PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa



Pages : [1] 2

Chitto
27-11-2013, 18:59
Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí (https://www.phuot.vn/threads/8601); hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng... (https://www.phuot.vn/threads/8292), và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ (https://www.phuot.vn/threads/9260),... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.

Chitto
27-11-2013, 19:06
Đoàn có 7 người, mà trong đó 4 người đã từng kora vòng quanh Kailash, những người coi Tây Tạng như một phần của cuộc sống. Còn ba người chúng tôi lần đầu lên Tây Tạng. Với Tây Tạng, con số 7 là số đẹp - Tenzin, chàng guide của chúng tôi nói thế - vì xưa kia khi Đức Phật đản sinh đã bước đi 7 bước, và vì vậy trước bàn thờ Phật luôn bày 7 bát nước.

Có phải vì thế mà chuyến đi gặp được một số duyên may, như việc chúng tôi vào được những nơi tôn nghiêm nhất của đền Jokhang, nơi mà chưa đoàn nào vào được, hay việc gặp được các cảnh sắc Tây Tạng tuyệt vời.

Tuy nhiên chuyến đi cũng có nhiều trờ ngại, là các trở ngại đó hoàn toàn là do sự kiểm soát gắt gao của TQ với vùng đất này.

Bản đồ lịch trình của chúng tôi, với 7 giấy phép mới có thể đi được theo cung đường màu đỏ.

https://static.panoramio.com/photos/large/99828566.jpg

Trong dự kiến, con đường về sẽ là màu xanh, đi qua hồ Lhamo Latso, nhưng giấy phép đã không thể xin được, vì vậy chúng tôi ngậm ngùi chia tay chiếc hồ thiêng liêng bậc nhất Tây Tạng. Những dự kiến ngủ ở tu viện, ngủ ở làng,... cũng không thể thực hiện được khi công an thường xuyên yêu cầu phải vào các khách sạn do chính quyền quy định.

Chitto
27-11-2013, 19:21
Thậm chí chúng tôi đã từng mong muốn có thể nối cung đường từ Lhasa về Chengdu (Thành Đô), và như thế sẽ tận hưởng hết vẻ đẹp từ cao nguyên Tây Tạng xuống bồn địa Tứ Xuyên. Nhưng đâu có dễ dàng thế. Các ngả đường bộ nối Trung Hoa đại lục với Tây Tạng đều đóng lại với người ngoại quốc. Từ lâu không người nước ngoài nào được phép đi đường này nữa, vì thế nơi xa nhất về phía Đông chúng tôi đến được chỉ là Rawok.

Lịch trình của mùa đông, từ 10/11 đến 24/11
Ngày 1: Bay Hà Nội - Chengdu, nghỉ tại Chengdu
Ngày 2: Bay Chengdu - Lhasa: đi dạo thành phố, quảng trường Potala
Ngày 3: Tu viện Drepung, Sera, quảng trường Barkor
Ngày 4: Tu viện Reting, suối nóng Tildrum
Ngày 5: Vượt đèo Parla đến hồ Basomtso (Laskumtso)
Ngày 6: Chơi hồ Basomtso, đến Bayi
Ngày 7: Lên đèo Serkhymla, đến Pomi
Ngày 8: Sông băng Migui, đến Rawok
Ngày 9: Quay về Pomi
Ngày 10: Làng Tashigang, về Bayi
Ngày 11: Tu viện Lamaling, về Tsetang
Ngày 12: Yumballagang, đi Samye
Ngày 13: Samye, về Lhasa
Ngày 14: Potala, đền Jokhang
Ngày 15: Lhasa - Chengdu - Hà Nội

Chi phí: Visa 63 usd, bay HN - Chengdu - HN 3,5 tr VND; bay Chengdu - Lhasa - Chengdu 2150 tệ, tour 790 usd, ăn ở vé 2200 tệ.
Ngoài ra còn mua thức ăn từ nhà, bảo hiểm, quà tặng, đồ lưu niệm thì không tính.

Người giao dịch với chúng tôi:

Lhakpa Tsering

Tibet Kawa Karpo International Adventure
Tibet FIT TRAVEL
Xian Zudao Xigu Gongyulounan1 - 15hao Lhasa Tibet China

E mail: [email protected]
Mobile: 13989011658 -18989906263
Office: +86 891 6349239
Fax: +86 891 6363825
Web site: http://www.tibetfit.com/
www. tibetkawakarpoadventure.com

Chitto
27-11-2013, 19:24
Vài bức ảnh cho sinh động

Đầu đông trên dòng Yalung Zangbo / Yarlung Tsangpo

https://farm6.staticflickr.com/5508/11099878974_db8479e407_c.jpg

Sắc màu lungta trên đường đi

https://farm6.staticflickr.com/5533/11099783265_b9433cff58_c.jpg

Hồ Draksum-tso (Basom-tso), hồ thiêng ở vùng Đông của Tây Tạng

https://farm3.staticflickr.com/2818/11099785275_eed3b3c766_c.jpg

Chitto
27-11-2013, 19:27
Namche Barwa ngạo nghễ

https://farm8.staticflickr.com/7307/11099859326_ae9d0f6a22_c.jpg

Trong vắt

https://farm4.staticflickr.com/3703/11100026073_1362e38f4a_c.jpg

Lâu đài cổ nhất Tây Tạng còn sống sót qua Cách mạng Văn hóa

https://farm4.staticflickr.com/3702/11099974933_cb21d399fb_c.jpg

Chitto
27-11-2013, 21:19
Khi biết chúng tôi đi Tây Tạng vào mùa đông, có người đã ngăn cản, và có người nói rằng Tây Tạng đi vào mùa này là quá khó với người vùng nhiệt đới.

Sự thực thì khác hẳn. Với 7 người chúng tôi chuyến đi không có nhiều vấn đề gì về sức khỏe. Không phải dùng bất cứ một loại bình ôxy, thuốc TQ chai hồng gì gì đó cả, và vẫn nhảy nhót như điên.

Cũng nhờ có H, anh chàng đã cung cấp cách thức rất đơn giản và hiệu quả, đó là dùng trước 48h khi vào Lhasa thì uống mỗi ngày 3 viên Acetalozamid, loại 10 (hay 20) nghìn 1 vỉ 10 viên. Tôi uống đúng 8 viên này trong 2 ngày trước khi đi và 1 ngày khi vào đến Lhasa là thôi. Toàn bộ chuyến đi không dùng thêm gì nữa cả.

Trong chuyến đi chỉ có ngày di chuyển từ Lhasa đi Tildrum là June bị mệt do say xe (không phải do độ cao), và tối hôm đó ngủ ở độ cao 4500m trong điều kiện trời quá lạnh nên mọi người mất ngủ do mũi bị tịt vì lạnh, còn thì đều ổn cả. Ngay ngày đầu lên Lhasa đã đi bộ khá nhiều, ngày hôm sau tôi đi bộ suốt cả ngày, ngay cả khi mọi người đã về khách sạn nghỉ vẫn một mình lang thang đến 10h tối. Tại những đỉnh đèo 4800, 5000m vẫn nhảy nhô nhảy nhào tạo dáng. Thực sự tôi không hề bị bát kì một lúc nào nhức đầu hay ù tai gì cả.

Ngoài ra là đồ lạnh. Do lo rét nên mang khá nhiều nhưng thực tế cũng không dùng nhiều áo rét lắm. Thông thường mặc 1 áo may ô, một áo đông xuân dài tay, một áo nỉ và áo khoác ngoài là hết, kèm với mũ len, khăn len, găng tay và giày tốt là ok rồi. Tấm dán nhiệt, lông áo mang đi không dùng tới.


Tất nhiên đây là chuyện cá nhân, không áp dụng cho tất cả mọi người. Đừng bạn nào chủ quan rồi sau lại bị mệt thì khổ.

Chitto
27-11-2013, 21:28
Đi Tây Tạng vào mùa thấp điểm và không phải cung truyền thống có một lợi thế rất lớn là : VẮNG.

Chuyến đi của 7 người trên hai xe landcruise đường lớn thênh thang, các điểm đến đều không có du khách, gần như chỉ gặp người Tạng đi hành hương và làm lễ.

Giá vé Potala mùa đông cũng giảm còn 100 tệ (so với 200 tệ mùa hè) và thời gian vào thoải mái. Nhìn ảnh các đoàn khác phải xếp hàng dài và "đi như bị ăn cắp" (lời Yilka) thì chúng tôi thật là thoải mái. Có thể ở trong Potala bao lâu tùy thích, dừng bất cứ đâu chỉ trỏ ngắm nghía, cùng gắp tim nến với các Lama, chắp tay cầu nguyện trước các bàn thờ, lặng lẽ ngắm kĩ từng bức tranh tường, cảm nhận từng hơi thở của cung điện nghìn năm.

Cũng vì có duyên, nên khi vào đền Jokhang, chúng tôi đã có may mắn khi tấm màn sắt chăng kín các gian thờ bí mật được vén lên, và vì thế được vào sát chiêm ngưỡng pho tượng Jowo Sakyamuni - pho tượng quý giá nhất Tây Tạng - ngay tận mắt, đi vòng quanh pho tượng và nghe tiếng tụng kinh vang rền của những tín đồ. Những may mắn và cảm giác đó dường như vẫn còn khi tôi gõ những dòng chữ này.

Đi vào mùa thấp điểm, các nhà nghỉ khách sạn đều có giá rẻ hơn. Tuy nhiên cũng có nơi được Lonely Planet giới thiệu thì đã đóng cửa nghỉ đông.

Chitto
27-11-2013, 21:40
Giá vé một số địa điểm, đơn vị: Tệ. Thẻ sinh viên quốc tế không có giá trị sử dụng ở Tây Tạng
- Cung Potala: 100
- Đền Jokhang: 85
- Tu viện Drepung: 50
- Tu viện Sera: 50
- Tu viện Reting: 30
- Suối nóng Tildrum: Free
- Hồ Draksum-tso: 105
- Sông băng Migui: 50
- Yumbullagang: 30 (vào trong nội điện, bên ngoài free)
- Tu viện Traduck: 35
- Tu viện Samye: 50 (nếu nhóm từ 3 người trở lên thì còn 40)

Tất cả số này đã nằm trong tổng chi 2200 tệ mà tôi tính ở trên.

Giá phòng nhà nghỉ - khách sạn:
- Yak hotel tại Lhasa: 70 / người
- Nhà trọ ở Tildrum: 30 / người : nhà nghỉ chỉ có phích nước sôi, vệ sinh bên ngoài
- Laskumtso: 100 / phòng 2 hoặc 3 người : khách sạn, có tắm nóng lạnh, phòng tắm có đèn sưởi
- Bayi: 50 / người : có tắm nóng lạnh, có đệm sưởi
- Pomi: 50 / người: có tắm nóng lạnh, có đệm sưởi
- Rawok: 100 / phòng đôi: không tắm nóng lạnh, có đệm sưởi. Nước phải xách từ dưới do đường ống bị đóng băng
- Tsetang: 180 / phòng đôi: nơi đắt nhất, có tắm nóng lạnh, điều hòa hai chiều ấm
- Samye: 40 / người: nhà trọ vệ sinh ngoài, chỉ có phích nước sôi

Chitto
27-11-2013, 21:53
Tu viện Drepung: cảnh luận pháp ở Sera thì phổ biến chứ ở Drepung ít hơn nhiều, và có lẽ cũng ở kiểu khác

https://farm4.staticflickr.com/3707/11099792015_b2bcce8058_c.jpg

Những người hành hương tam bộ nhất bái quanh Jokhang

https://farm4.staticflickr.com/3821/11099782125_8f07aef386_c.jpg

Chitto
27-11-2013, 22:04
Gửi các bạn một khúc ca Thanh Tạng hát với dàn nhạc giao hưởng mà chúng tôi đã nghe trên những cung đường, khi vượt qua những đèo tuyết, trên thảo nguyên, hay trong bóng mặt trời cuối ngày bên hồ Ngan-tso.


http://www.youtube.com/watch?v=tDq13fCJfUw

lymy
27-11-2013, 22:54
Những người cuối cùng đã về đến Hà Nội an toàn và khoẻ mạnh. Còn bàn nhau về nịnh Chitto viết topic thật chi tiết, nhìn thấy bài mừng quá!!!!!

Đúng là "Vạn sự tuỳ Duyên", thầy nhỉ!

Ủng hộ anh Chitto kéo dài topic tới vô hạn!!!

Chitto
27-11-2013, 23:02
Khi tìm hiểu một vùng đất như Tây Tạng, thực sự tôi không biết nên bắt đầu từ đâu. Có lẽ nên nói ngay từ tên gọi vậy.

Người Tây Tạng gọi vùng đất mình ở và dân tộc mình là Bob. Từ đó mà người Hán đời Đường gọi họ là Tu-bo / tu-fan (Thổ Phồn - đất của người Phồn), rồi người Ả rập giao thương gọi là To-bhot nghĩa là người Bhot ở trên vùng đất cao, từ đó truyền sang phương Tây thành ra từ Tibet ngày nay.

Còn người TQ thì gọi họ là người Tạng, và vì ở phía Tây của Trung quốc nên gọi là Tây Tạng. Và người Việt chúng ta quen với tên này hơn.

Tương tự như vậy, các địa danh trên đất Tibet đều có tên tiếng Tạng gốc, có thể phiên âm Latin. Thế nhưng do nền văn hóa Hán quá mạnh nên chúng ta (và cả người phương Tây) nhiều lúc chấp nhận tên tiếng Hán mà quên đi tên gốc. Vì thế trong topic này tôi sẽ dùng tên gốc cùng với phiên âm Hán Việt của từ tiếng Hán.

Tibet hay Tây Tạng - như vậy đều không phải là tên gốc của cư dân vùng đất này. Tiếc thay nó đã thành phổ biến và chính họ khi nói về mình cũng dùng từ này.

Topic của Yilka đã viết khá nhiều về lịch sử và Phật giáo Tây Tạng, tuy nhiên topic này tôi cũng vẫn sẽ viết lại sơ lược vài điều, để hành trình có nhiều ý nghĩa, và để chính mình không chỉ là một khách qua đường hời hợt của vùng đất kì lạ này.

Chitto
27-11-2013, 23:43
Những cư dân lâu đời nhất trên cao nguyên Tibet đến từ phía Bắc, vùng Amdo - Thanh Hải từ hàng nghìn năm trước Công nguyên.

Khoảng 1000 năm trước Công nguyên, nền văn minh Zhangzhung đã phát triển ở phía Tây của Tibet, với núi Kailash là trung tâm. Các vương quốc Zhangzhung tiếp nối ảnh hưởng đến toàn bộ phía Tây và Tây Bắc của Tibet, và lan sang phía Đông. Những vương quốc xa xưa này không để lại nhiều dấu vết và thư tịch, chỉ biết rằng họ đã có chữ viết riêng, lối chữ Tibet cổ.

Đạo Bon bản địa hình thành và phát triển trong vương quốc Zhangzhung (từ khi nào cũng không rõ). Đạo Bon sơ kì - cũng như chính Zhangzhung rất ít dấu tích để lại.

Khoảng 100 trước Công nguyên, tại phía Đông, vùng đồng bằng sông Yarlung Zangpo gần Lhasa ngày nay, một thủ lĩnh địa phương là Drigum Tsenpo chống lại Zhangzhung, đuổi các tu sĩ đạo Bon đi, và trở thành vị vua phía Đông, xây dựng lâu đài Yumbullagang làm thủ phủ của mình. Ông bị người Zhangzhung giết, nhưng người Tibet ngày nay đều coi ông là vị vua Tibet đầu tiên.

Trong khi Zhangzhung thực sự vẫn tồn tại, những người Tibet phía Đông quanh sông Yarlung Zangpo đã huyền thoại hóa Drigum Tsenpo và đặt ra các vị vua huyền thoại nối dòng từ ông, họ chờ đợi trong suốt 700 năm.

Cho đến những năm 600, vị thủ lĩnh vĩ đại của người Tibet phía Đông đã xuất hiện: Songtsan Gampo (Tùng Tán Cam Bố) trở thành vi vua hùng mạnh, dẹp tan lực lượng Zhangzhung, thống nhất Tibet từ Đông sang Tây, xây dựng nên vương quốc rộng lớn của mình. Theo huyền thoại của người Tibet phía Đông, ông là vị vua thứ 33 tính từ Drigum Tsenpo.

Songtsan Gampo đã xây dựng vương quốc vững mạnh, tiêu diệt Zhangzhung ở phía Tây, đe dọa nhà Đường TQ ở phía Đông, Nepal ở phía Nam, Nam Chiếu ở phía Đông Nam. Ông cưới công chúa Nepal là Bhrikuti làm vợ đầu, Đường Thái Tông phải gả công chúa Văn Thành cho ông làm vợ thứ hai. Ông đã chọn vùng đồng bằng gần Yarlung Zhangpo làm thủ đô, và dựng lên cung điện trên quả đồi cao, mà ngày nay chính là cung Potala.

Vốn chống lại Zhangzhung, Songtsan Gampo cũng không ưa đạo Bon. Chính vì thế khi hai người vợ theo Phật giáo mang đến những pho tượng Phật, ông đã nhiệt tình ủng hộ và cho xây hai ngôi đền để đặt các pho tượng của tôn giáo mới. Tầng lớp quý tộc Tibet đã chuyển sang tôn sùng Phật giáo thay cho đạo Bon bản địa.

Chitto
28-11-2013, 00:00
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/18/Tibetan_empire_greatest_extent_780s-790s_CE.png/405px-Tibetan_empire_greatest_extent_780s-790s_CE.png

Đế quốc Tibet mở rộng trong gần 200 năm sau đó, đến khoảng năm 790 thì cực đại như trong bản đồ, với 10 triều vua tính từ Songtsan Gampo.

Sau cái chết của Langdarma, vị vua thứ 10 tính từ Songtsan Gampo (thứ 42 theo truyền thuyết), năm 841 chính quyền trung ương sụp đổ, các lãnh chúa phân chia và đánh nhau trong khoảng vài trăm năm.

Khoảng 1240, Mông Cổ tiến quân chiếm Tibet và nhanh chóng thành công, thiết lập một hệ thống hành chính cai trị đại diện, vẫn để các lãnh chúa có quyền trên đất riêng. Chính quyền này tồn tại trong hơn 300 năm nữa.

Năm 1578, Khả Hãn nhà Nguyên tặng danh hiệu Dalai Lama cho vị lãnh đạo Phật giáo phái Gelugpa, từ đó được coi là lãnh đạo tinh thần cao nhất của Phật giáo Tibet.

Vị Dalai Lama thứ 5, với tài năng của mình đã thống nhất Tibet, và trở thành Dalai Lama vĩ đại nhất, thực sự lãnh đạo Tibet về mặt chính quyền. Từ đây Dalai Lama không chỉ là lãnh tụ tôn giáo mà còn là nguyên thủ quốc gia. Các Dalai Lama đều giữ ngoại giao tốt với triều đình TQ. Tuy nhiên do truyền thống tái sinh, các Dalai Lama không kế nhiệm liên tục mà luôn có những khoảng trống, và vì thế cần hội đồng các Cao tăng, cũng như Panchen Lama (Ban Thiền Lạt ma) nắm quyền những khi trống ngôi hoặc Dalai Lama còn quá trẻ.

Nhà Thanh đã đặt quyền cai trị của mình lên Tibet, các Dalai Lama lên ngôi phải được sự chuẩn y của hoàng đế. Đây chính là cái lý mà TQ sau này cho rằng Tibet thuộc cai trị của mình. Nhà Thanh cũng đã lấy nhiều phần đất thuộc Tibet làm thành các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải. Tibet ngày nay thu hẹp rất nhiều cũng vì điều này. Và mọi người có thể thấy dấu ấn Tibet ở khắp các tỉnh này.

Đầu thế kỉ 20, Anh muốn đưa quân cùng lính Ấn vào Tibet, nên đã xảy ra chiến tranh. Đến 1912 Anh phải rút quân. Từ 1912 đến 1951 Tibet thực sự được độc lập. Nhưng rồi sự độc lập đó chấm dứt khi Trung Quốc đưa quân lên.

Năm 1959, Dalai Lama thứ 14 rời khỏi Tibet, và nay Tibet nằm dưới quyền kiểm soát của TQ.


Tibet ngày nay

https://www.tibettravelplanner.com/assets/images/Maps/tibet-location-map.jpg

indochin84
28-11-2013, 08:56
Anh ơi, viết thật nhiều nhé! Hóng bài của anh! Em cũng mới đi Tibet tháng 09, đến giờ vẫn bị ám ảnh tinh thần:((

Chitto
28-11-2013, 10:12
Tất nhiên lịch sử nào cũng có sự tính thay đổi của nó. Tibet không thể đòi hỏi toàn bộ những vùng đất rộng lớn trong quá khứ để trở lại thành một đế quốc được. Cũng tương tự như đế quốc Khmer đã từng bao trùm gần như một nửa Đông Nam Á không thể đòi các phần miền Trung, miền Nam Việt Nam, Bắc Thái Lan... được, và Việt Nam cũng không thể đòi hỏi phần đất thời vua Minh Mạng từng cai trị bao gồm đến cả thành Nam Vang (Phnompenh) và Trấn Ninh (Xiengkhuang - Lào) được.

Đế quốc Tibet đã tan rã, các vùng Amdo, Kham nay đã thuộc các tỉnh khác của Trung Quốc nên cũng không thể đòi về đất Tibet.

Chỉ có điều TQ lập ra Khu tự trị dân tộc Tạng (Tibetan Autonomous Region - TAR) nhưng thực ra không có tự do cho người Tibet, và người Hán đã nhanh chóng tràn ngập các miền đất tươi tốt, dồn người Tibet về các vùng xa xôi khó khăn.

Đặc biệt Cách mạng Văn hóa trong 10 năm (1967 - 1976) đã phá hủy hầu hết tất cả các công trình văn hóa của người Tạng xây dựng trong hơn một nghìn năm, cướp phá rất nhiều báu vật, giết hại rất nhiều người. Hầu hết những công trình ta thấy ngày nay đều là tu sửa, dựng lại từ sau năm 1982.

Trong tôi cũng có một sự mâu thuẫn. Một mặt vừa ghét người Hán đã lấy mất nhiều thứ của người Tibet, cướp đi tự do của họ; một mặt cũng khâm phục hệ thống giao thông, điện mà người Hán xây dựng trên đất này. Đôi lúc tự hỏi: Nếu các Dalai Lama vẫn còn ở tại Potala, liệu tôi có được vào thăm cung điện này không? Chặng đường dài luôn luôn bị công an TQ giám sát và xét hỏi giấy phép, nhưng liệu đường sá có được như thế không nếu không có người TQ ?

gianker
28-11-2013, 16:29
Xem qua ảnh trên fb của Lymy và June đã thấy phê rồi. Mà lại thêm cụ Chít và cô June nghiên cứu bao năm rồi nữa. Chuyến này về lại một kho thứ mới. Khi nào mọi người tụ tập thì ới em hóng với nhé.

Chitto
28-11-2013, 18:48
https://farm6.staticflickr.com/5499/11099871565_f8e7a86580_o.jpg

Lịch sử của Tibet không thể tách rời khỏi lịch sử của Phật giáo.

Như trong phần trên đã viết, người Tibet hiện nay công nhận dòng vua tại khu vực sông Yarlung Zangpo là vua Tibet, còn vương quốc Zhangzhung đã suy tàn không còn dấu tích, và một số phế tích của vương quốc Guge ở phía Tây thì không được coi là chính thống.

Zhangzhung tôn sùng đạo Bon, tôn giáo bản địa thờ các vị thần tự nhiên, và có chịu ảnh hưởng của Hindu giáo với các vị thần dữ tợn, các nữ thần của các hồ nước, núi cao. Sau khi đạo Phật phát triển, đạo Bon cũng phải tự mình biến đổi, đặt ra một vị giáo chủ cổ xưa tương tự như đức Phật Thích Ca, và bị Phật giáo hóa đến nỗi ngày nay người ta không còn biết đạo Bon sơ kì như thế nào nữa. Đạo Bon còn lại đến nay có nhiều yếu tố giống Phật giáo nên về hình thức khó mà phân biệt.

Khi Songtsan Gampo phát triển sức mạnh vào những năm 620, ông chấp nhận những vị tăng sĩ Phật giáo từ hai phía: Nepal phía Nam và nhà Đường phía Đông, đều là Đại thừa. Đại thần của vua đã sang Ấn Độ và tạo nên chữ Tibet mới.Thời kì này không có người Tibet đi tu, mà chỉ có các tu sĩ nước ngoài giảng dạy Phật giáo cho triều đình, còn dân chúng vẫn thờ đạo Bon.

Tiếp sau Songtsan Gampo, nhiều đại thần quay lại với đạo Bon. Sau 5 đời vua, Trisong Detsen (Ngật-lật Song-đề-tán) là con của công chúa Kim Thành từ TQ, nên là một Phật tử. Ông đã mời hai Đại sư từ Ấn Độ sang là Santaraksita và Padmasambhava.

Padmasambhava (nghĩa là vị Tôn giả từ hoa sen - Liên Hoa Sinh đại sư) được coi là sinh ra từ hoa sen là bậc Đạo sư nổi tiếng nhất. Ông đã đi nhiều nơi ở Tibet, truyền thuyết là đã đánh nhau với các pháp sư đạo Bon ngay tại đất gốc của đạo này là núi Kailas. Hai đại sư đã thành lập tu viện Samye năm 755, và lần đầu tiên đào tạo tu sĩ cho người Tibet. Do đó Liên Hoa sinh cũng được coi như Sư tổ của toàn bộ Tu sĩ Tibet. Ông có tác động sâu rộng tại Tibet đến nỗi được coi là Đức Phật tái sinh. Ông cũng được gọi là Guru Rinpoche (Đạo sư – bậc vô cùng quý báu) là tổ của các dòng tái sinh. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm, trong đó có cuốn Tử thư huyền bí.

Chitto
28-11-2013, 18:51
Dòng tu từ Liên Hoa Sinh là dòng chính thống duy nhất trong suốt hơn 200 năm tại Tibet. Lúc này nghiễm nhiên chỉ có một dòng nên không cần phân biệt và cũng không có tên riêng. Ảnh hưởng của Phật giáo Tibet lan rộng ra khắp xung quanh cùng với sự bành trướng của đế quốc. Thậm chí dòng Mật tông này còn truyền đến tận Nhật Bản, Việt Nam.

Vị vua tiếp theo sùng bái Phật giáo là Tri Ralpacan (Xích-tổ Đức-tán), Phật giáo phát triển rực rỡ với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đồng thời bộ Y thư Tibet nổi tiếng cũng được hoàn thiện trong thời kì này.

Ba vua: Songtsan Gampo, Trisong Detsen, Tri Ralpacan được tôn là ba vị vua của chính pháp, ba vị Hộ giáo vương.

Tuy nhiên ngay sau Ralpacan, vua Glangdama (Lãng-đạt-ma) tiêu diệt Phật giáo, quay lại với đạo Bon. Các tu viện Phật giáo bị phá hủy, kinh sách bị đốt. Chỉ có một số ít Lama chạy vào núi và các cư sĩ là thoát được. Những người này lưu giữ dòng tu từ Liên Hoa Sinh được gọi là dòng Nyingmapa (Ninh Mã).

Glangdama cũng là vua cuối cùng của đế quốc Tibet thống nhất, ngay sau đó Tibet tan rã trong hàng trăm năm.

Trong thời kì Tibet bị phân chia, vào thế kỉ 11, bên cạnh dòng Nyingmapa đã phát triển thêm các phái Kagyupa (Ca-nhĩ-cư) và Shakyapa (Tát-ca). Dòng Skyapa có thế lực rất mạnh, đến nỗi người ta gọi một giai đoạn lịch sử là giai đoạn Shakyapa.

Hình ảnh Liên Hoa Sinh gặp trong các ngôi chùa, với ánh mắt dữ tợn và bộ ria đặc trưng. Tôi sẽ quay lại viết kĩ về các hình tướng và biểu tượng của vị Đại sư này trong những bài sau, khi đến các tu viện Ninh Mã.

https://earlytibet.files.wordpress.com/2007/06/padmasambhava_small.jpg

Chitto
28-11-2013, 19:06
https://blackpotterycoffee.webs.com/yabse-sum.jpg

Vào giữa thế kỉ 14, dưới thời Mông Cổ cai trị chung, Đại sư Tsongkhapa (Tông-khách-ba) người Tibet đã hệ thống và cải cách Phật giáo và hình thành tông phái thứ tư: Gelugpa (Cách-lỗ). Tông phái này ngày càng lớn mạnh, và để phân biệt với ba tông phái cũ đội mũ đỏ, tông phái này đội mũ vàng nên còn được gọi là Hoàng mạo. Tsongkhapa là người đã đưa các nữ thần Tara của đạo Bon vào thành các vị Độ mẫu của Phật giáo, lập ra các tu viện Ganden, Drepung, Sera.

Đệ tử của Tsongkhapa theo truyền thống tái sinh. Sau khi đệ tử đời thứ nhất mất mới đi tìm đứa trẻ là tái sinh. Lãnh đạo tông Gelukpa đời thứ tư là Sonam Gyatso được mời đến Mông Cổ thuyết pháp, và được tôn là Dalai Lama, nghĩa là vị Đạo sư trí tuệ như biển cả. Ngài đã tôn các hóa thân hai đời trước của mình làm Dalai Lama, và như vậy tự nhận mình là Dalai Lama đời thứ ba.

Các Dalai Lama đến thứ tư đều chỉ có vai trò lãnh đạo tôn giáo trong tông phái của mình và khu vực, và sinh hoạt tại tu viện Drepung. Nhưng Dalai Lama đời thứ 5 là Ngawang Lobsang Gyatso (1617 - 1682) là một nhà chính trị tài năng đã thống nhất được Tibet, và có quyền lực bao trùm toàn bộ một vùng rộng lớn, ảnh hưởng đến cả triều Mông Cổ, Mãn Châu, được gọi là Dalai Lama Vĩ đại.

Dalai Lama 5 đã cho xây dựng lại cung điện nhỏ của Songtsan Gambo xưa kia trên đỉnh đồi thành cung điện Potala rực rỡ huy hoàng, đồng thời cho dựng nhiều tu viện khắp nơi, trong đó có Zhongzanlin tại Shangri-la, phái Gelugpa phát triển và nắm quyền lực tuyệt đối như một triều đình Tibet.

Dù sau đời Dalai Lama thứ 5, các Dalai Lama đều kém hơn hoặc mất khi quá trẻ nên không để lại dấu ấn gì, nhưng những nền tảng mà ông để lại vẫn đủ vững chắc để thể chế Dalai Lama tồn tại đến tận ngày nay, và trở thành biểu tượng tinh thần tối cao của người Tibet.

Chitto
28-11-2013, 19:25
Haizzz, định dùng panoramio cho tiện, nhưng chất lượng ảnh bị giảm nhiều quá.

Lại phải quay sang Flickr. Không biết cái này cho dung lượng và bandwidth bao nhiêu?

Chitto
28-11-2013, 21:36
Mọi người đi Tibet chắc đều biết đến ba hồ thiêng ở phía Tây là Namtso, Yamdok, Marasanova. Ở phía Đông có một hồ thiêng là Laskumtso.

Nhưng có một hồ nhỏ, rất nhỏ nhưng rất thiêng liêng, thậm chí có người coi là thiêng liêng nhất với người Tibet, là hồ Lhamo Latso, hay là hồ Màu nhiệm.

Truyền thuyết kể rằng đại đệ tử của Đại sư Tsongkhapa là Gendun Drup đã đến hồ Lhamo Latso, tại đây ngài đã gặp được Nữ thần Palden Lhamo, là Nữ thần bảo hộ của cả Tibet ngự tại hồ. Nữ thần đã cho Gendun Drup nhìn thấy được tương lai, và hứa sẽ bảo vệ cho dòng truyền tái sinh của ngài. Khi Gendun Drup mất, các Lama trưởng lão đã đến hồ nhìn vào đó để tìm lời chỉ dẫn đi tìm hóa thân tái sinh.

