Ui...trời, bão tuyết vừa quét qua khu vực này, 21 người thiệt mạng, trong đó có 01 người VN. Thành thật chia buồn.

monkeymouse
23-10-2014, 11:22
Đề nghị có chú thích hoặc note về các cấu hình động trên cung đường Ice lake để còn kịp mà ném đá...vì chẳng biết đâu là rùa chị, đâu là rùa em...
Sao nhớ thế nhỉ :help

Doidepda
24-10-2014, 10:16
mấy ngày rồi không thấy chủ thớt viết tiếp ? hay bị bão tuyết thổi bay mất rồi ?!!!!!!!!!!!!

sbn
25-10-2014, 22:57
Chủ thớt đang bận du hí nên bạn chịu khó đợi chút nha ;)
Thực sự là những ai đi cung này về chắc vẫn còn đang dư âm nhất là cảm xúc khá xáo trộn khi biết một số hung tin trong trận bão tuyết vừa rồi trên chính cung đường này.

langthang06
15-11-2014, 12:22
Đọc tin về báo tuyết trên Thrung La Pass có rất nhiều cảm xúc.
Cảm giác buồn và xót xa cho những người mất tích và chết trong bão tuyết.
Cảm thấy đoàn mình may mắn khi không gặp phải cơn bão khủng khiếp đó

Tuy nhiên cũng phải nói một câu, có thể hơi khó nghe là: mọi người trả tiền và liều mạng đi vào lúc gió, tuyết to như vậy trên đèo hơn 5000m là quá mạo hiểm. Có thể do mọi người thiếu thông tin, cũng có thể do chủ quan nhưng nếu là tôi trong tình huống đó tôi sẽ ở lại "Tea house" hoặc trả tiền để tìm đường quay lại High camp.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07334a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07334a.jpg.html)

Không biết chính xác đây có phải là nơi mọi người dừng lại khi có bão tuyết đợt vừa xong không.
Nhưng đây là điểm duy nhất có thể trú chân từ High Campt về đến làng Charabu trên đường chúng tôi đi. Nếu từ đây đến điểm dừng chân tiếp theo quãng đường khá khó khăn, mất sức, dài hơn so với tưởng tượng khi mệt, đường lại toàn tuyết, tuyết và tuyết.
Đi trong điều kiện bình thường không quá gió, không có tuyết cũng rất mệt và mất sức.
Mình note lại điểm này để mọi người có thêm thông tin nếu chẳng may lại có một trận bão tuyết khác khi vượt đèo Thrung La Pass.

Liki
17-11-2014, 21:03
Vẫn hóng mãi bài của bác thớt bao ngày hôm nay:L

langthang06
21-11-2014, 17:03
High Camp 2 là điểm trú, lán trại cuối cùng theo hướng đường leo lên trên Thrung La Pass. Từ đây lên đến đỉnh sẽ không còn bất kỳ điểm dừng chân nào nữa.
Đường toàn bộ là lên dốc, dốc ngắn, dốc dài cứ nối tiếp nhau.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/ThrunglaPass3a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/ThrunglaPass3a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07345a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07345a.jpg.html)


Có những đoạn dốc rất ngắn nhưng gần như thẳng đứng. Mệt, tuyết dày, đường trơn làm chúng tôi mất rất nhiều sức lực.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07340a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07340a.jpg.html)


Mỗi lần dừng nghỉ nhìn lên phía trước chỉ thấy dốc, tuyết và tuyết, dốc. Bóng những người đi trước cứ dần mất hút ở phía trên cao. Đỉnh đèo mong đợi nhìn thấy vẫn cứ ẩn đâu đó mãi không xuất hiện.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07363a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07363a.jpg.html)


Trong lúc mình hì hục, nặng nề lê lên dốc thì mấy bạn Khoai Tây này vẫn ung dung, dẻo dai và mạnh khỏe với xe đạp leo đèo. Gặp các bạn này từ lúc ở Manang nhưng đường đi khác nhau nên lên đèo mới gặp lại. Những đoạn đường bằng thì các bạn leo lên xe đạp chầm chậm đi. Những đoạn đường dốc không đạp được thì xuống, vác xe lên vai đi bộ. Nói chung là nhìn mà khâm phục.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07353a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07353a.jpg.html)


Cảnh sắc chỉ một mầu trắng nhưng vẫn đẹp kỳ lạ.
Con người lúc này chỉ như những hòn sỏi nhỏ nhoi trong bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama1c.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama1c.jpg.html)

HDK
23-11-2014, 21:51
Bao giờ mình có time để đi đến đây nhỉ? Nhưng có vẻ mạo hiểm nếu tuyết dày quá.

sbn
24-11-2014, 17:55
Khi lụi cụi trèo lên, tớ cứ đinh ninh đành rằng hôm qua tuyết rơi nhưng kể cả không thì ở đỉnh cao như thế có tuyết là đương nhiên:shrug:. Cơ mà không phải. Bởi ngay sau bọn tớ có đoàn đi vào đợt tháng 9 thì cả dọc đường không có lấy một bông tuyết, đặc biệt là đường lên đỉnh đèo Thorungla Pass này. Mọi thứ khô khốc và trơ trụi một màu sỏi đá nâu vàng sậm sịt. Tớ tự hỏi khi mình đi có tuyết là may hay không khi nhìn ảnh của đoàn sau và nghe cả thông tin đáng tiếc của thời gian sát đó. Âu cũng là may hơn khôn.
Với cái bọn xứ nhiệt đới mới nghe tuyết rơi đã nhoắng lên mò đêm mò hôm để lên những Sa Pa, Mẫu Sơn, Hà Giang để được chạm vào, được ngắm nghía tinh thể trắng muốt này thì đi trên lớp tuyết dày là một vấn đề rất nan giải đặc biệt là tớ. Người vặn vẹo theo mỗi bước vì không biết trụ hay nhấc chân hay hạ cẳng thế nào cho hợp lý nên rất tốn sức. Vì thế đội rùa tụt lại khi các bạn đang hăm hở ở tít đỉnh bên kia thì cả bọn vẫn còn loanh quanh đứng thở với nghỉ sau khi kì cạch lên đến đây và bạn Tiến bảo còn tíiiiiii nữa thôi là đến đích rồi.

Biệt danh Lòng tôm trong đội rùa đang phải vịn gậy đứng thở. Phía sau là các bạn của các đoàn vẫn tiếp tục bước, trông thế mà rất xa, những cái mấp mô kia đủ làm ai cũng phải thở dốc vì đúng là nó....rất dốc:shrug:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7459_zps085c5ecc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7459_zps085c5ecc.jpg.html)

Chứng thực cho cái sự dốc của cái uốn lượn tưởng chừng như đơn giản đây


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7467_zpsfc44af93.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7467_zpsfc44af93.jpg.html)

Do quá mệt nên cứ đứa sau chúi mặt vào balo đứa trước mà lê từng bước, bạn Tiến cũng ko buồn giục giã mà còn thừa sức chạy đi vác xe đạp hộ đội khác, để cho bọn rùa tự bơi bơi bơi :D. Và khi nghe đồn gần đích rồi bọn tớ mới có cơ hội dừng lại nghỉ và quay lại phía sau nhìn quãng đường vừa đi.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7503_zpse063f8b5.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7503_zpse063f8b5.jpg.html)

Những khối mây mù đùn lên từ dưới núi, cuộn theo gió như bộ móng vuốt đang chuẩn bị quặp xuống những bóng dáng nhỏ bé. Thời gian tớ chụp tấm ảnh lúc này là hơn 9h sáng một chút, bảo sao các bạn đi trước luôn luôn dặn phải qua đây trước 11h nếu không sẽ không qua nổi.

@HDK: Thực ra thời gian thì đâu có khó lắm, cứ ghép các kì nghỉ vào là sắp xếp được mà. CÒn tuyết thì thực ra như tớ nói ở trên ấy, hên xui, tuy nhiên nếu tuyết rơi như lúc đoàn tớ đi thì không quá khó khăn nếu bạn giữ được sức khỏe và tinh thần.

Henritours
24-11-2014, 23:18
Cảm ơn vì thông tin và những bức ảnh đẹp. Mình dự định đi năm sau và hóng xem có ai tạo topic đi cùng :)

langthang06
28-01-2015, 17:45
Đoàn chúng tôi cứ chậm chạp tiến lên phía trước. Càng lên cao bước chân càng chậm hơn, hơi thở cũng nặng nề hơn. Ở những đoạn phía dưới trung bình chúng tôi đi khoảng 50 - 100 bước mới phải dừng nghỉ một lần để cơ thể có thể tăng cường thêm oxy và phục hồi năng lượng kịp phục vụ cho việc di chuyển những bước tiếp sau. Nhưng ở thời điểm khi gần đến đỉnh đèo này, tính trung bình chúng tôi chỉ đi được khoảng từ 5 đến 10 bước là phải dừng lại nghỉ một lần để hồi sức đi tiếp.

Lên đến độ cao hơn 5000m này, tốc độ của ai cũng như ai, không vội, không nhanh được. Thỉnh thoảng nghe thấy lời nhắc nhở của Achut: “Đi chậm”, “Cẩn thận”.



https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07369b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07369b.jpg.html)


Đỉnh đèo Throung La Pass đã xuất hiện mờ mờ phía trước. Đoạn đường ngắn trước khi đến đạt đích Thorung La Pass đường có nhiều lớp băng mỏng nằm phía dưới lớp tuyết xốp dày nên nếu không chú ý sẽ trơn trượt, ngã rất nguy hiểm. Thấy mấy bạn Tây đi phía trước trượt ngã trôi xuống gần mép dốc mà thấy ngán ngẩm. Achut đang hỗ trợ và hướng dẫn nhóm đi sau nên không có hoa tiêu ở đoạn này. Tự quyết định không tiếp tục đi vào đường tuyết mà các bạn Tây vừa đi nữa mà tự mình tạo một lối đi khác song song với đường cũ, để tránh đoạn băng trơn mà nhiều người đi phía trước đã bước vào. Rất may đây là một lựa chọn đúng vì tuy tuyết ở lối đi ngoài tuy dày và cao hơn nhưng không bị đóng băng phía dưới nên đỡ trơn hơn rất nhiều. Chỉ duy nhất có một điều hơi phiền là tuyết dày nên có đôi lúc tuyết tràn qua cổ giầy chui vào phía trong của giầy.

Trời vẫn trong và xanh, gió vẫn nhẹ nhàng thổi, thời tiết có vẻ như ủng hộ đoàn chúng tôi khi tới đỉnh Thorung La Pass.


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2067a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2067a.jpg.html)


Lần lượt, lần lượt từng người trong đoàn cuối cùng đã lên đến đích. Niềm phấn khích và vui mừng ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi sự mệt mỏi và gió lạnh trên đỉnh cao này. Không nhẩy múa hò reo nhưng nụ cười vẫn nở bừng trên khuôn mặt của mọi người trong đoàn khi đến đỉnh Thorung La Pass. Tối nay chúng tôi sẽ mở tiệc ăn mừng cho thành công nhưng bây giờ vẫn phải tập trung cho quãng đường xuống dốc dài còn ở phía trước.



https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2084a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2084a.jpg.html)


Ghi dấu thành công của cả đoàn trên đèo Thorung La Pass. 12 người lên được đỉnh đủ 12 người, mặc dù có sốc, có mệt nhưng không ai bỏ cuộc. Rất vui mừng và hớn hở.


