PDA

View Full Version : [Chia sẻ] (Iran) Những cây cầu ở Isfahan



deepblue
07-02-2014, 14:30
Iran, trên tin tức thời sự, là một xứ sở của những con người rắc rối và cực đoan. Đối với du khách, đó là một đất nước hiền hòa, an toàn, đẹp, và văn minh. Họ không văn minh theo kiểu, nói thế nào nhỉ, trọn vẹn vật chất và tinh thần như phương Tây. Cái văn minh của họ thiên về tinh thần và lối sống nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy điều đó dễ dàng khi tiếp xúc với họ. Về vật chất họ không thừa mứa nhưng hoàn toàn no đủ, hơn ta rất nhiều. Tất nhiên con người ở đó rất sắc sảo và thích tranh cãi về chính trị, bạn đừng nên nói chuyện thời sự chính trị với họ, họ sẽ nói hay hơn bạn nhiều.
Nếu đến Iran thì đừng bỏ qua Isfahan. Đó có thể là thành phố đẹp nhất Iran. Đó là lời khuyên mà bạn sẽ thấy khắp nơi trên Internet. Isfahan được lưu truyền là thành phố đẹp nhất trong thế giới Hồi giáo. Với một người yêu thích thế giới hồi giáo như tôi thì mọi thành phố cổ Hồi giáo đều đẹp cả, còn Isfahan thì cực đẹp.
Isfahan có những thứ khó có thể đẹp hơn được: những cây cầu, những mái vòm nhà thờ hồi giáo (nhất là Imam Mosque và Lotfollah Mosque), khu bazaar, và vùng nông thôn xung quanh mà bạn có thể thấy từ cửa sổ tàu hỏa chạy từ Tehran đến: những vườn cây trái mọc trên đất đai khô cằn, những tháp nuôi chim bồ câu trông như những lô cốt của thời trung cổ.
Và nếu bạn thích những cây cầu thì bạn phải đến Isfahan, những cây cầu ở Isfahan thì không đâu đẹp hơn được. Tôi chụp mấy bức ảnh về một trong nhiều những cây cầu đó, cầu này hình như là cầu Siosepol. Nếu google thì sẽ ra nhiều hình đẹp, còn hình của tôi thì trình chụp rất lởm, tuy nhiên có thể hé lộ phần nào vẻ đẹp của cây cầu. Có lẽ, ngay cả trong mơ, người ta cũng chỉ thấy những cây cầu đẹp đến như vậy mà thôi.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0719_zpsfa1e02de.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0719_zpsfa1e02de.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0720_zpsb5531811.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0720_zpsb5531811.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0722_zps814070ad.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0722_zps814070ad.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0723_zps1e775406.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0723_zps1e775406.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0728_zps66bfa62e.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0728_zps66bfa62e.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0842_zpsa2d38613.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0842_zpsa2d38613.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0843_zpsd96450d8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0843_zpsd96450d8.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0848_zps4be1e5b6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0848_zps4be1e5b6.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0849_zps3f6b9d97.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0849_zps3f6b9d97.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0850_zpse2abdb7d.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0850_zpse2abdb7d.jpg.html)

Và nữa, mới hôm qua tôi đọc được rằng giáo sĩ Alexandre Rhodes, người được coi là cha đẻ chữ viết theo lối latinh của Việt Nam, mất ở Isfahan và còn mộ ở thành phố này. Có lẽ ông đã nhiều lần đi qua những cây cầu này chăng.

deepblue
07-02-2014, 14:56
Và những mái vòm của Isfahan

Imam mosque (nhà thờ/thánh đường Imam) và Lotfollah mosque, cùng với bazaar lớn của Isfahan đều nằm trên quảng trường Imam. Đây là ảnh Imam mosque.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0673_zps60410f6c.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0673_zps60410f6c.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0645_zps2a1d4186.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0645_zps2a1d4186.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0736a_zps597e9c4d.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0736a_zps597e9c4d.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0738_zps157c3ee9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0738_zps157c3ee9.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0738a_zpse571d5af.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0738a_zpse571d5af.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0743_zpscb633b6f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0743_zpscb633b6f.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0759_zpsde0a1b49.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0759_zpsde0a1b49.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0763_zpsc65c71b0.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0763_zpsc65c71b0.jpg.html)
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0788_zps23418800.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0788_zps23418800.jpg.html)
Trần mái vòm chính của Imam Mosque
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0736_zpsef95c0b3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0736_zpsef95c0b3.jpg.html)

deepblue
07-02-2014, 16:11
Còn đây là Lotfollah mosque. Cũng như những cây cầu của Isfahan, có lẽ nằm mơ người ta cũng chỉ thấy những mái vòm đẹp đến thế mà thôi.
Imam mosque và Lotfollah mosque trên quảng trường Imam, trong màn bụi thổi đến từ sa mạc :
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0658_zps73d58ef4.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0658_zps73d58ef4.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0666_zpsf6141ea7.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0666_zpsf6141ea7.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0672_zpsd443ddd6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0672_zpsd443ddd6.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0676_zps5cdbaacd.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0676_zps5cdbaacd.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0768_zps2b4e138f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0768_zps2b4e138f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0778_zps5a7e5f0b.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0778_zps5a7e5f0b.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0696_zps5f839ed3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0696_zps5f839ed3.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0708_zpsd79bb511.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0708_zpsd79bb511.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0706_zps35b3cb39.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0706_zps35b3cb39.jpg.html)

deepblue
07-02-2014, 16:43
Isfahan bazaar, với mặt tiền cổng chính có bức tranh tường hoành tráng đã bị thời gian xóa mờ, những hàng hóa địa phương lẫn những vật dụng có hình nàng Dae Chang Kưm của Hàn Quốc. View trên cao nhìn xuống quảng trường Imam.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0659_zps54d0f87d.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0659_zps54d0f87d.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0657_zpsb9f110d1.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0657_zpsb9f110d1.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0655_zps82fb29b8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0655_zps82fb29b8.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0660_zps9bfeb509.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0660_zps9bfeb509.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0661_zpsa5046b04.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0661_zpsa5046b04.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0662_zpsf91b56a6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0662_zpsf91b56a6.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0743a_zps6bb60af0.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0743a_zps6bb60af0.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0744_zps2cc8b4ff.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0744_zps2cc8b4ff.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0747a_zpsf7f237e6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0747a_zpsf7f237e6.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/DSCF0864_zps5f0989ed.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/DSCF0864_zps5f0989ed.jpg.html)

nguyenhai123
22-06-2014, 13:09
Bạn chủ thớt vắng nhà lâu thế nhỉ. Ngóng tiếp bài của bạn đây...

Gau Misa
25-06-2014, 11:15
Anh cho xin thêm thông tin về visa hay các phương tiện đi lại ở Iran có dễ dàng ko ah ? Khách du lịch là phụ nữ đến Iran có cần trùm khăn ko ah ?

minhle8x
26-06-2014, 10:59
=))) Trời ơi nhìn hài quá. Có cả nàng Đê Chang Kưm của Hàn luôn mới ghê

galazie
13-08-2014, 12:49
Bạn chủ thớt vắng nhà lâu thế nhỉ. Ngóng tiếp bài của bạn đây...

Cảm ơn bạn đã quan tâm. Mình mới đổi nick. Hôm nào 'chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ' thì mới vào đây. không thì cũng ít vào.

galazie
13-08-2014, 12:57
Anh cho xin thêm thông tin về visa hay các phương tiện đi lại ở Iran có dễ dàng ko ah ? Khách du lịch là phụ nữ đến Iran có cần trùm khăn ko ah ?