Vì Gendun Drup được tôn là Dalai Lama thứ nhất, và các Dalai Lama đều là tái sinh từ ngài, nên các Dalai Lama ít nhất một lần trong đời đều phải đến hồ Lhamo Latso để soi mình xuống mặt nước, và mỗi khi Dalai Lama trước mất đi, các trưởng lão phải đến đây để cầu xin lời chỉ dẫn thông qua những hình ảnh mầu nhiệm sẽ hiện trên mặt nước hồ.

Năm 1935, các trưởng lão đã nhìn thấy những hình ảnh rõ ràng chỉ dẫn đến việc tìm ra Dalai Lama thứ 14 Tenzin Gyatso sau khi Dalai Lama thứ 13 qua đời.

Hồ nằm ở độ cao 4900m, trong lịch trình dự kiến, chúng tôi sẽ đi trek vào hồ, để soi lại chính mình trong mặt nước thiêng liêng.

Tuy nhiên, bên tour dù đã cố hết sức cũng không thể xin nổi giấy phép cho chúng tôi đến nơi này. Đó là điều đáng tiếc nhất của chuyến đi. Tuy nhiên chúng tôi đã có cơ duyên hội ngộ với Hồ thiêng theo một cách khác, tôi sẽ viết sau.

Hồ thiêng Lhamo Latso - ảnh trên mạng.

https://farm6.staticflickr.com/5505/11099887054_f1c81d6fb2_o.jpg

Chitto
29-11-2013, 00:43
Các thế hệ tái sinh của Dalai Lama từ năm 1391 như sau:
1. Gendun Drup: sống 83 năm
2. Gendun Gyatso: sống 67 năm
3. Sonam Gyatso: sống 45 năm, chính thức nhận Dalai Lama năm 35 tuổi
4. Yonten Gyatso: sống 28 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
5. Ngawang Lobsang Gyatso: sống 65 năm, lên ngôi năm 5 tuổi
6. Tsangyang Gyatso: sống 23 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
7. Kelzang Gyatso: sống 50 năm, lên ngôi năm 13 tuổi
8. Jamphel Gyatso: sống 46 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
9. Lungtok Gyatso: sống 10 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
10. Tsultrim Gyatso: sống 21 năm, lên ngôi năm 6 tuổi
11. Khendrup Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
12. Trinley Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
13. Thubten Gyatso: sống 57 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
14. Tenzin Gyatso: lên ngôi năm 5 tuổi.

mihtua
29-11-2013, 08:35
Đáng tiếc là Dalai Lama thứ 14 bảo rằng Ngài sẽ cân nhắc không tái sinh tiếp mà sẽ lựa chọn Dalai Lama thứ 15 khi vẫn còn sống, mặc dù Ngài không nói rõ lý do nhưng có lẽ cũng bởi vì Ngài sợ Trung Quốc sẽ lợi dụng việc tái sinh để dựng chuyện tìm thấy Dalai Lama tái sinh ở Tibet, theo đó sẽ lôi kéo toàn bộ người Tibet quay lại Tibet dưới sự cai trị của TQ, :(

Định đi Tibet 4,5 lần mà rồi đều lỡ hẹn vì những lý do bất ngờ, cảm thấy thực sự mình không có duyên với Tibet cho lắm, cũng đã dần cố quên cái suy nghĩ đi Tibet, tại Chitto mà cái mong muốn đấy lại trỗi dậy mạnh mẽ quá :T

Chitto
29-11-2013, 10:08
Lan man dẫn dắt nhiều rồi, giờ mới viết về chuyến đi thực sự.

Nhóm 7 người rời Hà Nội trên chuyến bay của VNairline trưa ngày Chủ Nhật, đến Chengdu (Thành Đô) khi đã chiều, nhất là do cộng thêm một giờ. Nhờ Huy, nhóm đã đặt trước Sim's Cozy ra đón, và tại đó đã lấy được túi đựng Permit và vé máy bay vào Tibet. Buổi tối hôm đó là một bữa lẩu Tứ Xuyên cay phồng môi tràn nước mắt. Những đoạn này thôi không nói nhiều.

Tại Sim's, bảng thời tiết cho biết nhiệt độ Lhasa là từ (-4) đến (+14) độ, đồ rét bắt đầu được lấy ra. 4h30 lục tục lôi đồ ra để bay chuyến 6 rưỡi sáng.

Đi khá sớm khi trời còn tối om, nên tôi gà gật một lúc, đến khi choàng nhìn ra ngoài cửa sổ, thì thấy biển mây đang lùi lại, nhường chỗ cho những đỉnh núi vươn lên.

https://farm3.staticflickr.com/2883/11102033784_d749677d9c_c.jpg

Phía đằng sau là bồn địa Tứ Xuyên, và bên phải đã là vùng núi non của cao nguyên Tibet, vùng đất của chư thiên. Những đám mây bị núi chặn lại trải ra mênh mông, và núi cũng trải ra bát ngát. Có thể thấy rõ những mạch núi do các mảng lục địa đẩy lên xếp chồng lên nhau nhấp nhô trập trùng. Mặt trời còn ẩn đâu đó...

Chitto
29-11-2013, 10:13
Ánh sáng bắt đầu lan tỏa, một dòng sông uốn lượn dưới đáy thung lũng, một con đường vắt qua dãy núi. Một bên là đường của Mẹ tự nhiên dành cho các dòng nước, tìm chỗ thấp mà đi; một bên là đường của Con người tạo dựng, tìm chỗ cao mà tới.

https://farm4.staticflickr.com/3782/11102036134_a4b4f6d7f2_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3732/11101957615_60248a53e1_c.jpg

(Hãy nhìn kĩ đường đèo gấp khúc vượt qua núi non)


Và khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi, núi rực lên như lửa cháy. Trong mình hình như cũng đang cháy, một cảm giác tự do thoát khỏi những gì bình thường tối tăm, đang rừng rực.

https://farm6.staticflickr.com/5494/11099965523_73eca70863_c.jpg

lymy
29-11-2013, 11:50
Các thế hệ tái sinh của Dalai Lama từ năm 1391 như sau:
1. Gendun Drup: sống 83 năm
2. Gendun Gyatso: sống 67 năm
3. Sonam Gyatso: sống 45 năm, chính thức nhận Dalai Lama năm 35 tuổi
4. Yonten Gyatso: sống 28 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
5. Ngawang Lobsang Gyatso: sống 65 năm, lên ngôi năm 5 tuổi
6. Tsangyang Gyatso: sống 23 năm, lên ngôi năm 14 tuổi
7. Kelzang Gyatso: sống 50 năm, lên ngôi năm 13 tuổi
8. Jamphel Gyatso: sống 46 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
9. Lungtok Gyatso: sống 10 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
10. Tsultrim Gyatso: sống 21 năm, lên ngôi năm 6 tuổi
11. Khendrup Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 4 tuổi
12. Trinley Gyatso: sống 18 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
13. Thubten Gyatso: sống 57 năm, lên ngôi năm 3 tuổi
14. Tenzin Gyatso: lên ngôi năm 5 tuổi.

Hôm đó vào Potala, tới Tháp táng của Vị Dalai Lama thứ 9, bỗng nhiên tôi quay sang hỏi Tenzin (bạn guide người Tạng rất dễ thương, tên của Tenzin được đặt theo tên của vị Dalai Lama cuối cùng: Tenzin Gyatso):
- Tenzin, sao ông ấy chỉ sống được 9 năm.
Tenzin cười.
- Lym, Sao lại hỏi tôi như vậy? Tại sao lại có người sống lâu trăm tuổi. Tại sao cô lại bị ốm?
- Tôi nghĩ các Dalai Lama đều biết khi nào họ chết. Tôi buột miệng.
- Cô nói đúng. Các ngài đều biết khi nào mình sẽ đi. Nhưng họ không can thiệp vào điều này. Họ có nhiều quyền năng. Nhưng họ không lợi dụng thần thông.

Chuyện ở Potala khiến tôi cứ nhớ mãi. Người Tạng, sao đức tin của họ lại cao đến vậy.

Chitto
29-11-2013, 12:09
À, có câu chuyện về Dalai Lama thứ 13:

Vào cuối năm 1933 Dalai Lama 13 đã đưa ra lời tiên đoán rằng Tibet sẽ sớm rơi vào tai họa đau thương, người Tibet sẽ rơi vào cảnh nô lệ, những gì mà Ba vị chính pháp vương xây dựng từ xa xưa sẽ bị tiêu diệt, từ Dalai Lama, Panchen Lama (Ban Thiền lạt ma) tới các Lama khác sẽ bị xua đuổi, lưu đày.

Chính vì vậy dù còn khỏe ngài đã quyết định từ trần sớm, để cho hóa thân tái sinh tiếp theo có đủ tuổi trưởng thành khi tai họa xảy ra và lãnh đạo người Tibet tìm cách vượt qua khổ nạn. Vài tháng sau lời tiên đoán đó, Dalai Lama thứ 13 mất.

Dalai Lama thứ 14 ra đời năm 1935, được tìm thấy năm 1937 và lãnh đạo tinh thần người Tibet từ đó đến nay.

Chitto
29-11-2013, 12:17
Từ trên cao, những dãy núi tuyết, những thung lũng sâu, những dòng sông uốn khúc hiện ra rõ mồn một.

Và tôi để ý thấy một khuôn hồ dài ngay bên dưới. Có một điều gì đó kì lạ. Bốn phía núi phủ tuyết, mặt hồ vẫn không bị đóng băng, bình yên nằm ngủ. Tôi chụp ảnh lại.

Đến Lhasa, đối chiếu với mọi người, với các bức ảnh, với đường bay, tôi nhận ra và tin chắc rằng đó chính là hồ thiêng Lhamo Latso, nơi mà Nữ thần Palden Lhamo ngự. Như thế, chúng tôi không đến được tận nơi để soi mình vào mặt nước hồ, tôi vẫn tin rằng mình đã được soi vào hồ dù chỉ là từ trên một khoảng cách rất xa.

Và chợt nghĩ: mình đã được thấy Hồ thiêng, nhưng còn Dalai Lama thì từ hơn 50 năm qua đã không bao giờ được nhìn lại mặt hồ, và có lẽ sẽ không bao giờ được nhìn lại mặt hồ này nữa dù là từ trên cao.

Hàng trăm năm qua, và hàng nghìn vạn năm nữa, sẽ có bao nhiêu người gặp được nữ thần Palden ?

https://farm3.staticflickr.com/2824/11099874894_392faa61df_z.jpg

toanvncn
29-11-2013, 13:21
quá tuyệt, thích cả văn và ảnh của bạn. Mình cũng có dự định tháng 6 năm sau đi Tây Tạng. Mong bạn viết tiếp và chi tiết.

Chitto
29-11-2013, 21:52
Những đỉnh núi tuyết lấp lánh trong nắng trôi qua, cao nguyên tuyết mênh mông. Chúng tôi nhìn thấy dãy Meily (Mai Lý), thấy ngọn Namche Barwa ở phía xa, rồi những hẻm núi ngay dưới chân. Nắng đã lên rồi.

https://farm4.staticflickr.com/3806/11102153883_cd7b571dea_c.jpg

Và rồi dòng Yarlung Tsangpo uốn lượn hiện ra, như một nét vẽ ngẫu hứng của tạo hóa, như một mảnh gương kì lạ uốn éo qua bình nguyên hoàng thổ điểm những chấm vàng rực. Dòng sông này bắt nguồn tít phía Tây, gần núi thiêng Kailash, chảy qua bên dưới Lhasa sang phía Đông rồi ngoặt về Nam, hội với dòng sông Hằng để đổ ra biển cả.

Trên triền đồng bằng của dòng sông này, những bộ tộc Tibet đã tập hợp nhau lại, hình thành vương quốc rồi xây dựng đế quốc, rồi tan rã và khắc khoải. Người Tibet tôn thờ Núi, tôn thờ Hồ, nhưng nếu tôn thờ Sông, thì đây sẽ là dòng sông Mẹ của Tibet. Trong chuyến đi chúng tôi cũng đã đi dọc theo cả dòng chính và chi lưu của con sông này, có lúc sôi trào và có lúc bình yên.

https://farm8.staticflickr.com/7450/11102139003_88052da9b4_c.jpg

Chitto
29-11-2013, 22:03
Mọi người nói rằng giữa tháng 11 là vào mùa đông, Tibet sẽ chỉ có tuyết trắng thôi.

Chúng tôi nói rằng mùa đông Tibet còn rất nhiều màu sắc nữa. Và đây, màu vàng rực của cây lá, của nắng, của đất cao nguyên.

https://farm4.staticflickr.com/3732/11099890804_ffaa8def46_c.jpg

Máy bay hạ cánh xuống sân bay Gonggar nằm giữa hai dãy núi.

Lhapka đã chờ sẵn ở bên ngoài, quàng vào cổ mỗi người một chiếc khăn trắng: "chan-xi-tê-lê" !! Lời chào mừng ấy theo suốt chúng tôi trên chặng đường. Trên đường, ở thị trấn, giữa đồng, trong tu viện, khi gặp người Tạng chúng tôi lại chào "chan-xi-tê-lê", và mỉm cười nghe lời chào lại.

Nắng vàng rực. Xe nhanh chóng đưa cả đoàn vượt qua con đường cao tốc (mà trong ảnh trên nhìn thấy đâm thẳng vào núi ấy), chui qua hầm Lão Hổ để về Lhasa. Vì buổi sáng dậy sớm, trên máy bay lại chong mắt ra nhìn nên lúc này tôi buồn ngủ quá, gà gật một lúc. Cho đến khi xe dừng lại: Trạm kiểm soát đầu tiên của TQ. Giấy phép phải trình ra. Sự ngột ngạt đã dần trào lên.

Rồi Lhasa hiện ra, với những khối nhà khô cứng, một vòng đu quay to đùng, những mảng màu đỏ choét với chữ Hán trắng vàng lòe loẹt. Dù đã được biết trước Lhasa giờ đã là một thành phố TQ sầm uất, tôi vẫn thấy ngột ngạt mệt mỏi. Dù chàng Tenzin chỉ tay về phía xa kêu "Potala" tôi vẫn không cảm thấy vui, vì giữa đám nhà lổng chổng đó, tòa cung điện xa xa lọt thỏm làm sao.

Và ngay cả khi xe chạy ngang qua dưới chân Potala, tay tôi bấm máy ảnh đó, mà cũng không có cảm xúc.

Tôi phải chờ một Potala trong một lúc khác, không phải lúc này, khi vừa phóng qua đường cao tốc và đi giữa những khối nhà thô kệch kia...

Chitto
29-11-2013, 22:17
Xe dừng ở khách sạn Yak, nơi chúng tôi nghỉ hai đêm trước khi thực sự tiếp tục hành trình về phía Đông. Tenzin dặn dò kĩ rằng trong ngày đầu ở Lhasa không được tắm, không được đi nhiều để tránh sốc độ cao. Tôi chưa cảm thấy gì của cái gọi là bệnh vì độ cao cả, có thể vì Lhasa chưa đủ cao lắm (3500m) nhưng mà kể cả về sau lên chỗ cao hơn ngủ đêm tôi cũng không sao.

Nhưng nghe lời tất cả các bạn, tôi cũng đi lại nhẹ nhàng. Phòng ở trên tầng 3, cũng hơi lo ngại khi nghĩ đến việc chuyển vali lên đó. Trước kia các chuyến tôi đều mang balô to vác trên vai, nhưng lần này nghe mọi người mang vali kéo. Đang nhấc lên được vài bậc thì một chị nhân viên líu lo nói gì đó giằng lấy. Thế rồi hai tay hai vali, a lê hấp chị xốc thẳng lên tầng. Tôi chỉ phải xách cái balô nhỏ với mấy thứ linh tinh hớn hở đi theo.

Sau bữa trưa nhẹ và giấc ngủ sâu, 4h chiều là giờ dạo phố.

https://farm6.staticflickr.com/5525/11102151593_eba4e67a8c_c.jpg

Đây là con phố Bắc Kinh Đông lộ ngay phía ngoài khách sạn. Thứ Hai nên phố không đông lắm, nắng thì rõ to, mà trăng thì lơ lửng. Những chiếc xích-lô đều do người Tạng đạp, những chàng trai tóc dài lãng tử nhưng khắc khổ lam lũ. Nhều xe bật nhạc rộn ràng nhưng không dấu nổi vẻ vất vả. Bề mặt những ngôi nhà dọc phố chính được làm cho có phong cách Tibet, nghe nói đó là thành quả của thị trưởng mới trong mấy năm gần đây.

ninhtran
30-11-2013, 23:25
Rất mê mẩn Tibet nên mỗi lần đọc bài về nó đều ngấu nghiến. Chờ đợi anh Chitto post bài tiếp :D

Chitto
30-11-2013, 23:33
Trong sảnh khách sạn Yak nơi chúng tôi nghỉ có treo một bức tranh, bức tranh đó đây:

https://farm8.staticflickr.com/7404/11131273843_c41d1f4e8f_o.jpg

Nếu nhìn kĩ thì có thể thấy đây chính là bản đồ của Tibet. Tín ngưỡng Tibet cho rằng đất Tibet nằm trên một con quỷ, một Nữ quỷ khổng lồ nằm ngửa tên là Simon, mạch máu màu xanh trên người nó là các dòng sông, thân thể nó là các dãy núi. Nữ quỷ vương nằm đó không nhúc nhích là vì trên tay chân của nó có các tu viện lớn, những quyền năng thiêng liêng của đức Phật trấn giữ.

Và ngay vị trí của ngực trái con quỷ, chính là thủ đô Lhasa, tim nó chính là vị trí của đền Jokhang.

Có thuyết nói người trấn giữ Quỹ nữ Lhasa là công chúa Văn Thành, hoặc công chúa Nepal, lại có thuyết nói là Liên Hoa Sinh đại sư. Thứ trấn giữ bền vững muôn thuở là pho tượng Jowo Sakyamuni.

Và tôi thì nhớ đến một con quỷ khổng lồ hơn nữa của Tibet: Đó là Quỷ vương đang ôm lấy bánh xe Lục đạo luân hồi của tất thảy chúng sinh. Đồ hình Lục đạo luân hồi này vốn xuất phát từ Tibet, mà nay thì các chùa ở Việt Nam, ở TQ đều có.

Như thế tất thảy đều nằm trên những con quỷ khủng khiếp. Nhưng tất cả đều bị nhiếp phục bởi Phật pháp.

https://farm4.staticflickr.com/3673/11131272253_d39c863fca_o.jpg

Chitto
30-11-2013, 23:46
Hình tượng những con quỷ ghê rợn này vốn từ đạo Bon, đã được Phật giáo Tây Tạng hấp thu trong quá trình hội nhập. Những con quỷ là hình tượng xa xưa của những thế lực thiên nhiên mà người Tibet kính sợ, rồi đã từng được bổ sung thêm bởi những hình ảnh từ Ấn Độ giáo.

Chắc mọi người còn nhớ câu chuyện về mặt hồ thiêng liêng Lhamo Latso, nơi ngự của nữ thần Palden Lhamo, là nữ thần Bảo hộ toàn cõi Tây Tạng, bảo hộ riêng đất Lhasa, và Bảo hộ dòng truyền thế của các Dalai Lama. Nữ thần này cũng vốn là vị thần của đạo Bon cổ xưa, và vì thế trong tâm thức người Tibet, cũng có hình tướng khủng khiếp.

Có thể nói hình tướng của Nữ thần Palden Lhamo là khủng khiếp nhất: Người xanh lè, lòng bàn chân bàn tay đỏ hồng, móng vuốt dài nhọn, một tay cầm giáo lửa, một tay cầm cái cốc sọ người chứa đầy máu đưa lên miệng uống. Nữ thần có ba con mắt lồi với lông mày rậm, miệng rộng đầy răng nhọn, trên đầu đội mũ miện đầu lâu người, tóc dựng ngược là những quầng lửa. Nữ thần cưỡi một con la, mà tấm đệm trải chính là bộ da người - chính xác hơn là bộ da của đứa con trai của nữ thần, và đang phóng qua biển máu. Xung quanh là các quầng khói lửa ngùn ngụt. Hình tướng này mang nhiều biểu tượng của Ác thần Kali trong Hindu giáo.

Lạ thay, hình tướng ghê rợn đó lại chính là vị Phúc thần cao quý của Tibet, của các Dalai Lama Phật vốn là hóa thân của Quán Thế Âm - bậc đại từ đại bi.

Những ý nghĩa sâu xa đằng sau chuyện đó viết ra thì dài quá, tôi lại lan man mất rồi...

https://farm3.staticflickr.com/2819/11133420483_e16572f0f2_o.jpg

Chitto
01-12-2013, 00:07
Bước ra khỏi khách sạn trong nắng chiều, mục tiêu của mấy đứa là đến quảng trường Barkhor trước đền Jokhang, trái tim của Tibet. Hỏi đường thế nào mà một người chỉ cứ đi thẳng đi, đi thẳng đi. Ừ thì đi thẳng.

Phố chính rất rộng, cửa hàng cửa hiệu sầm uất, có rất nhiều thương hiệu lớn. Màu sắc TQ tràn ngập cứ gọi là thôi rồi Lhasa ơi. Vừa đi vừa thắc mắc là sao người trong khách sạn nói gần lắm mà đi mãi thế này. Chả mấy chốc đi qua đến mấy cái ngã tư, tôi nhìn bảng chỉ dẫn cũng chả thấy chữ Đại chiêu tự (tức là Jokhang) đâu. Nói thêm là tôi chỉ biết mặt một ít chữ Hán, còn nói và nghe thì chịu, đến mặc cả con số cũng chỉ dùng phương thức "xòe bàn tay đếm ngón tay" thôi.

Thế rồi bỗng thấy cái này lù lù trước mặt, nhầm đường đến hơn 1km rồi !

https://farm4.staticflickr.com/3679/11102057064_496d012081_c.jpg

Chitto
01-12-2013, 00:47
Khi vị vua đầu tiên của Tibet chống lại Zhangzhung, ông đặt thủ phủ tại thung lũng Yumbalagang, cách Lhasa hơn 60km. Songtsan Gampo (Tùng-tán Can-bố) đã lấy thung lũng rộng rãi hơn này làm thủ đô vào năm 640. Giữa thung lũng Lhasa có một quả đồi cao, gọi là Đồi Đỏ vì màu đất của nó đậm hơn các dãy núi xung quanh. Songtsan Gampo xây dựng trên đỉnh đồi một lâu đài nhỏ, mang tên là lâu đài Đỏ. Cung điện của ông thì nằm quanh đồi, và triều đình Tibet trong 200 năm vẫn vây quanh quả đồi này.

Trải hàng trăm năm Lhasa mất vị trí thủ đô, đến tận thời Tsongkhapa (Tông Khách Ba) Đại sư cải cách Phật giáo, mới lấy thung lũng này làm trung tâm, và lập ba tu viện Drepung, Sera, Ganden ở ba phía thung lũng.

Năm 1645, nghĩa là 1000 năm sau Songtsan Gampo, Dalai Lama thứ 5 sau khi nắm chính quyền đã quyết định không ngự tại tu viện Drepung nữa, mà xây dựng một cung điện để trị vì Tibet. Ngài đã chọn ngọn Đồi Đỏ để xây dựng cung điện. Cung điện xây được hơn 30 năm thì Dalai Lama 5 mất, mà vẫn chưa xong. Các trưởng lão quyết định không phát tang mà chờ đến khi xây xong cung, làm xong tháp mộ vàng mới phát tang. Thế là phải chờ gần 15 năm nữa, cung điện mới hoàn thành.

Các Dalai Lama được tôn là hóa thân của Avalokitesvara - Quán Thế Âm bồ tát, mà theo truyền thuyết Quán Thế Âm ngự tại đạo tràng là núi Potalaka (Núi Phổ Đà), vì thế cung điện cũng được đặt tên là Potala.

Công trình vĩ đại mất 45 năm xây dựng, với 1 triệu lao động, cao 13 tầng với 1000 căn phòng này là đầu não của Tibet trong gần 400 năm tiếp theo.

Vì chúng tôi dành ngày cuối của cuộc hành trình để vào thăm nơi đây, tôi sẽ viết về nơi này kĩ lưỡng hơn ở những ngày cuối.

Còn buổi chiều hôm đó, chúng tôi đi dạo và chơi phía trước cung điện, tất nhiên là sau khi đã đi qua cửa kiểm soát an ninh có máy soi của công an TQ !

lymy
01-12-2013, 02:20
Không ngủ được (chắc vì shock độ thấp) làm clip tặng mọi người vậy!


http://www.youtube.com/watch?v=1T5C2Cg8zuE&feature=youtu.be

Chitto
01-12-2013, 11:43
@Lymy: Tks nhìu nhìu !!!

Phía bên ngoài cửa chứ Potala có một số người làm lễ Ngũ thể nhập địa trước cung điện của các vị Dalai Lama. Không biết người đàn ông này đã hành lễ bao nhiêu lần? Cung điện xa quá, nhưng với tâm thức thành kính, chắc hẳn với ông nó lại ở rất gần.

https://farm3.staticflickr.com/2888/11102052814_c9be122353_z.jpg


Trước cửa chính cung Potala chim bồ câu được cho ăn nên đậu khá nhiều. Một đứa bé chạy đuổi những cánh chim và hét lên những tiếng thích thú. Tôi ước mình bé lại.

https://farm8.staticflickr.com/7379/11102031586_89f6cb56e9_c.jpg

Chitto
01-12-2013, 12:32
Đối diện cung Potala xưa kia là một đầm nước, nhưng giờ đã thành một quảng trường, với đài kỉ niệm to cao và một cột cờ của Trung Quốc, ban ngày luôn có 2 lính đứng gác.

Câu chuyện lính Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) thập kỉ 50 tiến lên đây và Hồng vệ binh thập kỉ 60 - 70 thế kỉ trước có lẽ chỉ còn trong tâm trí những người già. Những người thế hệ sau dần cũng sẽ quen với hình ảnh thế này.

Để vào cái quảng trường kia phải đi qua trạm kiểm soát, và dày đặc camera theo dõi. Sự tồn tại của chúng là khó chịu rồi, mà khó chịu hơn nữa là lại cấm được cả việc chụp ảnh chúng hoặc tỏ ra chú ý tới chúng !!! Thành ra người ta cứ phải giả vờ như là tự nhiên không biết gì, trong khi biết rõ cái đám camera đang chòng chọc nhìn minh; hoặc là giả vờ nhí nhảnh nhìn vào nó theo kiểu "tao biết mày rồi, mày chả làm gì tao được đâu" trong khi trong bụng chỉ muốn kiếm hòn đá ném cho vỡ nó đi.

https://farm4.staticflickr.com/3688/11130996675_504655c74f_c.jpg

Chitto
01-12-2013, 12:37
Bảy giờ rồi, mặt trời đã xuống sau những dãy núi vây quanh Lhasa. Mọi người nói Lhasa tối muộn lắm, nhưng đấy là mùa hè, còn đây là mùa đông.


Nắng cũng đã tắt rồi. Phải đi tìm chỗ ăn thôi. Chúng tôi đi bộ lang thang cũng mấy tiếng đồng hồ, vi phạm cảnh báo của Tenzin về ngày đầu tiên trên đất Tạng rồi đấy.

Khoản ăn uống thì mình viết không được ngon lắm, hehe.

https://farm6.staticflickr.com/5476/11131071514_b5ce533e6d_c.jpg

TYYT
01-12-2013, 13:12
Bảy giờ rồi, mặt trời đã xuống sau những dãy núi vây quanh Lhasa. Mọi người nói Lhasa tối muộn lắm, nhưng đấy là mùa hè, còn đây là mùa đông.


Nắng cũng đã tắt rồi. Phải đi tìm chỗ ăn thôi. Chúng tôi đi bộ lang thang cũng mấy tiếng đồng hồ, vi phạm cảnh báo của Tenzin về ngày đầu tiên trên đất Tạng rồi đấy.

Khoản ăn uống thì mình viết không được ngon lắm, hehe.

https://farm6.staticflickr.com/5476/11131071514_b5ce533e6d_c.jpg

Potala trong bức ảnh này thật ủ rũ thiếu sinh khí, khéo vài chục năm nữa thành bảo tàng dân tộc Tạng.

Chitto
01-12-2013, 13:39
Potala trong bức ảnh này thật ủ rũ thiếu sinh khí, khéo vài chục năm nữa thành bảo tàng dân tộc Tạng.

Thì nó đã là một bảo tàng rồi còn gì bác ! Khoảng 1 nghìn phòng trong này còn vài chục phòng được vào tham quan, còn lại nghe nói đã trống rỗng hết. Vài trăm nghìn văn vật, tài liệu, thư tịch cổ trong tòa cung điện này đã bị cướp phá, thiêu hủy, hủy hoại trong Cách mạng văn hóa.

Cũng may còn nhờ công Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai mà giữ được vài nơi quan trọng với những báu vật quí giá nhất. Nhưng kinh sách thì đã bị đốt hết rồi. Potala mấy chục năm nay đã chỉ còn là một tòa nhà hấp hối dành cho khách tham quan mà thôi.

Nếu không có những người Tibet vẫn đến đây hành lễ, kora vòng quanh để giữ lại nhịp thở thoi thóp, thì Potala đã chết rồi.

TYYT
01-12-2013, 22:44
Thì nó đã là một bảo tàng rồi còn gì bác ! Khoảng 1 nghìn phòng trong này còn vài chục phòng được vào tham quan, còn lại nghe nói đã trống rỗng hết. Vài trăm nghìn văn vật, tài liệu, thư tịch cổ trong tòa cung điện này đã bị cướp phá, thiêu hủy, hủy hoại trong Cách mạng văn hóa.

Cũng may còn nhờ công Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai mà giữ được vài nơi quan trọng với những báu vật quí giá nhất. Nhưng kinh sách thì đã bị đốt hết rồi. Potala mấy chục năm nay đã chỉ còn là một tòa nhà hấp hối dành cho khách tham quan mà thôi.

Nếu không có những người Tibet vẫn đến đây hành lễ, kora vòng quanh để giữ lại nhịp thở thoi thóp, thì Potala đã chết rồi.

Sau này chắc cũng không ai cấm dân Tạng vốn rất say mê tín ngưỡng đi kora vòng quanh chỗ ấy, thậm chí còn khuyến khích để trông cho giống. Nhưng cái cơ bản nhất là linh hồn của tôn giáo nó đã nhạt lắm rồi, văn minh công nghệ vốn xung khắc với niềm tin tôn giáo kiểu chất phác.

May ra còn giữ được lâu hơn ở Bhutan, nhưng mà vấn đề là thế giới nhìn nhận cuộc sống xã hội của họ với thái độ như thế nào. Quá minh triết hay quá lạc hậu.

Thử link một cái ảnh từ fb, chụp cảnh cư sĩ (có lẽ vậy, xét theo trang phục) đang miệt mài đọc kinh và chép kinh dưới ánh nắng của buổi trưa
https://www.o.facebook.com/photo.php?fbid=2195195199016&set=a.2179257520584.103544.1221288859&type=3&permPage=1
https://www.o.facebook.com/photo.php?fbid=2195195199016&l=b6ba1e3192
https://www.o.facebook.com/photo.php?fbid=2195195199016&l=b6ba1e3192

Nheva
01-12-2013, 22:53
Và rồi dòng Yarlung Tsangpo uốn lượn hiện ra, như một nét vẽ ngẫu hứng của tạo hóa, như một mảnh gương kì lạ uốn éo qua bình nguyên hoàng thổ điểm những chấm vàng rực. Dòng sông này bắt nguồn tít phía Tây, gần núi thiêng Kailash, chảy qua bên dưới Lhasa sang phía Đông rồi ngoặt về Nam, hội với dòng sông Hằng để đổ ra biển cả.