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2317a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2317a.jpg.html)

langthang06
28-01-2015, 18:10
Tranh thủ nghỉ ngơi và chụp ảnh chờ đồng đội hội tụ đủ chúng tôi lại tiếp tục lên đường.
Mấy bạn Tây đi xe đạp thật là đáng nể khi đổ dốc ngay từ đỉnh xuống phía dưới. Đi xuống dốc đoạn này còn thấy ghê nữa là đổ dốc bằng xe đạp.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7506b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7506b.jpg.html)


Đường xuống dốc, vòng theo những sườn núi dài. Trung bình sẽ mất khoảng từ 4 – 5 tiếng để đi từ đỉnh Thorung La Pass về đến Muktinath. Đã có kinh nghiệm với đoạn xuống dốc khi đi Ice lake nên chúng tôi nghĩ việc xuống dốc sẽ diễn ra suôn sẻ và tốc độ sẽ nhanh hơn đoạn đường đi lên. Tuy nhiên, đường đầy tuyết trơn trượt, có những đoạn tuyết tan đầy bùn, nước đã gây trở ngại không nhỏ cho chúng tôi, tốc độ cũng không nhanh được như mong muốn ở đoạn xuống Thorung La Pass này.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07396a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC07396a.jpg.html)


Với những đoạn đường đầy tuyết, chúng tôi đã thử kiểu vừa đi vừa trượt như trượt tuyết để tiết kiệm thời gian và sức lực đi xuống. Tuy nhiên đi kiểu này chỉ hợp với đoạn đường rộng, không có dốc kiểu zíc zắc và đầu gối cũng như chân phải tương đối tốt không khi dừng lại sẽ bị chồn đau và mỏi, rất khó chịu.
Xuống thấp hơn hơn chút nữa (khoảng dưới 4000m) dốc chủ yếu theo kiểu zíc zắc, có những đoạn tuyết đang tan nên đường trơn và lầy lội. Đoạn đường xuống này đã cho chúng tôi thêm những trải nghiệm và thử thách mới. Tốc độ đi buộc phải giảm xuống, phải cẩn thận lựa chỗ đặt chân an toàn khi gặp băng và tuyết tan, cũng nên lưu tâm khi chuyển từ đoạn đường tuyết tan trơn sang đường mòn nhỏ gần sát vực….Tất cả những trải nghiệm này làm chúng tôi mất rất nhiều sức lực và là những trải nghiệm rất khó quên với tôi. Có những đoạn xuống nhanh quá tôi đã trựot ngã xuống gần mép vực, thật hú hồn, hihi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2415a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/JP3_2415a.jpg.html)


https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7541a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7541a.jpg.html)

sbn
11-03-2015, 18:35
Một lưu ý nhỏ đối với đường lên và xuống đỉnh đèo là có những gờ tuyết nhỏ được các bạn đi trước hoặc chính các bạn guide dẫm tạo thành đường. Trên thực tế nó có là đường hay không thì tớ không xác định được nhưng việc đi trên những gờ tuyết chênh vênh dù chỉ cách đáy các hõm uốn lượn chừng hơn 1m cũng cần hết sức cẩn thận. Chỉ cần sơ sảy nhỏ dẫn đến trẹo chân hay bong gân cũng trở thành vấn đề to tát khi ở đây. Vì thế nên cứ cẩn tắc vô áy náy, nhỉ ;)

Tớ chốt đoàn. Khoảng hơn 100m cuối nhìn thấy đồng đội hò reo cổ vũ mà nhe răng cũng chả có đủ sức ấy, cứ lẫm chẫm đến nơi dưng đến rồi thì lao bổ ngay vào cái bảng đá hay ngồi phịch ra tuyết mà hỉ hả đánh dấu cũng bõ.

Đường xuống tuyết đọng từng mảng lớn sau khi đã tan bớt hoặc đông cứng thành băng, trơn trợt với những hõm hay hố có bề mặt mỏng tang chỉ cần dẫm vào là vỡ vụn và lôi chân bọn tớ thụt sâu đến qua gối hoặc ngang đùi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7536_zpsuvjpvtdo.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7536_zpsuvjpvtdo.jpg.html)

Đường vẫn xoắn vặn và dốc liên tục qua những mấp mô cằn cỗi chưa được hồi sinh sau lớp tuyết đang tan dần


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7543_zpsv5zzx75f.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7543_zpsv5zzx75f.jpg.html)

Đường mỏng xíu


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7544_zpsl3zyiaq0.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7544_zpsl3zyiaq0.jpg.html)

Hoặc chênh vênh chả rõ lối hay không biết phải đặt chân thế nào


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7546_zpsz1jmoeub.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7546_zpsz1jmoeub.jpg.html)

Đi qua một gờ băng khá dài đã thủng lỗ chỗ vì những bước sụt của người đi trước, đôi lúc không còn chỗ đặt chân phải trèo lên cao hơn phía sườn dốc làm tớ khá loay hoay vì lúc đó chỉ có 1 mình. Nhóm trước đã đi qua, nhóm sau có vẻ còn lâu mới tới. Dợm chân tới lui mới tìm được chỗ đặt mà không có chỗ bám. Soạtttt, chân bị sụt đến ngang đùi, tuyết thi nhau chui vào giày. Chân thấp chân cao không có điểm tì để nhấc người lên, có tí run vì chắc chả gọi được ai. Lại hì hục xoay vần ngả hẳn người vào sườn tuyết mà bấu. Rồi cũng thoát ra bước thấp bước cao đến tận cuối đường mới nhìn thấy bóng Achut đang đi lại và dắt qua cái đoạn trơn trượt ở cuối đó. Hú vía.

Qua đó thì nhìn thấy nhóm trước đang nghỉ chân ở đỉnh dốc, ai cũng chả ngẩng nổi đầu lên


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7548_zpshpr6i9io.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7548_zpshpr6i9io.jpg.html)

Đường đi hạ độ cao rất nhanh và cũng đỡ khó hơn. Bởi vậy có một số trường hợp các bạn đến Highcamp (4800) sáng hôm sau dậy bị hội chứng sốc độ cao thường được khuyên uống thuốc và cố gắng vượt qua đỉnh đèo sang bên kia sẽ mau hết còn hơn là quay ngược về lại.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7552_zps48jdpwxa.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7552_zps48jdpwxa.jpg.html)

toiyeucafengon
11-03-2015, 18:40
Tháng 4 và 5 này mình cũng đi, hy vọng cũng thuận lợi như vậy

trangiang
11-03-2015, 19:13
Ảnh đẹp quá. xem ra cung Annapuna nhìn ngon nghẻ hơn cung Langtang. thanks chủ thớt về ảnh đẹp và các thông tin(c)

sbn
21-03-2015, 12:02
Buổi sáng trước khi leo đèo, do phải dậy sớm và bắt buộc phải ăn sớm trong tình trạng cơ thể còn chưa sẵn sàng, thêm sự trì trệ chậm chạp do độ cao gây ra nên hầu như bữa ăn sáng bị bỏ dở, có phần còn gần như nguyên xi dù bọn tớ luôn động viên nhau ăn để còn lấy sức. Đến lúc này mới thấy mấy lốc sữa đặc hì hục mang từ VN vác đến đây rất rất có giá trị. Đó là thứ duy nhất có thể uống và cho năng lượng vào buổi sáng hôm ấy. Tuy nhiên có 1 số thành viên thì việc cho năng lượng đồng nghĩa với đào thải nhanh hơn mức cần thiết :D, có thể do sự tương tác với chút ít thức ăn bữa sáng và dạ dày đang chịu áp lực lớn sau những ngày ăn đồ ăn lủng củng. Đến lúc xuống đến Muktinath, sau khi phủ phê các bạn mới thì thào kể lý do mà đi xuống núi nhanh đến thế. Phương pháp này có vẻ có hiệu quả với tốc độ nhưng cũng...không phải là cách tốt, nhề:))

Đi qua thung lũng trước mặt là đến điểm sẽ nghỉ đêm: Muktinath



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7555_zpstzcgtrdp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7555_zpstzcgtrdp.jpg.html)

Chỗ nghỉ chân buổi trưa của bọn tớ là khu nhà ngoài cùng góc phải. Đây là điểm mọi ng bắt đầu bị dão sức, cơ thể trùng xuống rất nhiều và tâm lý cũng qua đỉnh điểm của độ lì, động vào nhau là rất dễ...cáu:T


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7558_zpsw6xysvdv.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7558_zpsw6xysvdv.jpg.html)

Bạn tây đi cùng đoàn mất hút cùng với 1 porter. Sau này mới biết bạn ấy xuống núi phăng phăng, đến 11h trưa đã tới Muktinath. Bạn còn nói sau khi đi Ice lake thì leo ThorungLa Pass quá đơn giản và nhẹ nhàng, haizzz. Chắc vụ lẹt đẹt của bọn tớ chủ yếu do không quen đi tuyết và sức cũng đã khá căng sau rất nhiều lần tự lên giây cót cho bản thân.

Sau bữa trưa, cuộc hành trình diễn ra bớt yên ắng hơn vì mọi người đã lại sức sau bữa trưa và đường khá dễ do địa hình trong thung lũng. Bạn Tiến quá nản với cái bọn lù rù nên đi một đoạn là lại nằm vật ra với bộ mặt khá chán chường đợi cả bọn diễu hành trước mặt qua khe mắt...lờ đờ khép hờ(NO)

Muktinath đón chào bọn tớ bằng sự khô cằn quen thuộc của vùng đất này



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7559_zpseezjbyut.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7559_zpseezjbyut.jpg.html)

Bên trái là ngôi đến nổi tiếng của vùng đất này, điểm cần phải thăm khi đến đây nhưng tớ đã xách...chân đi thẳng do chỉ muốn duỗi thẳng cẳng bởi đôi chân đã xoắn vặn sau khá nhiều cú trượt và ngã trên tuyết.

[CENTER]
https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7560_zpsnflg3pjp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7560_zpsnflg3pjp.jpg.html)[/CENTER

Bên phải là những bóng tu viện ẩn hiện trong nhấp nhô núi. Về cơ bản nếu có thời gian đứng đây nhìn chênh vênh nắng chiều kéo cả lưới ray bủa xuống thì cũng huy hoàng đấy, nhưng đúng là đến lúc mệt thì cảnh với đẹp chỉ là...phù du. Vậy nên cứ nâng máy mà chụp bất cứ khi nào có thể, đừng để khái niệm "ĐỂ SAU" hay "ĐỢI" tồn tại trong đầu nếu khả năng chụp ảnh bằng...mồm của mình không đủ để diễn tả cái cảm giác và hiện thực lúc đó (dù lắm lúc chụp ảnh xong nhìn ảnh nhìn cảnh chỉ muốn...xóa)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7561_zpsqipejpf6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7561_zpsqipejpf6.jpg.html)

scorpius2710
01-04-2015, 15:01
Nhóm mình cũng đi AC ngày 17/4. Thông tin rất bổ ích, thanks chủ thớt. ^^
Nhóm hiện tại có 4người, nếu ai muốn đi cung này có thể join vs nhóm mình ở topic này.
https://www.phuot.vn/threads/185370-Annapurna-Circuit-Trek-Nepal-M%C3%B9a-Hoa-%C4%90%E1%BB%97-Quy%C3%AAn-(15-04-30-04)

sbn
08-04-2015, 16:59
Ngôi đền thiêng ở Muktinath thờ thần Vishnu, vị thần cao nhất - thần sáng tạo hay còn được gọi là thần tay phải. Người ta tin rằng mọi khổ đau sầu não sẽ được rũ bỏ khi bước chân vào thăm đền Muktinath (Mukti=Nirvana, Nath= God). Ở đâu có 108 đài phun nước được trạm khắc dưới hình đầu bò, hoạt động tẩy trần bằng cách đi hành hương dưới các đài phun nước này là một hoạt động tín ngưỡng được thực hiện với sự tin tưởng và tôn kính.

Tớ không vào nên dùng ảnh của thành viên trong nhóm


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/PNT_2122_zpsamdvx0mo.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/PNT_2122_zpsamdvx0mo.jpg.html)


Lối đi trong đền để vòng ra trung tâm



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/PNT_2125_zpsrtviauei.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/PNT_2125_zpsrtviauei.jpg.html)

Còn vì tớ lảng vảng lơ vơ ở ngoài nên "được" bạn Tiến dắt bò xuyên qua một phần đất cao nơi người dân đặt các...phần mộ của người thân ở đấy mà quê nhà ta hay gọi là nghĩa địa. Tuy nhiên các bạn trồng hoa và cây cối rất chăm chút, lối đi gọn gàng có cả ghế gỗ ngồi như...công viên. Tớ chỉ nhận ra đấy là khu mộ khi ngẩng mặt lên nhìn bạn Tiến ngán ngẩm vắt chân ngồi chờ bước chân lệt bệt của mình.
Đây là cổng chào


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7562_zpss20hulll.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7562_zpss20hulll.jpg.html)

Lướt qua đây chừng 2-300m là đến chỗ bọn tớ nghỉ, các bạn porter đã về tắm rửa bóng bẩy sạch sẽ sơ vin quần áo rất lịch sự chạy tung tăng quanh khách sạn. Chả bù cho bọn tớ :(

sbn
08-04-2015, 17:08
Khách sạn bọn tớ nghỉ ở đây


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7564_zpsr7u6wyco.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7564_zpsr7u6wyco.jpg.html)

Trông phía ngoài có vẻ nhỏ bé theo đúng kiến trúc phổ biến ở Nepal nhưng phải công nhận ngoài Manang, đây có lẽ là điểm nghỉ sung sướng thứ 2 trong hành trình này của bọn tớ. Bởi:
- Phòng ốc sạch sẽ khang trang
- Nước nóng bằng bình ga nên không phải trông mặt trời để...tắm. Phần này là sung sướng nhất dù vẫn là phòng tắm chung và có các màn xếp hàng xí chỗ rất...nhảm nhí :D
- Đồ ăn: ngon, đầy đặn, gia vị hấp dẫn
- Có wifi
- Có nhạc xập xình ở phòng ăn chung
- Đồ uống phong phú
Nói chung là phê phan phủ phê sau khi lên đỉnh (c)