Visa rất dễ. Bạn cứ google iranian visa là sẽ ra một số trang web. Cách cấp visa của Iran cũng khác người. Trước hết phải đăng ký với 1 đại lý du lịch trong nước họ. Đại lý sẽ làm việc với cơ quan chính quyền để được duyệt 1 visa code. Rồi bạn cầm visa code đó đến Đsq Iran ở bất cứ đâu đều sẽ được dán visa vào hộ chiếu. Phí ngày xưa mình mất khoảng 30Eur cho đại lý, mất khoảng loanh quanh từng đó nữa cho sứ quán. Chỉ được cái là người Việt Nam thì dễ dàng thôi. Người Anh, Mỹ thì khó, nhất là người Mỹ. Khó như người Việt Nam làm visa vào Mỹ vậy.

Đi lại ở Iran rất tốt. hạ tầng đường bộ rất tốt. Taxi rất rẻ.

Mọi khách du lịch nữ đến Iran đều phải trùm khăn, có lẽ trừ trẻ em. Bạn đừng lo, dễ lắm, không có yêu cầu gì về khăn phải như thế nào đâu. Một mảnh vải trùm quanh tóc là đủ. Mình đi với vợ, cô ấy coi đó là một trải nghiệm thời trang. Không ai hỏi han gì mình hết. Họ rất tôn trọng du khách.

Mấy ảnh dưới là hình phụ nữ ở Tabriz, thành phố phía bắc gần Thổ Nhĩ Kỳ và Irắc. Nhìn thì có vẻ u tối đấy, nhưng cuộc sống thực ra thoải mái vui vẻ lắm. Tabriz là thành phố bảo thủ, phụ nữ thường trùm khăn đen. Ở Tehran thì sôi động hơn, khăn đủ màu sắc.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0494_zps8074e927.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0494_zps8074e927.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0493_zpsa51d02b5.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0493_zpsa51d02b5.jpg.html)

galazie
14-08-2014, 16:37
Mình đi từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Iran. Ở nước Thổ tới vùng sát với Iran là thấy ngọn núi cổ tích Ararat. Ai thích núi thì sẽ nhớ đến hết đời vì núi đẹp lắm. Đây là cổng biên giới với Iran. Đón chào chúng ta là hai vị cố - và đương kim-giáo chủ. Hai vị này hiện diện ở khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất Iran.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0487_zpsc038a045.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0487_zpsc038a045.jpg.html)

Đây là Bazargan thành phố biên giới của Iran. Tại cửa nhập cảnh mình chứng kiến một cuộc cãi vã giữa một tay buôn chuyến với hải quan Iran. Tay hải quan nhất quyết không cho tay buôn mang vào một hộp hàng gì đó, sau khi tranh luận hết hơi không được, tay buôn quay sang nhăn nhó với mình, chỉ về phía tay hải quan nói 'Alibaba, Alibaba'. Có lẽ ý bảo rằng tên kia là 'đồ lưu manh' gì đó. Lần đầu mình biết người ta dùng từ Alibaba như vậy, ở trên xứ sở của Alibaba.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0488_zps93caa389.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0488_zps93caa389.jpg.html)

Đường từ Bazargan đến Tabriz, dọc đường có nhiều làng mạc bằng đất trần rất đẹp, nhưng mình lười chỉ chụp bâng quơ được thế này:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0489_zpse5b2435e.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0489_zpse5b2435e.jpg.html)

galazie
14-08-2014, 16:41
Tabriz, giải khát sinh tố kiểu Ba Tư, cái nước đỏ đỏ là nước ép quả lựu, rất phổ biến ở xứ này, uống chua và chát xít!
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0490_zps53da58bc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0490_zps53da58bc.jpg.html)

galazie
14-08-2014, 16:46
Người Iran (và cả Trung Đông nói chung) rất hiếu khách. Hào phóng với khách phương xa là một điều được quy ước trong cách ứng xử truyền thống của họ. Có lần mình gõ cửa một tiệm bánh ngọt vào buổi tối, tiệm đóng cửa. Vừa quay lưng đi về thì có người qua đường giúi vào tay mình một bọc gì đó, rồi đi vụt mất. Mở bọc ra thì đó là một gói bánh.

galazie
14-08-2014, 16:50
Máy uống nước công cộng trên đường phố. Nhìn ko vệ sinh lắm. Nhưng dù sao cũng hơn đứt nước mình:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0522_zps52ad10b4.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0522_zps52ad10b4.jpg.html)

Biển số xe, nếu mình nhớ không nhầm thì hình trái tim ngược là số 5:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0518_zps4c8466a0.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0518_zps4c8466a0.jpg.html)

Bàn phím máy tính kiểu Iran:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0523_zps9f23d565.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0523_zps9f23d565.jpg.html)

Mình đến thăm nước Iran cùng với Putin (nhưng đi khác đường:) ):
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0534_zpsc1d93338.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0534_zpsc1d93338.jpg.html)

Trong khi đó, đài truyền hình có lẽ đang công kích Bush chuyện gì đó:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0625_zps1421873e.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0625_zps1421873e.jpg.html)

galazie
14-08-2014, 16:54
Mặc dù không có vẻ ngoài lộng lẫy, nhưng khu bazaar của Tabriz là rất lớn của cả vùng Trung Đông, kéo dài đến 10km. Hàng hóa chiếm số lượng nhiều nhất là vàng và trang sức.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0501_zpsdc2d0d12.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0501_zpsdc2d0d12.jpg.html)

galazie
14-08-2014, 17:21
Iran giáp với Azerbaijan ở phía tây bắc. Cả một góc tây bắc của Iran cũng được gọi là vùng/tỉnh Azerbaijan. Người Azerbaijan ở đó cũng nhiều. Tuy nhiên những người này than phiền là chính quyền trung ương (của người Ba Tư đa số) không tôn trọng những di sản văn hóa của người Azerbaijan. Trong hình là một công trình gì đó khá đồ sộ của người Azerbaijan địa phương đang bị đập bớt không rõ vì lý do gì.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0525_zps308a354b.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0525_zps308a354b.jpg.html)

Chỗ này là mình được một người Azerbaijan địa phương dẫn tới xem. Anh này là một thương gia trẻ tuổi, tình cờ gặp trong một quán cơm. Trong khi mình và vợ đang lúng túng trong việc gọi đồ ăn thì anh này quan sát thấy và đã gọi món hộ, sau đấy ăn cùng và nói chuyện (bằng tiếng Anh). Ăn xong thì anh này trả tiền hộ luôn theo một cách rất khéo không thể từ chối. Sau đó mặc dù mình khá thận trọng song anh này vẫn mời được bọn mình về văn phòng công ty để giới thiệu. Sau đó lái xe tiễn ra đến ga tàu (đi Tehran), chờ tàu chạy mới về. Trước đó trên đường đến văn phòng thì đưa bọn mình tạt vào chỗ này và giới thiệu đây là công trình văn hóa của dân tộc tao, chính quyền không tôn trọng và đang đập bỏ, và anh tỏ thái độ phản đối rất rõ ràng nhưng cũng lịch sự. Nói chung là trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ là anh ta đã chiêu đãi được mấy người khách lạ, giới thiệu được bản thân và giới thiệu được luôn về dân tộc mình. Mình đã rất ấn tượng về văn hóa và cách cư xử của người Iran (mặc dù là người thiểu số nhưng nhóm người Azerbaijan này cũng là người Iran từ rất lâu rồi).