Trên triền đồng bằng của dòng sông này, những bộ tộc Tibet đã tập hợp nhau lại, hình thành vương quốc rồi xây dựng đế quốc, rồi tan rã và khắc khoải. Người Tibet tôn thờ Núi, tôn thờ Hồ, nhưng nếu tôn thờ Sông, thì đây sẽ là dòng sông Mẹ của Tibet. Trong chuyến đi chúng tôi cũng đã đi dọc theo cả dòng chính và chi lưu của con sông này, có lúc sôi trào và có lúc bình yên.

https://farm8.staticflickr.com/7450/11102139003_88052da9b4_c.jpg
Từ trên máy bay mà chụp được thế này thì tuyệt quá. Cảm ơn Chit

Chitto
02-12-2013, 00:18
Cái chuyện ăn uống, nói thế nào nhỉ, tôi cũng là người dễ tính. Nói chung trong tất cả các chuyến đi, dù đi đến địa phương nào, cũng thấy đồ ăn ngon cả. Hoặc giả như chuyến Trung Đông, có 2 ngày chỉ ăn lương khô cũng được, 3 ngày toàn ăn bánh kếp với mứt và kem (cái loại mà hostel phục vụ khách đồng loạt ấy) cũng không sao.

Nhưng mà nếu có ăn ngon thì tất nhiên là khoái rồi.

Lần này trong nhóm có 2 trường phái: một là phải ăn như người Tạng, và hai là cái gì ngon thì ăn bất kể Tạng hay Hán. Vì nhóm từ HN là theo trường phái thứ hai nên tôi chủ yếu là ăn ngon ! Thỉnh thoảng có lúc ăn kiểu Tạng - vẫn thấy ngon như thường dù có nhiều người hay nói đồ ăn Tạng không ngon.

Buổi tối đầu tiên, bốn đứa tình cờ tìm thấy trong một ngõ có chữ Bistro, mò mẫm trèo theo một cầu thang nhỏ lên tận tầng 3, và rồi : ÒA : chui vào giữa một quán trang trí hoàn toàn kiểu Tạng, thế nhưng chủ quán nói tiếng Anh tốt. Mãi về sau mới biết vợ chồng chủ quán bán được 5 năm rồi, và cũng là dân phượt, thích đi đây đó và từng đến Việt Nam.

Thế là bữa tối đầu tiên ở Lhasa hoành tráng với khai vị bằng món trà bơ, món chính là lẩu bò Yak, tráng miệng cũng là trà bơ.

Phải nói thêm là thường quán trà sẽ phục vụ trà sữa; trà bơ vị mặn và ngậy hơn nhiều, ai thưởng thức được thì đều khoái và ấn tượng với món này.

PHAM-PEK
02-12-2013, 08:30
Không ngờ mùa đông mà cảnh Tây Tạng lại đẹp đến thế, mình thấy còn đẹp hơn cả mùa hè nữa.

Hồi mình đi, hai bạn guider người Tạng cho nhóm mình nói là mùa đông các bạn ấy nghỉ (nghỉ thực sự, cả mấy tháng không làm gì, chỉ suốt ngày chơi bi-a nên các bạn ấy chơi giỏi). Hóa ra vẫn có người đến Tây Tạng đấy thôi.

lymy
02-12-2013, 09:14
Chuyện ăn uống thì rất trường kì.

Đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị, đặc biệt với những người khó ăn (như tôi :-p), đồ Trung Quốc nổi tiếng là chứa nhiều cay nhiều dầu, dù là cực phẩm Tứ Xuyên cũng sẽ làm bạn nản lòng, nhất là ở những hành trình dài trên 10 ngày. Do đó điều tuyệt đối cần chuẩn bị đó là đồ ăn phải đủ, vì đó là sức khoẻ của bạn trong suốt chuyến đi. Đồ ăn Tạng có nhiều món ngon, nhưng ngon vẫn tiềm ẩn nghĩa là nó thử thách sức chịu đựng thích nghi của cái dạ dày.

Tất nhiên những bạn giỏi ăn đồ địa phương thì tôi rất nể. Nhưng có một số nơi TIỀN CŨNG CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ, thì lúc đấy MÌ TÔM SẼ QUÝ HƠN TIỀN!

Chúng tôi thống nhất là chuẩn bị chung (gớm ăn chung ở chung tới tựn 17 ngày), sau đây là danh sách các bạn có thể tham khảo:
- Mỳ tôm/phở/bún khô/lương khô: đủ để ăn sáng (bạn sẽ có những lúc đi từ lúc mờ mắt và tìm đồ ăn sáng mờ mắt).
- Phomai dây: món này mằn mặn, ăn được lúc đang trek, không cần mang nhiều đồ.
- Mắm tép chưng thịt, ruốc cá, muối vừng, thịt hộp: Món Mắm tép chưng thịt thì tuyệt ngon vì chỉ cần nó với cơm trắng là sống sót cả tháng (một cách đàng hoàng).
- Muối và CHANH: nếu mang nó thì có nhiều món bỗng trở thành thân thương như ao làng. Ví dụ như khi đang lang thang ở chợ, các bạn phát hiện ra MỘT CÁI TAI HEO LUỘC.....
- NƯỚC MẮM: Thử mang một lần rồi bạn sẽ biết. Hãy chọn loại chai nhỏ, nước mắm Hạnh phúc chai nhỏ xíu là top choice.
- Sniker, socola, kẹo gừng và các loại đồ ngọt và đồ ăn vặt: Vô cùng hữu ích ghi đi ô tô, lang thang ở hồ, làm thân với bọn nhỏ....

lymy
02-12-2013, 09:22
Transit ở Tứ Xuyên một buổi tối, các bạn làm gì, còn chúng tôi đi ăn Lẩu Tứ Xuyên, tất nhiên.

Ở Tứ Xuyên bạn có thể dễ dàng tìm hàng lẩu. Chúng tôi chọn một món mà tôi tự đặt tên là Lẩu Chơi Chuyền, vì bạn sẽ vừa ăn lẩu vừa chơi các que xiên, như hồi bé chơi chuyền bàn 1, bàn 2, càng nhiều bàn thì càng nhiều que. Dân Việt ăn ít chắc chơi đến bàn 5. Ở bàn bên cạnh các mỹ nữ Tứ Xuyên đã chơi đến bàn 30 và có khả năng sẽ sớm phá đảo về môn Chơi Chuyền.

Trước lúc Chơi Chuyền, các bạn sẽ được phục vụ thứ này:
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/1401644_10201065708231702_1803711391_o.jpg
Bên phải là cốc nước đậu rứt là ngon.
Bên trái là đồ chấm, lúc đầu tôi tưởng là nước mắm, đang xuýt xoa khen các bạn đóng gói đẹp.
Hoá ra đó là DẦU ĂN TƯỜNG AN, các bạn TQ có thể dùng để làm đồ chấm, còn tôi dự tính mang lên Tibet để chống nẻ da!

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/740017_10201065707311679_431222725_o.jpg
Bóng chuyền đây, bên cay bên không cay. Nhưng sau 5 phút thì không phân biệt được

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/859122_10201065707751690_550748223_o.jpg
Chương trình vớt ớt sẽ liên tục cho đến khi hết lẩu. Nhưng ớt này chỉ để làm cảnh thôi, ớt thật đã hoà lẫn tự nhiên trong nước, nhiều đến nỗi bạn cứ ăn đi rồi sẽ biết, sẽ chẳng còn bất cứ mùi vị nào, trừ ớt. Dù cho ớt ở lẩu sẽ chỉ cay tới lưỡi, không đi sâu hơn làm sặc như ớt Việt Nam ta.

Thế mới có đoạn, ăn chuẩn bị Mài-tan tính tiền, H thất thanh khi nhìn một cục tròn tròn vừa vớt lên khỏi nồi lẩu, ôi tôi biết rồi, cái này là KHOAI TÂY!!!!

gianker
02-12-2013, 15:55
Hi hi cứ đến đoạn ăn uống là Lymy hào hứng ghê :LL Thảo nào đi với Chitto thành số 10

lymy
02-12-2013, 18:45
Ui giời Gianker lại không biết đến trình một cái liếc mắt sạch không kình ngạc của Chitto rồi :D

Chitto
02-12-2013, 22:32
Nói chung về chuyện ăn uống mình rất chi là nhỏ nhẹ. Và bao giờ cũng là người vẫn còn nhai nuốt ừng ực khi mọi người đã rửa tay xỉa răng.

Và không ít lần phải gào lên: "Anh còn đang ăn mà chúng mày bỏ ra hết thế à? Còn nhiều thế này mà không ăn hết đi à!!!".

Nhưng miêu tả về cái đó lại không phải sở trường của mình. Lym cứ có điều kiện thì tung ra nhá, viết tiếp kẻo hứng tụt mất.

lymy
02-12-2013, 22:54
Em đang nhẫn nại chờ Jokhang của anh. Thỉnh thoảng mới ăn thôi!!!! Ăn gì nhiều thế :))

Chitto
02-12-2013, 22:56
Lhapka nói rằng thời tiết khi chúng tôi đến là rất tuyệt. Trước đó 2 tuần ở Lhasa tuyết rơi dầy "đến 60cm", thế nhưng lúc này trời trong vắt không có một tí mây, tí tuyết nào. Đợt này đêm xuống khoảng âm 5 độ và ngày trong bóng râm khoảng gần 10 độ, mùa đông thế là ấm rồi.

Sau đêm đầu ngủ rất ngon, chúng tôi dậy sớm. Trời đã hửng nhưng chưa có nắng vì vây quanh Lhasa là núi cao, chúng tôi đã rời khách sạn để đến quảng trường Barkhor và đền Jokhang. Để vào đây, lại phải qua kiểm tra an ninh.

Đền Jokhang là trái tim của Lhasa, trái tim của Tibet. Ngôi đền được xây dựng từ gần 1400 năm trước thờ pho tượng Phật quý giá nhất của toàn cõi Tibet cũng như cả vùng Bhutan, Nepal, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam. Người Tibet hướng về thánh địa này như là cội nguồn cõi tâm linh của họ. Ngay từ xa đã có những người làm lễ Ngũ thể nhập địa liên tục liên tục.

Khi chúng tôi bước vào quảng trường Barkhor trước đền, còn mờ tối nhưng những ánh lửa từ các lò đốt hương đã đỏ rực, khói bốc nghi ngút, và những hàng người đang đi kora quanh đền không ngừng nghỉ.

https://farm4.staticflickr.com/3720/11173782903_46ac2057ac_c.jpg

(Ghét nhất là trên nóc đền cắm một thứ chối tỉ cao ngỏng nghoẻo. Chúng tôi thỏa thuận là từ giờ những bức ảnh chụp mà bị vướng cái thứ thô bỉ ấy thì sẽ dùng công nghệ xóa nó đi.)

Chitto
02-12-2013, 23:09
Sự tích kể rằng vua Songtsan Gampo dựng hai ngôi đền để tôn trí hai pho tượng Phật do hai bà vợ người Nepal và người Trung Hoa đem vào. Đền Jokhang được dựng để thờ pho tượng Jowo Mikio Dorje của công chúa Nepal và đền Ramoche thờ pho Jowo Shakyamuni của công chúa Văn Thành. Thế nhưng sau pho của công chúa Văn Thành lại chuyển đến để bên trong đền Jokhang và rồi một ngày thế vị pho tượng kia, pho của công chúa Nepal lại rời đến Ramoche.

Có thuyết đẹp đẽ cho rằng hai bà vợ để tỏ sự hòa thuận nên đã đổi hai pho tượng cho nhau, nhưng tôi không tin thế ! Tôi thì nghĩ rằng nếu có chuyện đổi vị trí hai pho tượng thì chính là do vai trò quyền lực chính trị của hai bà hoán đổi. Bà Nepal tuy là vợ cả, nhưng có lẽ vai trò đã thua kém, hoặc là vào đời sau, khi vua Tạng lấy công chúa Kim Thành, thì vai trò của vị "Phật từ Trung Hoa" đã lấn át vai trò Phật giáo từ Nepal.

Sự tích thì vậy, nhưng khi sau này nhìn tận mắt pho tượng Jowo Shakyamuni thì tôi cũng rất thắc mắc, một pho tượng to như thế, cao đến ba mét và nặng một tấn rưỡi, liệu có thể là đồ mang theo của một công chúa từ cách xa hàng nghìn cây số. Hơn nữa pho tượng đó - theo như kiến thức của tôi - không mang dánh vẻ pho tượng đời Đường; nó mang phong cách tượng Ấn Độ cùng thời kì nhiều hơn. Chuyện gì đã xảy ra thời xa xưa nhỉ ? Có những bí mật gì, những đổi thay gì đã ẩn chứa trong lòng ngôi đền thiêng, mà rồi sử sách không còn ghi lại được?

Dẫu sao với người Tibet, đây vẫn là chốn nương tựa tâm linh.

https://farm6.staticflickr.com/5511/11173658534_e024575f1a_c.jpg

Chitto
02-12-2013, 23:24
Lại có một sự tích nữa, đó là nơi xây Jokhang xưa là một cái hồ nước, ở giữa trái tim của Nữ quỷ. Khi xây đền đổ bao nhiêu đất đá xuống cũng không được. Cuối cùng công chúa Văn Thành ném một cái nhẫn của mình xuống, và cho dê chở đất đến đổ vào thì được, vì chỉ đất do dê chở đến mới lấp được hồ. Truyền thuyết không nói tại sao chỉ con dê mới có tác dụng nhỉ ? Thế bò, ngựa, lừa, la thì sao ?

Tôi thì muốn suy nghĩ rõ hơn một chút. Trước thời xây Jokhang, đây vẫn là vùng đất của đạo Bon, mà hình ảnh Nữ quỷ chính là từ đạo này, là tượng trưng của đạo này. Đạo Bon sơ khai là tín ngưỡng shama, kiểu lên đồng của nhà mình ấy, với các màn nhảy múa nhiếp tâm, thầy pháp nhảy múa, đồng thời có hiến tế. Hiến tế cổ đại của Tibet ở đây thường dùng dê, vì dê nhiều và không quá đắt, quá quí như bò và lừa ngựa. Có thể cái hồ xưa chính là nơi hiến tế dê cho nữ thần đạo Bon.

Khi Songtsan Gampo muốn từ bỏ đạo Bon, ông đã coi nữ thần như Nữ quỷ và cho lấp hồ. Với tư tưởng Phật giáo không sát sinh, chính ông đã dùng những con dê - những vật hiến tế hi sinh trước kia - để lấp chính đạo Bon, lấp cái hồ của tôn giáo cũ. Như thế bầy dê và đền Jokhang là biểu tượng của sự chiến thắng của Phật giáo trước tín ngưỡng cổ đại.

Những suy nghĩ trên của tôi không đọc từ đâu cả, không có bằng cớ nào, đó có thể chỉ là tưởng tượng mà thôi.

Dù sao có một suy nghĩ riêng của mình về chốn này, tôi cũng thấy vui rồi.

June
02-12-2013, 23:51
Sự tích thì vậy, nhưng khi sau này nhìn tận mắt pho tượng Jowo Shakyamuni thì tôi cũng rất thắc mắc, một pho tượng to như thế, cao đến ba mét và nặng một tấn rưỡi, liệu có thể là đồ mang theo của một công chúa từ cách xa hàng nghìn cây số. Hơn nữa pho tượng đó - theo như kiến thức của tôi - không mang dánh vẻ pho tượng đời Đường; nó mang phong cách tượng Ấn Độ cùng thời kì nhiều hơn.

Bạn Tenzin nói bức tượng Jowo Rinpoche được chế tác tại Ấn Độ thể hiện hình ảnh Đức Phật tầm 12 tuổi. Trong thời kỳ từ năm 563 đến 483 trước Công Nguyên, còn có 1 bức cùng loại như bức tượng "Đức hạnh cao quý" này cũng được chế tác hiện đang nằm ở Bodhgaya. Trước thế kỷ 7 vua Magadha vùng Bengal Ấn Độ thời đó đã tặng bức tượng cho cha của công chúa Văn Thành trong một lần hai nước Trung Ấn trao đổi vật phẩm quý giá cho nhau, do đó bức tượng là sản phẩm của nghệ nhân Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc. Chính 1 vị chức sắc rất cao trong vương triều vua Tùng Tán Cán Bố đã đưa ra yêu cầu công chúa Văn Thành khi sang Tây Tạng phải mang theo bức tượng này.

Chitto
02-12-2013, 23:56
Hòa vào dòng người, tôi cũng đi Kora vòng quanh Jokhang, theo chiều kim đồng hồ.

Phía trước đền có hai cột phướn cao, và bốn phía đền cũng có bốn cột phướn nữa. Người đi kora phải vòng ra ngoài các cột phướn, và nhiều người chạm đầu vào cột, cầu nguyện. Quanh tôi tiếng cầu nguyện lầm rầm, những chiếc chuyển kinh luân quay quay trên tay của những người phụ nữ, những ông già, những tràng hạt được lần liên tục, những bước chân đều đặn, những dáng người lắc lư.

Thường xuyên có những người hành lễ ngũ thể nhập địa, và những người đi tản ra xung quanh họ. Có người đứng tại chỗ và làm lễ ngũ thể nhập địa ra bốn phía, trán của ông đã là một vết chai lớn do mài xuống mặt đá quá nhiều lần. Lại có cả đứa trẻ cũng hành lễ theo mẹ của mình. Tất cả diễn ra đều đặn như thế đã cả nghìn năm.

Một vòng kora sắp giáp vòng, nắng đã lên vàng như rót mật.

https://farm3.staticflickr.com/2806/11131078224_1edd33c571_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3721/11131002945_ebe3e41e04_c.jpg

yilka
03-12-2013, 08:47
(Tiếp đi a ui, mùa đông HN e sẽ ngồi đọc về Tây Tạng, vẫn còn 1 lần nữa phải đi hihi e thích Tibet mùa đông lắm lắm ^^)

Chitto
03-12-2013, 10:34
Nắng đã lên, những lớp người vẫn tiếp tục hành lễ


https://farm4.staticflickr.com/3708/11183125845_f57c5844f0_c.jpg


Quảng trường Barkhor tràn nắng, và với bức ảnh dưới, tôi đã thực hiện kĩ thuật để xóa đi cái thứ chướng mắt


https://farm6.staticflickr.com/5547/11183186984_1f6a5e3212_c.jpg

Chitto
03-12-2013, 10:40
Một dòng người Tibet xếp hàng vào đền, quấn vòng quanh đến 1/3 đường kora nhích từng bước một là biết trong đền đông đến thế nào. Những người xếp hàng hầu hết đều cầm một cái phích hoặc một gói to. Phích đựng bơ bò lỏng để rót vào đèn cúng, còn gói bơ cứng thì sẽ dùng để xắn từng miếng nhỏ bỏ vào đèn.

Sáng hôm đó, chúng tôi không vào Jokhang. Potala và Jokhang dành cho ngày cuối của hành trình. Để dành những thứ tinh hoa nhất do con người tạo dựng sau khi đã thưởng thức thiên nhiên, có lẽ cũng là một cách hay.

Rời quảng trường, chúng tôi ghé vào một quán trà Tạng trên phố. Trông bên ngoài quán không có gì đặc biệt vì tấm rèm vải nặng phủ kín, nhưng bước vào trong là cả một không gian Tạng tràn ngập. Có cả trăm người trong quán, ngồi quanh những chiếc bàn gỗ dài, già trẻ lớn bé trò chuyện râm ran bên những cốc trà sữa. Có người ăn mì, có người hút thuốc, nhưng ai cũng uống trà.

Trà sữa trong quán không giống trà bơ chúng tôi uống tối qua. Trà sữa ngọt hơn và bớt nồng hơn, giá 7 hào một ly. Bốn năm người phụ nữ đeo tạp dề trước bụng rất nhanh nhẹn cầm những phích trà đi rót. Trước tạp dề là hai cái túi vải, một bên để tiền chẵn (tệ), một bên để tiền lẻ (hào). Các bà rất nhanh chóng thu tiền của khách để trên mặt bàn rồi rót trà vào cốc. Rồi bàn nào trống thì họ để phích lại, rồi cầm chồng cốc vào trong.

Không gian đặc quánh khói thuốc, hơi người, nên rất ấm.

Chúng tôi cũng mỗi người một bát mì và vài ly trà. Ba thằng con trai chén ba ly, còn chị em thì một hoặc hai là thấy đủ.

https://farm4.staticflickr.com/3720/11131116594_7269f0fb28_c.jpg

zhou
03-12-2013, 10:46
Củ khoai tây cắm tăm là như nào ? Ăn nốt chỗ này đi , ai cho kể một nửa thế :-)

lymy
03-12-2013, 11:03
Đọc phần về Jokhang của anh Chitto, mới giật mình, Jokhang nổi tiếng đến mức này sao???

Nhưng Jokhang đối với Lym thì không cao sang như vậy. Dù Jokhang có nổi tiếng đến đâu, điều đó cũng không ảnh hưởng đến một cảm nhận của tôi, Jokhang is home.

Trước khi rời khỏi Lhasa và sau khi trở về Lhasa, sáng nào tôi cũng ở Jokhang. Có điều gì đó thôi thúc khiến cho chỉ ngồi ở bậc thềm quanh Kora của Jokhang thôi, để ngắm nhìn những khuôn mặt Tạng, già trẻ lớn bé, với những nếp nhăn đẹp như tranh vẽ bởi sự lão hoá dưới thời tiết khắc nghiệt, cũng là một cảm xúc không thể nói nên lời.

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1403643_10201058165803146_266771456_o.jpg

Đoàn người ở Jokhang, họ sẽ làm cái điều mà có lẽ từ khi sinh ra và lớn lên họ đã thân quen, tay quay Chuyển Kinh Luân, miệng lầm rầm kinh Phật, đi Kora quanh đền, chờ đón tia nắng bình minh đầu tiên của một ngày mới.

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1397266_10201058166443162_977673729_o.jpg

Tôi đi theo một bà cụ già tay đang lần tràng hạt để thực hiện một vòng Kora, bà ấy thấy rõ sự lúng túng của tôi khi đi theo bà. Bà ấy dừng lại, cười, nụ cười ấm áp của một người Tạng kính Phật, rồi bà ấy dắt tôi đi vòng quanh một cột cờ lớn đã treo kín Lungta, ba lần, và ra hiệu, đi như thế này tốt lắm. Bà ấy dạy tôi chạm trán của mình vào lungta. Tôi đã khóc. Có phải Jokhang đã khiến tôi mềm yếu, hay chính là sự chân thanh của những người Tạng hồn hậu này.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1410715_10201058163363085_312552151_o.jpg

Vào Jokhang là một trải nghiệm quý báu, nhưng những gì ở phía ngoài đền Jokhang mới thực sự là Di sản, tôi đã nghĩ như thé

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1400260_10201058170243257_1747641715_o.jpg

PHAM-PEK
03-12-2013, 11:41
Theo bộ phim tài liệu “Đường Bồ Đề nghìn năm” (千年菩提路)của Đài Truyền hình TW TQ sản xuất với nội dung kể về sự du nhập, hình thành và phát triển Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc, trong phần nói về Tây Tạng có giải thích về mấy pho tượng như sau:
Sinh thời, đức Phật chỉ đồng ý cho các đệ tử tạc 3 pho tượng khi Ngài 8 tuổi, 12 tuổi và 25 tuổi. Hiện nay, pho tượng 25 tuổi ở Ấn Độ, còn hai pho tượng 8 tuổi và 12 tuổi ở Tây Tạng.
Theo sách “Di giáo Songtsan Gambo” hoặc theo “Sử ký”, pho tượng 12 tuổi được vua Ấn Độ là Darma Bala (Sử ký chép là Pháp vương Ấn Độ Darmo Bolo) tặng cho vua Tần Phó Kiên (338-385) vì đã giúp đánh giặc ngoại xâm. Sau này công chúa Văn Thành vào Tây Tạng, vốn là người sùng đạo Phật đã mang theo làm của hồi môn. (Điều này trả lời Bác Chitto tại sao pho tượng Phật này lại không mang hình hài nhà Đường).
Công chúa Nepal Xích Tôn cũng mang theo pho tượng 8 tuổi vào Tây Tạng.
Lúc đầu pho tượng 8 tuổi được đặt tại Đại Chiêu Tự (Jokhang) và pho tượng 12 tuổi được đặt tại Tiểu Chiêu Tự (Ramoche). Tiểu và Đại ở đây chỉ là tên gọi mà không có ý nghĩa phân biệt to nhỏ. Sau này khi Tùng Tán Cương Bố và các bà vợ mất, mối quan hệ nhà Đường và Thổ Phồn xấu đi, các nhà sư Tạng sợ nhà Đường đòi lại pho tượng 12 tuổi, nên đã bí mật mang pho tượng này giấu trong một căn hầm ở Jokhang và đem trát kín lại. Sau khi nhà Đường và Thổ Phồn kết thân lần nữa, nhằm tránh những rắc rối trong trường hợp hai bên giao chiến, công chúa Kim Thành quyết định giữ pho tượng 12 tuổi ở lại Jokhang và chuyển pho 8 tuổi sang Ramoche. (Như vậy là việc chuyển đổi thực hiện sau này chứ không phải ngay trong thời hai vị công chúa Văn Thành và Xích Tôn).
Thời cách mạng văn hóa, một số người rất thông minh đã giả vờ lấy Jokhang làm kho chứa lương thực nên Jokhang cũng như pho tuợng 12 tuổi được giữ nguyên vẹn, còn Ramoche bị phá huỷ và pho tượng 8 tuổi bị cưa làm đôi và phần thân trên được mang về Bắc Kinh. Cách mạng văn hóa kết thúc, vị Ban Thiền đời thứ 10 được thả sau 9 năm bị giam giữ, đã đi tìm khắp nơi và cuối cùng ông tìm thấy nửa trên của pho tượng đang được cất giữ tại một nhà kho của Tử Cấm Thành, ông mang về Tây Tạng và tìm thợ sửa chữa, rồi tiếp tục được thờ phụng tại Tiểu Chiêu Tự cho đến nay.

PHAM-PEK
03-12-2013, 11:51
(Ghét nhất là trên nóc đền cắm một thứ chối tỉ cao ngỏng nghoẻo. Chúng tôi thỏa thuận là từ giờ những bức ảnh chụp mà bị vướng cái thứ thô bỉ ấy thì sẽ dùng công nghệ xóa nó đi.)

Lục lại đống ảnh, mới hay rằng cái thứ chối tỉ ấy hình như là mới. Hồi em đi thì chưa có. Công nhận là chối tỉ thật

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/China/Jokhang-BakhorStr34_zpsb7972a77.jpg

Chitto
03-12-2013, 13:33
Sinh thời, đức Phật chỉ đồng ý cho các đệ tử tạc 3 pho tượng khi Ngài 8 tuổi, 12 tuổi và 25 tuổi. Hiện nay, pho tượng 25 tuổi ở Ấn Độ, còn hai pho tượng 8 tuổi và 12 tuổi ở Tây Tạng.

Cũng không định đi ngay vào chuyện này vội, mà để sau khi vào trong đền Jokhang chiêm ngưỡng thật gần pho tượng rồi về viết lại, tuy nhiên chủ đề khá sôi nổi nên tôi cũng viết thêm một chút.

Sự tích pho tượng Jowo Shakyamuni mọi người đã nói rất kĩ, và thêm một chút là theo truyền thuyết thì pho tượng này do một vị Trời (thuộc chư thần) chuyên về điêu khắc làm ra, do đó nó là tác phẩm không phải của con người.

Khi tận mắt thấy pho tượng (đã được bỏ lớp áo vàng ngọc bên ngoài) tôi thấy rõ đó là tượng Phật Thích Ca trong tư thế hàng ma, tay trái để ngửa trong lòng, tay phải chạm vào mặt đất (gần giống xúc địa là tư thế chạm tay vào đất để phát nguyện sẽ thành đạo mới đứng dậy). Tư thế này chỉ có được khi đức Phật đã giác ngộ, thành đạo dưới cội bồ đề. Theo các kinh sách chính thức thì Đức Phật thành đạo năm 35 tuổi.

Cũng theo kinh văn chính thức thì pho tượng đầu tiên được tạo ra khi Phật lên trời thuyết pháp cho thân mẫu là Thánh Mẫu Mada vào năm Phật 80 tuổi. Khi đó vua Ưu Đà Diên đã cho tạc tượng Phật để bớt nhớ hình bóng ngài, và người tạo tác cũng là một vị Trời, tạc bằng gỗ thơm.

Khảo cổ thì cho thấy các pho tượng chỉ có sau cả trăm năm sau khi Phật nhập diệt. Như thế ngay cả kinh sách lẫn hình ảnh tạo tác, lịch sử cũng không thấy nhắc đến pho tượng nào khi Phật 8, 12, 25 tuổi.

Truyền thuyết thiêng liêng kia rất đẹp, nhưng nếu nói đó là tượng Phật khi 12 tuổi thì cần phải giải thích ra sao? Những sự thật lịch sử nào ẩn chứa sau pho tượng thiêng liêng đó, có còn những huyền tích phi thường nào nữa hay không?

Viết vậy thôi, nhiều khi ta vẫn luôn cần chấp nhận những điều mà từ truyền thuyết đã được coi như sự thực.
(Cũng chợt nhớ đến tháp vàng Swedagon ở Yangoon, nơi được cho là giữ ba sợi tóc của Phật ngay khi Phật vừa thành đạo, tức là tháp thờ đầu tiên trên thế giới, lập ngay khi Phật vừa mới Giác ngộ - được ghi vào tất cả các tư liệu chính thức)

Pho tượng thiêng liêng - như chính chúng tôi đã được chiêm ngưỡng - Ảnh sưu tầm trên mạng: http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Jowo_Shakyamuni


https://farm3.staticflickr.com/2814/11185260963_87e2974f51_o.jpg

Nhìn ảnh của PHAM-PEK thì mới thấy cái cây xanh tốt ngay trước Jokhang thì khi chúng tôi đến đã chết khô, đã bị cưa hết cành chỉ còn phần thân và gốc.

SơnAnh
03-12-2013, 13:33
Trước lúc Chơi Chuyền, các bạn sẽ được phục vụ thứ này:
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/1401644_10201065708231702_1803711391_o.jpg
Bên phải là cốc nước đậu rứt là ngon.
Bên trái là đồ chấm, lúc đầu tôi tưởng là nước mắm, đang xuýt xoa khen các bạn đóng gói đẹp.
Hoá ra đó là DẦU ĂN TƯỜNG AN, các bạn TQ có thể dùng để làm đồ chấm, còn tôi dự tính mang lên Tibet để chống nẻ da!



Lẩu Tứ Xuyên có vị tê và cay, người ta dùng dầu để chấm nhằm giảm bớt vị cay đó bạn ah. Tụi mình toàn xin thêm ớt, tỏi, maggi để trộn vào dầu chấm, mấy em phục vụ ngạc nhiên khi thấy dân VN ăn cay hơn cả dân bản địa :D

PHAM-PEK
03-12-2013, 16:47
À, mình quên không nói rõ là "truyền thuyết" về ba pho tượng kia không phải được tạc vào lúc Đức Phật 8 tuổi - 12 tuổi hay 25 tuổi (nghĩa là không phải Đức Phật đứng làm mẫu để tạc tượng - bởi ai cũng biết lúc bấy giờ Đức Phật còn đang là thái tử, chưa đắc đạo), mà được tạc mô phỏng khi Đức Phật lên 8, 12 hay 25 (lúc này Đức Phật đã gần 80 rồi). Mình cũng đã từng thắc mắc với một số hòa thượng, tại sao Đức Phật lúc 8 hay 12 tuổi mà lại "to lớn" như vậy, thì cũng được họ giải thích như trên.

Trên thực tế, Đạo Phật tại Trung Quốc du nhập từ Ấn Độ, vì thế đa phần kinh sách và tư liệu đều được dịch ra từ tiếng Ấn hoặc tiếng Tạng. Dưới đây mình dịch một đoạn trong “Tây Tạng Vương thống ký - Minh giám thế hệ vương triều Thổ Phồn” của Danba Sanan Kyantso thuộc phái Sakya viết năm 1328 bằng tiếng Tạng (Vương Lập Thiên dịch ra tiếng Hán).