Ví dụ về 1 suất ăn sáng của các bạn ấy


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_1697_zps8bn8iydc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_1697_zps8bn8iydc.jpg.html)

sbn
08-04-2015, 17:37
Muktinath nhỏ xinh gọn gẽ và chan hòa ánh sáng tựa mình ngay chân núi tuyết



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7582_zpsazhjnkxo.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7582_zpsazhjnkxo.jpg.html)

Muktinath rực rỡ sắc màu



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7581_zps3fpevys7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7581_zps3fpevys7.jpg.html)

Muktinath hiền lành gần gũi



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7574_zpsmaes0jsm.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7574_zpsmaes0jsm.jpg.html)

Muktinath sẽ vàng rực với những hàng bạch dương trong mùa thu



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7598_zpsnry9pa1o.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7598_zpsnry9pa1o.jpg.html)

Dành nhiều hình ảnh cho Muktinath chắc vì khi đã vượt qua thử thách và được đền bù bởi sự no nê, bọn tớ phấn khích lên đường, năng lượng lại dồi dào dù không hẳn là được như ban đầu.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7579_zpsfy9x39ez.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7579_zpsfy9x39ez.jpg.html)

Thẳng hướng tới Jharkot thôi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7608_zps3c57bioc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7608_zps3c57bioc.jpg.html)

sbn
09-04-2015, 18:24
Jharkot chào đón bọn tớ trong nắng vàng trời xanh mây trắng gió phần phật. No đủ sạch sẽ, lại thêm chặng đường khá dễ chịu chủ yếu là xuống dốc và khá bằng phẳng nên độ nhởn nhơ lên cao.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7624_zpsn3zkanqy.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7624_zpsn3zkanqy.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7617_zps9mgmxp1b.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7617_zps9mgmxp1b.jpg.html)

Đường đất và có vết sống trâu chứng tỏ xe ô tô chạy khá nhiều và nếu gặp phải ngày mưa thì dòng bùn đường bì bũm chắc cũng không kém phần hấp dẫn. Hàng cây trơ trụi đang chờ mùa phủ lá mà tớ đồ rằng vào mùa thu sẽ lấp lánh vàng quyến rũ hơn nhiều


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7628_zpselxlugak.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7628_zpselxlugak.jpg.html)

Nhưng với cây này thì thế này, cây kia thì thế kia, sau đấy là nguyên một vạt cây trổ đám hoa vàng bông dài và xù ra như...sâu róm lại lung linh kéo lại. Tất cả đám xanh nhạt và vàng này đều là hoa nhá


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7649_zpsznagbzed.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7649_zpsznagbzed.jpg.html)

Rồi thì bù lại là những cây đào cổ thụ thân to xù xì, cành xoắn vặn bởi đặc trưng gió với những cánh hoa mong manh rực sáng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7669_zpst010j2gm.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7669_zpst010j2gm.jpg.html)

Nói chung là không tham hết được, nhề. Chặng này bọn tớ đi xuyên những ngôi làng có nhà xây bằng đá, tường rào đá, bậc thang đá và những ô cửa sổ nhỏ xíu đặc trưng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7665_zpsgdjwxis0.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7665_zpsgdjwxis0.jpg.html)

Cũ và mới với những lá cờ trắng cắm đầy trên các nóc nhà


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/page15_zpsk6n96jfg.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/page15_zpsk6n96jfg.jpg.html)

sbn
10-04-2015, 10:58
Bắt đầu từ chặng này trở đi, chắc tại do đi nhàn hơn một chút lại đi vào các khu dân cư nên bọn tớ vẩn vơ được nhiều hơn. Hình ảnh này được thấy ở khắp nơi: những chiếc ấm và nồi đặt trong "chảo" thu nhiệt để làm/giữ nóng nước hoặc thức ăn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7623_zpshdgixhzs.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7623_zpshdgixhzs.jpg.html)

Bờ rào đá cao ngang đầu người xếp chắc chắn tỉ mẩn, hàng đá phiến trạm các câu chú dựng phía trên như lời cầu nguyện cho những ngôi nhà và cả những người đi trên con đường đó


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7678_zpsh0b3kzx1.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7678_zpsh0b3kzx1.jpg.html)

Người dân ở đây bày bán đồ lưu niệm cho khách chủ yếu là những chiếc khăn màu sắc được dệt tay tại chỗ. Cứ nhìn thấy khung cửi đặt ở đây là chắc chắn sẽ có khăn để bán


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7702_zpsbabss9zh.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7702_zpsbabss9zh.jpg.html)

Đường chủ yếu là đất nện nên bước chân dù có lỏng lẻo cũng đỡ hơn rất nhiều. Nhìn mọi thứ có vẻ đứng im chứ thật ra gió khá lớn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7684_zps3p4u8yfv.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7684_zps3p4u8yfv.jpg.html)

Những khu dân cư thường xuyên tập trung ở các điểm địa hình cao, bao quanh bởi cây và núi, luôn luôn ở những nơi đón ánh sáng nhiều nhất


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7688_zpsdm2g30lm.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7688_zpsdm2g30lm.jpg.html)

Và dù cái "vũng" nước này dù chả có gì nhưng vì tớ thích cái màu mè của nó, phần đáy màu xanh kiểu đồng bị ô xy hóa rất lạ. Đúng là khi mệt chả thiết tha gì, lúc phởn phơ chút là gì cũng thấy ham :D


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7693_zps1xtyz7ro.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7693_zps1xtyz7ro.jpg.html)

sbn
10-04-2015, 17:53
Đường cứ túc tắc và cái chân bây giờ đi hầu như là theo quán tính, chuyển động như một động cơ đã được lên chương trình. Thêm một tẹo lưu ý là chúng ta nếu có thể nên làm vẹt Châu Phi khi đi trên những vùng núi non rộng lớn, ít nhất cũng là để nếu có lạc còn dễ tìm và dễ nhận biết - ấy là theo quan điểm của tớ (Thêm 1 phần nữa là do mặt tớ xấu nên dùng cái khác gây chú ý đó là màu sắc quần áo lòe loẹt (NT) ). Tớ lấy ví dụ màu mè của 2 vẹt Châu Phi đoàn tớ đây


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7713_zpsqf6r7bjl.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7713_zpsqf6r7bjl.jpg.html)

Giữa gam màu bằng phẳng của vùng đất này nhìn thì hẳn là nổi rồi đúng không ;). Hoặc như này, chóe nguyên...cục


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7720_zpslsfcfzhy.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7720_zpslsfcfzhy.jpg.html)

Đường này chỉ cần có 1 cái xe ô tô chạy qua là được xông...bụi miễn phí, tối tăm mắt mũi chả nhìn thấy gì và nếu có 2 cái đi liền nhau thì tốt nhất đứng nép vào bên vách núi chứ các bạn ấy chả nhìn rõ mình đâu, lại vui tay là cho 1 cái thì thân mình mỏng như tờ giấy bay là là xuống chân núi khỏi cần trek. Thế nên mặc áo nổi cũng làm cái đèn giao thông bất đắc dĩ để tránh xe vì xe các bạn ấy màu cũng xanh bần bật như thế này cơ mà.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7715_zpsamfomvb5.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7715_zpsamfomvb5.jpg.html)

Dừng bước ngắm nghía ngắm nghía


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7722_zpszaa6txls.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7722_zpszaa6txls.jpg.html)

Rồi sau đấy là bị bạn Tiến chán với bọn rùa nên quyết tâm cứ cho đi đường short cut chứ ko theo đường cái dư lày làm cả bọn chật vật. Bạn nào muốn đi đường tắt thì cũng cẩn thận nhé, đường không phải không có nhưng là đường không dành cho những cái đầu gối đã mỏi và chồn vì đúng kiểu đường cho dê đi, đá sỏi trơn trượt nên sảy chân là trôi thẳng xuống dốc nhanh hơn mức bình thường


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7725_zps7vok5gjr.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7725_zps7vok5gjr.jpg.html)

Vì có đoạn mỏng teo vừa 1 bàn chân lại còn dốc xuội


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7729_zpsyhtnpdvv.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7729_zpsyhtnpdvv.jpg.html)

Lúc nhìn thấy đường cái ngon lành khi đi trên đường dê leo này bọn tớ cứ lầm bầm mà không dám tập trung chưởi vì sợ...trượt chân :(

sbn
10-04-2015, 18:38
Buổi trưa thung lũng ở Kagbeni chào đón bọn tớ với đồng lúa mạch xanh rì rào còn gió ở trên thì thổi làm bọn tớ không trụ nổi mà chụp tấm ảnh cho tử tế được vì lúc nào cũng chực hất nếu trót nhổm lên ngó sang phía bên kia


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7733_zpssfc9c2mg.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7733_zpssfc9c2mg.jpg.html)

Bọn tớ bớt hẳn được cái ngữ điệu lải nhải suốt chặng với Achut "bao lâu nữa thì đến", "còn xa không", "mấy tiếng nữa thì đến" vì tự cho phép hưởng thụ thong thả cho đến lúc cái bụng khua trống lùng tùng. Đường đi qua khu làng để đến điểm nghỉ chân ăn trưa


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7737_zpsa1ef4kyk.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7737_zpsa1ef4kyk.jpg.html)

Một quán rất sạch sẽ với những khung cửa kính quen thuộc nhìn được tứ phía. Nắng và rất rất gió. Từ bàn ăn nhìn ra mênh mông lúa hát. Và điểm làm bọn tớ xốn xang ở quán này không chỉ tầm nhìn đẹp, món ăn ngon mà còn bởi cô bé phục vụ xinh hút người, cả đoàn tớ ngơ ngẩn đến mức có đứa còn lẽo đẽo theo vào tận bếp để ngắm và đòi chụp ảnh cùng (NO)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7744_zps1dy9fepu.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7744_zps1dy9fepu.jpg.html)

sbn
10-04-2015, 18:42
Vài hình ảnh bên lề khi bọn tớ chờ đồ ăn ở trong quán:
Một đoàn xe đạp địa hình lao tới đều tăm tắp và vút qua đám đá lổn nhổn trên đường như những con ngựa chiến săn chắc


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7759_zpse1s4ewtp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7759_zpse1s4ewtp.jpg.html)

Sau khi chứng kiến cảnh các bạn ấy đạp xe rồi vác xe lên đến tận đỉnh Thorungla Pass tớ đã hâm mộ không ngớt và chả ngần ngại thể hiện nó một cách lộ liễu khi lao bổ ra, ngồi thụp xuống chụp và không ngớt cổ vũ hú hét(beer). Có fan chả tội gì không thể hiện, nhề


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7751_zpswumikrrx.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7751_zpswumikrrx.jpg.html)

Và chả tội gì không đáp lại bằng nụ cười tươi tỏa nắng hơn cả...nắng lúc giữa trưa


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7747_zps91c0rsvz.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7747_zps91c0rsvz.jpg.html)

sbn
14-04-2015, 16:26
Ở Kagbeni có một tu viện cổ của Phật giáo Tây Tạng đang trong quá trình tu sửa: Kag chode thupten samphell ling monastery. Ở đây là tu viện đồng thời cũng là trường học của các Lạt Ma trẻ mà theo như một số thông tin thì chủ yếu là các trẻ em mồ côi hoặc gần như không có người thân chăm sóc. Do được viện trợ nên thời điểm bọn tớ đến khu phòng học và ở của tu viện đã khá khang trang và hiện vẫn đang xây dựng cũng như trùng tu tu viện cũ
Bên trái là tu viện và bên phải là khu nhà của các sư nhỏ:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7765_zpsmvmlfzf5.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7765_zpsmvmlfzf5.jpg.html)

Chính diện của tu viện


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7766_zpsavs5iq2z.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7766_zpsavs5iq2z.jpg.html)

Chỉ có 4 người vào phía trong, vé vào cửa được Achut mua từ một vị sư khá trẻ đồng thời là người hướng dẫn luôn cho bọn tớ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7767_zpsu0uoithr.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7767_zpsu0uoithr.jpg.html)

Những bức phù điêu tạc trên đá phía chân tường sát cổng vào đã mờ đi và bị sứt mẻ ít nhiều. Những dấu ấn tôn giáo vàng son bị thời gian cũng như sự thờ ơ của nhiều người dần mai một


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7769_zps3ulax4gz.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7769_zps3ulax4gz.jpg.html)

Bao quanh tường phía trong tu viện là các bức Thanka còn khá nguyên vẹn với những gam màu cơ bản đặc trưng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7778_zps16vkf3zi.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7778_zps16vkf3zi.jpg.html)

Chính giữa, phía trên điện thờ chính và là nơi đón ánh sáng từ những ô cửa nhỏ rất cao của tu viện


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7776_zpsl8skscxv.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7776_zpsl8skscxv.jpg.html)

Tớ không biết đây là chữ gì, chỉ biết nó được viết rất sắc nét trên bìa cuốn sách lớn bảo quản cẩn thận ở một ví trí trang trọng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7786_zpsejj19qc8.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7786_zpsejj19qc8.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7780_zpseaigi7lf.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7780_zpseaigi7lf.jpg.html)

Cái tớ quan tâm lại chính là vòng luân hồi được vẽ trên bức tường phía chếch cửa ra vào phía trong tu viện. Bạn hướng dẫn nói say sưa nên rất may có 1 chút tò mò tìm hiểu trước nên tớ tí toáy hỏi rõ lắm dù nghe chả được bao nhiêu:LL


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7789_zpsukfkpy0s.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7789_zpsukfkpy0s.jpg.html)

sbn
15-04-2015, 12:07
Mải tán dông dài quên chưa thống kê lại hành trình của chặng này để các bạn tiện bề theo dõi.