Cũng trong bữa ăn với anh chàng này mình đã phạm một sai lầm kinh điển của những du khách thiếu kinh nghiệm từ cổ chí kim. Đó là nói chuyện chính trị một cách không cẩn thận, thiếu nhạy cảm. Mình khen ngợi ông tổng thống Iran thời đó (một người rất chống Mỹ và phương Tây, ông vừa mãn nhiệm trong năm nay, được thay bằng một ông khác ôn hòa hơn) rằng ông là một người trẻ tuổi, tự hào dân tộc, mạnh mẽ chống sự can thiệp của nước Mỹ vào khu vực. Anh chàng kia, là người Trung Đông và cũng là dân làm ăn, đã nói những điều sắc sảo sau và cho mình thấy rằng chớ có dại mà nói chuyện chính trị với dân xứ này:

- ông tổng thống đó không được ưa thích ở Iran,
- trẻ hay già không quan trọng, quan trọng là phải làm được việc
- một ông tổng thống phải nói chuyện vui vẻ được với tất cả các nước, tạo thuận lợi cho dân nước mình giao lưu làm ăn. ông tổng thống này thì nói những thứ như "Mỹ và Israel xuống địa ngục với Satang", như vậy thì làm tổng thống làm gì!
- Đất nước phải là của tất cả mọi người, chứ không phải chỉ là của riêng mấy ông giáo sĩ sùng đạo

Một bài học mình nhớ mãi, và là một trong nhiều chuyện làm mình phục dân xứ này.

galazie
20-08-2014, 10:55
Tabriz cũng là một điểm đáng kể trên con đường tơ lụa cổ đại. Con đường bộ từ Istanbul đi qua vùng Tiểu Á của Thổ Nhĩ Kỳ tới Tabriz, từ đó nếu đi tiếp về phía đông, qua các nước mà tên có đuôi -stan, sẽ tới Trung Quốc, còn rẽ xuống phía nam thì rất tiện để tới Ấn Độ.

Khu Bazaar của Tabriz là một Di sản thế giới của Unesco.

galazie
20-08-2014, 11:09
Về phía Tây Bắc Iran còn giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn gia nhập EU. Nếu trong tương lai điều này thành hiện thực thì biên giới của EU sẽ kéo dài đến tận cửa của ... Iran. Điều này nghe có vẻ lạ lẫm. Tuy nhiên nó sẽ không còn lạ nữa nếu chúng ta nhớ lại rằng một trong những xung đột Đông - Tây sớm nhất trong sử sách là giữa Châu Âu (Hy Lạp) và đế quốc Ba Tư. Cuốn sách tuyệt vời 'Du hành cùng Herodotus' của Kapuscinski (cuốn sách ký sự du lịch hay nhất tôi từng biết) viết rất hay về chuyện này.

galazie
20-08-2014, 11:16
Có vài nhóm người chủ yếu ở vùng Trung Đông: người Ả Rập, người Ba Tư (Iran), người Thổ Nhĩ Kỳ, và người Do Thái. Mặc dù ở cạnh nhau và tên cũng giống nhau nhưng người Iran (Ba Tư) và Irắc (Ả Rập) là khác nhau. Ở khách sạn đôi khi tôi gặp những người Irắc, và bởi họ ra được nước ngoài nên thường là họ nói được tiếng Anh tốt hơn nhân viên khách sạn bản địa, khi tôi nhờ họ nói giúp điều gì với người của khách sạn (vì tôi tưởng họ nói với nhau tốt) thì thường họ trả lời là để tao sẽ thử xem nhưng chưa chắc đã nói được, vì tao nói tiếng Ả Rập còn bọn kia nói tiếng Ba Tư.

galazie
22-08-2014, 13:57
Tehran:

Tôi không có ấn tượng gì đáng kể về Tehran. Thành phố cũng như nhưng đô thị không được phát triển tốt khác, giống như một rừng bê tông. Hình như có núi bao quanh khá nhiều bề, không khí không dễ thoát, nên ô nhiễm thấy khá rõ, không khí có vẻ nằng nặng. Phía bắc thành phố có một dãy núi lớn. Có cáp treo lên đây nhìn được toàn cảnh thành phố. Đây là chỗ đi chơi của người Tehran, trên này có thể đi cáp treo, ngắm cảnh, và trượt tuyết.

Toàn cảnh Tehran nhìn từ dãy núi phía bắc:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0556_zpsca6028d6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0556_zpsca6028d6.jpg.html)

Phía bên kia dãy núi này là biển Caspian. Một khối nước ngọt khổng lồ, cái hồ lớn nhất thế giới. Tôi đã rất muốn đi xem biển Caspian nhưng do hơi kẹt thời gian nên lại thôi. Đến giờ vẫn còn tiếc. Chắc tôi sẽ còn quay lại Iran và đi các nước Trung Á, vẫn còn cơ hội thấy nó, nhưng chưa biết đến bao giờ. Đây cũng là kinh nghiệm cá nhân tôi đã gặp nhiều lần trong khi đi du lịch: nhiều khi đã đi một chặng đường rất dài rồi, mà không cố thêm một chút nữa để đến một nơi mình định đến, thì khi về sẽ hối tiếc vì biết bao giờ mới quay lại được.

galazie
22-08-2014, 14:02
Trên khu trượt tuyết phía bắc này tôi gặp một đám thanh niên Iran đi chơi, ăn mặc sành điệu, tác phong thời thượng. Có cậu nhiệt tình hỏi tôi là ở Việt Nam bao nhiêu tiền một ngôi nhà, bao nhiêu tiền một cân thịt bò, bao nhiêu tiền một quả trứng, v.v...Tôi thấy rất buồn cười. Đám bạn của anh ta cũng cười. Nhưng rồi sau tôi nghĩ lại thấy đấy là một cách rất hay để hiểu về đời sống của một đất nước. Thật là dễ hình dung đời sống của một ai đó ở một xứ xa lạ nếu biết anh ta một tháng có bao nhiêu tiền, mất bao nhiêu để có một ngôi nhà, và một bữa ăn.

galazie
22-08-2014, 14:06
Ở Iran thứ 2 không phải là ngày đầu tuần.

Họ theo lịch hồi giáo, cuối tuần của họ bắt đầu vào chiều thứ 5, và kéo dài hết ngày thứ 6 dương lịch. Thứ 7 là ngày đầu tuần.

Từ Thổ nhĩ kỳ sang Iran, tôi phải chỉnh đồng hồ không phải thêm 1h, mà là 1h30'. Giờ của Iran là GMT + 4h30'.

galazie
22-08-2014, 14:13
Tàu hỏa ở Iran cực tốt. Sạch sẽ, khang trang. Và cũng rẻ. Khoang 2 giường nằm được trải khăn, thảm cứ như hoàng gia. Là khách nước ngoài, bạn sẽ được mời sang khoang bên cạnh để nói chuyện.

Nước Iran bị cấm vận, nên người Iran rất khó ra nước ngoài. Họ sẽ thường xuyên hỏi bạn đã đi đến những đâu rồi. Họ sẽ rất trầm trồ, thậm chí là ghen tị, nếu trong hộ chiếu của bạn có visa của châu Âu.