(Xin lỗi mình không biết tiếng Ấn Độ hoặc tiếng Tạng nên tất cả tên người hoặc địa danh đều được dịch ra từ tiếng Hán):

Lúc bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại thành Xá Vệ, giảng kinh thuyết pháp cho các Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ny, nam nữ cư sĩ tại địa phương. Một hôm, Thánh giả Văn Thù Sư Lợi buồn rầu nói với Phật tổ rằng: "Đức Thế Tôn, khi người ở cõi đời này, mắt chúng con được chiêm ngưỡng dung nhan Phật, tai chúng con được nghe lời Phật; tâm chúng con được quy y nơi Phật; Nếu một ngày Thế Tôn nhập niết bàn rời xa cõi này, tình cảm của chúng con biết hướng về đâu?” Đức Phật nghe xong, chỉ cười không nói, sau đó từ cơ thể Ngài phát ra bốn luồng ánh sáng, chiếu vào bốn người là Đại Phạn Thiên, La Diên Thiên, Đế Thích Thiên và người thợ có tay nghề rất giỏi là Tì Thủ Kiết Ma. Thế là, Đại Phạn Thiên dâng 5 loại châu báu mời Tì Thủ Kiết Ma tạc ra tượng Pháp Thân của Phật; La Diên Thiên dâng 5 loại châu báu mời Tì Thủ Kiết Ma tạc ra tượng Báo Thân của Phật; Đế Thích Thiên dâng hiến 5 đồ vật quý trên trời như ngọc Nhân Đà La, ngọc Lục Lảo, ngọc Diệu Trang Nghiêm và 5 đồ vật quý trên thế gian như vàng, bạc, chân trâu, san hô, đá quý để mời Tì Thủ Kiết Ma tạc ra tượng Hóa Thân lúc 12 tuổi của Phật. Dì của Phật Tổ (cũng là mẹ kế) Ba-Đu-Ba-Đề nói, Lúc Thích Ca 8 tuổi, đứng cao bằng cái bục ngồi (giảng kinh) trong vườn Lam Tỳ Ny , còn lúc 12 tuổi, đứng trên bậu cửa của thành Xá Vệ, đầu chạm xà ngang, đó là chiều cao của Phật lúc ấy vậy.
Tì Thủ Kiết Ma nung chảy các loại châu báu, đúc tạo nên tượng Hóa Thân 12 tuổi của Đức Phật. Màu sắc giống như Vàng chín, một tay làm thế Kết Định, tay kia là thế Địa Ấn. Tướng mạo trang nghiêm, từ bi, đẹp đẽ. Nghe nói phàm là người nhìn thấy pho tượng này đều có thể giải thoát được nỗi khổ tam độc, nảy sinh tín ngưỡng chân thực, đạt được công đức như thấy, nghe, nghĩ, tiếp xúc, giống như được gặp chính bản thân Phật Tổ. Lúc bấy giờ tự tay Phật tổ làm lễ khai quang, rải hoa đốt nến, rồi cất giữ ở chùa Kim Quang Tọa - Ấn Độ.

Nguyên văn tiếng Hán:

萨迦•索朗坚赞撰写的《西藏王统记� �(刘立千译):那时,佛尊释迦牟尼� ��在舍卫城,向当地比丘、比丘尼、男 女居士讲经传法。有一天,圣 者曼殊室利忧心重重地对佛祖说:“� �尊您住世的时候,我们能眼看佛容,� ��听佛语,心有所皈依;如果祖师涅槃 离世,一切有情将依止何处呢?”佛� �听过,含笑 无言,接着从他身上,发出四道光,� �别照射到大梵天、罗延天、帝释天和� ��巧之神毗首羯摩身上。于是,大梵天 奉献五种珍宝,请毗首羯摩塑造了佛� �的法身像; 罗延天奉献五种珍宝,请毗首羯摩塑� �了佛陀的报身像;帝释天奉献了因陀� ��宝、绿色宝、妙庄严宝等天上五宝和 金、银、珍珠、珊瑚、蓝宝石等人间� �宝,请毗首 羯摩塑造了佛陀十二岁身量的化身像� �佛的姨妈(也是继母)波阇波提说,� ��迦八岁时,身量如蓝毗尼园的台座那 么高,十二岁时,脚踏舍卫城的门坎� �头部触到门 楣,这是他那时候的身量。
毗首羯摩熔化了各种宝物,铸造出佛� �十二岁身量的化身像。颜色像熟金子� ��一只手做结定的姿式,另一只手做压 地印的姿式。相好庄严,慈和美妙。� �说凡是见 到这尊像的人,都能够解脱三毒的痛� �,生起真实的信仰,具足一切见、闻� ��念、触的功德,与见到了佛陀本人一 模一样,没有丝毫差异。当时佛祖住� �,亲自为身 像开了光,散花加持,最后藏于印度� �刚座寺。

Đúng là truyền thuyết và chứng cứ khoa học bao giờ cũng có những điểm khó trùng khớp.
Nhưng giống như bác Chitto nói vậy, đôi khi mình vẫn cứ thích tin những truyền thuyết hơn! :D

Sorry vì làm loãng quá Topic của bác, mời bác tiếp tục, em không quấy nữa!

nhungnguyen0000
03-12-2013, 17:08
Tây Tạng mùa đông đẹp thật ... Không biết khi nào mới đi được

June
03-12-2013, 17:32
Đúng như bạn Noguy9 nói tôi cũng luôn tin rằng ba bức tượng Đức Phật không được tạc vào thời điểm Người 8, 12 hay 25 tuổi. Nhiều tài liệu đều nói đến việc ba bức tượng này được tôn kính bậc nhất vì chúng không giống hàng triệu bức tượng Phật sau này được tạc khi Đức Phật đã nhập diệt. Lần nào tôi cũng thấy Namsay, Lhakpa hay Tenzin cũng vô cùng tự hào khi nói về việc Tây Tạng (Lhasa) được giữ và thờ phụng trên lãnh thổ của xứ tuyết mình 2 trong 3 bức tượng cao quý này, khiến tôi cũng tự hào ăn theo (hihi). Mà cuối cùng thì dù truyền thuyết về bức tượng Jowo có đúng hay thế nào đi nữa chúng tôi cũng có duyên may thật đặc biệt trong chuyến đi này ở Jokhang, hồi sau sẽ kể các bạn nghe....

Noguy9 có ảnh của cái cột mốc hiệp ước Sino- Tibet 822 ngay trước Jokhang không?

Năm nay trở lại Tây Tạng tôi thấy kiểm soát của chính phủ TQ ngày càng gắt gao hơn rất nhiều so với trước. Chỉ từ sân bay Cống Ca vê tới khách sạn mà chúng tôi phải dừng lại ở 5 trạm kiểm soát. Hành trình thăm thú của chúng tôi tới một loạt các địa điểm sau này như Reting, Lamaling hay nơi ở tại Basumtso, Tsetang, Samye cũng đều bị cảnh sát kiểm tra rất gắt gao. Chính vì thế tôi lại nhắc lại chuyện có bạn trên 1 thread ở box châu Á này nói về việc bạn ấy đi xe máy, giả vờ "phóng bay bay" qua các trạm kiểm soát trên lãnh thổ Tây Tạng là chuyện không tưởng.

Chitto
03-12-2013, 18:20
Ở Tibet bây giờ không chỉ kiểm soát gắt gao, mà ngay cả mua xăng cũng phải xuất trình giấy tờ xe, bằng lái xe, rồi mới được mua xăng !



Đúng là truyền thuyết và chứng cứ khoa học bao giờ cũng có những điểm khó trùng khớp.
Nhưng giống như bác Chitto nói vậy, đôi khi mình vẫn cứ thích tin những truyền thuyết hơn! :D

Sorry vì làm loãng quá Topic của bác, mời bác tiếp tục, em không quấy nữa!

Ôi, tôi thích có người vào tham gia cùng trong topic này quá đi chứ, chỉ sợ không có người viết cùng. Topic tôi viết thường hay bị quá thiên về những kiến thức, nhưng đó là thói quen rồi, không thay đổi được, cứ muốn viết hết ra những gì mình biết.

Hôm nay mùng 1. Đốt chút hương Tạng trong chiếc lư đồng nhỏ mua ở Tạng, thắp ngọn nến trong cây đèn đồng từ Tạng (không có bơ bò yak). Đóng kín cửa phòng. Khói hương Tạng tràn ngập. Mới cách có một tuần mà đã thấy nhớ rồi.

Tình cờ, bài viết này là bài thứ 6001 mình viết trên Phuot.vn.

Chitto
03-12-2013, 20:01
Rời Barkhor, chúng tôi đến tu viện Drepung, tu viện lớn nhất của toàn cõi Tạng, là nơi đào tạo các Lama hàng đầu, và các Dalai Lama.

Cái tên Drepung chắc không phải tên gốc, vì Drepung nghĩa là Đụn gạo, mô tả hình dáng của quần thể tu viện với hàng chục công trình màu trắng nằm trên sườn núi - chỉ có khi toàn bộ quần thể đã hoàn thành, phải cả trăm năm sau khi nó được thành lập. Không biết tên gốc của nơi này là gì nhỉ?

Được xây dựng cách đây 600 năm (năm 1614) bởi đồ đệ của Tsongkhapa (Tông Khách Ba đại sư), các thế hệ tu sĩ phái Gelugpa đã tiếp tục xây dựng và phát triển nơi đây thành trung tâm học thuật của tông phái và của cả Tibet. Thời cực thịnh tu viện thường xuyên có khoảng 7 nghìn tu sĩ, và lúc lớn nhất là hơn 10 nghìn. Dalai Lama thứ 3 - Dalai Lama chính thức đầu tiên là người đứng đầu nơi đây, và Dalai Lama từ thứ 2 đến 14 đều tu học từ nơi đây.

Đây là nơi đầu tiên tôi chính thức bước vào sâu trong một tự viện ở Tây Tạng. Dù đã đọc, xem nhiều về các hình ảnh Phật giáo Tây Tạng, nơi đây vẫn là nơi đầu tiên, và vì thế tôi sẽ nhớ rất rõ.


Một con đường đầy bóng nắng

https://farm4.staticflickr.com/3821/11131021085_a191f02c76_z.jpg

Chitto
03-12-2013, 22:34
Drepung là cả một quần thể rộng, có nhiều đường lên xuống.

Chúng tôi đi theo con đường bên trái leo lên nhiều bậc thang. Bên sườn núi có một số tảng đá tự nhiên dựng thẳng, và trên tảng đá lớn nhất có bức họa vẽ hình Đại sư Tsongkhapa (Tông Khách Ba), nhà cải cách Phật giáo, Tổ sư của phái Gelugpa.

Nếu như phái Nyingmapa (Ninh Mã) tự hào là tông phái có truyền thống lâu đời nhất, phái Sakya đã từng nắm quyền cao nhất thời Nguyên và ảnh hưởng đến cả đế quốc Nguyên Mông, thì Gelugpa là phái cải cách và có vị Tổ sư là người Tạng gốc. Để phân biệt với ba phái trước đội mũ đỏ, Tông Khách Ba đã đội mũ vàng, và vì thế hình tượng Đại sư luôn có chiếc mũ vàng trùm đầu.

Hình tượng Tông Khách Ba đại sư nổi bật giữa trời xanh, hai bên có tranh hai đại đệ tử, là những người lập ra các tu viện Drepung, Sera, Ganden, Con chim thần Garuda, vật cưỡi của thần Visnu cũng được vẽ bên dưới. Con chim thần được coi là linh vật bảo hộ cho các vị Phật, vị thần và các Đại sư, các Bồ tát.

https://farm8.staticflickr.com/7291/11131115274_1efa700645_z.jpg

Chitto
03-12-2013, 22:39
Phía sau những tảng đá vẽ tranh Đại sư Tông Khách Ba này là khu vực thực hiện lễ treo Thangka trong lễ Shoton.

Hàng năm, vào lễ này một bức Thangka vĩ đại rộng hàng trăm mét vuông sẽ được trải ra trên sườn núi, trở thành một trong những nghi lễ đặc biệt và long trọng nhất ở Tây Tạng. Chúng tôi không đến vào lễ đó, nên tất nhiên không được chiêm ngưỡng những bức thangka khổng lồ này rồi.

Ảnh sưu tầm từ hãng tin Reuter: Lễ treo Thangka ở Drepung

https://farm8.staticflickr.com/7458/11190801116_0bb5a14aeb_z.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5478/11190763755_63102055ab_z.jpg

Chitto
03-12-2013, 22:46
Chúng tôi theo Tenzin bước vào trong khu vực nội viện. Mỗi gian phòng đều treo biển "Giá chụp ảnh 20 tệ" khiến tôi nản lòng. Kể ra nếu họ làm một mức phí chung cho toàn bộ tu viện thì tôi cũng có thể sẵn sàng trả, nhưng nếu cứ mỗi căn phòng đều 20 tệ thì thực ra là vô lý vì có nhiều phòng quá, và như vậy chỉ khuyến khích người ta chụp lén mà thôi.

Tìm trên mạng, những bức ảnh trong Drepung cũng có, nên một số ảnh bên trong sau đây là lấy từ mạng.

Điều ấn tượng đầu tiên là những ngọn đèn đốt bằng bơ yak (hay mỡ yak nhỉ - bác Nguyễn Tường Bách viết là mỡ trâu). Những ngọn lửa tượng trưng cho sự giác ngộ của Phật giáo, xóa tan bóng tối vô minh, tượng trưng sự kế tục lâu dài của Phật pháp. Ngọn lửa mang quá nhiều ý nghĩa, và vì thế luôn được thắp sáng trước các bàn thờ. Có những ngọn đèn nhỏ chỉ một ngọn bấc, nhưng có những cây đèn rất lớn đốt cả chục, thậm chí hàng chục ngọn bấc. Bơ yak trong tiết trời lạnh đóng cứng xung quanh, và chỉ chảy ra ở gần ngọn lửa. Những người Tạng cầm phích rót bơ lỏng vào đèn, hoặc xắn từng chút bơ đông cứng đắp vào quanh ngọn lửa một cách thành kính.

https://farm6.staticflickr.com/5527/11173229195_94a89efe12_z.jpg
(Ảnh sưu tầm)

svhsph
03-12-2013, 23:02
Hành trình tuyệt quá, ước gì được di như các bác, tiếp đi các bác

Chitto
03-12-2013, 23:03
Gian điện đầu tiên chúng tôi vào thăm ở giữa có một ngai dành cho các Tu viện trưởng của Drepung ngồi. Những người Tạng đến đây đều quỳ và áp trán vào bên dưới bệ tỏ lòng tôn kính và cầu phúc. Thuở ban đầu ở Drepung có hai vị lãnh đạo, một vị về sau trở thành Dalai Lama lãnh đạo tối cao Tibet, thì vị kia trở thành Tu viện trưởng Drepung, lãnh đạo toàn bộ tông phái Gelugpa.

Quanh tường gian điện này là rất nhiều các khám thờ nhỏ, với tượng của rất nhiều vị Lama cao cấp: Từ tượng Dalai Lama, tượng các Tu viện trưởng, các bậc tái sinh chuyển thế, Riponche. Tenzin chỉ cho chúng tôi thấy hai pho tượng của hai vị thầy đã dạy dỗ cho Dalai Lama 14 tại Drepung. Các Dalai Lama đều phải học tập tại đây.

Phía bên phải có pho tượng Quán Thế Âm đứng tuyệt đẹp, chúng tôi đứng mãi để ngắm pho tượng này.

https://farm8.staticflickr.com/7337/11190916733_54a13db43f_z.jpg
(Ảnh sưu tầm)

Các cấp bậc tu của phái Gelugpa gồm:
1. Sadi hay là chú tiểu, vào tu viện khi còn bé
2. Dge slong là tỳ kheo, từ 20 tuổi thụ giới và chính thức được tính tuổi tu
3. Ghese, phải học đủ trình độ mới lãnh thụ danh hiệu này, có nơi nói tương đương Tiến sĩ Phật học, hoặc là Thượng tọa
4. Gyupa, bậc đã quán được Mật tông, rất cao cấp và rất khó đạt tới
5. Khenpo, các Đại sư đứng đầu các tu viện, phải do Dalai Lama ấn chứng

Một số trong bậc Gyupa trở lên có thể tái sinh chuyển thế, được gọi là Tulku.

Từ Lama đúng ra chỉ dành cho các vị rất cao cấp, tương đương Guru - đạo sư, được coi là hiện thân của Phật, chứ không như các tu sĩ khác. Tuy nhiên dùng với nghĩa rộng đã quen nên ngày nay nhiều người (không phải người Tibet) gọi tu sĩ là Lama hết.

Chitto
03-12-2013, 23:14
Phía sau tòa điện là một sân nhỏ, thông sang một tòa nhà ba tầng. Những người Tạng đi đến đây bỗng tỏ vẻ thành kính hơn.

Chúng tôi đang đứng trước cung Ganden, nơi sinh hoạt và tu học của các Dalai Lama từ thứ 2 đến 14. Ganden là tên tiếng Tạng của tầng trời thứ 33, tầng trời cao nhất (trời Đâu Suất). Tòa nhà được Dalai Lama thứ 2 xây dựng và về sau các đời Dalai Lama đều phải về đây tu học để đạt đến trình độ Ghese và Gyupa. Tòa nhà khá khiêm tốn với cầu thang nhỏ và dốc, khác với cung Potala hoành tráng sau này. Dù nhỏ như vậy nhưng đây mới chính là nơi các vị lãnh đạo tối cao của Tây Tạng thâm nhập vào thế giới thâm sâu của Phật pháp để trở thành bậc "Trí tuệ như biển cả".

Tầng ba là nơi tu học của các Dalai Lama, chỉ những nơi dành cho Dalai Lama mới được căng vải vàng tươi như thế.

https://farm4.staticflickr.com/3727/11131039805_05d4ac920f_c.jpg

Chitto
03-12-2013, 23:23
Bức ảnh này chụp trong gian phòng học của các Dalai Lama. Phòng nhỏ và thấp, với bàn ghế có phần đơn sơ giản dị. Tôi tưởng tượng cảnh mỗi sáng mỗi chiều, hai vị đại sư già sẽ giảng dạy những triết lý thâm sâu của Phật cho một chú bé mà sau khi bước ra khỏi căn phòng này, các vị đại sư sẽ cúi chào chú và tôn vinh chú là bậc lãnh đạo tối cao của cái cõi tuyết cao nhất thế giới này. Dù bên ngoài cao trọng bao nhiêu, thì trong căn phòng này chú vẫn chỉ là một người học trò. Dù trong tiền kiếp chú đã tích lũy bao nhiêu kinh sách thì ở đây chú vẫn phải nhắc lại để mở lại những điều đang tiềm tàng trong A-lại-da thức.

Có thể nói căn phòng này là nơi đánh thức dậy những gì tiềm ẩn trong mỗi vị Dalai Lama, vì các vị chỉ là là tái sinh của muôn vàn kiếp trước. Nhưng nếu như không có sự đánh thức ấy thì đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ.

Tôi không biết Dalai Lama 14 đang lưu vong tại Ấn Độ kia sẽ nhớ gì về quê hương, nhưng chắc chắn lá sẽ có nhớ căn phòng nhỏ này, nơi mà trí tuệ dần được khai mở và đánh thức.

https://farm6.staticflickr.com/5476/11131029145_cdbcfed35c_z.jpg

Chitto
03-12-2013, 23:29
Kế bên phòng học là phòng tiếp kiến các tu sĩ của Dalai Lama. Giữa phòng là một ngai ngồi phủ đầy vải trắng đang chờ đợi chủ nhân trở về. Bên trên là bức tượng Quán Thế Âm bồ tát nghìn mắt nghìn tay, mà người Tạng tin rằng Dalai Lama là hóa thân từ ngài. Những bức tranh tường có tuổi hơn 500 năm nhưng màu sắc vẫn tươi mới.

Căn phòng này cũng thật nhỏ nếu so với những căn phòng tại Potala, vì nó được dựng từ rất xưa, khi chủ nhân của nó vẫn còn chưa phải là người lãnh đạo cao nhất. Nhưng nó thật thiêng liêng vì gắn liền với những con người phi thường.

https://farm6.staticflickr.com/5530/11131210913_3ddf2dd5b0_z.jpg

Bước ra phía sau những gian phòng nhỏ này, chúng tôi hít thở bầu không khí thoáng đãng bên ngoài, nhìn sang trùng điệp các tòa nhà của tu viện.

https://farm8.staticflickr.com/7342/11131098064_477ea10c19_c.jpg

lymy
04-12-2013, 00:19
Bức ảnh này chụp trong gian phòng học của các Dalai Lama. Phòng nhỏ và thấp, với bàn ghế có phần đơn sơ giản dị. Tôi tưởng tượng cảnh mỗi sáng mỗi chiều, hai vị đại sư già sẽ giảng dạy những triết lý thâm sâu của Phật cho một chú bé mà sau khi bước ra khỏi căn phòng này, các vị đại sư sẽ cúi chào chú và tôn vinh chú là bậc lãnh đạo tối cao của cái cõi tuyết cao nhất thế giới này. Dù bên ngoài cao trọng bao nhiêu, thì trong căn phòng này chú vẫn chỉ là một người học trò. Dù trong tiền kiếp chú đã tích lũy bao nhiêu kinh sách thì ở đây chú vẫn phải nhắc lại để mở lại những điều đang tiềm tàng trong A-lại-da thức.

Có thể nói căn phòng này là nơi đánh thức dậy những gì tiềm ẩn trong mỗi vị Dalai Lama, vì các vị chỉ là là tái sinh của muôn vàn kiếp trước. Nhưng nếu như không có sự đánh thức ấy thì đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ.

Tôi không biết Dalai Lama 14 đang lưu vong tại Ấn Độ kia sẽ nhớ gì về quê hương, nhưng chắc chắn lá sẽ có nhớ căn phòng nhỏ này, nơi mà trí tuệ dần được khai mở và đánh thức.

https://farm6.staticflickr.com/5476/11131029145_cdbcfed35c_z.jpg

Cảm giác khi vào căn phòng này thực sự rất đặc biệt. Nó nhỏ hơn suy nghĩ của những người đã từng nghe về nó: Phòng học Phật Pháp của các Dalai Lama trước khi đăng quang. Căn phòng có khung cửa nhỏ để ánh sáng đủ chiếu nhưng không gắt. Và đặc biệt nhất, căn phòng này có lẽ là căn phòng duy nhất chỉ có kinh sách, không có bệ thờ to lớn trang nghiêm. Đạo Phật có lẽ rất khác với các tôn giáo khác ở sự khiêm nhường và đơn giản.

Lúc chúng tôi đến căn phòng này, gần như không có ai ở đó (điều tuyệt vời nhất của chuyến đi trái mùa này). Chúng tôi cùng nhau vào căn phòng đó và nán lại khá lâu. Không nén được lòng tham, tôi cũng giơ máy lên bấm vài kiểu ảnh (NT), XIN LỖI CÁC CAMERA CHI CHÍT CỦA CÁC BẠN CHÍ NỒ!

lymy
04-12-2013, 00:34
Góp vui với anh Chitto vài tấm ảnh

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1402364_10201058486851172_69711135_o.jpg
Khung cảnh nhìn từ đường lên Tu viên Drepung.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1397350_10201058494371360_536592050_o.jpg
Ảnh "sưu tầm" của anh Chitto làm tôi nhớ đến những ngọn đèn bằng bơ ở mọi tu viện. Ở Việt Nam hay nói đến "giọt dầu" với ý là góp thêm dầu đốt trên bệ thờ. Ở Tây Tạng thì nên gọi là Giọt Bơ. Người Tạng vào tu viện thế nào cũng mang bơ vào để góp lên những ngọn đèn cực lớn để khắp mọi nơi. Họ có thể mang ở dạng bơ đóng thành gói bán trước cửa đền, hoặc là bơ đã xắt thành bột để trong túi, lấy ra bằng chiếc thìa để đổ bơ đông cứng vào một bên của đèn bơ. Hoặc là dùng phích để chứa bơ đã nóng chảy. Lần đầu nhìn thấy cả dãy người Tạng xếp hàng với phích cầm trên tay, tôi cứ nghĩ đi đâu họ cũng phải uống trà.

Các vị thầy tu sẽ chịu trách nhiệm làm sạch đèn bơ. Họ có xẻng xúc bơ, gắp để dựng bấc đốt, thậm chí họ đào hố để bơ chảy sẽ tản vào đó, không làm ngập lụt bấc đốt. Có vẻ đó là một công việc thú vị, nên lúc nào vào đền tôi cũng thấy có chú tiểu chăm chăm ra gạt đèn bơ. Có đèn bơ thì cực nhỏ, nhưng có những đèn bơ phải có đường kích đến cả mét, với 20 bấc đèn cháy liên tục ngày đêm.

Bơ để góp vào đèn phải rất sạch. Có một lần, tôi thấy vị thầy tu đang hì hục gạt bơ để làm sạch đèn. Vô tình mạnh tay nên mấy cục bơ bật cả ra ngoài. Theo thói quen tôi vội nhặt lấy, và thú thật là, có ý định để lại chỗ nó vừa rơi ra. Vị thầy tu ngăn tôi lại lập tức. Bơ đã rớt xuống là bẩn rồi, không thể cho vào đèn được nữa.

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/q75/s720x720/1463879_10201058489611241_1104574756_n.jpg

PHAM-PEK
04-12-2013, 07:43
Em vừa vặn đến Drepung vào đúng dịp lễ Shoton, mà bạn hướng dẫn người Tạng dịch là Lễ hội sữa chua (?!)

Mới tờ mờ sáng, đã phải dậy theo đoàn người lên núi, đổ về hướng Drepung:

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0475_zpsc1f84074.jpg

Không biết họ đốt loại cỏ thơm gì nữa

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0480_zps0365ee85.jpg

Bắt đầu nhập hàng ngũ từ lúc sáng sớm

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0488_zps6057e659.jpg

Dần dần cũng lên được đến gần bức Thanglka

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0506_zps774a4b37.jpg

Gần hơn chút nữa:

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0508_zps394d792c.jpg

Người đông quá, chịu không đến gần được. Những tín đồ Phật giáo từ khắp nơi đổ về đây, chỉ để làm một việc là cầu nguyện rồi ném chiếc khăn trắng (Hada) vào trên bức Thanglka. Người ở xa quá thì họ "thông minh" quấn Hada vào một hòn đá rồi quăng vào. Có không ít người bị đá quăng trúng

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0512_zps13e3a92a.jpg

Bên hông bức Thanglka, các tu sĩ vừa thổi kèn vừa thay nhau uống trà

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0513_zps15eb0370.jpg

Lần ấy, đoàn em có 19 bạn từ các nước khác nhau. Sau khi vào lễ hội thì lạc nhau hết. Các bạn Khoai Tây đặc biệt hứng thú (vì có khi họ ít được chen chúc như vậy chăng?). Còn em chỉ đi buổi sáng ở Drepung, đến 2h chiều về ngồi quán vì mệt quá, các bạn trong đoàn tiếp tục đi Sera và về nói chen chúc không kém Drepung.

Nhưng em cũng cực kỳ ấn tượng và thấy mình may mắn được tham dự lễ hội Shotun này

Chitto
04-12-2013, 09:55
Xem ra cũng như kiểu lễ hội Chùa Hương nhà mình nhỉ.




Không biết họ đốt loại cỏ thơm gì nữa

Nhưng em cũng cực kỳ ấn tượng và thấy mình may mắn được tham dự lễ hội Shotun này

Theo mình biết thì đó là đốt cành lá thông, trên có rắc một ít hương liệu. Lá thông còn tươi nên rất nhiều khói, cành thông thì cháy nỏ nhưng lá thì cứ lách tách mãi mới cháy. Mình cũng mua một ít cái này về, các bạn bảo bỏ trong tủ áo cũng có mùi thơm Tây Tạng.

maximilian
04-12-2013, 10:39
Đọc đoạn cột đá ném vào bức tranh to kia thì thấy nản nhỉ . Tây Tạng thiêng liêng thế mà vẫn cứ vướng bụi hồng trần thôi ....

Chitto
04-12-2013, 11:10
Rời cung Ganden, về hướng Đại điện của Tu viện, chúng tôi khá ngạc nhiên vì được xem một buổi luận pháp của tu sĩ ở Drepung. Thường mọi người nói nhiều đến các cuộc luận pháp - đấu pháp (debate) ở tu viện Sera, chứ không phải ở Drepung.

Sau buổi chiều ở Sera, tôi nhận thấy buổi luận pháp ở Drepung có tính chất nghiêm trang hơn rất nhiều. Khoảng trăm tu sĩ trẻ ngồi hai bên lắng nghe, ở giữa là sáu tu sĩ đang thực hành luận pháp, trong đó năm người đứng nghe một tu sĩ lớn tuổi hơn truy vấn. Vẫn những động tác hoa chân múa tay, đánh tay chan chát, nhưng có vẻ nghiêm trang và có tính nghi lễ. Toàn bộ không gian xung quanh tập trung vào buổi luận, xen vào tiếng nói sang sảng của vị tu sĩ ở giữa và tiếng trả lời của năm người, thỉnh thoảng lại rộn lên những tiếng bình luận của những tu sĩ ngồi xung quanh

Hãy để ý nhìn lên trên nóc tòa đại điện: có một tu sĩ đánh cồng giữ nhịp. Lúc đầu rất lâu mới có một tiếng cồng, càng về sau tiếng cồng càng nhanh và buổi luận cũng gấp rút hơn. Và khi những hồi cồng dài vang lên thì buổi luận pháp kết thúc.
(Tenzin bảo: Toàn là philosophy, chả hiểu gì sất)

https://farm4.staticflickr.com/3707/11099792015_b2bcce8058_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5534/11131066216_c0e903394d_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5504/11131070386_d1a40b80a4_c.jpg

Chitto
04-12-2013, 11:23
Tòa đại điện của tu viện Drepung là tòa điện có gian phòng lớn nhất Tibet. Cả tòa nhà có 183 cây cột gỗ cao, và theo trên mạng thì lúc đông nhất có đến 8000 người đã đứng kín trong toàn bộ tòa nhà, gian phòng chính vào dịp lễ có 1500 tu sĩ làm lễ. Hai bên gian chính và phía trước là kho báu của Tibet, với vô vàn tranh thangka, các bức tượng cổ, các stupa bằng đồng, bạc, vàng, hàng nghìn cuốn kinh. Trong chính điện có tháp mộ của Dalai Lama thứ 2, 3, 4 được dát vàng nạm ngọc. Những chỗ này đều cấm chụp ảnh.

Còn có một thứ tôi rất thích, đó là những đài hoa rất đẹp được làm bằng bơ với màu sắc rực rỡ. Những đài hoa này được làm vào khi trời bắt đầu lạnh nên được giữ trong suốt mùa đông, và đến mùa ấm thì nó sẽ tan chảy, thể hiện sự vô thường của vạn pháp. Cái này cũng giống những mandala bằng cát sẽ được xóa bỏ đi sau khi kết thúc nhiệm vụ làm lễ.

Lúc này các vị sư sau buổi luận pháp đã vào ngồi trong điện, và rất nhiều vị khác từ nơi khác cũng đang lục tục kéo đến làm lễ. Một vị sư lớn tuổi đứng giữa điện đọc lớn những bản kinh văn, những người khác mở kinh đọc. Sau khi mấy đứa đi vòng hết các khám thờ trầm trồ thán phục các pho tượng tuyệt đẹp, quay ra thì đến giờ cúng trà, một số vị sư trẻ đi rót trà sữa vào bát của các vị khác, và họ vừa đọc kinh vừa uống trà.

Tenzin nói rằng hôm nay có một gia tộc ở Lhasa làm lễ cúng dường lên tu viện, và chúng tôi thấy những người trong gia tộc đó quỳ xuống giữa các hàng bục ngồi, dâng lên các vị sư mỗi người một gói nhỏ, trong tiếng đọc kinh lầm rầm lầm rầm. Không gian tràn trong ánh nắng rực rỡ xuyên qua cửa sổ ở mái nhà chiếu rọi một khoảng ở giữa, những dáng người di chuyển chậm chạp trong thanh âm trầm đục, vừa tĩnh lại vừa động.