Theo như lịch trình: Muktinath to Kagbeni (2800m) 10km, 6hrs walk. Kagbeni to Jomsom
"Nhiệt độ: Muktinath: Mưa nhỏ, từ 4 - 13 độ
Kagbeni: Có mưa vào buổi chiều, từ 7 - 17 độ"
Từ Muktinath theo đường mòn xuống đến Jharkot và Khingar. Ra ngoài Khingar đoàn sẽ đến nơi 2 tuyến đường mòn giao nhau. Một tuyến đường hướng đến Kagbeni (lối vào của Upper Mustang) và một là tuyến đường đến Jomsom. Đi theo đường mòn hướng về Johong và Kagbeni
Nghỉ đêm ở Kagbeni

Những đặc điểm được nhận biết khá rõ ở Nepal trong kiến trúc chung là các khu dân cư được tập trung thành những quần thể kín phía trên cao như những khu lô cốt "chuồng chim" mà mỗi nhà được nhận biết qua các khung cửa lấy ánh sáng trên bức tường chung ấy. Các huyết mạch di chuyển nằm ở dưới nối với nhau chằng chịt như ma trận và liên thông liên tục với nhiều nhánh rẽ ra nhiều hướng, rất khó để xác định phương hướng nếu như không nắm được quy luật chung và mải miên man theo cảm hứng. Vì thế phần chân các khu nhà luôn được chồng đá vững chắc vừa để đỡ cả một quần thể phía trên vừa làm cốt cho hệ thống "giao thông" bên dưới được an toàn.
Các khu nhà có các sân chung nơi thường có máy nước để giặt giũ và lấy nước sinh hoạt, cũng là nơi để các khu nhà có sự giao lưu chung


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7804_zps9zhdzrtd.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7804_zps9zhdzrtd.jpg.html)

Bề mặt của "lô cốt chuồng chim"


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7802_zpswaurwjsc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7802_zpswaurwjsc.jpg.html)

Hệ thống "giao thông" nhìn từ trong ra


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7792_zpscjypoyzp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7792_zpscjypoyzp.jpg.html)

Và nhìn từ ngoài vào


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7803_zpsxvftrk2s.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7803_zpsxvftrk2s.jpg.html)

Và khu dân cư nào cũng có một dãy kinh luân kéo dọc theo trục đường chính


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7796_zpsmhlfihd9.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7796_zpsmhlfihd9.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7797_zpsas7fozk6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7797_zpsas7fozk6.jpg.html)

langthang06
15-04-2015, 13:57
Mình sẽ đi tiếp theo phần lịch trình các ngày đã cho lên phía trên cho các bạn tiện tìm thông tin.


Thorung La Pass – Charabu (4230m, 6km, 3,5hrs)

Có bài học Ice Lake nên tốc độ xuống dốc của đoàn cũng khá nhanh nhưng không ngờ đoạn đường từ đỉnh Thorung La Pass đến được điểm dừng chân nghỉ trưa - Charabu - dài hơn tưởng tưởng của tôi và mọi người trong đoàn. Lúc này đã là quá trưa, nắng gay gắt, thời tiết khô, ít gió, mọi người đều mệt mỏi, phờ phạc.


Hết những đoạn xuống dốc là những đoạn đường mòn sống trâu, sỏi đá, zích zắc

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7554%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7554%201.jpg.html)


Càng đi càng không thấy đích nên luôn mồm hỏi Achut, còn lâu nữa không. Thực ra hỏi để cho vui vậy thôi chứ ba lô vẫn còn đầy bánh, kẹo, cũng chẳng đến mức đói quá, mệt quá không đi được. Nhưng mấy bạn Tây đi cùng trên đường lại tưởng thật, đến lúc gào lên lần thứ n thì bạn Tây có cái ô che trên đầu ngộ nghĩnh từ đâu chạy tới đưa cho gói kẹo to tướng. Bạn ý còn nhiệt tình bảo cứ ăn đi tao còn nhiều lắm, hihi. Trên đường gặp những bạn treker như vậy đáng yêu không chịu được.


Bạn treker có cái ô xinh đang ngắm cảnh chờ người yêu bị đau chân (bạn ý ở góc ảnh nhé)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7555%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7555%201a.jpg.html)


Đối phó với câu hỏi lặp lại liên tục sắp đến chưa, Achut lúc nào cũng từ tốn trả lời sắp đến rồi, sắp đến rồi.
Nếu đem so sánh thì cái sắp đến của Achut đúng là phải bằng 2,3 cái quăng dao của các bạn dân tộc ở Việt Nam.


Charabu điểm dừng chân nghỉ trưa, thấp thoáng dưới chân đồi

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7557%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_7557%201.jpg.html)


13h45: chúng tôi cuối cùng đã đến Charabu. Mừng không tả xiết. Nằm duỗi thẳng chân cẳng ra giữa sân nhà nghỉ. Nắng cứ gọi là tung tóe, cháy da cháy thịt nhưng mặc kệ, lúc này cứ thư giãn, thả lỏng cho sướng. Mục tiêu đã hoàn thành phải tận hưởng cái cảm giác chinh phục được mục tiêu cái đã.


Charabu chỉ có mấy nhà khách nhỏ cho khách dừng nghỉ ngơi và ăn nhanh. Nhìn khá xinh xắn, nằm lọt thỏm giữa đồi núi xung quanh

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama4%201.jpg.html)

langthang06
15-04-2015, 14:09
Charabu – Muktinath (3806m, 4km, 2hrs)

Thong thả ăn, rồi tranh thủ chợp mắt tý chút. Chúng tôi không vội vàng với quãng đường còn lại. Những gì khó khăn nhất, mệt mỏi nhất đã vượt qua và đã ở lại phía sau. Đằng trước với chúng tôi chỉ là con đường xuống nhẹ nhàng thư thái.
Cả đoàn đi chậm và khá thong thả trên cả quãng đường còn lại.

"Đàn vẹt" bắt đầu chồn chân nên bám nhau khá sát đoạn xuống dốc

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2100%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2100%201.jpg.html)


Nhiều thời gian nên vừa đi, vừa dừng vừa hỏi chuyện Achut

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2104%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2104%201.jpg.html)


Muktinath đã ở phía trước

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama28%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama28%201.jpg.html)

16h: chúng tôi về đến Muktinath. Đoàn tách thành nhiều nhóm nhỏ lang thang tùy hứng khắp nơi, nhóm mệt thì về nhà nghỉ, nhóm còn khỏe thì lang thang trên đường ngắm nghía chụp ảnh, nhóm thì chui vào đền nghe Achut giới thiệu và tẩy rửa bụi đường...
Lúc gặp nhau ở nhà nghỉ ai cũng đẫm mồ hôi, quần áo phủ một lớp bụi, mệt mỏi nhưng đều hài lòng và vui vẻ với những gì đạt được trong ngày.
Một bữa tối thịnh soạn mừng sơ bộ hoàn thành mục tiêu đã được tổ chức.

langthang06
15-04-2015, 17:42
Day 11 (04/05): Muktinath to Kagbei (2800m) 10 km, 6 hrs walk

Sau một tối được ăn ngon, tắm sạch, ngủ sướng. Đoàn hớn hở lên đường để về đích. Quãng đường còn lại tuy dài nhưng đã đơn giản hơn rất nhiều so với những gì đã trải qua những ngày trước đó.

Muktinath to Jharkot (3540m, 3km, 1,5hrs)

Dự kiến ban đầu là đi đường mòn vòng lên phía trên để ngắm cảnh. Nhưng bạn Achut nói đường đó dài sợ không đi kịp, không kịp bắt xe về buổi chiều nên đành phải theo lộ lịch đường mòn phía dưới.

Note: Nếu các bạn đi sau có nhiều thời gian nên chọn đường mòn phía trên (Muktinath – Jhong - Kagbeni). Đường mòn này tuy khoảng cách dài hơn nhưng cảnh sắc, làng mạc đặc trưng và ấn tượng hơn nhiều so với đường mòn phía dưới. Các bạn guide và tour thường hay dẫn khách theo đường mòn phía dưới. Nên hỏi và đề nghị cụ thể với bạn guide.

Tuy có hơi buồn vì không đi được đường mòn như mong muốn nhưng nói chung cảnh sắc lối mòn dưới cũng dễ chịu và thu hút.
Đi trên đường mòn này cảm giác rất an nhàn, thư thái.
Những ngôi làng vắng người, những hàng cây khô khẳng khiu, đồng cỏ và thung lũng một mầu xanh, vàng xa xa.


Ra khỏi làng Muktinath mầu sắc cảnh quang thay đổi hấp dẫn

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama9%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama9%201.jpg.html)


Những ngôi làng trên đường mòn, vắng mà yên bình

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09387%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09387%201.jpg.html)



Thung lũng mầu sắc mà thoáng đãng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama6%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama6%201a.jpg.html)


Có những đoạn đường chỉ một mầu nâu vàng

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09394%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/DSC09394%201.jpg.html)

langthang06
16-04-2015, 17:56
Jharkot - Kagbeni (3540m, 3km, 1,5hrs)

Jharkot với phong cảnh nên thơ, đã làm bước chân chúng tôi chậm đi nhiều.

Lang thang chậm rãi để chụp ảnh

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama10%201.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama10%201.jpg.html)


Thong thả vừa đi vừa tận hưởng sự tĩnh lặng đến trong lành nơi đây

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama3%201a.jpg.html)


Ngó nghiêng và nhiệt tình vẫy chào lại hành khách trong những chuyến xe ô tô lướt ngang qua

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2216%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2216%201a.jpg.html)


Không phải mùa đẹp nhất trong năm nhưng khu vực thuộc Mustang này cũng đã rất hấp dẫn chúng tôi.
Nếu đi đường mòn phía trên qua Jhong, hướng lên Upper Mustang cảnh sắc chắc còn hấp dẫn hơn nhiều: Tu viện pháo đài Dzong cổ kính, đỉnh Nilgiri thuộc dãy Annapurna cao 7061m.

Ảnh sưu tầm trên mạng - mùa thu Mustang

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/images.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/images.jpg.html)


Sau đoạn đường đi xuyên qua những thôn làng với cảnh sắc thơ mộng, đường mòn lại nhập vào với đường cái. “Xe căng hải” đi cùng đường với xe bốn bánh. Có những đoạn bốn bánh bò đến là “căng hải” phải chạy dạt lên tận sườn đồi để tránh bụi và nhường đường.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3718%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3718%201a.jpg.html)


Gần đến Kagbeni đường mòn cắt ngang đường cái xuống thẳng thung lũng.
Có những đoạn xuống dốc gần như thẳng đứng, nhìn cũng đã thấy ghê chứ đừng nói là đi dò dẫm trên đó. Mỗi bước đi phải cố gắng bám chân cho chắc, đi sát vào mép chân đồi để khỏi bị trượt ngã. Cái đầu gối cũng đã bắt đầu lên tiếng khi cứ phải lẫm chẫm đi những đoạn xuống kinh khủng này.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama14%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama14%201a.jpg.html)

langthang06
17-04-2015, 16:42
Kagabeni nằm trên trục đường mòn từ Jomsom đến Lo Manthang – nơi được coi là tường bao quanh của Vương quốc Lo cổ xưa và gần với nhánh đường mòn trek xuống Muktinath. Kagbeni được coi là trung tâm lưu chuyển hàng hóa và buôn bán lên Upper Mustang.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3722%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3722%201a.jpg.html)


Về mặt hành chính Kagabeni là một làng thuộc Mustang trong khu Dhaulagiri nằm ở phía Bắc Nepal.
Về địa lý thì Kagabeni nằm trong thung lũng sông Kali Gandaki nằm ở phía Tây của dãy Annapurna. Đây là thung lũng có hẻm núi được coi là sâu nhất trên thế giới.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3720%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3720%201a.jpg.html)

Theo kế hoạch, sau bữa trưa chúng tôi sẽ đi xe Jeep về Jomson. Thời gian chờ xe cũng tương đối nhiều nên chúng tôi tha hồ lang thang ngắm nghía và chụp ảnh quanh Kagbeni. Đi sâu vào trong làng nếu không có hệ thống dây điện chằng chịt phía trên khách du lịch sẽ có cảm giác như quay về cuộc sống thời trung cổ.