Khác với tàu hỏa, taxi ở Iran rất cũ kỹ, có nhiều chiếc còn thủng lỗ chỗ trên sàn, ngồi trong xe nhìn xuống sàn là có thể thấy lòng đường qua các lỗ này. Còn đường sá thì lại rất tốt.

galazie
22-08-2014, 14:15
Vài hình ảnh trong một khu chợ ở Tehran. Những quầy gia vị và hạt khô là một cảnh tượng quyến rũ của xứ Trung Đông:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0561_zps2c680bae.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0561_zps2c680bae.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0558_zpsfef9961f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0558_zpsfef9961f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0562_zps9f666d7f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0562_zps9f666d7f.jpg.html)

Gau Misa
22-08-2014, 20:29
Tàu hỏa ở Iran cực tốt. Sạch sẽ, khang trang. Và cũng rẻ. Khoang 2 giường nằm được trải khăn, thảm cứ như hoàng gia. Là khách nước ngoài, bạn sẽ được mời sang khoang bên cạnh để nói chuyện.

Nước Iran bị cấm vận, nên người Iran rất khó ra nước ngoài. Họ sẽ thường xuyên hỏi bạn đã đi đến những đâu rồi. Họ sẽ rất trầm trồ, thậm chí là ghen tị, nếu trong hộ chiếu của bạn có visa của châu Âu.

Khác với tàu hỏa, taxi ở Iran rất cũ kỹ, có nhiều chiếc còn thủng lỗ chỗ trên sàn, ngồi trong xe nhìn xuống sàn là có thể thấy lòng đường qua các lỗ này. Còn đường sá thì lại rất tốt.

Vậy chắc là ít người nói được tiếng Anh ở Iran hả anh ?

Chitto
23-08-2014, 01:18
Chờ đọc tiếp bài của bạn. Iran - Iraq là vùng Lưỡng hà, Vầng trăng phì nhiêu, một trong những cái nôi của văn minh thế giới. Mong được đến đó lâu rồi mà chưa có dịp.



Phía bên kia dãy núi này là biển Caspian. Một khối nước ngọt khổng lồ, cái hồ lớn nhất thế giới.

Caspian là nước mặn, xưa kia thông với đại dương. Vì thế người ta thường coi Caspian là biển chứ không phải là hồ.


Còn đường sá thì lại rất tốt.

Những nước nhiều dầu mỏ và lọc được dầu mỏ đường sá thường tốt vì nhựa đường là phụ phẩm của dầu mỏ rẻ như không.

galazie
24-08-2014, 13:17
Cảm ơn hai bạn Chitto và Gau Misa.

galazie
24-08-2014, 13:25
Vậy chắc là ít người nói được tiếng Anh ở Iran hả anh ?

Thật ra thì cũng không ít. Vì hầu như lúc nào mình cần đến thì cũng có ai đó biết nói tiếng Anh ở xung quanh. Các đại lý vé, trên tàu hỏa, bến xe, khách sạn, quán ăn... đều có người nói được tiếng Anh. Khách sạn nhỏ thì có thể nhân viên khác không nói được nhưng người trực lễ tân thì thường là nói được.

Nói chung là rất thường xuyên có người bắt chuyện với mình để nói chuyện bằng tiếng Anh.

Khác hẳn với ở Trung Quốc, nơi mà giữa thành phố mấy triệu dân có khi tìm hết hơi không ra ai nói được từ tiếng Anh nào.

Tuy nhiên dù sao thì những nơi mình đến cũng là những thành phố lớn. đi về những nơi hẻo lánh hơn thì chắc sẽ ít người nói được. Bạn nên mang một quyển Lonely Planet Phrasebook tiếng Persian (Ba Tư). Lonely planet có vô số quyển phrasebooks cho các ngôn ngữ. Nó liệt kê cách viết và nói (phiên âm) những câu nói cần nhất trong mọi hoàn cảnh đi du lịch. Bạn có thể nói như vẹt theo phiên âm, và nếu nói thế mà người ta vẫn không hiểu được thì chỉ thẳng vào cho người ta đọc cái câu đó. Cực kỳ lợi hại đấy.

galazie
24-08-2014, 13:28
Lái taxi thì hiếm ai hiểu tiếng Anh. nhưng có lần mình cũng gặp 1 ông nói cực tốt. vì ông ta được học tiếng Anh từ trước cách mạng Hồi giáo năm 1978 (trước đó Iran thân Mỹ). khi mình khen ông ta nói tiếng Anh hay thì ông ta bảo 'once in a blue moon' mày mới gặp được một người như tao. mình quá ngạc nhiên luôn vì ý nghĩa của 'once in a blue moon' mình biết tiếng Anh gần 20 năm mới để ý mà biết, đó là 'rất hiếm gặp'.

galazie
24-08-2014, 13:32
Caspian là nước mặn, xưa kia thông với đại dương. Vì thế người ta thường coi Caspian là biển chứ không phải là hồ.

Hì hì đúng rồi. trước khi viết đã tra wiki, đã đọc thấy là nước mặn rồi. thế mà đến lúc viết vẫn viết là nước ngọt. độ mặn của nước ở biển Caspian bằng khoảng 1/3 độ mặn của các đại dương.

Gau Misa
26-08-2014, 14:38
Cảm ơn hai bạn Chitto và Gau Misa.

Thật ra là em cũng có ý định đến Iran nên đã theo dõi những bài viết của bác ;)
Vì theo em biết thì người Việt Nam mình có thể xin visa Iran arrival ngay tại sân bay quốc tế Imam đấy bác ah (50usd hay sao í). Đó cũng là 1 trong những lý do em muốn đến đấy :D

galazie
26-08-2014, 15:01
Chúc bạn sớm thực hiện được kế hoạch đến Iran. Về quy định thì người Việt Nam được cấp visa tại các sân bay quốc tế. nhưng hình như hạn chỉ trong 7 ngày. không biết thủ tục gia hạn thì ra sao, nhưng nếu bỏ tiền và công sang tận đó mà ở có 7 ngày thì mình nghĩ là hơi phí vì Iran rộng lớn và có nhiều thứ để xem. Riêng một thành phố kiểu như Isfahan, Shiraz... cũng đáng dành cho 3 ngày rồi. Lại còn Persepolis nữa nếu bạn định tới đó.

Xin visa trước khi đi rất dễ dàng. Nên mình thấy cái gì làm trước được thì làm cho yên tâm.

galazie
26-08-2014, 15:06
Mình gặp một việc rất oái oăm ở Iran mà mình không biết nó có thể lặp lại cho ai khác không.

Cũng chỉ bởi Iran là nước bị cấm vận nhiều mặt, trong đó có hạn chế đi lại quốc tế.

Khi mình mua vé máy bay đi tiếp từ Iran sang Trung Quốc. Các đại lý vé đều nói không thể bán vé một chiều cho mình được, vì mình chỉ có visa single entry vào Trung Quốc. Người Iran hoặc người nước ngoài đi từ Iran chỉ mua được vé nếu có multiple-entry visa. Mình lên tận văn phòng hãng hàng không hỏi thì cũng bị trả lời như vậy. Vậy là mình phải mua vé hai chiều sang Trung Quốc mặc dù chỉ đi một chiều.

Đó là năm 2007. Không biết tình hình bây giờ ra sao. Bạn nào định đi từ Iran sang một nước khác nữa thì nên tìm hiểu cẩn thận trước.