Chitto
04-12-2013, 11:32
Ảnh sưu tầm trên mạng: Các tu sĩ trong đại điện Drepung

https://farm6.staticflickr.com/5549/11173426763_a9da139a48_z.jpg

Bàn thờ rất được tôn kính: Phật Thích Ca ngồi với thế Chuyển pháp luân, bên trái là một stupa thờ, bên phải là tượng Quán Thế Âm nghìn tay, ngồi ngay dưới đó là tượng Dalai Lama thứ 3 đội mũ vàng.

https://farm6.staticflickr.com/5500/11173232645_dc4b623f1b_c.jpg


Khác với truyền thống Phật giáo ở các nơi khác, tượng Phật ở Tibet hay được đội mũ miện trang trí rất nhiều châu ngọc. Phía trên là chim thần Garuda dang cánh bảo vệ.

Nếu so sánh với tượng thờ tu viện Nyingmapa thì tượng thờ Gelugpa phong phú và tập trung vào các vị Phật hơn. Nói thêm là nếu ở các nước Phật giáo khác, tượng Phật bao giờ cũng phải là cao nhất, chỉ các vị Phật mới được ngồi ngang với nhau; thì ở Tibet dễ thấy trên các điện thờ tượng Phật ngồi ngang với tượng các vị Đại sư, thậm chí nhiều nơi tượng Dalai Lama còn to và xếp trên tượng Phật. Đối với Tibet, tất cả các bậc hóa thân đều là đại diện của Phật, nên không khác gì nhau.

greenline
04-12-2013, 17:55
Theo mình biết thì đó là đốt cành lá thông, trên có rắc một ít hương liệu. Lá thông còn tươi nên rất nhiều khói, cành thông thì cháy nỏ nhưng lá thì cứ lách tách mãi mới cháy. Mình cũng mua một ít cái này về, các bạn bảo bỏ trong tủ áo cũng có mùi thơm Tây Tạng.

Qua một vài tu viện mà mình đã từng đi thì tu viện Ganden bán loại hương liệu này nhiều nhất, từ cành lá tới bột. Có khoảng 4 loại tất cả nếu mình không nhầm, tất nhiên thành phần chính vẫn là từ cành lá thông. Ganden là tu viện đầu tiên đi thăm, lại thấy bán đầy ngay cổng nên chủ quan không mua, đến lúc gần về tìm mua thì lại không tìm được loại thích hợp. :(

greenline
04-12-2013, 18:03
Các vị thầy tu sẽ chịu trách nhiệm làm sạch đèn bơ. Họ có xẻng xúc bơ, gắp để dựng bấc đốt, thậm chí họ đào hố để bơ chảy sẽ tản vào đó, không làm ngập lụt bấc đốt. Có vẻ đó là một công việc thú vị, nên lúc nào vào đền tôi cũng thấy có chú tiểu chăm chăm ra gạt đèn bơ. Có đèn bơ thì cực nhỏ, nhưng có những đèn bơ phải có đường kích đến cả mét, với 20 bấc đèn cháy liên tục ngày đêm.


Ở tu viện Tashilungpo, nếu muốn (*) bạn có thể xin phép các tăng ni để được cắm bấc vào bồn nến thờ ngay dưới chân tượng Phật khổng lồ. Mình vô tình được chứng kiến nhà sư thực hiện việc này, bắt đầu bằng việc dùng kẹp rút bấc ra khỏi bao đựng, nhúng vào phần bơ lỏng, cắt bỏ phần đầu của bấc rồi đưa cho du khách. Du khách sẽ dùng kẹp giữ bấc, châm lửa rồi từ từ cắm xuống phần bơ cứng.

(*) Có vẻ như bạn phải thỏa thuận với nhà sư ngồi trực ở đó trước, cúng đường một phần tiền rồi mới được lên đứng bên cạnh nhà sư để thực hiện việc này.

Chitto
04-12-2013, 21:39
Pho tượng lớn nhất trong Drepung là tượng của Phật Di Lặc (Maitreya), vị phật Tương lai. Tương truyền pho tượng do chính Đại sư Tông Khách Ba thiết kế, nghĩa là đã 600 năm tuổi.

Pho tượng rất lớn nên dù đặt trong gian thờ ở tầng một, cũng khó mà nhìn thấy khuôn mặt của Phật, và phải lên tầng hai mới có thể nhìn rõ. Vì thế nên sau khi ở tầng một, chúng tôi lên tầng hai. Tại đây có gian thờ nhìn thẳng vào đức Phật của Tương lai.

https://farm6.staticflickr.com/5543/11190822534_bab970169d_z.jpg
(Ảnh sưu tầm).

Các bạn có nhận thấy điều gì không? Đó khuôn mặt Phật hơi nghiêng về một bên, nên trông rất sống động. Tôi có hỏi Tenzin rằng Phật nghiêng là do tạo tác như vậy hay do bị lún, bị nặng quá mà nghiêng thì Tenzin bảo do tạo ra như vậy. Tôi tin điều đó vì cái Stupa nhỏ trên búi tóc của Phật thì vẫn nằm thẳng. Stupa tượng trưng cho vũ trụ, cho tất cả trí tuệ, tri thức của Phật từ trong quá khứ, hiện tại chuyển đến tương lai.

Chitto
04-12-2013, 21:48
Bên cạnh gian thờ nhìn vào tượng Phật Di Lặc, có một gian thờ nữa với một pho tượng bán thân, chỉ có nửa phần trên của Phật.

Tenzin nói đây là "Mind Buddha", vị Phật có thể nghe thấu tâm nguyện mọi người. Nếu bạn vào đây, không cần nói ra, chỉ cần suy nghĩ về một tâm nguyện; nếu tâm nguyện đó là lợi ích cho chúng sinh, không phải cầu xin cho mình, thì Phật sẽ thấu và sẽ linh ứng. Vì vậy trong gian thờ này không có tiếng đọc kinh, tiếng lầm rầm mà chỉ là lặng im.

Sau tìm hiểu thì tôi biết đây cũng là Phật Di Lặc, nhưng được đặt trong một niềm tin riêng biệt, và Phật Di Lặc ở đây đội mũ miện rực rỡ, với khuôn miệng cười rất khác so với pho Di Lặc bên cạnh.

https://farm8.staticflickr.com/7375/11190824894_91ed9c5d1c_z.jpg
(Ảnh sưu tầm)

Sau khi từ phòng ra, tôi nói với Tenzin: You có biết I cầu điều gì không? Free for Tibet and other countries that under Chinese hands.
Tenzin đưa ngón tay lên miệng, kéo tôi ra một bên và mỉm cười.

lymy
04-12-2013, 22:40
Chitto, anh có biết đấy là chủ đề Tenzin thích nói nhất không =)) Bình thường bạn ấy lên xe chỉ có ngủ thôi. Nhưng cứ động đến là ... thao thao bất tuyệt ha ha

Chitto
04-12-2013, 23:05
Chúng tôi rời Drepung khi đã quá trưa, và sau bữa trưa chóng vánh cạnh khách sạn, là chuyển sang Sera ngay. Hành trình Drepung - Sera có vẻ khá truyền thống với những người mới đến Lhasa, nên tôi cũng không viết dài lắm nữa.

Chia tay những mái nhà của Drepung

https://farm4.staticflickr.com/3702/11131067606_e4e1e904ea_c.jpg

Tới cánh cổng sặc sỡ của Sera

https://farm6.staticflickr.com/5498/11132010376_032883f8d3_c.jpg

Tu viện Sera có hai đặc sản là Những bức Mandala bằng cát màu và buổi luận pháp ở vườn. Luận pháp thì đã gặp ở Drepung nên tôi chú ý so sánh phân biệt hai phong cách mà thôi.

Mandala cát thì xem nhưng tôi không chụp lại ảnh, hà, nhờ bạn Lymy cái nhỉ !

lymy
04-12-2013, 23:58
Mandala cát vốn là điều tôi rất mê mẩn khi nói đến văn hoá Tạng. Hồi trước đã được xem clip, Dalai Lama chủ trì một lễ vẽ Mandala ở Dharamsala, đại lễ kéo dài cả tuần trời. Trước tiên họ dùng các dây bột trắng để vẽ nên xương sống của Mandala, vì Mandala thường có sự đối xứng kì lạ. Sau đó, các vị tu sĩ dùng cát mầu đặt trong một bút thả cát dài, họ cạo trên thân bút tạo ra những lực đẩy rất nhỏ khiến cho dòng cát li ti chảy ra khỏi miệng bút, từ từ hình thành nên những hoa văn nhỏ bé. Phải mất một tuần để họ tạo nên một bức Mandala cát như ở Sera mà chúng tôi nhìn thấy. Tất cả nghi lễ này đều diễn ra trong tiếng tụng niệm hoặc tiếng kèn Tạng, không khí vô cùng trang nghiêm.

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/p206x206/1454703_10201090549572720_994693277_n.jpg
Cấu trúc cân xứng của Mandala, một trong ba cách thể hiện Mandala của người Tạng.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/861297_10201090551092758_980304607_o.jpg
Những gờ cát nổi lên, li ti

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/p206x206/1479111_10201061971258280_793927994_n.jpg
Phía góc của Mandala cũng vẫn được thực hiện rất cẩn thận

Mandala thể hiện năng lực Thiền định vô hạn, và với đa phần người chiêm ngưỡng, nó chứa đựng vẻ đẹp tự nhiên vô cùng thuần khiết và toàn vẹn. Cứ nghĩ đến việc Mandala đẹp nhường vậy sẽ bị phá huỷ, dù bằng một nghi lễ cũng thiêng liêng không kém nghi lễ hình thành ra nó, chắc ai đó cũng đều cảm thấy xót xa. Đạo Phật dậy về tính Vô Thường của vạn vật, rằng mọi thứ dù đẹp đẽ đến đâu rồi cũng trở về với cát bụi. Một người bạn phương Tây, khi anh ấy ở đó chưng kiến việc hình thành và phá huỷ Mandala, anh ấy xúc động vô cùng và nói: " Tôi chẳng thấy cái đẹp trong việc phá huỷ các Kiệt tác".

Tôi cũng thấy như vậy!

lymy
05-12-2013, 00:03
Em cũng không hiểu gì về debating hall, chỉ thấy các vị sự có nhiều tư thế rất đẹp, nên góp vài kiểu ảnh nhé :)

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/p206x206/1398112_10201061984658615_1957967765_o.jpg
Vườn Luận Pháp ở Sera

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1485979_10201061972898321_695541374_o.jpg
Này thì cãi!

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/856171_10201061974018349_1252335462_o.jpg
Cậu bé này chắc cũng muốn Luận Pháp!

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/q71/s720x720/1422544_10201061984538612_232343880_n.jpg
Đánh hội đồng nè!

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1401609_10201061981778543_767448254_o.jpg
Văn võ song toàn!

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1102482_10201061986898671_1923816703_o.jpg
Đến muộn nè, có nên vào không?

maximilian
05-12-2013, 10:08
Chúng ta phê phán Trung Quốc bóp ngẹt Tây Tạng , nhưng nếu không có TQ thì TT có được hệ thống giao thông trong mơ như thế không ? Một dân tộc quá tin tưởng vào sự huyền diệu của tôn giáo như người Tạng thì sẽ làm kinh tế như thế nào đây ? Tôi luôn có cảm giác là TT như 1 cô thôn nữ chả biết đời là gì , thì sẽ không thể nào phát triển kinh tế được , thì làm gì có tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, nhìn sang Nepal xem thì rõ, quá nghèo. Cho nên TT độc lập thì với điều kiện tự nhiên như thế cũng chỉ sống vào du lịch là chính, mà du lịch thì rất nhanh bị lai tạp và mất bản sắc , như Myanmar đó, vừa mở cửa là đã có nhũng nhiễu hành khách rồi, với vô vàn các Zone fee , khác xa Myanmar 4 năm trước tôi biết.Việc phát triển du lịch bền vững là điều rất rất khó . TT thuộc quyền kiểm soát của China cũng có mặt tốt là giúp TT phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng , những gì sai lầm của Cách mạng văn hóa thì giờ TQ đang khắc phục đó thôi , như bác chủ cũng nói có mấy dãy phố được xây lại mặt tiền theo phong cách Tạng đó. Như trong sách Huyền Chip hay đâu đó tôi có đọc rằng Palestine cứ đòi độc lập khỏi Irael nhưng kinh tế phụ thuộc 100% vào Israel và nhiều người Palestine cũng thừa nhận tách ra sẽ còn khổ hơn bây giờ nhiều. Tôi không hiểu biết nhiều , sai thì các bạn góp ý.

Chitto
05-12-2013, 10:38
Chúng ta phê phán Trung Quốc bóp ngẹt Tây Tạng , nhưng nếu không có TQ thì TT có được hệ thống giao thông trong mơ như thế không ?

Điều này tôi cũng viết ngay trong những bài đầu tiên của topic rồi mà. Thảo luận về vấn đề này thì e rằng sẽ rất rộng và có nhiều vấn đề. Tôi chỉ xin nói vài ý:

- Đúng là TQ đầu tư vào đây cực nhiều, điện, đường đều hoàn chỉnh đồng bộ. Nhưng nhìn lại thì người hưởng hệ thống đó chủ yếu là chính người Hán chứ không phải người Tạng. Chỉ trong vài chục năm, số lượng người Hán ở đây đã tăng vọt, lên đến gần 7 triệu. Người Tạng chỉ có 6 triệu, đã trở thành thiểu số trên chính quê hương họ. Có thể nói điện đường trước hết vươn tới và phục vụ những cộng đồng người Hán đang tràn ngập tại Tây Tạng. Người Hán đang chiếm dần các vùng phía Đông là đất thấp, màu mỡ, ấm áp, nhiều nguồn nước và tài nguyên.

- Kể cả không có nhiều người Hán di dân thì TQ vẫn phải đầu tư vào đây, để phục vụ lực lượng quân sự khổng lồ tại đây, ngày đêm kiểm soát vùng đất có vị trí địa chính trị to lớn này. Đây là nguồn của 4 con sông lớn nhất Châu Á, nguồn nước quan trọng nhất của toàn bộ Nam Á đông dân cư. Kiểm soát nguồn nước này là ảnh hưởng đến một nửa đất đai ASEAN, 1/3 đất đai Ấn Độ, và chính toàn bộ đất đai TQ. Cho nên lượng đầu tư hạ tầng là cho chính TQ, mà khách du lịch chúng ta chẳng qua được hưởng hương hoa từ nó mà thôi. Và người Tạng cũng thế.

- Người TQ có tu sửa bề mặt phố một vài phố lớn ở Lhasa, nhưng ngay đầu kia phố thì hàng loạt siêu thị, cửa hàng với bề mặt không khác gì Quảng Châu, Thành Đô với cờ hoa sặc sỡ, băng rôn treo từ trên xuống dưới. Những chính sách nhà cửa của TQ thì có thể nói là gian xảo để người Tạng dần không còn có thể sống ở Lhasa được nữa. Khi đến Bayi thì mới thấy cả một thành phố là TQ rồi, tìm thấy một quán trà Tạng là điều rất khó khăn.

- Người TQ bắt mọi nhà Tạng đều phải treo cờ TQ ở cao nhất, rõ nhất, trên cả cờ Phật. Nhà nào cũng phải treo ở cổng, nóc nhà, ngay cả chuồng bò nữa. Mọi ngôi đền chùa đều phải cắm cờ TQ cao nhất. Trong nhà thì nơi trang trọng nhất (tương đương với bàn thờ tổ tiên) là phải treo bức ảnh to có chân dung bốn vị : Mao - Đặng - Giang - Hồ và phải treo khăn trắng cầu phúc xung quanh. Trong các đền chùa cũng thế.

- Mang tiếng là khu Tự trị nhưng chính quyền gần như không có người Tạng, hoặc chỉ có người Tạng giả danh. Tiêu biểu là đồng chí Ban Thiền Lạt ma (Panchen Lama) thứ 11 do TQ dựng lên, sống hoàn toàn ở Bắc Kinh, cứ khi có lễ gì thì lại được máy bay đưa về làm rối một lúc rồi lại đưa về BK.

- Trên đây là vài ý thấy rõ ở bề mặt, còn những điều sâu hơn như giáo dục, truyền thông,... thì không rõ nên không dám nói.

Vài điều trên cho thấy có sự khác biệt với kiểu Anh cai trị Hongkong. Hay như Israel quản lý Palestine, tôi cũng đến Palestine rồi, trong đất Palestine không có sự hiện diện của người Israel, không có lính Israel (mật vụ thì chắc nhiều) và không phải treo cờ Israel - dù rằng tiêu tiền Israel.

Chúng tôi vẫn nói với nhau: Nếu không có TQ vào Tây Tạng, thì chắc là chúng tôi đã không được vào thăm Potala, không thể ngồi xe trên những chặng đường xa phẳng phiu thế này. Điều đó chúng tôi quá biết. Nhưng chúng tôi cũng nói rằng phải đi Tây Tạng nhanh trước khi lượng đầu tư của TQ đổ dồn lên nhiều nữa, vì khi đó các con đường phẳng phiu sẽ chỉ dẫn đến những thị trấn TQ, hoặc dấn đến những "Bảo tàng Tạng trong lòng TQ" mà thôi, mà Lhasa là một tiêu biểu.

ms.huong
05-12-2013, 10:40
Xin hỏi bác Chitto có phải anh chàng hướng dẫn tên là Tenzin Shalu không ạ ? Nếu phải thì là anh hướng dẫn cho đoàn tôi hồi năm 2012. Nhớ Tây Tạng, nhớ Tenzin. Hình của bác quá sức là đẹp. Xin lỗi vì làm loãng topic, đang chờ xem tiếp bài của bác.

Chitto
05-12-2013, 11:07
Thôi không bàn xa nữa, kẻo lại không viết xong nổi topic trong tháng này !!! Sau khi đi xong thì tha hồ bàn luận. Thực ra tôi còn muốn tiện đây sẽ viết về những điều mình biết về văn hóa, Phật giáo Tạng, nhưng để cuối chuyến đi nhé.

@ms.huong: đúng là bạn Tenzin, tôi không nhớ họ bạn í, nhưng khách VN bạn ấy dẫn nhiều rồi. Bạn ấy nhớ nhất đoàn năm ngoái 17 người với những 16 quý cô.

Tiếp tục vài hình ảnh về tu viện Sera.

Một ngõ nhỏ

https://farm8.staticflickr.com/7429/11132007696_0f1edc5a29_z.jpg

Bức này chụp trong điện, nhưng bị nhòe, thành ra tôi lại thấy hay hay. Đại sư Tông Khách Ba ngồi trên điện, bên dưới là Dalai Lama thứ 3, tức là đệ tử 4 đời của ngài. Tự nhiên khuôn mặt của Đại sư nhòe sang lại như nhìn về hai chỗ...

https://farm8.staticflickr.com/7396/11132157563_905772edbb_c.jpg

Chitto
05-12-2013, 11:12
https://farm6.staticflickr.com/5506/11131970945_361533d819_c.jpg

Luận pháp ở Sera thì mọi người viết nhiều quá rồi. Chỉ là so với Drepung buổi sáng, thì tôi nói đùa rằng Drepung là luận pháp kiểu sinh viên năm cuối, còn ở Sera là sinh viên năm đầu. Ở Sera chia thành nhóm nhỏ và luận ồn ào, hoa chân múa tay rất là vui vẻ, thậm chí như là trình diễn cho khách và người cúng dường xem. Còn luận pháp ở Drepung buổi sáng là tranh luận cho chính các sư xem, nên khác biệt khá rõ. Còn về nội dung thì chịu.

Bên ngoài cổng vườn luận pháp, Lymy nghe được đoạn này:

Tour guide: - Bà thấy các sư tranh luận thế nào?

Bà du khách Pháp: - Tao hiểu hết, chả có gì khó hiểu cả. Quốc hội nước tao cũng y như thế này mà !!

lymy
05-12-2013, 12:15
Bên ngoài cổng vườn luận pháp, Lymy nghe được đoạn này:

Tour guide: - Bà thấy các sư tranh luận thế nào?

Bà du khách Pháp: - Tao hiểu hết, chả có gì khó hiểu cả. Quốc hội nước tao cũng y như thế này mà !!

Xem ra em toàn được nghe những thứ kì khôi. Bà du khách ấy bảo: Ôi trời. Quốc hội nước tao năm nào cũng diễn trò này, nói được ai hiểu chết liền. Hoá ra tao đi tới nửa vòng trái đất đến đây để nghe những điều ngày nào cũng diễn trên TV, ha ha!!!

Chitto
05-12-2013, 15:05
Rời Sera, xe thả chúng tôi ở gần Barkhor, và ba đứa lại tiếp tục công cuộc khảo sát khu vực quanh quảng trường, với các ngõ phố mua bán đồ.

https://farm6.staticflickr.com/5491/11131996596_50976154e4_c.jpg

Barkhor buổi chiều nắng rực. Nhanh chóng... lạc nhau, nên tôi đi một vòng kora quanh Jokhang và đi xem các hàng quán. Các sạp lưu động bán đồ lưu niệm trước kia có rất nhiều quanh Barkhor giờ được gom vào một khu nhà to ở cách đó cả mấy trăm mét, chỉ còn những cửa hàng là nhà có gian hàng hẳn hoi, đồ đẹp hơn nhưng cũng đắt hơn. Nếu với những sạp nhỏ bạn có thể mặc cả xuống giá 1/3, thì với các cửa hàng việc mặc cả xuống 1/2 là rất khó, thậm chí nhiều chỗ không mặc cả được.

Cuối cùng tôi mua một chiếc chuông và một cây chử.

https://farm4.staticflickr.com/3779/11217807225_951774fe5d.jpg

Chuông này gọi là chuông kim cương, vì có gắn ở tay cầm một biểu tượng năm mũi. Cây kim cương chử (chùy kim cương) là pháp khí đặc trưng của Kim cương thừa - Mật tông. Chử hai đầu, mỗi đầu có năm mũi, một mũi giữa và bốn mũi xung quanh tượng trưng cho Ngũ trí, Ngũ Phật, Ngũ nguyên. Chử khi cầm là để kiên cố chân tâm, định lại chính tâm mình; chử cũng là vật để hàng ma. Tôi nghe kĩ ba cái chuông và chọn chiếc này vì thấy âm thanh tốt nhất. Tiếng chuông để nhắc nhở, khai mở trí tuệ, Chử để đại định và từ bi. Sau này chiếc Chử tôi đã mang theo vào Potala và Jokhang, đặt lên các bàn thờ thiêng liêng nhất ở đó.

Hai pháp khí này trong Mật giáo thuộc loại rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất, cho nên không nhiều người mua về.

Chitto
05-12-2013, 16:45
Trong đoàn chỉ có 3 chúng tôi chưa lên Lhasa nên mới hào hứng với Drepung, Sera, Barkhor đến thế; 4 người khác the Lhapka đi chợ, nơi vẽ tranh thangka và những điều thú vị khác nữa.

Bảy giờ tối, tôi về khách sạn rồi cùng mọi người đến nhà Lhapka ăn tối. Không biết các đoàn khác có được bạn mời như thế không, còn tôi rất vui. Nhà bạn nằm trong một khu tập thể cũ ở gần khách sạn, đi vòng vèo trong ngõ. Căn nhà nhỏ ấm cúng đón đám khách bởi những nụ cười thân thiện, bởi đứa trẻ lấp ló sau cửa, bởi những món ăn Tạng được nấu khéo léo và chắc là có phần điều chỉnh cho đám thực khách Việt Nam, bởi tôi thấy có rất nhiều rau !

Vào giữa bữa tối, mẹ của chủ nhà bước ra; bà cụ ngoài 70 tuổi, rất thân thiện và vui tính. Bà ra hiệu cho tất cả nâng ly, và một mình cụ đấu với tất cả, mọi người cười nghiêng ngả. Tôi không uống được nên phải dấu ly đi.

Tám rưỡi tối, chúng tôi ra về, lòng ấm áp với những gì đã trải qua.

Có một chút cay trong mắt: Giữa nhà Lhapka, trên vị trí cao nhất có treo một bức áp phích lớn được quàng khăn trắng chúc phúc với chân dung bốn người: Mao - Đặng - Giang - Hồ và dòng chữ đỏ chót: Khánh chúc 60 năm giải phóng Tây Tang. Ở đây mọi nhà, mọi ngôi đền chùa đều phải làm thế và luôn bị công an dò xét.

Trong khi mọi người về nghỉ, tôi đi bộ một mình ra quảng trường Potala, và về khách sạn khi đã 10 giờ tối. Vậy là hôm nay tôi lang thang gần như không nghỉ từ 8 giờ sáng đến lúc này.

Ngày mai sẽ lên đường. Tôi cũng đã viết quá dài với những ngày đầu này rồi.

https://farm4.staticflickr.com/3679/11131964405_11df4e63eb_c.jpg

TYYT
05-12-2013, 20:48
Có một chút cay trong mắt: Giữa nhà Lhapka, trên vị trí cao nhất có treo một bức áp phích lớn được quàng khăn trắng chúc phúc với chân dung bốn người: Mao - Đặng - Giang - Hồ và dòng chữ đỏ chót: Khánh chúc 60 năm giải phóng Tây Tang. Ở đây mọi nhà, mọi ngôi đền chùa đều phải làm thế và luôn bị công an dò xét.



Ô chắc nhà này cũng có chút làm ăn với chính quyền nên bày vẽ thế chứ hàng trăm triệu dân Tạng thì ảnh đâu cho đủ hả bác. Với lại làm thế này người ở trong ngoài nước người ta coi thường, thời đại thông tin lại muốn làm đại ka của thế giới chắc không ấu trĩ thế này.

Chitto
05-12-2013, 21:56
Ô chắc nhà này cũng có chút làm ăn với chính quyền nên bày vẽ thế chứ hàng trăm triệu dân Tạng thì ảnh đâu cho đủ hả bác. Với lại làm thế này người ở trong ngoài nước người ta coi thường, thời đại thông tin lại muốn làm đại ka của thế giới chắc không ấu trĩ thế này.

Chúng tôi đã vào không chỉ nhà này, một quán trà, một tu viện giữa núi xa, một gian điện thiêng liêng nơi bày hai bức thangka cổ nhất và quý giá nhất của Tibet, một cửa hàng tạp hóa ở nơi heo hút, đều có cả. TQ khó khăn trong in ấn lắm sao mà không in nổi vài triệu hoặc vài chục triệu cái (đính chính là dân Tạng có 6 triệu thôi, lấy đâu ra vài trăm triệu)?

Chính sách của TQ với Tibet thay đổi và siết chặt từng ngày cơ.

Từ năm 2008 đến giờ có khoảng 200 người Tạng tự thiêu, những điều đó có được công bố không, thế thì TQ ngán gì đâu mà không làm các xảo thuật của mình.

Tenzin nói với chúng tôi: Trước cửa điện thờ đều có các Guard (tức là tranh tường vẽ 4 vị Thiên vương), còn đây chính là 4 New Guards của người Tạng đấy ! Và từ đó trong cuộc nói chuyện, khi muốn nói về các nhân vật kia thì chúng tôi thường dùng từ "the new Guard" cả.

Vì khó chịu với cái áp phích có khắp nơi này, tôi cố tránh nó khi chụp ảnh, thành ra cũng không có. Tìm trên mạng chắc ra ngay thôi, nhưng chỉ thêm khó chịu, cũng chả khác gì cái cờ cao chót vót cắm trên nóc các tu viện, các căn nhà cả.

Chitto
05-12-2013, 23:48
Như vậy là sau hai đêm ở Lhasa, sáng ngày 13/11, 8h sáng chúng tôi khởi hành đi về phía Đông, khi mặt trời còn chưa lên khỏi dãy núi phía sau. Lần này xách đồ xuống nhanh chóng và chất lên hai chiếc Landcruise đã chờ sẵn.

Một xe có Tenzin đi cùng với Huy, và hai bạn nữ mà tôi tạm gọi là Chè và Tre, xe này bác tài tên là Samdup tuổi ngoài 40. Xe kia gồm tôi, Lymy, June và anh chàng mà tôi sẽ gọi là anh Đốc. Trong xe này có June đã đi Tibet và vùng Kham rồi, còn ba người mới toe. Bác tài là Keychak nhưng chả hiểu sao ngay từ đầu đã gọi thành Kitcha, và cứ thế gọi mãi.

Bác Kitcha / Keychak 55 tuổi, là bác tài rất tuyệt, rất chiều ý chúng tôi, biết một ít tiếng Anh và sau này còn thấy bác rất nhí nhảnh nữa. Bác không chỉ sẵn sàng dừng lại khi chúng tôi thấy cảnh đẹp và có ý muốn chụp ảnh, bác chỉ cho chúng tôi những chỗ đẹp, và chính bác cũng xuống chụp ảnh bằng chiếc điện thoại, hoặc chụp với chúng tôi. Ngoài ra bác còn là một người mộ đạo, vì vậy khi bước vào bất cứ tu viện đền thờ nào bác cũng đều hành lễ một cách thành kính, đến nỗi nếu chúng tôi muốn tìm hiểu thì chính bác sẽ là người thực hành ngay các nghi lễ một cách chân thực.

Bác đã không làm cho công ty của Lhapka, nhưng vì đề nghị của June mà Lhapka đã mời bác về người lái xe cho chúng tôi suốt chặng đường.

Hai chiếc xe nối đuôi nhau chạy ra khỏi thành phố Lhasa, chạy dọc ngược dòng sông Lhasa. Sông Lhasa từ phía Bắc chảy qua thành phố Lhasa rồi đổ vào dòng Yarlung Tsangpo.

Và giữa buổi sáng đầy sương, một bờ sông tràn cờ nguyện lấp lánh, khói đốt cành thông lan tỏa mặt sông

https://farm4.staticflickr.com/3760/11217800764_763a0a1afd_c.jpg

Tại đây tôi mua hai cuộn lungta, và chúng theo tôi suốt cuộc hành trình, về đến tận nhà. Tôi sẽ treo chúng ở nơi thích hợp.

https://farm3.staticflickr.com/2882/11217822266_d204b90d41_c.jpg

PHAM-PEK
06-12-2013, 08:27
Các sạp lưu động bán đồ lưu niệm trước kia có rất nhiều quanh Barkhor giờ được gom vào một khu nhà to ở cách đó cả mấy trăm mét

Ôi, nếu không còn những dãy hàng quán lưu niệm xung quanh Jokhang thì Barkhor cũng mất cả vui nhỉ. Những ngày ở Lhasa, ngày nào em cũng lê la ở chợ này, mặc dù biết đa phần đồ lưu niệm ở đây cũng đều Made in Yiwu cả (chú thích: Yiwu (Nghĩa Ô) - ở phía Đông tỉnh Triết Giang là khu bán buôn trăm thứ bà dằn nổi tiếng của TQ và toàn thế giới. Kể cả đồ lưu niệm bên Ai Cập hay Venice cũng đại đa số xuất thân từ đây).

Hồi em đi, ở Barkhor, nếu trả giá bằng tiếng Anh thì rẻ hơn nếu dùng tiếng Hán. Người Tạng vẫn vậy, họ không thích người Hán lắm. 

Nhân tiện bác Chitto nói về sông Lhasa, em nhớ có lần bạn hướng dẫn người Tạng nói rằng, ở Tây Tạng, ngoài hình thức Thiên Táng ra, thì họ cũng Hỏa Táng, Địa Táng và Thủy Táng.

Một lần đi dọc bờ sông, bạn hướng dẫn cho đoàn dừng lại, và nói đây là nơi diễn ra Thuỷ Táng:

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0525_zps8897900a.jpg

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/Tibet/IMG_0524_zpsbc33c6c0.jpg

lymy
06-12-2013, 10:42
Anh Chitto khoan hãy đi, để em kể chuyện đêm trước khi rời Lhasa cho mọi người nghe.

Lhapka mời chúng tôi về nhà ăn tối. Nhà của ông ấy nhỏ nhưng rất đậm chất Tạng. Vào nhà ngồi thấy một thứ duy nhất không tiệp mầu với những thứ trang trí khác trong nhà, đó là bức ảnh "tứ đại Kim Cang hiện đại" của chính phủ Trung Quốc, treo ở giữa nhà. Lhapka nói đây là boss.