Những ngôi nhà và chất liệu đất đá xây dựng rất đặc trưng vùng miền ở đây.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3747%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3747%201a.jpg.html)


Những dãy tường kin luân chạy dài theo ngõ nhỏ. Cuối cùng của dãy tường kinh luân bạn sẽ đến một điểm ngắm cảnh rất đẹp. Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn thấy làng Tiri – làng bắt đầu điểm trek lên Upper Mustang. Kagbeni cũng được coi là điểm chung chuyển và làm thủ tục giấy tờ nếu trek lên Upper Mustang. Ở đây có biển nhắc không được đi tiếp nếu không có giấy phép lên Upper Mustang nhưng thực chất bạn vẫn có thể đi tiếp lên đến Jhong (thuộc upper Mustang) mà không cần giấy phép.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3750%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/_MG_3750%201a.jpg.html)


Bọn trẻ thì ở đâu cũng thế vui vẻ và đáng yêu

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2377%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/PNT_2377%201a.jpg.html)

langthang06
17-04-2015, 17:43
Kagbeni to Jomsom (2720m) 45 minutes drive

Đoạn đường này chúng tôi quyết định không trek tiếp mà sẽ lên xe ô tô về thẳng Jomsom.
Do xe Jeep về Jomsom ở đây không phải nhiều nên thời gian chờ đợi cũng khá lâu. Lúc lên xe chả hiểu bạn guide nói thế nào mà bạn lại xe đi nhầm đường, tiến thẳng về Muktinath, may mà cái bọn ngồi trên xe kịp nhận ra và thắc mắc nên quay lại kịp.

Từ Kagbeni về Jomson đường ngắn nhưng bụi kinh khủng và toàn sỏi đá. Cảnh quan hai bên đường cũng không đặc sắc.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama12%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama12%201a.jpg.html)

Note: Nên đi xe ô tô về Jomson vì đoạn đường này không hấp dẫn, nếu nắng thì rất mệt.
Phí xe về Jomsom là 2USD/người. Đủ 6 người xe chạy luôn, nếu không sẽ phải chờ hoặc mua vé cả xe.

Đường nắng gắt bụi mịt mờ vậy mà các bạn Tây vẫn cặm cụi trek

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2358%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2358%201a.jpg.html)

sbn
18-04-2015, 10:45
Điểm dừng đợi xe buýt của bọn tớ ngay sát trường học, có lẽ là trường tiểu học, một vài nhà bán đồ tạp hóa và cái chòi sát mép dòng sông cạn là trạm liên lạc của bến xe. Bọn tớ ngồi vật vờ ở đấy như trạm buôn người nhưng mãi ko đắt hàng vì bọn vẹt này màu mè quá :D.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7808_zpsevzu4mph.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7808_zpsevzu4mph.jpg.html)

Bạn trực trạm khá trẻ nhưng đã có cu con chừng 3 tuổi. Thấy bọn tớ túm tụm nhòm ngó hiếu kì đã...bật nhạc dance hết cỡ, đội mũ lưỡi trai và đeo kính dáng mắt ruồi tráng bạc lấp lóa rồi...bế con nhún nhảy, bọn tớ hấp háy cổ vũ với xì tai "chất lừ" của bạn ấy đầy tí tởn (c)(beer). Bạn ấy và chiếc xe phân mà tớ lúc nào cũng nhìn với ánh mắt thèm thuồng và ao ước được ngồi trên nó offroad trên đèo ở góc ảnh phải, chiệp


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7814_zpske655ddp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7814_zpske655ddp.jpg.html)

Trẻ con nơi đây dù như nhận định chung của những kẻ xa lạ về vùng đất khá thiếu thốn này là: rất đáng yêu và được chăm sóc học hành nề nếp quy củ. Các bạn đi học về là nắm tay nhau từng đôi một đi có hàng lối, đồng phục rất nghiêm chỉnh với áo sơ mi và cà vạt phải sơ vin đàng hoàng. Dĩ nhiên với cái sự hoạt bát của tuổi thơ thì cuối giờ kiểu gì chả bung lung tung và xộc xệch đầy đáng yêu.
Muôn vẻ tâm trạng và mỗi bạn lại mang những nét đặc trưng rất khác nhau. Rình rập chụp cái cô bé áo đỏ kia mãi mà không được vì dù ít nhưng bầy chim vỡ tổ này chả đứng yên phút nào làm bọn tớ bấn loạn chạy theo mà cũng chỉ đành nhe răng cười và hít đám bụi của bọn chúng để lại (BB)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7811_zpszmkuzluo.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7811_zpszmkuzluo.jpg.html)

Chặng đường từ Kagbeni đến Jomsom quả là quyết định sáng suốt khi đi xe zeep vì đường bụi và có cả xe ô tô chạy nữa nên nếu lạch cạch thì sẽ được khá nhiều "xá lị" sau vài chục năm nữa khi hít và nhai bụi do xe quần qua


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7819_zpsyogpzzr8.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7819_zpsyogpzzr8.jpg.html)

Tuy nhiên nếu vào mùa nước hoặc mùa thu chắc cảnh vật với lá vàng đỏ có lẽ sẽ đẹp hơn chăng. Nhìn ở ảnh của Langthang chụp các bạn Tây đang lụi cụi đi bộ ở chính lòng con sông lớn đang mùa khô cạn trơ sỏi đá. Lòng sông bằng phẳng, đỡ bụi và ít bị làm phiền bởi xe cộ hơn. Tuy nhiên nắng thì...

sbn
22-04-2015, 11:31
Jomsom: là một ngôi làng ở vùng núi Annapurna của Nepal. Đây là thủ phủ của huyện Mustang của Dhaulagiri (Dhaulagiri).
Thị trấn này là một điểm khởi đầu / kết thúc phổ biến cho những cung trek dọc theo thung lũng sông Kali Gandaki - một phần của Annapurna Circuit.
Jomson có chuyến bay hàng ngày đến Pokhara. Chặng cuối này đa số thường chọn bay từ đây về Pokhara, bạn nên đặt vé để giữ chỗ trước, giá vé 100$ và cứ đủ người sẽ bay. Tuy nhiên dù bạn đã đặt thì việc được bay hay không khá hên xui vì cả Jomsom và Pokhara là khu vực thường xuyên có mây bao phủ, đặc biệt ở Jomsom gió rất mạnh. Vì điều kiện thời tiết đó nên dù có đặt được vé nhưng các chuyến bay thường xuyên bị chậm trễ hoặc bị hủy do không an toàn bay. Các chuyến bay được khởi hành vào buổi sáng sớm vì đó là lúc thời tiết tốt nhất. Các hãng hàng không khu vực bao gồm: Nepal Airlines, Yetti Airlines, hãng hàng không Tara và Agni Air.

Bến xe Jomsom chào đón bọn tớ trong nắng chiều


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7821_zpsxxxbtzhl.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7821_zpsxxxbtzhl.jpg.html)

Xe máy di chuyển tại địa hình ở đây thường là các dòng xe phân khối lớn và offroad dạng này. Vừa có thể làm...xe ôm


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7824_zpsziuxugrj.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7824_zpsziuxugrj.jpg.html)

Vừa chở các em bé đi học


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7832_zpsim8iblq4.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7832_zpsim8iblq4.jpg.html)

sbn
22-04-2015, 11:36
Jomsom là một thị trấn nhỏ xinh xắn. Con đường chính lát gạch cũng bé như một cái ngõ nhưng khá sạch sẽ với các cửa hiệu, tạp hóa


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7837_zpst8plhlpg.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7837_zpst8plhlpg.jpg.html)

Những lối ngõ bé xíu sâu hun hút


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7863_zpsxobekift.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7863_zpsxobekift.jpg.html)

Là nơi cho cả bò lũn cũn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7838_zpsx3i2imxd.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7838_zpsx3i2imxd.jpg.html)

Cho các cụ ngồi xe sợi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7846_zpsbxwcd3yg.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7846_zpsbxwcd3yg.jpg.html)

Cho trẻ con túm năm tụm ba


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7850_zpsdampbu9p.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7850_zpsdampbu9p.jpg.html)

Và cũng là nơi để ngồi phơi nắng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7867_zps06pr6ghe.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7867_zps06pr6ghe.jpg.html)

sbn
22-04-2015, 11:50
Jomsom nằm ở độ cao 2800m bám dọc theo sông Kaligandaki như huyết mạch cho vùng đất này. Vì thế cây cối ở đây xanh tươi bao phủ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7869_zpsnzvl2gql.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7869_zpsnzvl2gql.jpg.html)

Vùng đất này đậm chất Tây Tạng trong văn hóa và kiến trúc. Khung cảnh núi rừng sông nước luôn đáng yêu hơn khi lũ trẻ ríu rít ở đó


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7883_zpsllmyr1e2.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7883_zpsllmyr1e2.jpg.html)

Gọn gàng, nề nếp và nhí nhảnh


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7877_zpsrhrym2xp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7877_zpsrhrym2xp.jpg.html)

Hình như các bạn ấy được phân biệt trường lớp với nhau qua cả màu nơ buộc tóc. Là màu đỏ với những bím tóc tết cẩn thận


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7890_zpsaqg1enhb.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7890_zpsaqg1enhb.jpg.html)

Hay màu trắng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7893_zpstvmzq61x.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7893_zpstvmzq61x.jpg.html)

Và các bạn lớn thì lúc nào cũng dắt tay các bạn nhỏ ;)


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7909_zpsvugsgof3.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7909_zpsvugsgof3.jpg.html)

sbn
22-04-2015, 12:11
Khu nhà hành chính, dịch vụ quanh sân bay ở Jomsom


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7920_zpsccu8vfeq.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7920_zpsccu8vfeq.jpg.html)

Phòng vé của Nepal Airlines


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7922_zpsqcpw1tx6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7922_zpsqcpw1tx6.jpg.html)

Một trong những sân bay có đường băng gây nhiều cảm giác...nghẹt thở nhất


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7919_zpsusafxt2x.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7919_zpsusafxt2x.jpg.html)

Chỉ có một đường băng duy nhất và như mắt thường quan sát thì nó không khác mặt sân vận động dành cho quãng chạy 500m là mấy. Chiều rộng của đường băng là 19m, khá sát vách núi, hàng rào bao quanh sơ sài


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7919_zpsusafxt2x.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7919_zpsusafxt2x.jpg.html)

Theo thông tin thống kê gần nhất thì năm 2012 có 1 máy bay rơi khi cố hạ cánh ở sân bay Jomsom giết chết 15 trên 21 người của chuyến bay. Năm 2013 cũng có một máy bay chở 18 hành khách bị rơi, tuy không có ai bị tử nạn nhưng 7 người bị thương nghiêm trọng.

Vì thế nên ngày hôm sau khi được thông báo về tình hình thời tiết khiến bọn tớ không được hưởng thụ cảm giác bay trên 1 chặng của dãy Anapurna thì công cuộc cá đóng hộp trong chiếc xe jeep lại được bắt đầu.
Đường từ Jomsom tới Beni và đến Pokhara được các bạn đi xe ô tô âu yếm gọi là con đường "mong manh" bởi rất dễ bị sạt lở đất và lũ lụt đặc biệt là trong mùa mưa. Bọn tớ cũng đã chứng kiến các chặng thi công ngắn trong hành trình đối với những đoạn sạt lở.
Cũng có phương tiện lựa chọn khác cho các bạn đi trek đơn lẻ là xe buýt có hoạt động hàng ngày. Trạm xe buýt nằm trên một phần phía tây nam của New Jomsom. Tuy nhiên ngồi trên xe jeep và chứng kiến cũng đau tim chả khác nghe kể chuyện đi máy bay. Tuy nhiên về thống kê thì tớ chưa có thông tin nào cụ thể:D

Khách sạn bọn tớ ở tại đây khá ổn với đồ ăn và phòng ngủ có phòng tắm nước nóng riêng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7925_zpsgcrqclbr.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7925_zpsgcrqclbr.jpg.html)

Buổi sáng trước khi lên đường trước cửa khách sạn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7928_zpspjfxv2hl.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7928_zpspjfxv2hl.jpg.html)

langthang06
24-04-2015, 13:13
Jomsom một thị trấn nhỏ và tương đối yên bình, không có nhiều chỗ vui chơi giải trí ở đây.
Jomsom phát triển kinh tế chủ yếu là nhờ sân bay nhỏ với đường băng chạy dài gần hết thị trấn. Khách du lịch đa số kết thúc vòng cung trek tại đây và sẽ lên máy bay để về Pokhara.