Gau Misa
26-08-2014, 16:39
Em nghĩ bác chỉ cần mua vé 1 chiều từ Iran đi TQ, rồi mua thêm 1 vé nữa từ TQ về VN. Show ra cho nhân viên hải quan chắc chắn là đc thôi chứ nhỉ.

galazie
26-08-2014, 17:37
Vấn đề là sau TQ mình còn đi tiếp sang nước khác bằng đường bộ chứ ko bay nên ko chứng minh được gì cả.

galazie
28-08-2014, 12:57
Trở lại với Isfahan.

Từ Tehran mình đi tàu hỏa đến Isfahan. Như đã nói, tàu hỏa ở Iran rất tốt. Không bằng ở châu Âu, nhưng hơn hẳn ở Thổ Nhĩ kỳ.

Buổi sáng, gần Isfahan, mình nhìn thấy những cảnh như thế này (vì ko chụp hình nên lấy hình google):

http://aminus3.s3.amazonaws.com/image/g0001/u00000897/i00016959/ce878ad0801da57cd96aa404c0c1a4ed_large.jpg
http://www.google.com/imgres?imgurl=https%3A%2F%2Fwww.saudiaramcoworld.c om%2Fissue%2F201102%2Fimages%2Fcastles%2FCastles_C _sp1_sm.jpg&imgrefurl=https%3A%2F%2Fwww.saudiaramcoworld.com%2 Fissue%2F201102%2Fcastles.of.the.fields.htm&h=200&w=300&tbnid=Qvnrr5psUm9gVM%3A&zoom=1&docid=1_sooCfXbAG1jM&ei=8b_-U9jUNYu8ugTEooHwDg&tbm=isch&ved=0CCkQMygLMAs&iact=rc&uact=3&dur=604&page=1&start=0&ndsp=15
http://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fwww.wwwebart.com%2FRIVE RART%2Fparadise%2Ffestivals%2Fgawkhoni%2Fpegion_ho use_o1.jpg&imgrefurl=http%3A%2F%2Fwww.wwwebart.com%2FRIVERART %2Fnadalian%2Fpottery_drawings%2Findex.htm&h=416&w=554&tbnid=WdII58rMTBzW5M%3A&zoom=1&docid=tth1JCOweEmZBM&ei=8b_-U9jUNYu8ugTEooHwDg&tbm=isch&ved=0CIYBEDMoXjBe&iact=rc&uact=3&dur=340&page=6&start=88&ndsp=19
http://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fi1.trekearth.com%2Fphot os%2F48869%2Fborje_kabotar-02.jpg&imgrefurl=http%3A%2F%2Fwww.trekearth.com%2Fgallery %2FMiddle_East%2FIran%2FEast%2FEsfahan%2FEsfahan%2 Fphoto1068135.htm&h=508&w=800&tbnid=tSByLHhmatPUuM%3A&zoom=1&docid=LrN3RaazoYZfwM&ei=UsD-U9u5Bo-3uATa_IC4CQ&tbm=isch&ved=0CC8QMygTMBM&iact=rc&uact=3&dur=523&page=2&start=13&ndsp=15

Những cái tháp này khi nhìn thấy giữa những vườn cây trái thì ấn tượng lắm, hơn trong hình nhiều. Khi đó mình nghĩ cái này hẳn là những tháp canh hay lô cốt của thời xưa người ta dùng để đánh nhau. Kiểu như để ngồi trong đó bắn ra hay để quan sát thấy giặc thì đốt lửa lên. Nhưng rồi khi về nhà tìm hiểu lại thì hóa ra không phải vậy. Mục đích của những cái này 'tầm thường hơn nhiều', chúng dùng để nuôi chim bồ câu. Mà không phải nuôi để lấy thịt chim, mà là nuôi để cho chúng ị, ị càng nhiều càng tốt, rồi người ta gom phân chim dưới đáy tháp để làm phân bón. Cái này từ xa xưa đến giờ vẫn là một nguồn phân bón tốt cho nông nghiệp vùng này. Mình đọc được là khắp vùng Trung Đông cũng như vậy.

(sau này, ở vùng Tân Cương, mình cũng thấy một dạng công trình đắp bằng đất kiểu kiểu như vậy (tuy khác hình dạng). cùng một kiểu , thấy ở khắp nơi:
http://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fi1.wp.com%2Ftwosmall.ip ower.com%2Fblog%2Fwp-content%2Fuploads%2F2012%2F01%2FP1010790.jpg%253Fr esize%253D620%25252C348&imgrefurl=http%3A%2F%2Ftwosmall.ipower.com%2Fblog% 2F%3Fp%3D770&h=348&w=620&tbnid=g4mNAgRpjqGFQM%3A&zoom=1&docid=sFF1oD82FJnvXM&ei=vMD-U_TlKcyxggTtmoGQCQ&tbm=isch&ved=0CCMQMygFMAU&iact=rc&uact=3&dur=576&page=1&start=0&ndsp=12
http://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fimgc.artprintimages.com %2Fimages%2Fart-print%2Fkeren-su-china-silk-road-xinjiang-province-turpan-grape-drying-house_i-G-49-4926-JSS9G00Z.jpg&imgrefurl=http%3A%2F%2Fwww.art.com%2Fproducts%2Fp6 930531024-sa-i5103243%2Fkeren-su-china-silk-road-xinjiang-province-turpan-grape-drying-house.htm&h=355&w=473&tbnid=f8bLZ8vb8tSMrM%3A&zoom=1&docid=XQqV3guYtwl1RM&ei=vMD-U_TlKcyxggTtmoGQCQ&tbm=isch&ved=0CB8QMygBMAE&iact=rc&uact=3&dur=577&page=1&start=0&ndsp=12
http://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fmedia-cdn.tripadvisor.com%2Fmedia%2Fphoto-s%2F02%2Fc9%2F42%2F22%2Fsilk-road-lodges-the.jpg&imgrefurl=http%3A%2F%2Fwww.tripadvisor.in%2FLocati onPhotoDirectLink-g303778-i46744098-Turpan_Xinjiang_Uygur.html&h=282&w=550&tbnid=mxB4OyKEJLfkGM%3A&zoom=1&docid=Vvf6g-gCJ3ZiAM&ei=vMD-U_TlKcyxggTtmoGQCQ&tbm=isch&ved=0CCEQMygDMAM&iact=rc&uact=3&dur=749&page=1&start=0&ndsp=12
Lần này đã có kinh nghiệm, không đoán già đoán non nữa, tìm hiểu thì biết là nó dùng để phơi nho. nho từ các vườn lân cận được hái rồi cho vào đây để làm nho khô. Nho được làm khô nhờ hơi nắng và thoáng khí tự nhiên.)

Những vùng đất khô cằn có nhiều công trình bằng đất như vậy, màu tường hòa lẫn với màu đất, nhìn vừa khắc khổ, vừa đẹp và lãng mạn.

Gau Misa
29-08-2014, 16:43
Em đọc trên mạng thấy Isfahan được khen lắm luôn, Tehran thì bị chê tơi tả ( trừ cái bảo tàng của thành phố ).
Giá vé tàu từ Tehran đi Isfahan bao nhiêu và đi bao lâu vậy bác ?
Bác cho em hỏi thêm, các khách sạn ở Iran hầu như ko book đc trên mạng quốc tế như agoda hay booking.com thì khi đến nơi mình mới tìm khách sạn hả bác ? Giá có rẻ hơn các nước khác và tiện nghi như nào ah ?

galazie
30-08-2014, 16:31
Tàu từ Tehran đi Isfahan thì lên tàu buổi tối. Sáng ra là đến nơi. Nếu bây giờ đi lại thì mình sẽ tìm chuyến tàu ngày để ngắm cảnh nhiều hơn. Mình ko nhớ giá vé, nhưng nhớ là ko đắt chút nào.