Ông mời chúng tôi trà bơ. Vốn đang hào hứng với món trà bơ, chúng tôi chia cốc uống ngay. Lhapka lấy một cái bát gỗ có nắp bạc, ông ấy nói chỉ uống trà bơ trong chiếc bát ấy, chiếc bát đặc chất Tạng.

Món ăn bày ra ê hề, khai vị bằng món súp phomai béo ngậy. Lhapka giải thích rằng đây là món bắt buộc trong bữa tối, phải có món này thì người Tạng mới đủ sức khoẻ và dưỡng chất. Đúng thế thật. Chỉ một bát ấy thôi mà cả lũ chúng tôi, đứa nào đứa nấy, thay đổi ánh nhìn với món ăn còn lại... sao mà nhiều thế này!

Chuyện vui nhất là lúc bà mẹ của Lhapka xuất hiện, chào mọi người bằng tiếng Tạng, vì tất nhiên là bà ấy không nói tiếng khác. Đã quen nhau rồi, bà bắt Lhapka mang các loại RƯỢU có trong nhà ra mời khách. Để tỏ lòng hiếu khách, cụ bà người Tạng này đã tự tay đi rót rượu mời TỪNG NGƯỜI MỘT, với mỗi người bà đều cụng ly, CHAPTA, tiếng Tạng nghĩa là CẠN LY, rồi tự mình uống hết trước.

Những ly đầu tiên, tình hình vẫn được kiểm soát
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1404818_10201061988538712_1760019693_o.jpg

Đổi loại rượu thứ hai...
https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1400439_10201061991178778_277431073_o.jpg

- Cháu .... xin.... bà.....
- CHAPTA!!!!
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1397394_10201061992818819_1309014458_o.jpg

Thế mới biết, say độ cao không phải là cái say duy nhất ở Tibet!!!

Chitto
06-12-2013, 12:47
Hai con Lancruise

https://farm4.staticflickr.com/3799/11217806155_4bdf8163ab_c.jpg

Chúng tôi đi về hướng tu viện Reting, nên phải ngược lên hướng Bắc. Đầu tiên là vượt đèo Chak-la 4800m (chữ -la trong tiếng Tạng nghĩa là đèo).

Ngồi trong xe chụp ra.

https://farm4.staticflickr.com/3701/11217926223_6c9da124df_c.jpg

Đỉnh đèo treo đầy cờ lungta và đầy tuyết. Lymy và Đốc lần đầu lên cao thế nên rất hào hứng.

Ảnh June chụp

https://farm8.staticflickr.com/7430/11217870594_fdc8cf560c_c.jpg

Chitto
06-12-2013, 13:27
Những lá cờ nguyện - Lungta - chính là hơi thở của văn hóa Tạng. Đi nơi đâu thấy cờ nguyện bay thì dường như thấy không khi Tạng ở nơi đó.

Lungta nguyên nghĩa là con ngựa gió, linh vật chở những lời nguyện cầu lên trời xanh, hòa vào gió, tan khắp không trung. Ngựa gió không chỉ mang tâm nguyện của con người lên trời mà còn mang những điều tốt đẹp từ trời xuống thế gian. Lá cờ cũng vậy, lá cờ có in kinh Phật vừa là lời nguyện cầu của người Tạng đến chư Phật, vừa là lời ban phúc của chư Phật đến thế giới này. Lá cờ nguyện và con ngựa gió thần thoại dường như là một, bởi thế dù lá cờ nguyện có vẽ hình con ngựa gió hay không, thì vẫn được gọi là Lungta.

Có người phân biệt cờ treo ngang là Lungta, treo dọc là Darchor, tôi thì cứ gọi là Lungta cả.

Lungta xưa kia thuộc về đạo Bon. Đạo Bon chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, coi thế giới gồm năm nguyên lý: Đât - Nước - Lửa - Khí - Không và lấy 5 màu cơ bản để làm cờ đại diện. Khi Phật giáo hội nhập, thì 5 nguyên lý tương ứng với 5 vị Phật, 5 Trí tuệ của Phật. Rồi lại còn tương ứng với 5 vị Độ mẫu chuyên cứu độ loài người. Có loại Lungta in hình Phật, có loại in hình các linh thú chuyên chở kinh Phạt, và trên nền luôn là các bài kinh hoặc chú Mật tông:

1. Đất - màu vàng - Bất Động Phật - Độ Mẫu Lochana - phương Đông - con Hổ
2. Nước - màu xanh lam - Bảo Sinh Phật - Độ Mẫu Mamaki - phương Nam - Sư tử tuyết
3. Lửa - màu đỏ - A Di Đà Phật - phương Tây - Độ Mẫu Pandaravasini - chim Garuda
4. Khí - màu lục - Bất Không Thành Tựu Phật - Độ Mẫu Thanh Đala (Lục Độ mẫu, Green Tara) - phương Bắc - con rồng
5. Không - màu trắng - Đại Nhật Phật - Độ Mẫu Bạch Đala (White Tara) - Ngựa gió

Lungta được treo ở nơi núi cao, bờ sông, các khu đền,..., những nơi có gió. Mỗi khi gió thổi lungta bay lên, là những lời kinh, lời nguyện trải khắp không gian, hình ảnh của chư Phật, chư Độ Mẫu lại trải ra cho muôn vàn chúng sinh cảm nhận. Treo lungta vì thế trở thành cả một nghi thức tâm linh, vừa đơn giản lại vừa thiêng liêng.

Chitto
06-12-2013, 13:40
Từ đèo Chakla đi xuống:

https://farm8.staticflickr.com/7321/11217831236_9991b76dec_c.jpg


Rồi đến một ngã ba. Đường bên phải phẳng phiu trải nhựa rất đẹp, theo Loney Planet thì đường đó đi tu viện Reting và Tildrum chỉ mất 3 tiếng. Theo kế hoạch đến đầu chiều là sẽ đến Tildrum và chơi ở đó cả nửa ngày còn lại.
Thế nhưng con đường đó phía trước đang làm không thể đi được. Xe buộc phải chạy vào đường bên trái là đường đất và vòng vèo rất xa. Thế là thay vì 3 tiếng, chúng tôi mất hơn 10 tiếng mới đến được nơi nghỉ. Ngày đầu tiên cũng là ngày chạy mệt nhất trong toàn bộ hành trình.

Bên kia hồ (do dòng sông tạo ra) là con đường ngắn và đẹp mà chúng tôi đã không đi được.

https://farm6.staticflickr.com/5481/11217884016_e8500601c9_c.jpg

maximilian
06-12-2013, 13:52
Chính sách cai quản các khu tự trị của Trung Quốc thì rất đồng hóa, đâu cũng vậy , không ai bỏ tiền khơi khơi ra cho người khác . Nhưng nếu sự đồng hóa diễn ra nhanh thì khi đó mọi người sẽ được hưởng các chính sách như nhau giữa các vùng thôi . Chỉ có các nhà nghiên cứu văn hóa và dân phượt là buồn vì không còn gì khác biệt để nghiên cứu, để thăm thú . Nhưng Singapore cũng giống như các nước phát triển Âu Mỹ nhưng nó thu hút khách du lịch hàng khủng ấy nhé hehe . Đi đâu tôi cũng đau đáu 1 câu hỏi : sao họ sống được như thế này ? nhưng nếu họ giống ta, ta cũng giống người khác thì còn gì là du lịch nữa ! Thật khó ! Làm sao kinh tế phát triển , đời sống nâng cao mà văn hóa không bị đồng hóa đây ???

Chitto
06-12-2013, 16:35
! Thật khó ! Làm sao kinh tế phát triển , đời sống nâng cao mà văn hóa không bị đồng hóa đây ???

Chính vì thế trên đây mới nhiều người nói câu: Hãy phượt trước khi nơi đó bị biến đổi và trở nên giống tất cả các nơi khác.

Khi các nơi có nền kinh tế chưa phát triển cao thì sự hòa nhập, hội nhập, thay đổi theo xu thế chung, hiện đại hơn, mất bản sắc hơn... là điều tất yếu, chúng ta cũng phải chấp nhận điều đó. Vì thế hãy đến đó sớm để thấy nó với bản chất chưa bị biến đổi nhiều.

Những nơi như châu Âu thì 50 năm nữa vẫn sẽ thế, Nhật Bản thì bản sắc văn hóa trăm năm nữa vẫn vậy, thiên nhiên phong cảnh nước Mỹ thì 200 năm nữa vẫn nguyên, đặc biệt thì Ấn Độ có khi nghìn năm nữa vẫn còn. Nhưng rất nhiều nơi khác sẽ không được như vậy.

Đây có lẽ cũng là điều khác giữa phượt và du lịch sang trọng !

Chitto
06-12-2013, 16:42
Cảnh sắc hoang sơ của vùng đất này trải dài ra trên đường đi, khá khô cằn. Phía dưới xa có vài bụi cây nhỏ cằn cỗi. Có nước đấy, nhưng chỉ là dưới đáy thung, còn trên này đá sỏi không màu mỡ.

Từ đây xuống đến cái hồ kia xa tít, thế mà bên đường tôi thấy có cắm cái biển với hình vẽ Cấm Bơi to đùng ! Chả hiểu thật !

https://farm3.staticflickr.com/2817/11217836446_b4b3d4fcd4_c.jpg

Một người chăn dê sạm đen vì nắng gió, chàng (tôi cứ gọi là thế) rất hot với chiếc áo sơmi đỏ chót, khoác bên ngoài tấm áo lông cừu của người Tạng.

https://farm4.staticflickr.com/3726/11217811775_fb020d743d_c.jpg

Chitto
06-12-2013, 22:34
1 giờ trưa chúng tôi mới đến được Reting, mất 5 tiếng cho một chặng đường được dự trù là 1 giờ rưỡi. Mùa này chỉ có mỗi chúng tôi. Bước vào căn bếp của tu viện, mệt và đói, nhưng cũng chỉ có mì ăn liền và nước sôi thôi. Ăn chút cho đỡ đói, may là có một đám chanh tươi mang theo nên vị của mì cũng ngon hơn.

Reting được khai phá bởi Đại sư Atisha (A-đề-sa) từ 1000 năm trước, là nơi khai mở 3 tông phái chính của Tibet là Gakyu, Sakya và Gelugpa, nên là một nơi rất quan trọng. Sau đó Reting thuộc phái Gelugpa. Tu viện trưởng Reting là một trong các Nhiếp chính khi các Dalai Lama mất chưa có người thay hoặc Dalai Lama mới còn bé, có quyền quyết định chính sự Tibet. Tu viện trưởng gần đây mất năm 1997 và TQ dựng lên một đứa trẻ là tái sinh của vị này, nhưng Dalai Lama 14 không công nhận.

Trong Cách mạng Văn hóa, tu viện đã bị phá hủy rất nhiều, chỉ còn lại một phần nhỏ. Còn hiện tại, để củng cố vị trí cho vị Rinpoche do mình dựng lên, TQ đang xây lại tòa chính điện rất hoành tráng, đồng thời có ngay một tòa nhà văn phòng bên cạnh cắm cờ đỏ chót, và đồn công an thì ngay phía dưới lối lên.

Ăn xong, chúng tôi dạo sang tòa tu viện nhỏ cũ còn sót lại, tòa chính thì đang xây nên không cho vào.


Ba chiếc stupa rất cổ, với hình dáng thô mộc chân chất, chứ không duyên dáng kiểu cách như những stupa khác.

https://farm8.staticflickr.com/7311/11217976753_d76cfeec65_c.jpg

Chitto
06-12-2013, 22:38
Tu viện Reting nằm giữa một rừng thông cổ thụ hàng vạn cây. Những cây thông hàng trăm năm tuổi nhưng vì cằn cỗi khô lạnh nên không cao được, và thân thì vặn vẹo khắc khổ.

Một cây thông khô ngay trước lối lên; lối lên này mới tu sửa nên màu sắc tươi mới quá

https://farm8.staticflickr.com/7403/11217873586_f5bb13a9f5_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2871/11217850465_a1b551cf84_c.jpg

Cái nhà đằng kia là của chính quyền, cắm cờ to vật, nhưng tôi xóa nó rồi !. Chúng tôi vừa đến một lúc là xe công an xịch đến ngay cổng để hỏi permit. Thật là vãi !

June
06-12-2013, 23:51
Dalai Lama 14 đã từng nói nếu Người có cơ hội trở về Tây Tạng, nơi người muốn ở là Reting chứ không phải ở Lhasa.

Reting nằm trên một ngọn đồi bao phủ đầy thông vẫn xanh giữa mùa đông, hướng mặt ra thung lũng Rong- chu

https://farm8.staticflickr.com/7438/11238321516_8b7c4b2e4c_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3681/11238231285_18b7b40910_c.jpg

Chính điện của tu viện

https://farm6.staticflickr.com/5548/11238453103_3faeeb8a25_c.jpg

Khi xe bác Samdup bắt đầu rời khỏi cổng tu viện, cái xe cảnh sát chết tiệt cũng theo đuôi đi ra cổng, khói mịt mù trước xe chúng tôi

https://farm8.staticflickr.com/7382/11238239425_b68cb6b7ec_c.jpg

lymy
06-12-2013, 23:53
Anh Chitto, dạo này xoá cờ giỏi thế! Em thì tính cho ngay hai cái gạch chéo (không biết có nên cho đầu lâu không).

Trước khi vào tu viện Reting thì chúng tôi cũng phải làm ấm dạ dày ở quán bên cạnh. Gọi là quán nhưng món duy nhất các bạn có là mỳ tôm.

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/q73/s720x720/1456731_10201062003859095_733604000_n.jpg

Bạn chủ quán rất buồn cười. Lúc tôi đang lục lọi ở trong bếp hòng kiếm được một cái bát úp mỳ, thì gặp bạn ấy xuống bếp làm thứ gì đó. Tôi chỉ biết chào: Tashidele, bạn ấy nghoẻn cười, Tashidele, rồi đưa đầu ra cụng trán tôi. Hình như đã đọc được kiểu chào này ở đâu đó nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên.

Có một điều tôi rất thắc mắc, bạn chủ quán này chắc cũng khoảng 40 tuổi trở lên, và đã được mổ phẫu thuật OperationSmile từ bé, nếu đúng như vậy thì bạn ấy đã được phẫu thuật ở đâu nhỉ?
(sin lỗi, thắc mắc chẳng liên quan đến topic)

ms.huong
07-12-2013, 08:58
Sáng thứ 7 vào topic của bác Chitto sao thấy quảng cáo quái gì vậy nè ?
Hoan hô vụ xóa cờ, hình có mấy mảnh giẻ ấy mất cả đẹp.

Chitto
07-12-2013, 13:24
Toà điện nhỏ của tu viện Reting không cấm chụp ảnh, vì thế tôi chụp một số bức ở đây được tốt và ảnh đẹp hơn.

Gian điện không lớn, là phần còn lại sau khi bị Hồng vệ binh phá hủy, và cũng được tu sửa gần đây nên còn nhiều tượng đẹp, tranh tường thì có vẻ mới và được bảo vệ bên ngoài bởi một lớp plastic. Không biết bức thangka treo chính giữa điện là có từ bao giờ.

https://farm8.staticflickr.com/7416/11217943843_914ba73cc0_c.jpg

Nhìn ngược lên trần, có ba bức Mandala. Tôi không nắm hết ý nghĩa của Mandala và không chắc chắn lắm.

Theo tôi, bên phải là Mandala Thai tạng giới với biểu tượng của Phật Đại Nhật ở chính giữa, vòng tròn gồm 4 Phật và 4 Bồ tát tùy giá (nhưng ở đây có vẻ giống 8 vị Phật hơn), vòng vuông có 16 vị Độ Mẫu và Bồ tát, vòng ngoài nữa là các vị Minh vương, La hán,... Thai tạng giới Mandala là vũ trụ Bản thể đồng nhất của Chư Phật, trí tuệ của Chư Phật vô vi. Bên trái là Mandala Kim cương giới, với hình tròn lồng trong hình vuông rồi lại vòng tròn, với các tầng, các cửa, các pháp khí, các biểu tượng. Kim cương giới Mandala là thể hiện của các Bản thể, thể tính thành các pháp hữu vi.
Chính giữa là Mandala của Nội tâm, không có hình mà chỉ là những con đường quán chiếu của hành giả.

Bức thangka treo ở giữa, phía trên là Phật, bên dưới là hai vị, một là tu sĩ (có thể là Tông Khách Ba hoặc Dalai Lama), một cư sĩ (có thể là hình tượng của Duy Ma Cật - hóa thân của trí tuệ Phật), dưới nữa là các vị Độ mẫu (Tara), Không hành nữ, Minh vương, chư thần. Bức thangka lớn ở các tu viện không giống nhau, tùy thuộc vào trường phái và đường lối tu tập.

Hai con rồng hai bên là ảnh hưởng từ TQ khá rõ.

https://farm6.staticflickr.com/5497/11217845914_36b5df9813_c.jpg

Chitto
07-12-2013, 13:36
3 giờ chiều chúng tôi rời Reting. Theo kế hoạch gì giờ này đã phải đến Tildrum và nghỉ ngơi chơi bời thoải mái rồi đấy, thế mà đường thì vẫn còn xa và xấu lắm. Trong đoàn có một người đã bị say xe do đảo lắc và đường xấu, mấy bạn nữ cũng thấy mặt xanh cả lại rồi.

https://farm4.staticflickr.com/3772/11217963193_42f40405be_c.jpg

Dòng sông dưới kia giờ đã chỉ còn là con suối nhỏ thế này, cảnh vẫn đẹp tuyệt vời

https://farm8.staticflickr.com/7343/11217962293_5fe7dbe192_c.jpg

Chitto
08-12-2013, 14:34
Ở Tibet mùa này trăng mọc sớm và lơ lửng trên bầu trời gần như cả ngày. Gần 11 giờ trưa vẫn thấy trăng và chỉ hơn 3 giờ chiều là lại có thể thấy trăng.

Tôi gọi đây là ba người bạn: một Trăng, một Mỏm Núi, một Mây. Một một người tuổi đời hàng tỉ năm, một người vài triệu năm, một người chỉ có một ngày.

https://farm3.staticflickr.com/2888/11217825944_5d7acc340d_c.jpg

Trời dần tối mà đường vẫn còn xa, vẫn còn xóc. Khi bóng nắng tắt thì cũng đi vào vùng tuyết phủ. Tuyết không chỉ đầy trên hai triền núi mà còn đầy dưới đường, đóng thành băng. Bánh xe thỉnh thoảng trượt đi, mà vẫn chưa có dấu hiệu gì là sắp đến nơi.

https://farm6.staticflickr.com/5517/11217833095_d2a0e60e45_c.jpg

Đường này không phải đường lớn, nên xuyên qua đất chăn thả của người dân. Thỉnh thoảng bác tài phải dừng xe xuống mở những cánh cổng chắn ngang đường thế này, và xe sau sẽ phải đóng lại.

https://farm8.staticflickr.com/7449/11217831415_dbd19eab29_c.jpg

Chitto
08-12-2013, 14:37
Từ khi tia nắng cuối cùng sáng rực đỉnh núi

https://farm6.staticflickr.com/5504/11217957563_79055c732b_c.jpg

Đến khi bóng tối phủ xuống, ánh trăng vẫn chung thủy

https://farm4.staticflickr.com/3723/11217953213_d437727184_c.jpg

Cuối cùng, khoảng 8 giờ tối chúng tôi đến được Tildrum, một khu làng ở độ cao 4560m. Vậy là 10 tiếng đồng hồ trên xe xóc như rang lạc, gần 400km, mệt mỏi rã rời.

Chitto
08-12-2013, 17:26
Xe đỗ lại một chỗ mà Tenzin nói là "đến nơi rồi !". Tôi trèo ra, xung quanh có mỗi một cái nhà bé tí, bốn bề là núi và tuyết và gió. Chỗ quái nào thế này. Lúc này từ xe bên kia Huy cũng đi ra.

Tenzin dẫn hai thằng ra cuối con đường. Thì ra đây là đỉnh một con dốc mà ở dưới đáy dốc mới là làng Tildrum. Đường xuống bé và trơn trượt nên xe chỉ đỗ ở đây thôi. Nhìn xuống thì Tildrum là một khu dân cư với những ngôi nhà được xây kiên cố nằm dưới một khe núi. Tenzin và hai chúng tôi đi xuống để tìm chỗ nghỉ, tôi moi đèn pin ra để soi đường. Trước khi xuống dặn mọi người chỉ lấy đồ cần thiết vì không thể vác vali lên xuống xa thế được.

Vừa xuống được chục bước thì tôi trượt đánh oạch ! Con dốc trông thì bình thường nhưng đã bị phủ một lớp băng trơn tuột, phải đi vào vệ đường mới xong. Xuống đến làng mất hơn trăm bậc thang, lại leo lên xuống trong đó để đến một nhà nghỉ mới làm xong, mùi sơn còn mới. Tôi nhìn quanh chả thấy WC đâu cả, hỏi thì bảo đi ra bên ngoài, đi ra ngoài tìm mãi cũng chả thấy đâu, lại vào lôi bà chủ nhà. Bà ấy dẫn lên phía trên đồi, băng qua sân tu viện, rồi chỉ vào phía sau: Toillet đấy ! Một cái chòi không có cửa trống hoác há miệng hố nhìn ra. Thế này mà đêm có nhu cầu chắc chết rét. Tôi đòi tìm chỗ khác. Cuối cùng cái nhà ngay chân dốc lại khá hơn, với WC ngay tầng 1 và tuy không có cửa nhưng có tường chắn ngang kín gió (còn WC của Tạng thì.... bạn nào đi thì biết rồi đó, khỏi kể luôn ăn cơm mất ngon).

Leo ngược lên xe để thông báo cho mọi người mới gọi là mệt, vì ở độ cao đó, nhiệt độ thấp, lại sau một ngày mệt mỏi, trưa chỉ có nửa cốc mì. Các bạn đi xuống lại có thêm hai màn dập đít vì đường trơn. Vào được căn phòng có chăn đệm và điện là tốt lắm rồi, dù phòng lạnh băng, nhiệt độ bên ngoài dưới 0 thì trong phòng cũng chỉ vài độ.

Cái khăn mặt thấm nước nóng để lau mặt phơi ra ngoài một lúc, sờ đến thì đã thành một mảnh nước đá đông cứng rồi.

Chitto
08-12-2013, 17:37
Chúng tôi nhờ được chủ nhà nấu cơm, xin được ít rau cải, và mở hộp mắm tép chưng thịt. Rau cải bẩn vì đất, Lym múc một chậu nước ra, tôi thả rau vào rồi nhúng tay vào rửa. Tôi giật phắt như phải bỏng. Nước lạnh buốt ập vào tay làm đau buốt. Cứ cố rửa được chục cọng là phải hơ tay trên bếp rồi cố tiếp. Sau cùng thôi, chịu, lấy đũa ngoáy vào chậu nước như điên chứ rửa ráy gì. Ăn bẩn mặc kệ, không chết được chứ tay mà rụng thì lấy gì bốc ăn?

Chậu nước tôi hắt ra ngoài, lúc ăn xong quay lại thì đóng thành vũng băng.

Anh chị em xì xụp bên nồi canh nóng cải nóng, thật không gì ngon bằng.

Buổi tối nặng trĩu âp xuống, quấn thêm túi ngủ vào trong, ngủ được một mấy tiếng lại tỉnh dậy, nghe thấy xung quanh cũng những tiếng thở khó nhọc và tiếng trằn trọc. Ngủ lại được một lúc lại bị dậy vì mũi tịt hết cả lại. Thò mũi ra ngoài chăn thì lạnh, mà đút trong chăn thì ngạt, kiểu gì cũng khổ. Đó là đêm khó ngủ nhất với tôi và cả đoàn.

Trời chưa sáng, tôi dậy chui ra ngoài. Cửa sổ đóng băng, bên ngoài mặt trời chưa lên tối mờ mờ. Phía tu viện bên kia có khói tỏa mềm mại. Bên dưới là một dòng suối nước chảy rào rào. Nước suối chảy nên không đóng băng được.

Tại sao chúng tôi lại mò lên cái nơi vừa cao vừa rét này, là vì một thứ rất thú vị nơi đây !!!

lymy
08-12-2013, 18:52
Công nhận buổi tối hôm đó, xì xụp nổi canh cải mà yêu món ăn Việt Nam quá thể!!!!

Em nhớ bộ mặt cô chủ nhà thập thò ngoài cửa khi chúng ta nấu món canh cải. Cứ được 5 phút là cô lại nhảy vào, chìa ra một thứ gia vị nào đó với ý đồ rõ rệt là dầu hoá nồi canh cải lúc đó trong vắt là lạt ngắt :)) Nấu khó một chứ canh cách bạn bỏ gia vị vào nồi mới gọi là cực nhọc chứ :D

Chắc hẳn các bạn đi TQ đều đã trải nghiệm chuyện này!!!!

zhenglil
08-12-2013, 19:41
Đẹp quá trời,hôm nào phải làm chuyến,cảm ơn đã chia sẻ

TYYT
08-12-2013, 20:15
Công nhận buổi tối hôm đó, xì xụp nổi canh cải mà yêu món ăn Việt Nam quá thể!!!!

Em nhớ bộ mặt cô chủ nhà thập thò ngoài cửa khi chúng ta nấu món canh cải. Cứ được 5 phút là cô lại nhảy vào, chìa ra một thứ gia vị nào đó với ý đồ rõ rệt là dầu hoá nồi canh cải lúc đó trong vắt là lạt ngắt :)) Nấu khó một chứ canh cách bạn bỏ gia vị vào nồi mới gọi là cực nhọc chứ :D

Chắc hẳn các bạn đi TQ đều đã trải nghiệm chuyện này!!!!


Ừ đúng, nên nhảy vào nấu. Khi đi xa mệt mà ăn uống không ngon miệng là mất sức lắm. Dù có nói tiếng trung thành thạo đi nữa thì gà luộc nhẹ nhất biến thành canh gà, họ không bao giờ tưởng tượng ra cách ăn uống của người mình và khá cứng nhắc trong việc gia vị món ăn.

lymy
08-12-2013, 22:07
Ha ha, chuyện này thì đoàn Tứ Cô Nương của Zhou biết rõ nhất này :-p

Chitto
08-12-2013, 22:56
Điều khiến chúng tôi lặn lội lên tận nơi đây chính là vì ở đây có : SUỐI NƯỚC NÓNG !

Suối khoáng nóng Tildrum cùng tên với Ni viện Tildrum, nằm ở nơi có độ cao rất lớn quả là một món quà đặc biệt của nơi đây.

Sáng sớm mò ra ban công nhà trọ, tôi cố tìm dấu hiệu của suối nước ở dưới thung lũng, mà Tenzin bảo gần lắm. Và thế là, haizzz, hơi bất nhã chút, tôi thấy thế này:

https://farm8.staticflickr.com/7306/11271629515_d7b4ed394f_o.jpg

Ngay dưới những mỏm đá đầy tuyết là một hồ tắm nhỏ với những người Tạng hồn nhiên tắm tiên. Một mình mò xuống thử xem thì thấy nam có khu tắm riêng, nữ có khu riêng, và một bồn bên suối thì lúc nam lúc nữ thay phiên. Tất cả đều tắm tiên hết. Mò lên nhà trọ hộc cả hơi thông báo cho các bạn, có thêm 4 bạn hào hứng chuẩn bị.

Tôi và Đốc xuống trước, vì ngại nên không mang máy ảnh, nên không có ảnh chỗ này. Chỗ tắm cho nam là một bể tròn đường kính khoảng 4m, xung quanh xây tường đá, sâu đến ngang ngực. Một phía có treo bức tranh Liên Hoa Sinh, có vài quả táo cúng cắm ở ngay đó.

Lúc tôi xuống thì có hai người Tạng vừa lên, họ rất đơn giản là trùm cái hai lớp áo lông cừu lên người rồi xỏ giày và đi về thôi, hehe. Tôi lao xuống trước, nước tuyệt vời, độ nóng rất vừa, rất trong, thế là tôi ngụp lặn tưng bừng. Đốc thì kêu nóng quá, mãi không ngụp xuống được.

Lúc đó lại có hai anh chàng Tạng đi ra, không xuống tắm mà ngồi trên chỉ trỏ. Khi phát hiện chúng tôi không biết tí tiếng Tạng, tiếng Hán nào, họ lại càng tỏ ra hào hứng và cổ vũ khi tôi bơi lội rồi ngụp lặn xuống dưới. Mãi về sau mới có một anh chàng bỏ đồ ra lội xuống, và sau đó anh chàng chỉ cho tôi cách lễ Liên Hoa Sinh: Đó là phải chắp tay lặn xuống sờ vào khối đã dưới đáy hồ tắm, càng lâu càng tốt.

Tắm táp thỏa thuê, vô cùng sung sướng, chúng tôi kéo lên phòng chuẩn bị rời khỏi Tildrum. Những ai tóc dài thì tóc đóng lại thành băng cả !

Tạm biệt Tildrum, nơi để lại cho tôi một kỉ niệm thú vị: Tắm tiên ở độ cao 4560m, trong cái lạnh dưới 0 độ !!

https://farm6.staticflickr.com/5479/11271739243_5dab4d513e_c.jpg

lymy
09-12-2013, 01:01
Ơ, hoá ra cũng có ảnh...

Chitto
09-12-2013, 21:06
Rời Tildrum, do bị muộn so với lịch trình dự kiến nên không ghé qua Driyung nữa. Bên đường có một dòng thác bị đóng băng rất đẹp, bên dưới lớp băng nước vẫn tuôn chảy.

https://farm8.staticflickr.com/7337/11271735953_122eda872b_c.jpg

Lúc này chúng tôi đã rời khỏi dòng sông Lhasa và đi về phía Đông. Không còn rừng thông của vùng Reting, thay vào đó là nhữn bụi cây nhỏ, và núi vẫn lấp lánh tuyết.

https://farm4.staticflickr.com/3815/11271663606_8dc26c71fb_c.jpg

Đường lại leo dần lên, Đốc hồ hởi kêu lên "lũ chấy rận, ôi lũ chấy rận !!!" Đấy là cách gã gọi đám yak trông bé tí trên núi tuyết

https://farm4.staticflickr.com/3719/11271617475_3ccec36e33_c.jpg

Chitto
09-12-2013, 21:09
Đường lên cao tiếp, xung quanh núi tuyết trải mênh mông. Chúng tôi đến đèo Par-la, đèo cao nhất trong hành trình phía Đông với độ cao 5013 m. Lại một màn nhảy tưng tưng và làm đủ trò. Chỗ này rét lắm, nên cũng một lúc lại chui vào xe thôi.

https://farm4.staticflickr.com/3827/11271612755_da9485c88a_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3820/11271674004_1ab44eef97_c.jpg

Chitto
09-12-2013, 21:14
Cung đường này hạn chế tốc độ, nhưng các bác tài vẫn đi khá nhanh. Các bạn TQ kiểm soát tốc độ bằng cách tính thời gian vào và ra một cung đường, nếu quá ngắn thì tức là vi phạm tốc độ. Vì thế đến gần điểm tính thời gian thì các xe dừng lại chờ thêm 40 phút rồi mới chạy tiếp.

Trong lúc chờ đợi đi bắn phá được ít ảnh

https://farm8.staticflickr.com/7451/11271667564_6f4b445a72_c.jpg

Qua khỏi trạm thì đường lại chạy men theo một dòng sông khác, sông này đổ vào Yarlung Tsangpo ở phía Đông. Dòng sông này và chi lưu của nó cho chúng tôi nhiều góc ảnh rất đẹp, những ảnh đẹp nhất do người khác chụp nên tôi chỉ có gọi là giới thiệu thế này thôi:

https://farm4.staticflickr.com/3698/11271641166_21cb0eff2b_c.jpg

Chitto
09-12-2013, 22:32
6h chiều, hai xe đến cửa Laksum-tso, hồ thiêng ở phía Đông Tibet. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ ngủ ở nhà nghỉ cạnh hồ.

Nói thêm rằng đi dọc đường, khi đến thị trấn huyện lỵ, Tenzin đã phải làm việc với công an thị trấn để xin phép được ngủ ở các khu vực cho đoàn (xin phép trước từ rất xa, chứ không phải đến đó mà xin, bị đuổi là thường). Thế mà khi đến thì gặp chuyện.