Những khu nhà nghỉ, dịch vụ quanh sân bay tại Jomsom

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2384%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2384%201a.jpg.html)


Chúng tôi đến Jomsom đúng lúc bọn trẻ tan trường. Nhìn chúng rất giản dĩ và đáng yêu.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2381%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2381%201a.jpg.html)


Có lẽ quá quen với việc ngày nào cũng có những người vác ba lô, đầy bui bẩn đi vào thị trấn nên chúng chẳng có chút gì ngạc nhiên, vẫn vui vẻ, cười đùa, làm trò khi đi ngang qua chúng tôi.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2382%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2382%201a.jpg.html)


Thời tiết mấy ngày trước khi chúng tôi đến Jomsom đều không tốt, theo bạn guide thì đã 2 ngày máy bay không thể cất cánh và hạ cánh vì quá nhiều mây. Rất nhiều đoàn khách đã phải chuyển sang đi ô tô về Pokhara. Nếu mai thời tiết vẫn thế này, chúng tôi sẽ phải đổi phương án di chuyển về Pokhara bằng ô tô.

Theo cá nhân tôi thì đi máy bay của Nepal cũng không phải là an toàn vì điều kiện thời tiết thất thường, địa hình hiểm trở, máy bay cũng tương đối cũ nhưng nếu lựa chọn giữa đi máy bay và ô tô thì vẫn nên chọn máy bay. Đây đã là đoạn cuối của hành trình, đã thấm mệt nên cứ cố gắng tận hưởng những gì thoải mái nhất cho bản thân nếu được.Trừ khi không thể làm gì khác để hưởng sung sướng thì đành theo thực tế thôi.:D;)

langthang06
24-04-2015, 14:53
Trời không chiều lòng người, thời tiết ngày hôm sau vẫn không tốt lên.
Nhà nghỉ ở sát sân bay nên từ sớm chúng tôi đã giỏng tai để nghe tiếng máy bay. Nhưng đều thất vọng.
Mây mù quá nhiều, máy bay không đến được vì vậy lịch trình của chúng tôi buộc phải thay đổi. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ ngồi ô tô cả ngày để di chuyển về Pokhara. Kế hoạch thăm thú, ngắm cảnh bị thay đổi đến không ngờ.

Day 12 (05/05): Jomsom to Ghasa: 3.5 hrs drive

Đến Jomsom các bạn poter coi như đã hoàn thành hành trình trek cùng với chúng tôi. Buổi tối chúng tôi đã có buổi chào tạm biệt các bạn vui vẻ. Hôm sau các bạn rời nhà nghỉ từ rất sớm để bắt xe khách về nhà. Còn chúng tôi sẽ được làm chủ 2 chiếc xe Jeep thẳng tiến về Pokhara.
Thay đổi không có trong lịch trình làm chúng tôi có thêm một trải nghiệm đáng nhớ khác đối với những con đường và những chuyến xe ở Nepal.

Từ Jomsom đi đường xấu kinh khủng, bụi thì khỏi phải nói bay mù mịt khắp nơi. Ngồi trong xe ô tô nhiều lúc phải che kín mặt mũi vì bụi chui vào.


Đến bến xe ở Ghasa đường hoàn toàn như thế này, có những đoạn còn xấu khủng khiếp hơn

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2387%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2387%201a.jpg.html)


Nếu không muốn đi ô tô hoặc máy bay về Pokhara, bạn vẫn có thể trek tiếp.
Nhiều đoạn đường ô tô và đường trek là 1 nên rất vất vả và khó chịu cho người đi. Nhưng có những đoạn ngồi trên xe nhìn đường trek vòng lên những ngọn đồi, xuyên qua thung lũng và rừng rất đẹp.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2389%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2389%201a.jpg.html)

Achut thuê được 2 xe Jeep khá ổn. Hai bạn lái xe còn khá trẻ và nói chung là tay lái rất vững, lại khá lạnh.
Những đoạn cua sát mép vực nhiều lúc làm những hành khách trong xe giật mình thon thót.
Tốc độ thì khỏi phải nói, các bạn trẻ nên tốc độ đi xe cũng như gió.
Tuy người, đầu đập lên nóc xe, ngả nghiêng lung tung nhưng cảm giác tốc độ và con đường ở đoạn này để lại ấn tượng rất mạnh và khá là phiêu lưu.


Những đoạn đường với cảnh xanh ngắt

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2396%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2396%201a.jpg.html)


Rừng lá kim hai bên đường làm ta có cảm giác như đang đi trên những con đường ở Đà Lạt

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2425%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2425%201a.jpg.html)


Những đoạn đường xấu đến nỗi cảm giác ruột gan như chạy lung tung hết lên

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2430%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2430%201a.jpg.html)

sbn
24-04-2015, 16:17
Đi bộ thì đường lổn nhổn có vẻ cảm nhận không rõ bằng đi xe vì vẫn có lựa chọn né cục đá này, đánh võng qua cục đá kia sau cái vắt chân. Tuy nhiên đi ô tô thì mới cảm nhận hết biên độ dao động nhấp nhô của đường, cảm nhận sự bị động phó mặc cuộc sống của mình cho...người khác nó trồi thụt như thế nào.
Chặng này đường quả thực là cho bọn tớ nhiều khái niệm mới và cảm giác mạnh vì có lúc nó...chả biết dẫn vào đâu


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7948_zpszbtljmp0.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7948_zpszbtljmp0.jpg.html)

Chả biết đi lối nào


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8011_zpsa4nuifyx.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8011_zpsa4nuifyx.jpg.html)

Vì cầu không dành cho xe nên cứ tiện tay vui với chỗ nào thì lao thẳng chỗ ấy



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7954_zpslqymo7wx.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7954_zpslqymo7wx.jpg.html)

Đường bé xíu, vậy thì tránh nhau kiểu gì nhỉ, câu hỏi này kèm nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện liên tục ở chặng sau :shrug:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7985_zpsjqqvnect.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7985_zpsjqqvnect.jpg.html)

Thế nên đôi khi các bạn ấy...lao luôn xuống lòng sông để chạy cho...nhàn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8001_zps79ifuq49.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8001_zps79ifuq49.jpg.html)

Dù xe cứ nghiêng trái nghiêng phải nghiêng lung tung nhưng 2 "chàng" lái xe lãng tử trẻ tuổi của bọn tớ vẫn mặt lạnh te miết côn vê vô lăng trơn tru mềm mại


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8009_zps6iqubr4x.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8009_zps6iqubr4x.jpg.html)

sbn
24-04-2015, 16:29
Chặng đầu này khá bụi và lổn nhổn nhưng cũng có những góc làng mạc núi non rất dễ chịu. Theo cá nhân tớ đánh giá thì ngoài chặng đầu hơi trợ trụi, chặng sau rất đáng để trek vì khung cảnh biến đổi phong phú, có lúc yên bình với các thảm cỏ với đám liễu phủ dài bên cạnh đàn ngựa nhẩn nha gặm cỏ. Có lúc bí ẩn và hấp dẫn với những ngôi làng trên bình nguyên lưng chừng núi ẩn sau vườn táo chắc chắn sẽ rực rỡ vào mùa hoa hay mọng đỏ vào mùa quả hay lẫn vào trong những khu rừng lá kim cao vút. Có lúc lại rộn ràng với san sát nhà, với màu sắc tươi sáng và những stupa trắng muốt lộng lẫy với dải lungta tung bay sắc màu. Tự nhìn và tự hứa lần sau quay trở lại chắc chắn sẽ trek từ Pokhara ngược lại Jomsom, sẽ dừng ở ngôi làng lưng chừng núi kia ở cả tuần nhấm nháp rượu táo và nghe các bạn ấy hát véo von, chỉ thế thôi, xứng đáng để lãng phí (wait)

Ngắm nghía và thèm cảm giác ngồi trên xe như 2 bạn áo xanh ở dưới đường mặc dù rất ghét...bụi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7940_zpszsfxpgbu.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7940_zpszsfxpgbu.jpg.html)

Hay rớt ánh mắt lại những vườn táo đang lên mầm lá xôn xao


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_7959_zpskjt9svox.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_7959_zpskjt9svox.jpg.html)

Lúc bọn tớ xoắn lấy những cây táo trổ hoa rực rỡ ở Chame thì Achut dụ dỗ để không bị mất thời gian ở đấy là: chụp ở đấy ít lắm, xuống Jomsom nhiều vô kể và chụp đẹp hơn, cứ xuống đấy đi. Kết quả là khi xuống đây các cây đã xanh rì.
Kinh nghiệm: cứ phải luôn và ngay vì khoảng khắc ấy, cảnh vật ấy sẽ trôi qua chỉ bằng 1 cái tặc lưỡi "để sau" của các bạn (NT)

Những ngôi nhà đặc trưng với màu trắng và kiến trúc chữ nhật nằm ngang thu mình ở chân núi như những khối hộp chứa đựng sức sống nằm trong bàn tay che chở của thiên nhiên


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8020_zpsv9vwrblh.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8020_zpsv9vwrblh.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8027_zpsp3h68inj.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8027_zpsp3h68inj.jpg.html)

Những thảm cúc hồng rực làm dịu đi gồ ghề núi đá


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8043_zpszkte1hdw.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8043_zpszkte1hdw.jpg.html)

Bọn tớ có một trải nghiệm đáng nhớ không chỉ ở việc ham mộ những cú cua ngoạn mục, đau thót tim mỗi khi 2 xe tránh nhau vì ở đây đi xe bên trái và tớ luôn cheo veo ngồi ở mép vực nơi phía dưới sâu hoắm kia là con sông màu ghi xám đang sôi sục, những bồng bềnh lên xuống u đầu sau mỗi cú xóc, lầm rầm khấn vái khi cúi xuống nhìn búi cần số tông hốc rối rắm qua lỗ thủng trống hoác trên sàn xe. Câu chuyện đáng nhớ nhưng lại là bài học về cách ứng xử mà bọn tớ cũng thầm thán phục. Chắc chuyện này sẽ để Langthang kể dần dần cho đến đoạn chúng tớ thịt gà trong sự hoảng loạn kì thị của các bạn Tây :D

sbn
22-05-2015, 11:17
Câu chuyện về cách ứng xử của các bạn Nepal làm bọn tớ cứ bàn tán suy nghĩ cho đến tận bây giờ không phải quá to tát nhưng để lại ấn tượng rất dễ chịu.
Nếu ai đã từng ngồi trên xe zeep chạy từ Jomson về Pokhara sẽ đều có chung cảm giác lạnh gáy khi xe chạy sát miệng vực trên con đường gồ ghề đầy đá lổn nhổn nhẹ cũng to bằng cả cái bát ô tô. Đường thì hẹp, lại lên xuống như sóng biển trong bão, ta luy âm không có nên cái cảm giác lên cao vút xuống mất hút nhiều lúc chả biết mình có còn ngồi ở trên đường nữa hay không thường xuyên đẩy adrenaline lên mức cao ngoài dự tính :D. Thế mà con xe zeep của bọn tớ đang chồm chồm ở mép vực thì có 1 bạn lái xe khác từ sau hùng hục lao tới không giảm tốc. Cứ như có chất kích thích quá đà bạn ấy làm cái zèoooo vượt phải sát sạt rồi đánh lái nhanh lắc mũi xe gần như tạt đầu xe bọn tớ vì đường quá hẹp, đè xe bọn tớ phải phanh dúi dụi. Nói thật là nếu lúc ấy bạn lái xe tớ không phản xạ nhanh thì chắc xe tớ trượt xừ xuống vực do bạn kia đập vào còn bạn kia với đà lao thế chắc cũng văng vào vách đá bẹp dúm :shrug::gun. Cả xe sợ há hốc miệng không kịp ú ớ tiếng nào còn bạn lái xe cũng bị bực mình buột ra một câu gằn giọng (tớ đoán là cáu hay...chửi thề gì đấy(NT)). Sau cú khựng lại bạn tăng tốc đuổi theo bạn kia, dí rất rát nhưng bạn xe kia vẫn đang lên cơn lồng nên phóng khá nhanh. Xe sau cũng chứng kiến cảnh đấy nên cũng tăng tốc cùng bám sát nút. Đường xấu, lại bị khựng lại và xe kia chạy không cần biết trời đất nên dù chạy một đoạn khá dài cũng không vượt được xe kia. Đang đi bám theo lòng sông cạn thấy bạn sau bấm còi, 2 bạn dừng lại nói vài câu rồi bạn xe sau chạy lên trước rẽ ngang xuống lòng sông cạn đầy sỏi. Bọn tớ có tí hoang mang khi không thấy xe mình đi theo mà lại cứ bám đường đi tiếp :shrug: và chạy với tốc độ thong thả từ tốn chứ không vít theo cái xe vượt ẩu kia nữa. Mặt ai cũng có 1 đống dấu hỏi nhưng thật tình cũng chả dám hỏi vì thứ nhất bạn ấy không biết tiếng, thứ 2 cũng chưa hoàn hồn. Cảnh đẹp 2 bên làm bọn tớ thư giãn hơn và...mặc kệ ;). Khi đến điểm dừng thấy xe kia đang an vị ở đấy tớ mới tíu tít hỏi thì được biết xe sau đã cắt ngang sông để chạy lên đón đầu xe kia chặn lại nói chuyện phải quấy. Cả xe sau thấy bạn lái chạy ngang đuổi rất kinh cũng sợ có chuyện xảy ra nên mọi ng đều ra sức can ngăn vỗ về (và tớ nghĩ dĩ nhiên bạn ấy chả hiểu hoặc đoán sơ sơ thôi). Tuy nhiên bạn lái vẫn lạnh lùng lao tới và bắt dính xe kia, chặn đầu, xuống xe gọi bạn kia ra. Lúc ấy thì theo tâm trạng thông thường vì bị tạt mũi đè đầu nguy hiểm quê tớ thì chắc là có "động thủ" và to tiếng. Thế nhưng chỉ thấy 2 bạn nói chuyện gì đấy rất từ tốn, bạn lái của xe sau ra chiều nhắc nhở chân tình, bạn xe kia ra chiều xin lỗi rồi...bắt tay và đường ai nấy đi(wait). Cả xe ngạc nhiên và cảm thấy rất trân trọng cách hành xử này. Và đối với bọn ngồi trên xe bị tạt nghe chuyện cũng cảm thấy phải nhìn lại phản ứng tâm lý của mình, chẹp.