Khách sạn thì khỏi cần đặt trước, đến nơi tìm cũng được. Bạn nên có quyển Phrasebook tiếng Persion phòng thân thì tốt nhất. Còn không cứ nói 'hotel' thì dân taxi cũng hiểu. Hồi năm 2007 ở Isfahan, phòng đôi thì $20 là phòng cơ bản, $35 là phòng hoành tráng rồi. Khách sạn có gồm bữa sáng. Mình nhớ hồi đó ở một khách sạn mà dân taxi giới thiệu là 'hotel apartment', giá 35 đô gồm ăn sáng, mặc cả được xuống 30 đô không ăn sáng. phòng rộng và tốt. khách sạn này ở rất gần quảng trường chính và các nhà thờ chính của Isfahan. hình như là cái này: http://www.tripadvisor.com/Hotel_Review-g295423-d1192717-Reviews-Hasht_Behesht_Apart_Hotel-Esfahan_Isfahan_Province.html. thấy bảo bây giờ giá online là 64 đô, có lẽ đến tận nơi mặc cả sẽ được giá tốt hơn.

Khách sạn ở tehran mình nhớ giá cũng tương tự.

Ăn uống thì mình nhớ hồi đó giá cả cũng không đến gấp đôi Việt Nam.

Cách đây 7 năm là thế. bây giờ thì mình ko biết nhưng chắc về tương quan cũng ko khác. bạn cứ tính bằng 2 lần Việt Nam đi cho chắc ăn. Gần đây mình đọc báo thấy viết là từ khi Iran 'thân thiện' hơn với phương tây trong vài năm lại đây thì khách đến Iran bắt đầu nhiều và khách sạn loại cao cấp ở Tehran đang cháy phòng. Khách sạn rẻ thì ko rõ thế nào.

galazie
30-08-2014, 16:39
À, cái khách sạn ở Isfahan đó phòng 2 giường là 40 đô thôi. 64 là cho 4 giường. Vậy cũng ko hơn hồi 2007 là mấy. http://ehbhotel.webs.com/roomsrates.htm

Chugiahy
06-09-2014, 02:33
Bạn ơi, có thể inbox mình được không. 2015 mình đi Iran Iraq và Pakistan. Nhưng chưa tính được mấy cái vụ visa. Bạn đi ùi có thể share ít kinh nghiệm hok? Email: [email protected]
Cám ơn bạn nhiều.

pinky2510
06-09-2014, 10:42
Đây cũng là kinh nghiệm cá nhân tôi đã gặp nhiều lần trong khi đi du lịch: nhiều khi đã đi một chặng đường rất dài rồi, mà không cố thêm một chút nữa để đến một nơi mình định đến, thì khi về sẽ hối tiếc vì biết bao giờ mới quay lại được.

Mình cũng tâm niệm được điều này nè, đôi khi vì lý do này nọ lại bỏ qua một điểm đến trong cuộc hành trình rồi tặc lưỡi cho rằng thôi thì mình sẽ trở lại lần sau nhưng mà rõ ràng là khó để trở lại nơi đó để hoàn thành những gì mình chưa làm xong lắm. Cho nên cứ phải hoạch định thật rõ ràng tỉ mỉ cho từng chuyến đi để không cảm thấy hối tiếc khi bỏ lỡ điều gì đó.

galazie
10-09-2014, 12:36
Bạn ơi, có thể inbox mình được không. 2015 mình đi Iran Iraq và Pakistan. Nhưng chưa tính được mấy cái vụ visa. Bạn đi ùi có thể share ít kinh nghiệm hok? Email: [email protected]
Cám ơn bạn nhiều.

Visa Iran thì mình kể ở mấy trang trước rồi đó, bạn google iranianvisa rồi cứ theo đó mà làm. dễ lắm.

Pakistan mình chưa đi. nhưng từng tìm hiểu yêu cầu visa. cũng dễ lắm mà. cứ bập vào làm là qua hết thôi.

galazie
10-09-2014, 13:05
Trở lại với Isfahan, đây là thành phố nổi tiếng của thảm Ba tư và gạch men trang trí. Ở Afghanistan, Turkmenistan, Uzbekistan và các nước trung Á khác cũng có những nhà thờ được trang trí gạch men lộng lẫy như ở Iran, đó là do ảnh hưởng của văn hóa Ba tư.

Gạch men trang trí lưu niệm được bán trên phố:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0642_zps59e34079.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0642_zps59e34079.jpg.html)

galazie
10-09-2014, 13:12
Các hiệu bán thảm ở Isfahan thì ê hề. Và thảm ở đây cũng vô cùng lộng lẫy. Khách đi xem/mua rất ít. Hầu như không thấy. Nhưng hàng thì bạt ngàn. Họ không chỉ bán trực tiếp cho khách lẻ, mà làm ăn lớn là chính, xuất khẩu ra nước ngoài qua mối. Ngoài thảm ra còn có những loại vải trải (trải bàn, trải ghế, trải mọi thứ) cũng được trang trí tinh xảo, bán với giá rẻ hơn. Nhưng người bán thảm nói rằng người Ấn Độ copy nhiều họa tiết trang trí của người Iran trong lịch sử. Tất nhiên rồi, nếu đẹp thì sẽ bị copy thôi.

Một hiệu thảm nhỏ ở mặt đường:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0897_zpsc0aaeaf6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0897_zpsc0aaeaf6.jpg.html)

Những hiệu thảm lớn thì ở trong nhà lớn, có cả tầng hầm mênh mông, hoành tráng hơn nhiều. Có cả khung cửi dệt thảm và người dệt trình bày để 'gây ấn tượng'. Mình không chụp ảnh vì sợ họ lo mình copy mẫu.

Người Trung Đông bán hàng rất thiện nghệ, ai hỏi thăm cũng được đón tiếp như thượng khách, mời vào nhà, mời trà, bật đèn đóm sáng rực lên (để nhìn thảm cho kỹ), giới thiệu hết hàng này đến hàng khác, không mua thì thôi, ra về vẫn được chào rất lịch sự (họ câu cá mà, buông nhiều mồi thì may ra bắt được một con. họ rất hiểu điều này - bán không được thảm thì vẫn bán được ấn tượng tốt vào lòng khách).

galazie
10-09-2014, 13:23
Isfahan là nơi giáo sĩ Alexandre Rhodes được Giáo hội cử đến làm việc sau khi ông bị nhà Nguyễn trục xuất khỏi Việt Nam (vì các hoạt động truyền giáo). Không biết ông thấy thế nào khi đến đây làm việc, nhưng với một người chu du nhiều như ông, thì có lẽ ông hẳn thấy thích thú. Vì thế kỷ 17 thời của ông cũng là thời cực thịnh của Isfahan, phần lớn những công trình lộng lẫy nhất của Isfahan ra đời trong khoảng thế kỷ 16-17, cùng với câu nói 'Isfahan là một nửa thế giới'.