Số là cạnh hồ chỉ có 1 khách sạn, mà nó lại đang tu sửa nên đóng cửa. Mà theo quy định thì khách nước ngoài buộc phải ngủ ở khách sạn, nay không có khách sạn nữa, nên gã cảnh sát ở đó nhất quyết đuổi cả đoàn đi, dù Tenzin nói rất rõ là công an huyện đã đồng ý cho ngủ nhà trọ rồi. Nhưng không là không, gã cương quyết bảo đoàn phải về thị trấn huyện lỵ Nyingtri mà ngủ - nơi ấy cách đây có chừng 200 km thôi !!!

Dù cả lũ đã tạo những bộ mặt thiểu não nhất có thể, Tenzin nói dài nhất có thể, vẫn không lay chuyển nổi.

Lúc đó người hùng của đoàn xuất hiện. Ai đây: chính là bác tài của chúng tôi: bác Keychak (mà chúng tôi vẫn gọi là Kitcha).

Bác nói gì đó với bác tài Samdup, thế rồi cả hai lôi ra cơ man nào là đồ nghề sửa xe, rồi bác Keychak chui xuống gầm xe đập và vặn một cái gì đó ở bánh trước. Ốc vít cờ-lê cứ gọi là huy động cả. Có mấy gã rỗi hơi ở gần đó cũng đứng lại xem, họ nói với nhau những gì tôi chịu, nhưng cứ được hiểu rằng: Cánh này trục trặc rồi, hỏng rồi, đi xa nữa là nguy hiểm lắm, chết như chơi đấy.

Lũ chúng tôi nói nhau cũng tạo vẻ mặt rất chi là hốt hoảng !

Mặt gã công an nhăn như khỉ. Tình huống gay cấn. Gã buộc lòng rút điện thoại gọi cho cấp trên, và sau rất lâu trao đổi, gã cau có quay lại thông báo: Chúng mày được nghỉ lại ở khách sạn ngoài cổng hồ, nhưng đêm cấm đứa nào bước ra khỏi khách sạn, và Tenzin phải đi với tao làm thủ tục.


Hoan hô bác Kitcha của chúng tôi !

Chitto
10-12-2013, 00:53
Thì ra bên ngoài hồ cũng có một khách sạn hai tầng to đùng của TQ xây, biển có cả tiếng Anh, trong sảnh ghi tiếng Anh, nhưng chả hiểu sao lại không cho người nước ngoài ở ??

Sau khi nhét chúng tôi vào đó, với phòng tiêu chuẩn, phòng tắm có cả đèn sưởi nhưng lâu không ai ở, nước xả ra phải 30 phút mới bắt đầu nóng, Tenzin phải đi đến cả tiếng. Quay lại dẫn chúng tôi đi ăn, Tenzin bảo: Bọn nó bắt tao phải lăn tay vào đống giấy cam kết cam đoan là chúng mày không đi đâu ra ngoài, tổng cộng 20 cái giấy !!!
Tôi bảo Tenzin: Sao mày không cởi giày ra dùng cả ngón tay ngón chân mà lăn cho nhanh?

Rút cục vì sự vụ gay go trên, đó là ngày duy nhất trong cuộc hành trình mà chúng tôi tắm những 2 lần: Sáng suối nóng và tối là bình nóng lạnh. Sao đời lại oan trái thế hở giời !?


Ráng chiều - trong lúc bác Kitcha sửa ôtô

https://farm8.staticflickr.com/7348/11271646344_8c0a5fa77f_c.jpg

Và cái khách sạn ngang trái - sáng hôm sau

https://farm8.staticflickr.com/7354/11271576995_496931512d_c.jpg

PHAM-PEK
10-12-2013, 12:49
Nyingchi (tiếng Hán là 林芝, dịch Hán Việt là Lâm Tri) được coi là "vùng Giang Nam" của Tây Tạng, vì cây cỏ ở đây xanh tốt hơn những nơi khác, phong cảnh hữu tình; Ở đây còn có Yarlung Zangbo Grand Canyon, được coi là Canyon sâu nhất trên thế giới.
Có vùng (địa khu) Nyingchi (lớn), huyện Nyingchi (vừa) và thị trấn Nyingchi (nhỏ hơn) nữa.

Chính quyền địa phương được đóng ở Thị trấn Bayi (Bát Nhất) thuộc huyện Nyingchi.
Bát Nhất - ngày 1 tháng 8 là ngày thành lập Quân giải phóng Nhân dân TQ.
Các bác có liên tưởng nào không?
Nếu có, thì đúng đấy ạ. :D

Do đủ loại hạch sách mà bác Chitto nêu trên, dẫn đến việc vào Nyingchi còn khó hơn cả lên EBC, nên ở vùng này ít gặp du khách nước ngoài hơn những vùng khác trong Tây Tạng, nhất là các bạn khoai Tây.

Joele
10-12-2013, 14:29
Do đủ loại hạch sách mà bác Chitto nêu trên, dẫn đến việc vào Nyingchi còn khó hơn cả lên EBC, nên ở vùng này ít gặp du khách nước ngoài hơn những vùng khác trong Tây Tạng, nhất là các bạn khoai Tây.

Bác PHAM-DEK cho mình hỏi ngu tí. Mình đọc bên bài của Yilka thấy đoàn vẫn được ở Nyingchi trong ngày đầu đến Tây Tạng mà. Không rõ đoàn bác ấy có khoai Tây hay không nhưng thấy cũng không làm quá căng. Bác Chitto được ngủ gần hồ thiêng thì có lẽ khó khăn hơn chăng?

PHAM-PEK
10-12-2013, 15:45
@Joele: Vẫn vào được mà bác, bằng chứng gần nhất là đoàn 7 người này đấy thôi, chỉ có điều khó khăn hơn, vì vậy nhiều người nản đã bỏ kế hoạch phượt vào đây.
Ở Trung Quốc cũng có nhiều nơi rất khoai. Họ phân biệt "nội tân" và "ngoại tân", nghĩa là khách nội và khách ngoại. Như mình nói tiếng Trung đầy mồm, nhìn cũng giống Tàu khựa, vậy mà có vài lần (ở Phổ Đà Sơn và ở Khai Phong) khi làm thủ tục đưa hộ chiếu thì bị từ chối với lý do ks chỉ đón khách nội thôi.
Ngoài lề tí: Ở Tây Tạng, lần đầu tiên mình gặp phải trường hợp hộ chiếu VN "ngon ăn" hơn hộ chiếu Tây nhé. Qua trạm kiểm soát nào đó, hộ chiếu của mình chỉ bị kiểm tra qua loa, nhưng hai bạn Đức và một bạn Hàn Quốc mang quốc tịch New Zealand bị soi len soi xuống. Hồi đó nghe nói có vụ bạn Khoai Tây nào vào Tây Tạng rồi cắm cờ thì phải, nên họ làm gắt hơn.

Chitto
11-12-2013, 00:24
Basum-tso hay Draksum-tso là một hồ thiêng, đặc biệt là phái Nyingmapa (Ninh Mã). So với ba hồ thiêng phía Tây (Namtso, Yamdok, Manasarova) thì hồ này nhỏ hơn hẳn, và vì nằm ở độ cao thấp hơn nên màu nước cũng không đặc biệt như các hồ kia.

Giữa hồ có hòn đảo nhỏ Tashi, trên đó có tu viện Tsozong của phái Ninh Mã.

https://farm6.staticflickr.com/5508/11271703094_41708d5cbf_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2822/11310363766_a707e8a397_z.jpg

Trước cửa tu viện Phật giáo nhưng lại có hai tượng gỗ rất lạ, nếu không muốn nói là quái đản

https://farm6.staticflickr.com/5532/11310368576_7aeae9ce45_c.jpg

Để phần nào lý giải những hình tượng này (và tiếp nữa), có lẽ lại phải lan man sang câu chuyện của phái Nyingmapa...

Chitto
11-12-2013, 01:05
Thời kỳ Phật giáo bắt đầu phát triển ở Tibet vào những năm 750, Đạo sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) và Tịch-hộ được coi là Tổ sư đã truyền giáo cho tu sĩ Tibet. Để giáo hóa người dân nhiều đời theo đạo Bon, Liên Hoa Sinh đạo sư đã phải dùng rất nhiều cách thức truyền đạo, đấu cả trí và lực, dùng thần thông để đánh bại các giáo sĩ đạo Bon, đưa Phật giáo đi khắp nơi.

Để hòa nhập, Phật giáo do Đại sư Liên Hoa Sinh giảng dạy có rất nhiều yếu tố huyền bí, kết hợp với các hình tượng thần đạo Bon; và cũng để phù hợp, có hai dòng tu đều được chấp nhận: dòng tu sĩ ở tu viện độc thân, và dòng cư sĩ ở nhà được lấy vợ có con, đều được truyền giới, quán đỉnh. Trường phái được truyền bá đó thuộc Mật Tông - Kim cương thừa, hay còn gọi là Cổ Mật (Nyingma).

Trăm năm sau, vị vua thứ 41 của Tibet tiêu diệt Phật giáo, giới tu sĩ gần như bị giết sạch, chỉ còn rất ít vị chạy thoát vào núi. Lúc này giáo pháp của Liên Hoa Sinh đạo sư chủ yếu do giới cư sĩ lưu giữ và truyền bá. Đến khi Phật giáo hưng thịnh trở lại thì những tư tưởng Mật tông trong dòng truyền qua giới cư sĩ khá mạnh, có nhiều kết hợp và chuyển hóa kì lạ, tạo nên những hình tướng chưa bao giờ có trong Phật giáo nơi khác. Những hình tượng kì lạ như tôn thờ sinh thực khí, tôn thờ các hình tượng dữ tợn kinh khủng với đầu lâu, cốc máu, với tượng yam-yum (nam nữ ôm nhau) dường như đều từ trường phái này, và được giải thích bởi những triết lý Mật giáo huyền bí.

Khi phái Gelugpa do Tông Khách Ba đại sư - nhà đại cải cách lập ra, đã giảm và loại bỏ nhiều các yếu tố biến đổi này. Vì thế bước vào tu viện của phái Gelugpa khác hẳn với tu viện phái Nyingmapa. Còn hai phái Sakyapa và Kagyupa thì tôi chưa vào tu viện nào nên chưa nhận xét được.

Chitto
11-12-2013, 02:06
Đại sư Liên Hoa Sinh là nhân vật lịch sử truyền bá Phật giáo - Mật tông ở cả một vùng Bắc Ấn - Nepal - Tibet vào thế kỉ thứ 8. Là vị Sư tổ truyền đạo cho tu sĩ Tibet, nên tại đây ngài được tôn sùng một cách cực độ, và truyền thuyết về ngài trở thành niềm tin chính thống trong cộng đồng Mật tông đến nỗi không thể tìm được cứ liệu lịch sử thực sự về thân thế của ngài.

Theo niềm tin Mật tông, Liên Hoa Sinh đại sư là ánh sáng của Phật A Di Đà chiếu rọi vào bông sen sinh ra nên gọi là Liên Hoa Sinh, ngài cũng đã được Phật Thích Ca nói trước là đấng sẽ còn hoàn thiện hơn giáo pháp. Liên Hoa Sinh theo học tất cả các đấng trí tuệ nhất trong các cõi: Từ vị Phật Nguyên Thủy - A Tú Như Lai, học Anan là đại đệ tử của Phật Thích Ca, học các vị Phật, Bồ tát, các Đạo sư, Độ mẫu, Minh vương, và ngài nắm được tất cả các tri kiến đó. Trí tuệ của Liên Hoa Sinh trở thành tối thượng trong mọi cõi nhân và phi nhân, thiên và phi thiên; và giáo pháp mà ngài đặt ra là tối thượng: giáo pháp Mật tông.

Liên Hoa Sinh thời chưa đi tu có 500 bà vợ, sau này tu tập rồi cũng phối ngẫu với một bà người Ấn và một bà người Nepal trong mục đích quán đỉnh tối thượng du già, ngài giác ngộ cho tất cả các loại chúng sinh huyền bí của Tibet, từ các chư thiên, các vị thần, các ma quỷ, súc sinh, và con người.

Liên Hoa Sinh là đấng vĩnh hằng, thị hiện ở cõi Sabà trong hàng nghìn năm, thể hiện mình qua 8 hóa thân, hoặc 8 thể tính linh diệu, mà người Tibet thể hiện qua 8 pho tượng.

Như thế phái Nyingmapa tôn thờ Liên Hoa Sinh đại sư còn hơn cả Phật Thích Ca, hơn cả các vị Phật khác. Trong điện thờ Nyingmapa, Tượng Liên Hoa Sinh bao giờ cũng to nhất và đặt chính giữa, tượng Phật khác nếu có cũng chỉ thờ phụ hai bên. Hai bên vách điện luôn có tượng 8 hóa thân của ngài.

Liên Hoa Sinh đại sư tại Tibet luôn có ria xoắn, đôi mắt to tròn soi chiếu thẳng vào tâm người đối diện, đội mũ cao. Tay phải ngài cầm kim cương chử, tay trái cầm cái cốc sọ người đựng máu, có một cây lao xiên một dây đầu lâu tựa vào vai trái. Thường có tượng hai bà vợ đứng hầu hai bên.

https://farm4.staticflickr.com/3681/11310700184_dac3c7c022_z.jpg

Chitto
11-12-2013, 10:56
Tu viện Tsozong không chỉ không được chụp ảnh bên trong mà còn không được đi giày dép trên sàn. Nhưng trời lạnh quá, nên ở đây rất lịch sự là để sẵn hàng trăm túi nylon mỏng để khách bọc ra ngoài giày.

Vừa vào điện, bác Keychak lễ sụp xuống trước tượng Liên Hoa Sinh mấy lần. Rồi bác đến bên bàn cạnh đó bốc một chút bánh tròn tròn ăn và múc một ít nước trong cái giống cái bát bên cạnh đó uống.

Tôi ra nhìn kĩ thì cái thứ mà bác uống nước có hình tương tự thế này (tương tự vì ảnh này chụp ở nơi khác)

https://farm6.staticflickr.com/5473/11310325055_cf4175d48c_z.jpg

Đó là cái bát làm bằng ĐẦU LÂU NGƯỜI.

Trong Mật giáo thì cốc đầu lâu là một pháp khí quan trọng, chứa đựng trí tuệ nhận thức. Các thành phần xương, máu, não đều là tinh túy và thể hiện của thức. Do đó cái bánh bột nặn hình óc người, nước để trong đầu lâu. Các cao tăng khi mất có 3 hình thức: Thiên táng, hỏa táng, tháp táng. Tháp táng chỉ dành cho các Dalai Lama, các Lama được thiên táng thì hàng trăm hàng nghìn người mới có 1 người được lấy đỉnh sọ ra làm cốc nước thiêng trong các tu viện.

Cái cốc sọ người trong các tu viện được nạm vàng ngọc xung quanh, và có tuổi đã hàng trăm năm.

Tôi bốc một ít bột bánh ăn thử - không có vị gì. Và ngần ngại không dám uống nước trong cái cốc kia. Cuối cùng lấy chiếc lọ nhỏ mang theo múc một ít nước bỏ vào đó. Cái lọ đó về sau còn nhiều nước ở nơi khác nữa.

Chitto
11-12-2013, 11:01
Hồ Basum-tso còn một tên khác trong tiếng Tạng nghĩa hồ nước xanh ngọc. Cũng phải nói rằng hồ không đến nỗi đẹp lắm như ca ngợi, chỉ là hòn đảo tạo thành điểm nhấn độc đáo thôi.

https://farm6.staticflickr.com/5509/11302177924_8d4e5ec953_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7414/11302143466_a4c522f5a8_c.jpg

Chitto
11-12-2013, 11:06
Leo lên cao để ngắm toàn cảnh

https://farm3.staticflickr.com/2818/11099785275_eed3b3c766_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3670/11302137406_730fb99398_c.jpg

Chitto
11-12-2013, 21:38
Có hai câu chuyện nhỏ ở đây.

Một là khi đi vào thăm hồ, tất cả 7 người phải dồn lên 1 xe, còn Tenzin ngồi một xe thênh thang với bác tài Keychak. Đó là vì Tenzin bảo với công an TQ ở đó là: Cái xe hỏng kia đi rất nguy hiểm, tao không thể để những quý khách kia gặp nguy hiểm được, tao đành phải chịu rủi ro ngồi lên cái xe hỏng này.

Và thế là suốt cả buổi hôm đó Tenzin "phải đi cùng xe hỏng", cho đến khi ra khỏi cả khu vực đó, cách cả hai chục cây số rồi mới xuống đổi xe.

Hai là trong đoàn ai cũng có vẻ rất yêu quý chó, nhất là nếu chó ngao Tạng nữa thì càng thích. Đau buồn là trong 7 người thì có mỗi tôi là có ăn thịt chó, vì thế được các bạn rất chi là xỉ vả vì tội có thể ăn được con vật đáng yêu như thế. Chè và Tre còn mang cả thức ăn cho cún để gặp cún là cho ăn cơ mà.

Nhưng, rốt cuộc là với những con cún to và có vẻ hung dữ nhất thì tôi lại luôn là người rất dễ dàng và nhanh chóng làm quen, chơi với chúng. Lúc đầu chúng cũng gầm gừ hăm dọa, nhưng chả biết vì sao chúng rất mau tin tưởng tôi, sau một lúc là ngửi tay hít chân, rồi sẵn sàng cho tôi gãi cổ, rồi chồm cả lên người, rồi lăn ngửa hết cả ra ư ử.

Thấy con chó ngửa ra sung sướng, Tre bảo : thế là nó tuân phục anh rồi đấy.
Tôi bảo: Chắc tại vì anh có ăn thịt chó !!???

Chitto
11-12-2013, 21:42
Khó nói hết cảnh sắc dọc cung đường này, mùa đông dường như lại làm thiên nhiên màu sắc hơn

https://farm3.staticflickr.com/2876/11302130776_a38b6cabf4_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7457/11302127926_8067a28cb0_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5494/11302156174_ac2637c0b5_c.jpg

Chitto
12-12-2013, 20:52
Rời hồ Basum-tso, chặng đường đẹp dẫn chúng tôi đến gần Bayi, thành phố thủ phủ của Nyingchi. Bữa trưa đến lúc 3 giờ, với một con cá to nấu kiểu TQ.

Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đến làng Tashigang ngủ trong làng. Nhưng khi Tenzin sau khi đi cả tiếng quay lại bảo: Chúng mày không được ngủ trong làng, chỉ được ở thành phố, thị trấn nơi có khách sạn thôi, bọn công an ở đây rất cương quyết !

Nyingchi là tiếng Tạng, Hán phiên âm Lâm Chi, là thành phố do TQ thành lập. Nơi đây khá quan trọng vì là ngã ba đường. Tên Bayi là tên hoàn toàn TQ, nghĩa là Bát-Nhất, tên của Quân đội TQ.

https://farm4.staticflickr.com/3708/11338270043_f51b6903e4_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3769/11302164184_4012eacf62_c.jpg

Chitto
14-12-2013, 16:20
Buổi chiều lang thang một góc gần bờ sông của Bayi. Thành phố TQ này cũng giống các thị trấn TQ khác thôi, với nhà hộp, đường to, đèn xanh đỏ, và nhiều nhà đang xây dựng. Phố xá có người Tạng, người Hồi, và khu chợ bán rau xanh bên đường thì người bán đều là Tạng và Hồi. Người Hán thì vào các khu chợ khang trang hơn.

Ở góc phố chúng tôi thấy ba quán trà Tạng ở ngay cạnh nhau, thích quá muốn chui vào ngay. Nhưng lạ là hai quán thì không có bất kì khách nào, quán còn lại thì người Tạng ngồi kín tất cả các chỗ, không còn ghế nào trống. Ngồi giữa quán trống toác thì còn nghĩa gì, mà quán kia không còn chỗ, đành phải về.

Chợ Bayi, đằng sau khu này là mấy khu phố buôn bán sầm uất, xem ra cái gì cũng có

https://farm4.staticflickr.com/3747/11364358876_32e772204d_c.jpg

Nắng vàng trên ngọn phong

https://farm3.staticflickr.com/2823/11338190896_ce2eb4d329_c.jpg

Một đoạn đường gần Bayi

https://farm4.staticflickr.com/3741/11338127825_4c80bc01b5_c.jpg


Tối đó ngủ giường có đệm sưởi, phòng tắm nóng lạnh ngon lành. Lại phải hưởng thụ thôi cho đỡ phí tiền.

Chitto
14-12-2013, 21:37
Sáng hôm sau, như mọi sáng, lại lên đường khi nắng bắt đầu chiếu xuống thung lũng.

Trong làn sương sớm, cảnh vật mỗi hôm mỗi thay đổi khiến cung đường thực sự tuyệt vời.

Xa xa là một tu viện theo phái Nyingma

https://farm6.staticflickr.com/5520/11338214604_cf1b0f56e7_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5540/11338213314_c9edf737e3_c.jpg

Chitto
14-12-2013, 22:57
Rời Bayi không lâu, đường lại leo ngược lên. Bác tài Keychak tâm lý dừng lại những nơi có view rộng, nhưng bóng núi vẫn còn trải rộng nên nhìn không được rõ.

https://farm4.staticflickr.com/3777/11338249373_0ddecf2fee_c.jpg

Cuối cùng đã đến đỉnh đèo Shekhym-la cao 4600 m. Con đèo không phải quá cao, nhưng nó nhìn thẳng sang dãy Namche Barwa.

https://farm6.staticflickr.com/5528/11338176216_6b4d89c890_c.jpg


Đỉnh Namche Barwa hơn 7700m thường khuất sau mây mù. Có câu rằng chỉ khi nào núi vui vẻ thì mới để cho người ta chiêm ngưỡng, có lẽ hôm nay Namche Barwa rất vui ???

https://farm8.staticflickr.com/7307/11099859326_ae9d0f6a22_c.jpg

Chitto
15-12-2013, 16:44
Với tôi thì lungta dường như là hơi thở người Tibet, thế nên chúng tôi cũng muốn được thở cùng hơi thở đó, bằng cách treo lungta.

Ngay khi rời khỏi Lhasa từ mấy ngày trước, chúng tôi đã có mua mấy cuộn lungta, mỗi cuộn gồm hàng chục lá cờ, nối với nhau dài vài mét. Lần này lên đỉnh đèo sẽ treo lên, nhưng vẫn phải nối với nhau thành cả một dây dài hơn chục mét. Hai bác tài và Tenzin nhiệt tình giúp đỡ đến mức June phải kêu lên "để tôi để tôi", vì chỉ sợ các bác ấy làm hết việc thì đâu còn gì là mình đi treo nữa?

(Ảnh máy của June)

Treo lungta là phải thật căng, không để chùng:

https://farm6.staticflickr.com/5515/11304211886_fb5ea5cacd_c.jpg

Anh chàng Tenzin

https://farm6.staticflickr.com/5493/11304245644_bd67a30dfa_c.jpg

Đổ bóng

https://farm4.staticflickr.com/3753/11304167775_3366b9e614_z.jpg

Chitto
15-12-2013, 16:48
Toàn cảnh đèo Shekhym-la (by June)

https://farm4.staticflickr.com/3668/11304165765_95e72bdca8_b.jpg

Và, lần đầu tiên cả nhóm mới chụp, với bác tài và guide

https://farm8.staticflickr.com/7460/11338257306_46291050e0_c.jpg

Chitto
15-12-2013, 21:46
Đi một đoạn thì ngắm được cả đỉnh Namche (Namcha) Barwa (7782m) phía bên phải và đỉnh Gyalha Peri (7294 m) phía bên trái

Lúc này ven đèo xếp rất nhiều những đống đá nhỏ

https://farm4.staticflickr.com/3717/11338172956_c11dcaf4f5_c.jpg


Ngay dưới chân của Namche Barwa là khúc quanh nổi tiếng của Yarlung Tsangpo, nơi người ta nói từ đỉnh đến đáy là 5000m, khoảng chênh lớn nhất thế giới của một địa hình. Trong lịch trình có dự định đến khúc quanh này, nhưng thực ra để đến đây phải đi trek mất 4-6 ngày trong khu vực hoang vu, nên không khả thi.

Dãy chính Himalaya được tính từ phía Tây là sông Ấn (Indus) đến phía đông chính là khúc quanh của sông Yarlung Tsangpo, như vậy rặng Namche Barwa là điểm cuối phía Đông của rặng núi chính Himalaya. Những phần khác chỉ được coi là phần mở rộng, nối dài của Himalaya thôi. Và Namche Barwa là đỉnh cao cuối cùng của Himalaya trước khi thoải dần xuống đồng bằng.


Đỉnh Geylha Peri tuy trông giống như nối với Namche Barwa vì cùng hướng với nhau, nhưng thực chất lại không cùng hệ núi. Trong khi Namche Barwa thuộc dãy Himalaya thì Peri lại thuộc dãy Dhaulagiri. Trước đây tôi vẫn nghĩ Himalaya là toàn bộ vùng núi cao trập trùng này, té ra không phải như vậy. Himalaya chỉ là dãy núi cao nhất kéo dài từ Tây sang Đông nhưng khá hẹp theo chiều Nam-Bắc.

Chitto
15-12-2013, 21:56
Trong tôi, nếu như lungta là hơi thở của Tibet, thì những tảng đá mani là lời thì thầm của Tibet, vọng qua nghìn năm và sẽ còn mãi đến tương lai.

Người Tibet không chỉ viết những lời kinh Phật lên lungta để bay theo gió tan vào không gian vô tận, mà còn lưu giữ những câu chú thiêng liêng bằng cách tạc vào đá, và đá đó gọi là đá mani. Mani nguyên nghĩa là viên ngọc ước, viên ngọc như ý của chư Phật cầm, thể hiện sự đại định đã đạt đến cảnh giới cõi không.

Đá mani hầu hết đều khắc câu chú thiêng liêng nhất, tương truyền là thần chú của Quán Thế Âm bồ tát: Ommanipadmehum. Câu này có khi được tách thành 6 âm Om-ma-ni-pad-me-hum, Hán phiên là Úm-ma-ni-bát-mê-hồng, gọi là Lục tự đại minh thần chú. Cũng có lúc được tách thành 5 âm: Om-ma-ni-padme-hum để ứng với Ngũ trí, Ngũ Phật, Ngũ phương.

Ý nghĩa và sức mạnh của đại thần chú này là cả một chuyện dài. Người Tibet tôn sùng thần chú này, và luôn muốn nó trường tồn với tự nhiên. Mỗi khi nhìn thấy tảng đá mani, tôi lại nghĩ đến những người đã khắc lên nó. Đây chính là những lời thì thầm của họ đang nói với tôi, với tất cả chúng sinh, và nguyện cầu với chư Phật.


(by June)

https://farm4.staticflickr.com/3781/11304041496_3cb26d4445_c.jpg

PHAM-PEK
16-12-2013, 08:36
Và, lần đầu tiên cả nhóm mới chụp, với bác tài và guide

Và đây toàn là những Phượt gia nổi tiếng cả. Giá biết được ai ở vị trí nào thì hay biết mấy. Hic

yilka
16-12-2013, 09:22
Bác PHAM-DEK cho mình hỏi ngu tí. Mình đọc bên bài của Yilka thấy đoàn vẫn được ở Nyingchi trong ngày đầu đến Tây Tạng mà. Không rõ đoàn bác ấy có khoai Tây hay không nhưng thấy cũng không làm quá căng. Bác Chitto được ngủ gần hồ thiêng thì có lẽ khó khăn hơn chăng?

E trả lời luôn ah, đoàn e lần đó là 12 người, 10 Singaporean và 2 VN, nên được ưu ái lắm, chạy qua Nyingchi cứ băng băng :)

Chitto
16-12-2013, 13:09
Cũng quên mất không trả lời bạn Joele: Người nước ngoài thì ngủ ở các thành phố, thị trấn lớn thoải mái mà. Ở các nơi đó có những khách sạn được phép cho khách nước ngoài ngủ. Trên đường đi có các chốt chặn (tổng hành trình đi về chúng tôi bị kiểm tra khoảng hai chục lần), nếu ngủ ở các thị trấn thì đơn giản hơn.

Đoàn chúng tôi gặp khó khăn vì toàn muốn ngủ ở những nơi không phải thành phố, thị trấn lớn. Có mấy đêm đều hỏng kế hoạch vì thế. Mong muốn ngủ ở ven hồ, ở trong làng, ở tu viện, ở thị trấn nhỏ... đều bị ngăn cản.

Chitto
16-12-2013, 13:18
Qua đèo Shekhym-la không xa là làng Tashigang, một ngôi làng rất đẹp, trong làng có nhà nghỉ. Chúng tôi đã muốn ngủ ở đây, nhưng không được phép. Trước 2008 thì mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều.

Đến làng, buồn buồn vì nhà nào, cổng nào cũng phải treo cờ TQ đỏ choe choét. Nói thế thôi chứ có những lá cờ được cắm chắc đã rất lâu, bạc phếch và rách bươm nhưng cũng không ai thay.

Tenzin bảo: Phía trước có một chặng đường 60km đường rất xấu, đang sửa và có thể cấm đường. Có những lần cấm đến 6 tiếng. Vì thế phải đi ngay đề phòng bị cấm đường. Chúng tôi đành rời ngôi làng và hẹn chặng đường về (cũng phải đi ngược lại đây mà).

https://farm8.staticflickr.com/7310/11338102575_1c1288f632_z.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7325/11338239453_d831c7d3d8_z.jpg

comdonga123
16-12-2013, 14:13
Thật là tuyệt vời. Những trải nghiệm tuyệt vời cho một đất nước tuyệt vời.
Tôi cũng mơ ước từng 1 lần được đặt chân lên vùng đất cao nguyên Mông Cổ. Thanks rất nhiếu về bài viết hữu ích này :D

Chitto
16-12-2013, 15:09
Rời Tashigang, đường cũng rời khỏi dòng Yarlung Tsangpo, dòng này ngoặt về Nam để chảy sang đất Ấn Độ, hội với sông Hằng rồi đổ ra biển. Còn chúng tôi lại theo một chi lưu của Yarlung Tsangpo mà đi về phía Đông.

Đoạn đường xấu đã đến. Chỗ này vốn không phải là đường xấu lắm, nhưng vì hiểm trở, một bên vách núi cao, một bên dòng sông sâu, nên đường hẹp, lại hay bị đá lăn trên núi xuống. Vì thế TQ đang đào 3 cái hầm xuyên núi. Cũng vì đào và làm hầm nên đường bị xe công trường cày ải, bụi mù mịt và đường toàn bụi đất.

Đại khái thế này

https://farm4.staticflickr.com/3771/11338232333_a161f0a5bf_c.jpg

Cảnh chờ tránh xe thế này

https://farm4.staticflickr.com/3760/11338193874_be43e4ca8d_c.jpg

Và xe tránh nhau thì thế này

(by June)
https://farm3.staticflickr.com/2832/11304118216_a94d804ab1_c.jpg

Chitto
16-12-2013, 15:11
À, có chú chờ lâu quá nên tấp xe vào bên đường ngủ theo kiểu này

https://farm4.staticflickr.com/3761/11304158216_b69859ac2a_c.jpg

(chú này liên quan đến lúc về, kể sau)

yilka
16-12-2013, 15:14
Cũng quên mất không trả lời bạn Joele: Người nước ngoài thì ngủ ở các thành phố, thị trấn lớn thoải mái mà. Ở các nơi đó có những khách sạn được phép cho khách nước ngoài ngủ. Trên đường đi có các chốt chặn (tổng hành trình đi về chúng tôi bị kiểm tra khoảng hai chục lần), nếu ngủ ở các thị trấn thì đơn giản hơn.