Các bạn Nepal bọn tớ gặp trong cả hành trình đều rất tuyệt: thật thà, chân thành, chu đáo, thân thiện và đáng yêu. Họ nghèo nhưng họ luôn thân thiện cởi mở với bất kỳ ai đến trước cửa nhà. Thật tình hành trình này bọn tớ cứ thong thả viết như lúc thong thả đi và hưởng thụ nhưng ngay tại vùng đất ấy đã có quá nhiều chuyện xảy ra. Đã có thiên không thuận với trận bão tuyết khủng khiếp, giờ lại thêm địa không vui với trận động đất quá đau đớn cũng đúng khoảng thời gian năm trước của đoàn tớ. Bọn tớ đã khá lo lắng khi biết 1 bạn đi trek 1 mình đúng thời điểm này. Thực ra với sự biến động của thiên nhiên như thế, con người tồn tại được đều trông mong vào sự may rủi. Chỉ mong vùng đất ấy được bình an sau cơn sóng gió để dần khôi phục, chỉ mong những con người hiền lành thân thiện ấy có thể gượng dậy được sau mất mát và mong họ nhận được sự giúp đỡ quan tâm trực tiếp tận tay từ chính những người đã, đang và sẽ đến đây:L

sbn
20-08-2015, 11:46
Bỏ bẵng hơi lâu và lơ lửng mãi mấy ngày cuối mà chưa xuống núi được cũng chỉ vì cái tội lười biếng.
Đúng dịp mọi người bị cơn thèm núi lên cao độ up ảnh liên tục nên tớ lại mò vào tiếp nối hành trình vì...cũng nhớ núi lắm lắm luôn.
Khởi động lại một chút bằng hình ảnh những con đường xuyên rừng và bập bênh trên núi bởi thay vì bồng bềnh trên trời với mây ngó xuống thì bọn tớ rơi tõm xuống mặt đất ghồ ghề, đơn giản chỉ vì thời tiết.
Lúc chúng tớ đi trời không mưa to nhưng sầm xì mây gió, mưa cứ lóc chóc nên cảnh qua khung cửa kính bụi mờ có vẻ hư ảo hơn


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8319_zpstc82cmwc.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8319_zpstc82cmwc.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8354_zpsjowb2zok.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8354_zpsjowb2zok.jpg.html)

Chui qua những rừng thông mướt mát


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8329_zpst7opg9zz.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8329_zpst7opg9zz.jpg.html)

Hay giữa những ruộng lúa mỳ đang độ chín vàng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8321_zpsfjsnd3t5.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8321_zpsfjsnd3t5.jpg.html)

Nhưng thơ mộng được một chút còn lại thì đại đa số đường sẽ thế này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8338_zpsss5oppjr.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8338_zpsss5oppjr.jpg.html)

Hay liên tục cua tay áo thế này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8361_zpsadoin2m6.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8361_zpsadoin2m6.jpg.html)

sbn
20-08-2015, 16:09
Bến xe Ghasa, nơi bọn tớ bịn rịn chia tay các bạn porter đã gắn bó chăm sóc bọn tớ cả chặng đường. Đặc biệt là bác Chút Chít được đôi bạn mà bác mang đồ rất được quyến luyến.


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8431_zpswansnqk3.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8431_zpswansnqk3.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8434_zpsel9xmhaf.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8434_zpsel9xmhaf.jpg.html)

Đến nơi bọn tớ gặp cảnh tượng chờ đợi vạ vật dư lày:


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8425_zpsn6teewxn.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8425_zpsn6teewxn.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8441_zpsd9ezcmwt.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8441_zpsd9ezcmwt.jpg.html)

Cứ tưởng đâu cũng giống cảnh chờ xe như ở nhà nên bọn tớ lơ ngơ xuống và vẫn tung tăng cho đến khi dài mặt biết tin chẳng mấy vui vẻ: Tất cả bị chặn ách ở đây, KHÔNG ĐƯỢC ĐI TIẾP :shrug::shrug:. Bạn A Chút nói giảm nói tránh nhưng sau thì thẽ thọt thú nhận là 2 khu vực dân cư (chắc nó hoành hơn làng nhà mình) không thống nhất quan điểm gì đấy nên tuyệt đối không cho dân bản địa từ bên này sang bên kia. Khách du lịch thì đi thoải mái nhưng dân bản địa và xe do dân bản địa lái thì cứ đợi các bác lãnh đạo họp, thống nhất được thì mới nghĩ đến chuyện qua, nhá. Và dù đây là điểm đổi xe nhưng vẫn là dân bản địa lái, thế có nghĩa là dù hăm hở và dù có thể trek tiếp thì chúng tớ chỉ có thể tự trek với nhau, hết. A Chút gọi điện cho sếp bên cạnh việc bọn tớ cử người đi thử dùng chiêu mỹ nhân kế chớp chớp đớp đớp dưng không ăn thua, quân lệnh như sơn. Bọn tớ mất 1 đêm ngủ ở đây và mong chờ cái bắt tay của 2 phía đồng nghĩa với việc bị mất 1 ngày ở Porkhara :(

sbn
20-08-2015, 16:19
Chả việc gì không tranh thủ khi vạ vật ở đây, lại đi thám hiểm vòng quanh ngắm nghía ngôi làng nhỏ lọt thỏm giữa thung lũng bình yên và đáng yêu này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8487_zpsqwdd5ito.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8487_zpsqwdd5ito.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8497_zpspgxr5x0l.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8497_zpspgxr5x0l.jpg.html)

Những con đường nhỏ lát đá với vủi xếp cao ngất hai bên


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8471_zps6snslhbp.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8471_zps6snslhbp.jpg.html)

Tường nhà cũng đá quét sơn trắng và kiến trúc mang hơi hướng của Tây Tạng khá rõ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8462_zpsms3ft60q.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8462_zpsms3ft60q.jpg.html)

Yên ắng và sạch sẽ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8467_zpspinlpodt.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8467_zpspinlpodt.jpg.html)

Thanh bình


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8465_zpsgbtjohiu.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8465_zpsgbtjohiu.jpg.html)

Ruộng lúa mì căng mẩy hạt trong không khí khô lạnh


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8552_zpshhnrw5g9.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8552_zpshhnrw5g9.jpg.html)

Những rừng thông cao vút cho những ngôi nhà dựa lưng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8548_zpsvfjb1mlg.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8548_zpsvfjb1mlg.jpg.html)

Và cả những con đường thơ mộng


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8549_zps2lhgykuy.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8549_zps2lhgykuy.jpg.html)

Thôi thì cứ trôi đi trong khung cảnh êm ái này mà đợi thông đường, nhỉ

langthang06
20-08-2015, 16:47
Xe cứ bon bon trên đường, đầu bị va , người thì nảy tưng tưng nhưng vẫn rất hứng thú với đoạn đường chạy xe Jeep này.
Đường xấu mà lại có cảm giác thích thú :D

Demo thêm mấy cái ảnh nữa cho đoạn đường phiêu lưu này

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2431%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2431%201a.jpg.html)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2434%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_2434%201a.jpg.html)


Rồi thì xe vào bến ở một thị trấn nhỏ - Ghasa.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/Untitled_Panorama2%201a.jpg.html)

Achut nói chỉ chuyển xe ở đây "một lát" rồi sẽ tiếp tục lên đường. Nhưng chẳng ai ngờ, một lát lại gần cả một ngày.
Lý do thì đúng là vô tội va như SBN đã trình bầy ở trên "2 chính quyền không thống nhất quan điểm" nên không được qua.
Thế là sau khi chia tay chia chân hết sức quyến luyến với mấy bạn poter, cuối cùng tất lại cùng phải ở lại, cùng lếch thếch kéo về một nhà trọ ngay gần đó.
Vừa bực mình vì mất thời gian, vừa tiếc mất 1 ngày chơi bời ở Porkhala.
Có bạn trong đoàn còn lo sốt vó vì vé máy bay đặt về trước, chả biết có về kịp Kath hay không. Nói chung là một ngày vui buồn lẫn lộn cho đoạn đường trở về.

Đoàn quân thất trận đi tìm nhà ở trọ tạm

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1805%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1805%201a.jpg.html)



Cứ nghĩ nhà trọ trên đường sẽ không thoải mái nhưng rất may nhà trọ này rất ổn. Phòng ốc sạch sẽ, view đẹp, chủ nhà trọ khá thân thiện nhưng khi xin vào bếp thì vẫn chỉ hạn chế 1 người :D.

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1807%201a.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/Annapurna%20circuit%20trek%202014/IMG_1807%201a.jpg.html)

sbn
20-08-2015, 17:10
Đường về từ Ghasa đến Porkhara thì vưỡn "đẹp" như cũ, à, có phần cam go hơn tẹo vì đã có đoạn 2 đứa ngồi trên bấu vào nhau nhắm tịt mắt khi 2 xe tránh nhau trên đường. Ngồi trên cạnh lái và xe tay lái nghịch, vậy là đồng nghĩa với việc tớ ngồi bên cánh cửa nơi mà mở ra 1 cái là đi thẳng xuống vực nơi dòng sông đang sôi sục :(. Lúc đầu còn ú ớ chứ lúc sau thì chỉ ngáp ngáp không nên lời rồi mặt trắng bệch mà hỏi nhau "đang ở đâu" (ý là trên đường hay dưới vực ấy :LL ).
Xuất phát nắng khá đẹp



https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8619_zpsgi7722wy.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8619_zpsgi7722wy.jpg.html)

Con đường nếu các bạn trek sẽ là ở phía bên kia, bé xíu khi đu đưa qua vây cầu này


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8622_zps5wbhntwo.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8622_zps5wbhntwo.jpg.html)

Rồi bắt đầu như này, cái kiểu đường trek có lẽ còn dễ chịu hơn ấy


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8624_zpsx2kkg5f2.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8624_zpsx2kkg5f2.jpg.html)

Và đây là đoạn bọn tớ rơi tim hỏi nhau vì đúng cái chỗ ta luy âm bị mất kia thì có xe đi người chiều và họ...tránh nhau


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8650_zps1nxvdhu7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8650_zps1nxvdhu7.jpg.html)

Đường đấy, đẹp chưa, các bạn tránh nhau đi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8652_zpsm8jzlhvd.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8652_zpsm8jzlhvd.jpg.html)

sbn
20-08-2015, 17:20
Và đến đoạn thác khá đẹp này tớ giơ tay xin dừng lại chụp ảnh và đợi xe sau, thực tế xuống cho thở một tí, cho hoàn hồn 1 tí


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8693_zpsgczfeu9a.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8693_zpsgczfeu9a.jpg.html)

Và cũng vì tia thấy một tea house có vị trí khá thơ mộng và lãng mạn ở lưng chừng núi phía chân dòng suối, nhỏ xinh và vô cùng dễ thương. Nếu đi trek chắc chắn tớ sẽ sà xuống đây lấy cớ nghỉ ngơi và đây có thể là một trong rất nhiều tea house như thế trên đường