Alexandre Rhodes chết ở Isfahan, và mộ ông còn ở đây đến ngày nay. Một số người Việt Nam đã tìm đến được mộ ông: http://gpthanhhoa.org/new/2113.gpth.

Lúc đến Isfahan tôi chưa biết chuyện này, nếu biết thì hẳn cũng phải đến viếng ông.

galazie
10-09-2014, 13:40
Mình cũng tâm niệm được điều này nè, đôi khi vì lý do này nọ lại bỏ qua một điểm đến trong cuộc hành trình rồi tặc lưỡi cho rằng thôi thì mình sẽ trở lại lần sau nhưng mà rõ ràng là khó để trở lại nơi đó để hoàn thành những gì mình chưa làm xong lắm. Cho nên cứ phải hoạch định thật rõ ràng tỉ mỉ cho từng chuyến đi để không cảm thấy hối tiếc khi bỏ lỡ điều gì đó.

Chí lí. Cái tặc lưỡi lúc đó có thể sẽ là sự hối tiếc suốt đời.

galazie
10-09-2014, 14:18
Ở Isfahan thỉnh thoảng tôi thấy những đám thanh niên ngồi túm tụm ở các vườn hoa để cùng nhau hút shisha. Một trong số những đám đó đã mời tôi hút thử. Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong đời tôi thử món này. Y hệt như ăn kẹo bằng mũi, tôi ko thấy ngon lành gì. Ko biết nếu có lần 2, 3 thì tôi có thay đổi ấn tượng không, nhưng cảm giác của lần đầu tiên là 'sao lại có cái thú vui tầm phào thế này nhỉ'.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0891_zpsc22c7a22.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0891_zpsc22c7a22.jpg.html)

galazie
10-09-2014, 14:22
Ở Isfahan, ngoài những nhà thờ đẹp nhất trên quảng trường Imam, tôi còn qua xem một nhà thờ khác có vẻ là cổ xưa và cũ kỹ hơn. Nhà thờ này đã có vẻ tàn tạ rồi, và không biết có phải là vì xưa hơn không mà dùng ít gạch men trang trí hơn, nhiều phần đắp bằng đất trần hơn, tuy nhiên vì vậy mà cũng có vẻ đẹp riêng nhất định.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0913_zps32ea77fc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0913_zps32ea77fc.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0901_zpsad87391f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0901_zpsad87391f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0967_zps89863cfa.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0967_zps89863cfa.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0958_zps0dde2234.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0958_zps0dde2234.jpg.html)

galazie
10-09-2014, 14:50
Trên quảng trường Imam, những công trình chính là nhà thờ Imam, nhà thờ Lotfollah, khu bazaar (đã trình bày ở những trang trước). Ngoài ra có một công trình lớn đó là một tòa cung điện của một ông vua nào đó. Trên tầng cao của cung điện này nhìn xuống được toàn cảnh quảng trường Imam và thấy được cả những dãy núi xung quanh Isfahan. Cung điện này được trang trí tinh xảo và tỉ mỉ. Cũng đẹp. Nhưng phải nói là ở đây tôi bắt đầu cảm thấy mình đang đến gần Ấn Độ. Vì cách thức trang trí tỉ mỉ quá, dần đi vào tiểu tiết mà giảm nhẹ đi phần hình khối. (Thú thực là tôi ko thích lắm kiến trúc Hồi giáo từ Ấn Độ trở đi về phía đông. Ví dụ những mái vòm nhà thờ Thiên Chúa châu Âu rất đẹp, kế tục bởi những mái vòm Hồi giáo từ Thổ Nhĩ Kỳ sang đến Iran và vùng Trung Á cũng rất đẹp. Nhưng đến Ấn Độ rồi qua đến Đông Nam Á thì chúng trở thành những củ hành, không còn là những mái vòm hùng vĩ.)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0886_zps6334f1a9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0886_zps6334f1a9.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0884_zps65e11e3c.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0884_zps65e11e3c.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0882_zpsf284ebad.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0882_zpsf284ebad.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0885_zps3a75cdbe.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0885_zps3a75cdbe.jpg.html)

Cái trần nhà này thì tuyệt mỹ:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0858_zps345fee49.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0858_zps345fee49.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0874_zpse35a503f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0874_zpse35a503f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/DSCF0872_zps2a358f14.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/DSCF0872_zps2a358f14.jpg.html)

galazie
10-09-2014, 14:58
Đến đây thì mình xin phép đưa ra một câu đố. Đối với mình thì hai bức hình cuối cùng ở trên là rất thú vị. Còn các bạn thì sao, đố các bạn trong hai hình đó có chung một điểm gì đặc biệt?

Gau Misa
07-01-2015, 16:14
Điểm chung của 2 bức tranh là có 1 cái cây, 1 cái bàn nhỏ ở dưới, 1 cái ly trắng và 1 cái đèn thì phải. Ý nghĩa như nào thì em ko biết ah, bác chia sẻ hiểu biết cho chúng em biết với ah :)

galazie
11-01-2015, 10:21
Bạn Gau Misa sắp đi được Iran chưa?

Hai bức tranh đó có điểm chung là vẽ tả thực các cô gái, chắc là kiểu người đẹp, 'hot girl' thời đó. Nhìn chung văn hóa đạo Hồi không khuyến khích vẽ tả thực con người và các con vật, vì "sáng tạo là quyền năng của riêng thượng đế và bắt chước điều đó là phạm thượng". Mặc dù không có luật nào chính thức cấm việc này, song ở các công trình công cộng thì hiếm khi thấy hình tả thực người và con vật (cá nhân mình chưa từng thấy lần nào ở những xứ Hồi giáo mình qua là Thổ, Iran và Tân Cương). Chính vì cái lệ này mà người Hồi giáo thành ra rất giỏi tạo ra những họa tiết trang trí hình học (hình như có từ 'kỷ hà') như ở những đền đài của họ.

Nhưng đây là trong phòng kín của cung vua, và vua thì bên ngoài thì đứng đắn còn bên trong thì ... ở đâu và thời đại nào cũng vậy :)

galazie
12-01-2015, 02:06
Hành trình Iran của mình kết thúc tại sân bay Imam Khomeini. Sau chặng xe bus từ Isfahan. Đường xe bus từ Isfahan về Tehran rất buồn tẻ, không có cảnh đẹp như tuyến đường tàu hỏa. Vậy ai đi Tehran - Isfahan thì hãy đi tàu.

Xe chạy qua thành phố Qom, thành phố tôn giáo và là nơi được coi là nhiều thánh thần và tu sĩ nhất nước.

Sân bay Imam Khomeini khá mới và hiện đại. Thủ tục xuất cảnh cũng nhanh gọn mặc dù các cô cảnh sát cộp dấu mặt lạnh lẽo và hình sự. (vẫn hơn Việt Nam, công an nhập/xuất cảnh ở Việt Nam thì vừa lạnh lẽo, hình sự, vừa thêm khoản lấc láo).

Vào nhà vệ sinh, các cậu quét dọn (thanh niên trẻ) liên tục chào khách và lịch sự chỉ đường 'this way Sir, western toilet'. Là xứ Hồi giáo nên hầu hết toilet công cộng là dạng xổm và xịt nước, không có giấy. Còn đây là sân bay quốc tế nên có loại western và khách nước ngoài được chỉ dẫn tận tình. Tình trạng sạch sẽ cũng tốt và 'người dùng' cũng thấy có thiện cảm.