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8664_zpsw5patccd.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8664_zpsw5patccd.jpg.html)

Tớ tia được 1 nhóm đi xe máy, đồ nghề khá chuyên nghiệp và phong trần, bị thích thú vì đường dạng này phóng xe thì phê rồi


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8727_zps3lmjkort.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8727_zps3lmjkort.jpg.html)

Tỷ dụ đường dư lày thì đi bộ lại hơi trơn tru, ô tô thì hơi cấn, xe máy là đẹp, hỉ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8750_zpscfrmnah2.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8750_zpscfrmnah2.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8742_zpstcttpo3b.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8742_zpstcttpo3b.jpg.html)

Và đường "liên tỉnh" của các bạn ấy như ú òa, tớ giật mình tưởng đi vào ngõ khu dân cư nhưng hóa ra là đường chính đấy ạ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8763_zps8prmamj7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8763_zps8prmamj7.jpg.html)

Hết chặng này là đến bến xe để vào thành phố, bọn tớ đổi xe lần nữa để đi tập trung trong 1 cái lớn chứ không chia đôi đoàn như trước.
Tuy nhiên chặng này bọn tớ có 2 trải nghiệm đáng nhớ:
1. Có xe bị cảnh sát chặn lại hỏi giữa đường và bạn lái xe ra hiệu bảo là chúng nó đòi tiền đấy ---> bọn tớ khá bất bình còn bạn Tây đi ké đoàn thì ức chế ra mặt.
2. Có 2 xe thì xe tớ đi bình thường còn xe sau đi NHƯ RÙA BÒ kiểu bạn lái rất giữ xe, tốc độ xác định được khi đến bến đổi xe vào thành phố là cách xe tớ chừng 40p dù cùng xuất phát. Lần đầu tiên tớ thấy cả nhóm sau đồng lòng...chửi thề (dù bình thường mọi người chả mấy khi làm như thế) khi vừa bước chân xuống xe :)):)). Cả chặng đường sau mọi người liên tục xả sự ức chế về cái xe ấy còn tớ thì...say xe tí bỉ ngất ko ngóc đầu dậy nổi. Đấy, đường đèo núi hiểm trở thì sợ quá không say nổi còn đường đẹp tí là uống thuốc nhục vì sự say xe rất nhảm nhí. Tuy nhiên 1 phần cũng do tác động của sức lực lúc ấy chắc bị xuống nên dễ "mong manh" hơn, chẹp

sbn
24-08-2015, 14:49
Pokhara đón bọn tớ bằng cả một trời phượng tím trong cái nắng mật ngọt trong trẻo


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8849_zps12dqwclf.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8849_zps12dqwclf.jpg.html)

https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8864_zpsyonfx9ju.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8864_zpsyonfx9ju.jpg.html)

Kế hoạch ngắm bình minh mí lị hoàng hôn trên Sarangkot bị tiêu tan chỉ vì cái ngày ách lại ở Ghasa. Bọn tớ tiếc lắm vì Sarangkot được biết đến như một trong những điểm lý tưởng để ngắm các đỉnh núi nhuộm vàng trong nắng của Anapurna, Machhapuchhre, Manaslu, Dahaulagiri và đặc biệt là toàn cảnh thung lũng Pokhara thức giấc trong bồng bềnh mây. Để đi được đến điểm view point này phải mất 45p lên bằng xe bus, sau đó 45p leo nhẹ nhàng.

Vậy nên các thành viên có 1 buổi tối với bít tết ngậm răng, đê mê trong hương vị thịt bò tuyệt hảo sau hơn chục ngày chỉ gà và bắp cải. Buổi sáng có màn dạo quanh dẫm nát thảm hoa tím


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8859_zps9axa4gfj.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8859_zps9axa4gfj.jpg.html)

Lò mò tính toán mãi cuối cùng đành lên taxi để đến điểm có thể chụp được các đỉnh Anapurna soi bóng xuống hồ nước như trong các bưu thiếp vẫn thấy ở trong một cơ quan ven hồ Phewa. À, vụ chụp này do các bạn taxi gợi ý đi, bạn ấy dặn đưa cho bác bảo vệ ít tiền, chút xíu thôi để tha hồ tung tăng nhảy múa chụp choẹt ở đấy dù cũng chả có gì nhiều. Sáng đấy có thể vì còn sớm và trời khá mù nên không nhìn rõ được các đỉnh

Sân bay ở Pokhara khá nhỏ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8897_zpszggfzlo7.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8897_zpszggfzlo7.jpg.html)

Phòng chờ


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8901_zpsi7ng9dxy.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8901_zpsi7ng9dxy.jpg.html)

Và máy bay


https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8905_zps5elw8uxa.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8905_zps5elw8uxa.jpg.html)

Hãng Buddha Air này lúc đưa bọn tớ quay lại Kathmandu có một cú thả trôi trong vòng mấy giây làm một thành viên trong đoàn tớ bị phen lạnh xương sống đơ cả người (rất may những người còn lại không phải chứng kiến do...ngủ sạch :D). Vì vậy kể cũng không quá lạ lẫm với những cú cất cánh hạ cánh ngoạn mục và cả những cú va chạm như...cơm bữa ở chặng Jompson về Pokhara như được biết, nhỉ. Vé của các bạn ấy đây




https://i892.photobucket.com/albums/ac124/sbn000/Nepal/IMG_8902_zpszsvgs14e.jpg~original (http://s892.photobucket.com/user/sbn000/media/Nepal/IMG_8902_zpszsvgs14e.jpg.html).

Hành trình bọn tớ kết thúc bằng tour tung tăng thăm thú và mua sắm ở Kathmandu với sự hào hứng, thú vị không biết mỏi. Có mỗi cái ghét nhất là đi đâu cũng bị chào và hỏi bằng tiếng Trung
Đây có lẽ là chuyến đi có nhiều cảm xúc nhất với những trải nghiệm với thiên nhiên đặc biệt nhất từ trước đến nay. Có lẽ vì thế khi ai hỏi bọn tớ luôn trả lời "leo nhục lắm, nhục lắm nhưng đi về bị nghiện cái nhục ấy, chỉ muốn tiếp tục nhục như thế":D
Những chuyến đi như thế luôn cần có nhiều yếu tố về sức khỏe cũng như tinh thần. Vậy nên hãy đi khi còn có thể nhé (beer)

phoebebeo
18-06-2016, 14:35
Thanks bạn, hành trình đáng nhớ ghê

phoebebeo
21-06-2016, 20:25
Chương trình:

Day 1 : Đến Kath lúc 15h. Từ sân bay về khách sạn hết 45 phút đi ô tô.

Day 2 : Kathmandu to Besi Sahar (760m) – Syange (1100m) (9 hours drive)

Day 3 : Syange to Dharapani (1860m) 19km – 8.5 hrs walk
Khởi đầu bằng việc leo bậc thang đá để ngắm thác Syange (100m, 50 minutes)
Syange – Jagat (1300m, 4km, 1hrs)
Jagat – Chamche(Chamje) (1385m, 4km, 1.5 hrs)
Chamje – Taal (1700m, 5km, 2.5hrs)
Taal – Karte (Khotro) (1850m,4km, 1.5hrs)
Karte – Dharapani (1900m, 2km, 50 minutes)

Day 4 : Dharapani to Chame (2670m) 16 km – 7.5hrs walk
Dharapani – Bagarchap (2160m, 3.5km, 1.5hrs)
Bagarchap – Danakyu (2300m, 2km, 1hrs)
Danakyu – Timang (Temang) (2510m, 1km, 45 minutes
Upper trail:Temang – Thanchok (2570m, 4km, 1.5hrs)
Thanchok – Koto (2640m, 1.5km, 1hrs)
Koto – Chame (2670m, 4km, 2hrs)

Day 5 : Chame to Lower Pisang (3200m) 15.5 km – 4.5hrs
Chame – Bharatang (2850m, 7km, 2hrs)
Bharatang – Dhikur (Dhukure) Pokhari (3060m, 6km, 1.5hrs)
Dhikur – Lower Pisang ( 3250m, 2,5km, 1hrs)

Day 6 : Lower Pisang to Bharaka (3540m) 18 km – 8hrs walk
Upper trail: Lower Pisang – Upper Pisang (3300m, 45 minutes)
Upper Pisang – Ghyaru (3670 m, 6km, 2.5hrs)
Ghyaru – Nawal (Ngawal) (3657m, 5km, 2hrs)
Nawal – Bharaka (Braga) (3439 m, 7km, 3hrs)

Day 7 : Bharaka - Ice Lake - Manang (4600m) 8hrs walk
Không nhớ chính xác quãng đường, ước chừng khoảng 15km, thời gian đi lên hết 4.5hrs, đi xuống 3hrs.
Nếu leo dốc Ice lake rồi thì những dốc còn lại thật dễ chịu. Đường đi xuống không có lối đi, dốc và trượt.

Day 8 : Thích nghi độ cao ở Manang. Visit View Point (3540m) 3 hrs hike.

Day 9 : Manang to Ledar (4200m) 10.5km, 4.2hrs walk.
Manang – Ghusang (Gunsang) (3950m, 8km, 2.5hrs)
Ghusang – Yak Kharka (4050m, 1.5km, 1hrs)
Yak Kharka – Ledar (4200m, 1km, 45 minutes)

Day 10 : Ledar to High Camp (4850m) 6 km, 5hrs walk
Ledar – Thorung phedi (4450m, 5km, 3.5hrs)
Thorung phedi – High Camp (4850m, 1km, 1.5hrs)

Day 11 : HighCamp - ThrungLaPass - Muktinath (3760m) 13km, 8.5hrs walk
High Camp – Thrung La Pass (5416m, 5km, 3.5hrs)
Thrung La Pass – Charabu (4230m, 6km, 3hrs)
Charabu – Muktinath (3806, 4km, 2hrs)

Day 12 : Muktinath to Kagbei (2800m ) 8km, 3hrs walk.
Kagbeni to Jomsom (2720m) 45 Minutes drive

Day 13 : Jomsom to Ghasa: 3.5 hrs drive
Nhỡ gần một ngày ở đây vì lý do lãng xẹt (họp 2 đảng của 2 khu do bất đồng quan điểm). Khách du lịch được đi qua ( nếu đi bộ ) nhưng dân địa phương và xe ở lại.

Day 14 : Ghasa – Pokhara: 7hrs drive

Day 15 : Sáng bay về Kathmandu. Chiều lượn mua sắm

Day 16 : Sáng thăm Kathmandu Durba Square. Chiều bay về Malaysia.

Chi phí cho chuyến đi:

- Vé máy bay: HN - Kun - HN & Kun - Kath - Kun: 525 USD
- Visa 15 ngày ở Nepal: 25 USD
- Mua tour trek: 737 USD ( bao gồm ăn ở trong toàn bộ chuyến trek, ở ngoài trek, poter, guide, giấy tờ trek, máy bay từ Jomson - Pokhara (thay bằng ô tô vì bị hoãn do thời tiết),máy bay từ Pokhara - Kathmandu).
- Chi phí phát sinh trên đường đi: 80 USD
- Bảo hiểm chuyến đi: 28 USD
Tổng chi phí cho Nepal: 1395 USD

Ở Kathmandu bạn có thể mua được nhiều thứ nên nhớ có thêm một khoản dự phòng phí cho mua sắm nhé :)):))

Bạn cho mình hỏi bạn mua tour của agent nào mà rẻ vậy. Cho mình xin contact với, thanks!

langthang06
22-07-2016, 09:37
Có nhiều bạn hỏi mình thông tin về bạn làm tour Nepal, mình sẽ post thông tin bổ sung lên trang 1 để các bạn tiện theo dõi.

Các bạn liên hệ với bạn Nirajan Nepal, FB của bạn ý: https://www.facebook.com/chnirajan?pnref=friends.search.

Hoặc các bạn có thể vào Web của Công ty bạn ý để tìm thông tin và liên hệ: http://ruggedtrailsnepal.com/

monkeymouse
05-03-2018, 11:24
Ôi, nhớ quá là nhớ...
Mình muốn được quay lại Nepal quá, và muốn nhất là được đi chung với những người bạn đồng hành tuyệt vời. Àh, mà thực ra được đi chung với họ thì chuyến nào cũng tuyệt vời!! <3 <3 <3

sbn
10-04-2018, 11:49
Ôi, nhớ quá là nhớ...
Mình muốn được quay lại Nepal quá, và muốn nhất là được đi chung với những người bạn đồng hành tuyệt vời. Àh, mà thực ra được đi chung với họ thì chuyến nào cũng tuyệt vời!! <3 <3 <3

Đi thôi đi thôi, bồng con lên và đi nhá em <3