(Nói đến chuyện này là vì xứ sở tiếp theo mình tới là Trung Hoa vĩ đại, với kỳ quan số 1 là các nhà vệ sinh kinh dị, đã được phủ sóng suốt từ bờ biển phía đông sang miền viễn tây Tân Cương.)

Rời Tehran, bay qua Pamirs, Tian Shan, hạ cánh ở Urumqi. Và dù toilets không sạch, Tân Cương vẫn là mảnh đất thần tiên...

claymore
22-01-2015, 22:12
Hai hôm nay vừa coi ống dòm và coi bài của bác, cả hai thứ đều rất thích. Em biết đến Iran cũng chỉ qua sách báo và phim ảnh, đặc biệt là phim Ago. Nếu không có cách mạng hồi giáo 1979 thì Iran không biết sẽ phát triển rực rỡ đến đâu, ôi cách mạng !

Gau Misa
26-01-2015, 15:34
Bác ui, em vẫn chưa có cơ hội đến Iran bác ah, nhưng em sẽ...và em cứ tin là thế ! :)

uranus90
31-01-2015, 21:34
Đọc bài của bác thì khát khao đặt chân đến xứ sở này trỗi dậy, nhưng cái passport của e có visa Israel, như thế chắc khó phải ko bác?

galazie
02-02-2015, 16:08
Đọc bài của bác thì khát khao đặt chân đến xứ sở này trỗi dậy, nhưng cái passport của e có visa Israel, như thế chắc khó phải ko bác?

Mình ko biết.

Nhưng mình nghĩ trường hợp xấu nhất thì bạn vẫn luôn có thể bỏ cái passport đó đi. Báo mất. Làm cái mới. Các trang visa cũ thì chụp lại để làm hồ sơ xin visa các nước sau này nếu cần.

galazie
04-03-2015, 15:12
Đây là cuốn phrasebook tiếng Batư (Farsi) mình dùng ở Iran. Có sách này không phải lo gì về ngôn ngữ nữa, chỉ cần mình biết tiếng Anh là đi thoải mái.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/IMG_7978_zpskxoe3yie.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/IMG_7978_zpskxoe3yie.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/iran/IMG_7979_zpsess9oegy.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/iran/IMG_7979_zpsess9oegy.jpg.html)

galazie
04-03-2015, 15:30
Thật ra kế hoạch ban đầu của mình không phải là kết thúc chuyến đi sau khi thăm Isfahan. Mình đã định đi tiếp về phía nam, qua Bam, Zahedan, rồi sang Pakistan, đi Karakoram Highway, qua biên giới vào Tân Cương, lên Tây Tạng, xuống Nepal, Ấn Độ. Nhưng điểm nút cổ chai của hành trình này là mình phải hoàn thành chuyến đi qua Tây Tạng trước mùa đông. Và sau khi đã tận hưởng những ngày tươi đẹp ở Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trước đó, khi đặt chân tới Iran vào ngày 15/10 năm 2007 thì sự việc đã rõ ràng là mình sẽ không kịp qua Tây Tạng trước mùa đông. Do vậy mình phải cắt ngắn chuyến đi Iran và bỏ Pakistan ra khỏi hành trình – một điều mình vẫn còn day dứt đến giờ, và Pakistan vẫn là một món nợ chưa trả.

Chuyến bay từ Tehran đến Urumqi (Trung Quốc) xuất phát lúc khoảng 1-2 giờ sáng và đến nơi lúc 5h. Năm 2007 chưa xa nhưng vào thời điểm đó chưa có Google Map, Google Earth (ít nhất là đối với mình). Và mình cũng chỉ biết đến Wikimapia vài tháng sau đó. Nếu lúc đó mình đã có những thứ này thì mình sẽ không ngủ trên chuyến bay này như mình đã ngủ.

Khi mình mở mắt ra lúc 4 rưỡi sáng và nhìn ra ngoài cửa sổ, dưới cánh máy bay là một cảnh tượng kinh ngạc: trùng trùng lớp lớp các đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, một số chóp đã ửng lên một màu hồng tinh khôi và mê hoặc của những tia nắng đầu tiên. Sau này, nhìn trên GoogleMap, thì khi đó máy bay đang bay qua đâu đó trên dãy Pamir hay Tienshan (Thiên Sơn) ở Kyrgyzstan. Trước đó, máy bay đã bay qua những nước Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan – có rất nhiều sa mạc và núi tuyết đã bay qua.

Chắc hẳn mình đã bỏ lỡ một đoạn dài những cảnh đó, vì chỉ 5-10 phút sau khi mình mở mắt, núi dần kết thúc và một miền đất bằng phẳng mênh mông màu nâu sẫm bắt đầu. Đó là Tân Cương, với những bồn địa (vùng đất thấp, bằng phẳng) bao quanh bởi những dãy núi lớn.

Chugiahy
10-10-2015, 14:51
Bạn Gau Misa sắp đi được Iran chưa?

Hai bức tranh đó có điểm chung là vẽ tả thực các cô gái, chắc là kiểu người đẹp, 'hot girl' thời đó. Nhìn chung văn hóa đạo Hồi không khuyến khích vẽ tả thực con người và các con vật, vì "sáng tạo là quyền năng của riêng thượng đế và bắt chước điều đó là phạm thượng". Mặc dù không có luật nào chính thức cấm việc này, song ở các công trình công cộng thì hiếm khi thấy hình tả thực người và con vật (cá nhân mình chưa từng thấy lần nào ở những xứ Hồi giáo mình qua là Thổ, Iran và Tân Cương). Chính vì cái lệ này mà người Hồi giáo thành ra rất giỏi tạo ra những họa tiết trang trí hình học (hình như có từ 'kỷ hà') như ở những đền đài của họ.

Nhưng đây là trong phòng kín của cung vua, và vua thì bên ngoài thì đứng đắn còn bên trong thì ... ở đâu và thời đại nào cũng vậy :)


Bạn đi ngược dòng con đường tơ lụa từ bắc Iran lên, ghé qua Uzbekistan, đặt biệt là thành phố Bukhara thì bạn sẽ thấy sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ ở đây. Ở các thánh đường hồi giáo ở xứ này, và ngược dòng về Trung hoa, các thánh đường dần xuất hiện với các họa tiết Long Phụng đi kèm với các họa tiết trang trí điển hình của Hồi Giáo hay Ba Tư. Mình đặc biệt ấn tượng với các thánh thường ở Bukhara, Samakand, Kokand ở Uzbekistan. Và các thành đường ở Tajikistan.

Chugiahy
10-10-2015, 14:57
Mình ko biết.

Nhưng mình nghĩ trường hợp xấu nhất thì bạn vẫn luôn có thể bỏ cái passport đó đi. Báo mất. Làm cái mới. Các trang visa cũ thì chụp lại để làm hồ sơ xin visa các nước sau này nếu cần.

Những bạn bè mình gặp ở Iran đều nói là nếu bạn có visa Isrsel thì ko dc cấp visa Iran đâu! Nên bạn tốt nhất nên thay PP mới. Visa Iran hiện tại rất dễ dàng xin VoA được ở các sân bay lớn nên bạn yên tâm. Khi tới sbay, chỉ cần chuẩn bị 2 ảnh 4x6, 40 Euros hoắc 45$ cùng với booking khách sạn cho ngày đầu tiên ở Iran, Tehran chẳng hạn. Nhớ kèm theo tên và số điện thoại liên lạc của ksan nghen.