Đoàn chúng tôi gặp khó khăn vì toàn muốn ngủ ở những nơi không phải thành phố, thị trấn lớn. Có mấy đêm đều hỏng kế hoạch vì thế. Mong muốn ngủ ở ven hồ, ở trong làng, ở tu viện, ở thị trấn nhỏ... đều bị ngăn cản.
E vô duyên tý ah, cái này là do chính sách chặt chém của TQ đó a, bắt du khách nước ngoài ngủ từ 3 sao trở lên để kiếm lời, và đảm bảo nguồn thu hì, còn các chỗ nhỏ hơn chỉ cho người có passport TQ ở, bọn e gặp cảnh này ở Tibet với Tân Cuơng nhiều, tin là nhóm a Chitto và các bạn khác cũng thế :) thôi thì nhập gia tùy tục hihi

Chitto
16-12-2013, 21:36
Mất mấy tiếng cho chặng đường đèo, sắc màu lại trải dài dọc đường đi.

Chẳng có máy ảnh nào ghi được hết những cảnh sắc thực được. Hãy đến và ngắm nhìn...

https://farm4.staticflickr.com/3674/11338160536_21fcb48110_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5534/11338225233_f1a93d61a3_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2806/11338180534_a8fc251f7d_c.jpg

June
17-12-2013, 00:18
Lần nào đi chơi xa tôi cũng được các bạn đồng hành ưu tiên cho ghế ngồi phía trước xe, cạnh bác tài vì hay say xe. Thời gian di chuyển trên 4WD hàng ngày trên đất Tạng thường mất đến 5-6 tiếng nên tôi tranh thủ chụp được khá nhiều ảnh qua cửa kính. Bác tài Keychak của xe tôi là một người bạn đồng hành còn trên cả tuyệt vời. Lúc nào bác cũng lau kính xe trước bằng khăn sạch và gạt nước để chúng tôi có thể lia máy ngay từ lúc ngồi trong xe. Cứ thấy tôi sờ tay vào máy ảnh là bác lại đi chậm xe lại và ra hiệu hỏi tôi có dừng laị không. Có nhiều đoạn bác còn chủ động dừng xe vì bác cho rằng chỗ đó có tầm ngắm đẹp, và bác còn chạy ra chụp ảnh bằng chiếc di động của bác trước cả lũ chúng tôi nữa ! :L

Những con đường miền Đông của Tây Tạng đẹp như những bức tranh cực kỳ rực rỡ sắc màu của cây lá, của dòng Yarlung Tsangpo xanh như ngọc chảy dọc theo đường chúng tôi đi, của núi tuyết trắng cao vời nổi bật trên nền trời xanh những ngày đông hầu như không có một gợn mây, thực là một thế giới hoàn toàn khác với phía Tây toàn địa hình đồi núi trọc, đầy xóc bụi và gió cuốn mà lúc nào tôi cũng nhớ.

https://farm4.staticflickr.com/3730/11304019036_97dd9c1bb2_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5540/11305255683_9f764e73c1_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2824/11304003686_f83222eed7_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3824/11292699885_4da3c49bc0_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7438/11292744863_6fede6bfae_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7374/11237911446_17ca446d19_c.jpg

PHAM-PEK
17-12-2013, 07:48
Khung cảnh quá đẹp và cho cảm giác thanh bình lạ.
Ôi nếu có thể quên đi sự hiện diện của những kẻ đáng ghét ở đây nhỉ!

ms.huong
17-12-2013, 10:36
May là mình đã được đi lên vùng đất thần tiên gọi là Tây Tạng (cung mọi người hay đi thôi), sau 1 năm mà giờ vẫn còn "say" khi nhớ về nó.Nhưng không ngờ vùng phía đông này cũng đẹp đến nao lòng như thế, đọc và xem hình mà lòng dạ cứ xốn xang. Cám ơn bác Chitto đã chia sẻ.

Chitto
18-12-2013, 01:39
Những con đường miền Đông của Tây Tạng đẹp như những bức tranh cực kỳ rực rỡ sắc màu của cây lá, của dòng Yarlung Tsangpo xanh như ngọc chảy dọc theo đường chúng tôi đi, của núi tuyết trắng cao vời nổi bật trên nền trời xanh



Cái cơ bản là ở chỗ bôi đậm đó: nếu chỉ có sắc màu cây lá, dòng nước, mà thiếu đi núi tuyết và bầu trời xanh điên dại thì không còn là Tibet nữa !

Topic viết đến chỗ này thì chủ yếu là cảnh thôi, cũng không có nhiều chuyện lắm để kể, vì cả ngày mải miết trên xe, chỗ nào đẹp thì lại dừng bắn phá, mà cũng không chui ra ngoài quá lâu được vì dù trời nắng nhưng bên ngoài vẫn lạnh kinh.

Chitto
18-12-2013, 01:40
Màu lá đỏ giữa trời xanh

https://farm3.staticflickr.com/2829/11338219263_288610c421_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3782/11338080925_25488c5cd5_c.jpg

chuotlang
18-12-2013, 01:48
Mấy cảnh lá đỏ giống Nepal quá

Em hỏi bác Chitto chút:

Cty tour Thành Đô làm ăn ổn ko? Sang năm em cần setup cho nhóm bạn đi, hiện tại họ ko đủ 5 người nên chắc ghép chung với hội Tây ổn chứ, dạo này chỉ cho đi phía đông thôi à
Có lẽ em ko take care đoàn nên ủy thác thôi, trc kia em đi vào bằng con đường có chút tế nhị, mong bác trả lời sớm để em setup cho họ, có lẽ chuẩn bị từ tháng 3?

PHAM-PEK
18-12-2013, 08:26
Mình lon ton trả lời cho chuotlang nhé: Năm mình đi cũng là thông qua công ty du lịch của Thành Đô, một công ty chuyên làm tour cho khách nước ngoài vào Tây Tạng nên họ làm rất chuyên nghiệp, giao tiếp bằng tiếng Anh hết (nếu bạn cần lúc nào mình lục lại tên và địa chỉ công ty cho).
Đoàn mình năm ấy có 19 người, mà mỗi mình là Việt Nam, 2 bạn Hàn, 2 bạn Philippin, còn đâu là Tây hết, toàn là khách lẻ ghép với nhau nên chắc chắn là ổn. Mà đi với Tây cũng vui vì họ tự lập và đúng giờ lắm. Hai bạn Hàn lúc nào cũng lề mà lề mề.
Đoàn bác Chitto đại đa số đi phía Tây rồi nên nay chuyển sang phía Đông, chứ chắc phía Tây vẫn vào được bình thường, mà có khi còn dễ vào hơn phía Đông ấy chứ

Chitto
18-12-2013, 11:49
Đây là thông tin công ty mà nhóm mình làm việc:

Tibet Kawa Karpo International Adventure
Tibet FIT TRAVEL
Xian Zudao Xigu Gongyulou
nan1 -15hao lhasa Tibet China

E mail: [email protected]
Mobile: 13989011658 -18989906263
Office: +86 891 6349239
Fax: +86 891 6363825
Web site: http://www.tibetfit.com/
www. tibetkawakarpoadventure.com

Liên lạc: Lhakpa Tsering <[email protected]>

Đúng như PHAM-BEK nói, đi về phía Đông khó khăn hơn về phía Tây, xin nhiều permit hơn (lần này phải có 7 permit) và có những khu vẫn không được vào. Mình không phải là người liên hệ làm việc trực tiếp nên cũng không nắm chi tiết về phía Tây đâu.
Lúc đầu bạn Huy còn muốn đi lên cung Tây Bắc (đi về phía Khả Khả Tây Lý), cung đó có rất nhiều hồ nước đẹp, nhưng mùa đông tuyết phủ không đi được nên mới chuyển sang cung phía Đông.

chuotlang
19-12-2013, 01:41
Đây là thông tin công ty mà nhóm mình làm việc:

Tibet Kawa Karpo International Adventure
Tibet FIT TRAVEL
Xian Zudao Xigu Gongyulou
nan1 -15hao lhasa Tibet China

E mail: [email protected]
Mobile: 13989011658 -18989906263
Office: +86 891 6349239
Fax: +86 891 6363825
Web site: http://www.tibetfit.com/
www. tibetkawakarpoadventure.com

Liên lạc: Lhakpa Tsering <[email protected]>

Đúng như PHAM-BEK nói, đi về phía Đông khó khăn hơn về phía Tây, xin nhiều permit hơn (lần này phải có 7 permit) và có những khu vẫn không được vào. Mình không phải là người liên hệ làm việc trực tiếp nên cũng không nắm chi tiết về phía Tây đâu.
Lúc đầu bạn Huy còn muốn đi lên cung Tây Bắc (đi về phía Khả Khả Tây Lý), cung đó có rất nhiều hồ nước đẹp, nhưng mùa đông tuyết phủ không đi được nên mới chuyển sang cung phía Đông.

Thanks bác Chitto

ms.huong
19-12-2013, 09:24
[QUOTE=Chitto;1041849]Cái cơ bản là ở chỗ bôi đậm đó: nếu chỉ có sắc màu cây lá, dòng nước, mà thiếu đi núi tuyết và bầu trời xanh điên dại thì không còn là Tibet nữa !

"Bầu trời xanh điên dại ", hay, kết cái câu này quá đi. Hồi nào giờ đọc thấy trời xanh biếc, xanh thăm thẳm, xanh như ngọc...bây giờ mới biết trời có thể xanh điên dại nữa !

Chitto
21-12-2013, 01:49
Đường tiếp tục đi về phía Đông, vẫn núi trắng, trời xanh. Đi giữa mùa đông là thế đấy.

Bên đường, anh chàng Tenzin chổng mông làm gì thế? Anh ta đang chụp ảnh mặt đường đấy.
Có lẽ các tour thường đi cung truyền thống về phía Tây nhiều, ít đoàn đi về phía Đông nên không chỉ Tenzin mà hai bác tài cũng rất hào hứng chụp ảnh !

https://farm4.staticflickr.com/3721/11468384713_7a30af585f_c.jpg

Dòng sông nơi đây đẹp ngẩn người

https://farm8.staticflickr.com/7312/11468232325_2c5f4e5378_c.jpg

Lợi thế của áo đỏ

https://farm4.staticflickr.com/3723/11468341986_c52a7eed7c_c.jpg

June
25-12-2013, 00:48
Cái cơ bản là ở chỗ bôi đậm đó: nếu chỉ có sắc màu cây lá, dòng nước, mà thiếu đi núi tuyết và bầu trời xanh điên dại thì không còn là Tibet nữa !


"Đặc sản" núi tuyết và trời xanh Tây Tạng mùa đông

https://farm8.staticflickr.com/7325/10855373166_ee054bae25_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2889/11304095153_391ef6d775_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7405/11292766806_e98468f428_c.jpg

Thầy Đốc trên xe tôi mỗi ngày đều thốt lên tới hơn chục lần rằng "Đẹp phát rồ !" " Ôi ĐM !" "Đẹp VL !" vì cái màu xanh nhức nhối này

https://farm4.staticflickr.com/3772/11453352125_cb7e4640db_c.jpg

ý là "Ôi điên mất" "Đẹp vô lý ":)

Chitto
25-12-2013, 21:25
Chiều, xe đến Bomi, thị trấn về phía Đông của châu Nyingchi. Theo kế hoạch thì sẽ đến một khu nhà nghỉ trên một hồ nước ở xa hơn nữa. Tuy nhiên, lại tuy nhiên, Tenzin cho biết sau Bomi sẽ đi sang đất của châu Chamdo (Hán dịch là Xương Đô), mà chưa thể xin phép được. Vì vậy tối nay ngủ lại Bomi.

Bomi rất gần ngọn núi thiêng của đạo Bon là núi Bonri. Tuy nhiên vì một số lý do riêng mà đoàn đã không đến đó.

Sông núi hiền hòa trên đường đi

https://farm4.staticflickr.com/3818/11468228785_462bdee242_c.jpg

Quảng trường trung tâm thị trấn Bomi nằm dưới chân núi. Khách sạn nơi nghỉ cũng ở ngay cạnh đây, có nước nóng và chăn sưởi.

https://farm8.staticflickr.com/7349/11468377923_2cb86d9a68_c.jpg

Chitto
25-12-2013, 22:32
Nhắc đến Bonri thì lại lan man nói về đạo Bon một chút.

Đạo Bon có từ bao giờ, ngày xưa như thế nào - thì theo tôi biết - không còn thông tin gì nữa. Cũng như các dân tộc, các nền văn hóa văn minh khác, thuở sơ khai người Tibet cũng tôn thờ các vị thần tự nhiên, các quỷ thần sông núi. Họ làm các lễ shaman kiểu lên đồng để cầu khẩn thần linh, sáng tạo các điệu múa mô tả hình thức trừ ma diệt quỷ. Những tín ngưỡng bản địa đó có lẽ chưa trở thành tôn giáo như ngày nay với kinh sách, tu sĩ, giáo sĩ đầy đủ.

Các thủ lĩnh Tibet xưa kia cùng với các pháp sư tín ngưỡng Bon có lẽ song hành cùng nhau trong việc lãnh đạo dân chúng về cuộc sống và tâm linh.

Khi Phật giáo truyền vào, với hệ thống lý luận vượt trội, đã nhanh chóng thuyết phục các thủ lĩnh, các vị vua Tibet, khiến các vị vua quay lưng lại với tín ngưỡng cũ. Đạo Bon mất dần vị thế. Tuy nhiên đạo Bon không vì thế mà thụ động và bị tiêu diệt. Họ không chỉ tìm cách chống lại mà còn thay đổi, thích nghi rất nhiều để hoàn thiện lên một tầm mới. Các kinh sách được viết ra, các vị pháp sư cổ xưa được hình tượng hóa, các cấp bậc và lý luận được phát triển. Mười đời vua sau Tsongpan Gampo thì đạo Bon quay trở lại, được một thời gian.

Phật giáo càng phát triển thì đạo Bon để tồn tại cũng càng phải cải biến, mượn nhiều yếu tố Phật giáo vào của mình. Từ kiến trúc, trang phục tu sĩ, cách tạc tượng... của đạo Bon giống Phật giáo, đến cả các lý luận, học thuyết cũng giống phái Nyingma đến nỗi ngày nay rất nhiều người cho rằng đạo Bon bây giờ ở Tibet chỉ là một nhánh của Phật giáo. Chính Dalai Lama cũng cho rằng đạo Bon bây giờ không phải là Bon nguyên thủy nữa, mà trở thành phái thứ 5 của Phật giáo rồi.

Tu viện và tu sĩ đạo Bon, ảnh sưu tầm trên wikipedia.org.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/de/Narshi_Gonpa_Ngawa_Sichuan_China.jpg

Chitto
25-12-2013, 22:48
Để hoàn chỉnh giáo thuyết, đạo Bon đã viết kinh sách về một vị giáo chủ khởi thủy là Tonpa Shenrab Miwo. Ngài vốn một vị vương tử đã xuất gia đi tu tìm đạo. Sau nhiều năm tìm đạo, ngài đã chứng ngộ và khai sáng đạo Bon tại gần núi Kailash, với các giáo thuyết phong phú.

Thuyết của đạo Bon cho rằng Tonpa Shenrab Miwo sinh ra trước cả Phật Thích Ca và chứng ngộ trước Phật, tuy nhiên dễ thấy các truyền thuyết đều mượn từ cuộc đời Phật Thích Ca.

Phật giáo Tây Tạng có rất nhiều yếu tố từ Bon giáo, và Bon giáo cũng nhiều yếu tố Phật giáo, đến nỗi đã hòa vào nhau mất rồi. Dù tên gọi và truyền thuyết khác nhau, nghi lễ khác nhau như việc đạo Bon đi kora ngược chiều kim đồng hồ, nhưng có lẽ con đường đi cũng không khác nhau nhiều lắm.

Tạo hình giáo chủ Tonpa Shenrab Miwo rất giống Phật, chỉ là không có tóc xoắn ốc.

(Ảnh sưu tầm)

https://farm8.staticflickr.com/7382/11548410644_b76aea45f4_n.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5548/11548374005_d335103009.jpg

Chitto
26-12-2013, 14:22
Có nhiều truyền thuyết của đạo Bon về núi Bonri ở gần Bomi.

Truyền thuyết thứ nhất nói rằng Giáo chủ Tonpa Shenrab đã đánh bại ác thần Khyabpa Lagring tại đây. Truyền thuyết thứ hai nói rằng xưa kia đạo sư Dunba Qinrao đánh nhau với quỷ Qiaba Laqin suốt 49 ngày, cuối cùng đã hóa phép ra một ngọn núi đè chặt quỷ và giết chết nó, chính là núi Bonri.

Truyền thuyết thứ ba kể rằng khi Liên Hoa Sinh hoằng dương Phật giáo, đã đẩy tất cả các tu sĩ đạo Bon khỏi Tây Tạng. Đến núi Bonri thì pháp sư Aqong Jayyo đã đấu phép và chặn đứng được Liên Hoa Sinh tại đây. Chính vì vậy đây là ranh giới và thể hiện sức mạnh của đạo Bon trước Phật giáo. Truyền thuyết thứ ba này mang tính lịch sử nhiều hơn. Thực sự thì về phía đông núi này vẫn còn nhiều cộng đồng theo đạo Bon và gìn giữ truyền thống tôn giáo này.

Bóng chiều về trên sông. Bên này sông đa số người Hán, bên kia sông là những làng người Tạng.

https://farm4.staticflickr.com/3718/11468223535_88b58a8882_c.jpg

Joele
26-12-2013, 15:03
Hôm nay lại được biết thêm một điều mới. Quả thật nếu không nhờ Chitto chụp ảnh và phân tích thì nhìn hình của đạo Bon bây giờ mình cũng nghĩ là một nhánh của đạo Phật. Phải cảm ơn bác Chit nhiều. :)

Lại nghĩ mông lung 1 tí về đạo Bon và đạo Phật. Nhắc đến Tibet ngày nay là mọi người nghĩ ngay đến Phật Giáo. Thậm chí với những người mù mờ thì người ta còn nghĩ Tây Tạng + Nepal là 1 và là gốc của Phật Giáo nữa. Vậy nếu như ngày xưa đạo Bon vẫn giữ được sự ảnh hưởng của mình cộng với sự tiếp thu thay đổi từ giáo lý đạo Phật thì sẽ như thế nào nhỉ? Lúc ấy người Tạng sẽ có một tôn giáo độc đáo của riêng mình. Có lẽ sẽ có thêm một cơ sở vững chắc để khẳng định sự độc lập của người Tạng.

Xin lỗi bác Chit lại chen ngang vào nhưng điều này cũng khiến mình suy nghĩ nhiều. Mình vẫn khá tò mò về đạo Bon cũng như sự thoái trào của nó đối với Phật Giáo. Có lẽ Tùng Tán Cán Bố cũng đã phải thực hiện một số cải cách khá khốc liệt để đảm bảo cho sự phát triển của Phật Giáo cũng như sức ảnh hưởng của mình. Không biết mình nghĩ thế có đúng không nhỉ :)?

Chitto
26-12-2013, 19:11
Vậy nếu như ngày xưa đạo Bon vẫn giữ được sự ảnh hưởng của mình cộng với sự tiếp thu thay đổi từ giáo lý đạo Phật thì sẽ như thế nào nhỉ? Lúc ấy người Tạng sẽ có một tôn giáo độc đáo của riêng mình.

Điều đó hình như chưa xảy ra tại bất kỳ đâu (?).

Một là thời Zhangzhung, đạo Bon có lẽ chỉ là mức tín ngưỡng tự nhiên thờ các thần núi, sông, hồ, thậm chí totem vật tổ (người Tạng tự cho mình có dòng giống từ con Khỉ thần và một con nữ quỷ). Các thần đạo Bon hầu như là nữ thần, có chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, mức độ lý luận, triết thuyết rất sơ khai không thể so với Phật pháp được. Minh chứng là đến nay những gì thuộc về đạo Bon cổ chỉ còn ở những bức tượng, điệu múa, nghi lễ dân gian chứ không có trong kinh sách.

Hai là khi đang có vai trò là các tư tế, thầy cúng cho các thủ lĩnh và trong dân chúng, chắc chắn các pháp sư đạo Bon cổ không chấp nhận thay đổi được, nhất là trước một giáo thuyết hoàn toàn xa lìa sự thờ cúng, xa lìa quyền lợi như Phật giáo.

Những trường hợp tương tự trên thế giới có nhiều: Hi Lạp với nền văn minh rực rỡ, hệ thống thần thoại, các vị thần rất hấp dẫn thú vị, nhưng khi gặp phải Kitô giáo có tính triết thuyết cao hơn đã nhanh chóng tàn lụi. Tôn giáo của La Mã cổ đại suốt nghìn năm rực rỡ cũng nhanh chóng nhường chỗ cho Kitô giáo mà không thể có sự hòa nhập hay cải biến nào kịp. Viking Bắc Âu, tín ngưỡng bản địa người Nga cũng tương tự.

Riêng ở TQ, có nền tôn giáo bản địa thâm sâu là Đạo giáo mà vẫn không thể dừng bước Phật giáo và sống chung rồi dần tàn lụi. Chỉ có Khổng giáo vốn không phải tôn giáo thờ thần và Vua chính là một dạng giáo chủ thì còn giữ được.

Do đó việc đạo Bon cổ còn gìn giữ được đến ngày nay chỉ ở cái tên cũng là điều bình thường.



Có lẽ Tùng Tán Cán Bố cũng đã phải thực hiện một số cải cách khá khốc liệt để đảm bảo cho sự phát triển của Phật Giáo cũng như sức ảnh hưởng của mình ?

Tsongpan Gampo theo Phật giáo đến mức nào cũng khó nói. Theo sử thì năm 640 công chúa Văn Thành (và trước đó là công chúa Nepal) giới thiệu Phật giáo vào Tibet và dựng đền Jokhang, nhưng mà mãi đến năm 775 Liên Hoa Sinh mới dựng được tu viện đầu tiên và có tu sĩ Tibet đầu tiên. Trong gần 150 năm đó toàn là người nước ngoài truyền đạo nhưng chắc cũng rất vất vả, và người Tibet cũng chống lại nhiều.

Việc Tsongpan Gampo theo Phật giáo có thể chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn, thể hiện mình khác biệt giai đoạn cai trị kiểu cũ của Zhangzung hơn là trở thành một tín đồ Phật giáo thâm sâu. Cuộc đời ông mải mê chinh chiến và thâu tóm đế quốc nên chắc chắn muốn thoát ra khỏi cái vòng vây tín ngưỡng đạo Bon cổ.

Trong lịch sử có đề cập mấy vị đại thần xuất sắc của Tsongpan Gampo, một người đã sang Ấn Độ học chữ Ấn về cải cách chữ viết Tibet từ kiểu của Zhangzhung sang kiểu mới mang phong cách Ấn. Chính chữ viết và ngôn ngữ đó giúp tư duy Tibet gần với Phật giáo hơn và xa rời Bon giáo vốn không có kinh sách mà chỉ là tập tục.

Chitto
26-12-2013, 19:17
Ở Bomi, chúng tôi sang sông về phía làng Tạng. Tại đó cả lũ xúm lại một quán bán tai mũi má lợn trông cực kì ngon lành, và làm mấy cân mang về, cùng với bia. Ngang qua hàng nướng lại xách thêm mấy chục xiên rau, khoai,... nói chung là một bữa phởn chí ở nơi xa xôi này.


Ngọn núi phía Tây Bomi, trong ánh sáng cuối ngày

https://farm8.staticflickr.com/7439/11468376303_12b5a66023_c.jpg

Và khi những tia nắng đầu tiên bừng lên

https://farm3.staticflickr.com/2857/11468371253_6f13f5400e_c.jpg

Chitto
27-12-2013, 21:52
Lại lên đường trong buổi sáng sớm, khi núi rừng còn chưa thức hẳn, nhưng ánh sáng đã lấp lánh trên ngọn núi, và phản chiếu dưới dòng sông nhỏ bên cạnh đường đi.

https://farm4.staticflickr.com/3705/11468329576_da98deafaa_z.jpg


Mê đắm với không gian này, cảnh sắc này. Nhất là khi con đường đâm thẳng vào một ngọn núi sừng sững. Như trong một câu truyện cổ xa xưa, những người đi tìm quái thú hay tìm các kho báu, các vị thần tiên vậy.

https://farm3.staticflickr.com/2841/11468367153_50efd3db79_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3791/11468211555_e60bf9e029_c.jpg

Joele
28-12-2013, 10:34
Cảm ơn bác Chitto đã trả lời đầy đủ và xúc tích như thế. Tôi cũng biết các tôn giáo cổ đã được thay thế bởi thế hệ thứ hai có tính hệ thống hơn, khoa học hơn. Tuy nhiên 1 tôn giáo cổ là đạo Hindu đến nay vẫn giữ được sức ảnh hưởng của mình và đạo Bon cũng chịu một phần ảnh hưởng từ Hindu nên mới có chút suy nghĩ như vậy.


Việc Tsongpan Gampo theo Phật giáo có thể chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn, thể hiện mình khác biệt giai đoạn cai trị kiểu cũ của Zhangzung hơn là trở thành một tín đồ Phật giáo thâm sâu. Cuộc đời ông mải mê chinh chiến và thâu tóm đế quốc nên chắc chắn muốn thoát ra khỏi cái vòng vây tín ngưỡng đạo Bon cổ.

Đồng ý với bác Chitto. Chắc bác Chit cũng biết tôn giáo ngoài mục đích cao cả giáo dục chúng sanh, hướng thiện thì còn được giai cấp phong kiến dùng cho mục đích khác mà. Có lẽ bây giờ cũng không tránh khỏi điều đó.:)

Lạm bàn một chút về chuyện này cũng vì tôi có một tình cảm đặc biệt với Tây Tạng. Hy vọng nơi này sẽ không bị sư ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài. Xin lỗi vì ngắt ngang mạch đọc của mọi người. Cáo lui thôi :D Mời bác Chitto tiếp tục.

Chitto
29-12-2013, 16:21
Tôi cũng biết các tôn giáo cổ đã được thay thế bởi thế hệ thứ hai có tính hệ thống hơn, khoa học hơn. Tuy nhiên 1 tôn giáo cổ là đạo Hindu đến nay vẫn giữ được sức ảnh hưởng của mình và đạo Bon cũng chịu một phần ảnh hưởng từ Hindu nên mới có chút suy nghĩ như vậy.

Hindu giáo thực sự là một tôn giáo có đầy đủ các yếu tố để lưu truyền lâu dài sớm nhất của nhân loại, nên cho đến nay là tôn giáo cổ nhất vẫn hưng thịnh. Hindu lại còn dựa trên hệ thống chữ viết có từ rất sớm nên kinh điển được lưu truyền dễ dàng và lâu dài, như các bộ Vedas có từ 1500-1000 trước Công nguyên. Các ý tưởng triết học, thần học đã rất sáng lạn và được tích lũy qua gần nghìn năm nên đã hoàn chỉnh. Đến nỗi đã 3 nghìn năm trôi qua mà tư duy tôn giáo của người Ấn Độ vẫn không thay đổi gì.

Ngay cả Phật Thích Ca cũng học rất nhiều từ Hindu, những khái niệm về Luân hồi, Nghiệp, Ngã và Vô ngã,... cũng từ Hindu. Người Hindu giáo cũng chỉ coi Phật là một hóa thân của Vishnu, coi Phật giáo là một nhánh của Hindu. Ngay cả dưới thời Asoka truyền bá Phật giáo thì nhiều nơi người dân vẫn chỉ coi đó là một biến thể của Hindu giáo (trong rất nhiều biến thể).

Người Tibet không có được những yếu tố đó (chữ viết, tư duy trừu tượng cao, những tu sĩ ẩn mình chiêm nghiệm....) trong thời gian rất dài. Cuộc sống du mục không cho phép họ có những thành tựu trí tuệ sâu sắc đến thế trong giai đoạn khi chưa hình thành được một nhà nước thống nhất và hùng mạnh. Về sau dưới sự bảo trợ của các vị vua thì họ mới có đủ nguồn lực để xây tu viện, nuôi ăn nuôi mặc một tầng lớp tu sĩ đông đảo (chả lao động gì cả) đến thế. Tất nhiên sau này dân tạng tín tâm cúng dường, nhưng thời gian đầu chắc chắn phải do các ông vua giàu có chu cấp mới có thể có giới tu sĩ đông đảo, đoàn kết, thống nhất tư tưởng để làm được nhiều việc. Các tu sĩ đạo Bon cổ không có kinh sách, không giáo lý sống rải rác trong dân cư không thể nào có được những lợi thế đó.

Đạo Bon cổ có lẽ cũng giống những tín ngưỡng cổ ở nơi khác, có cả Việt Nam - mà vì một số lý do vẫn còn tồn tại. Những hình thức nhảy múa lên đồng của người Kinh, cúng ma của người Tày Thái... nếu ngẫm kí thì cũng có những tương đồng với rất nhiều tín ngưỡng bản địa khác trên thế giới.

Chitto
29-12-2013, 16:26
Lại sắc màu

https://farm6.staticflickr.com/5540/11468213765_0b7e18f797_c.jpg


Tôi rất thích bức ảnh này, nhìn thấy nó là có cảm giác bình yên, mặc dù nó đầy gai góc. Chính sự tĩnh lặng của núi đá đổ màu xuống cánh đồng và cây cối mới lại càng làm nó thêm cô đơn trầm mặc, dường như nó đã chịu nhiều biến động lớn lắm trong cuộc đời.

https://farm8.staticflickr.com/7458/11468361373_5af278c404_c.jpg

June
29-12-2013, 22:33
Hơn 230km đường quốc lộ 318 chạy từ Bayi tới Bomi đưa chúng tôi đến với vùng đất được mệnh danh là "Thuỵ Sĩ trong lòng Tây Tạng" với màu sắc tươi sáng của những cánh rừng thông xanh cao vút, đồng cỏ khoáng đạt trong lòng các thung lũng và đặc trưng của Tây Tạng là những dãy núi tuyết phủ trắng nhấp nhô, sông hồ xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nếu có dịp được trở lại vùng đất miền Đông Nam Tây Tạng này giữa mùa xuân khi trăm hoa đua nở sẽ đẹp biết chừng nào... Chỉ có điều chúng ta đều biết cả tháng 3 của tất cả các năm khi hoa đào hoa mận nở bạt ngàn ở Peach Valley chỉ cách Bomi 30km thì chính phủ TQ không bao giờ cấp permit vào Tây Tạng.

Cách Lhasa 636 km về phía đông, Bomi (Pomi) nằm trong khu vực cận kề với hai hệ núi lớn của Tây Tạng là Himalaya và Nianqing Tanggula, chính vì thế đứng ở Bomi hay trên đường đi thì ta vẫn đi giữa bốn bề là núi tuyết

https://farm8.staticflickr.com/7294/11624827836_1bb7d65d1d_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5547/11623990295_fd8c18491f_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5481/11624344874_aece881807_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3775/11624083415_494a0532dd_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3743/11624002905_aa72242fc1_c.jpg

Bốn mặt núi tuyết ở hồ Guxiang

https://farm4.staticflickr.com/3692/11304009993_21b5edbe46_c.jpg

Gọi là hồ nhưng Tenzin bảo tôi không phải là hồ vì nó chỉ là nhánh của dòng sông Parlung- tsangpo bị chặn lại tạo thành hồ do một đợt lở đất từ giữa thế kỷ 17. Hồ này nằm ở độ cao 2600m trên mực nước biển, mức cao độ vừa phải nên giữa mùa đông mà những rặng tùng và thông liễu vẫn xanh rợp quanh hồ

https://farm4.staticflickr.com/3729/11304009593_4e8bdba806_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3671/11303979384_1e4ced2c54_c.jpg

chuotlang
30-12-2013, 00:40
"Đặc sản" núi tuyết và trời xanh Tây Tạng mùa đông


ý là "Ôi điên mất" "Đẹp vô lý ":)
Chuẩn bác ạ, cố lấy tiền cảnh nét Á Đông nữa thì hơn, không có người ta lại tưởng Thụy Sỹ:)

Chitto
30-12-2013, 23:54
Chúng tôi đến sông băng Midui, được coi là một trong 6 sông băng đẹp nhất ở Trung Quốc. Tuy vậy vào mùa hè mới có thể đi cả ngày trời trong khu vực đó, thăm các khu vực khác nhau. Mùa này băng trắng xóa, ngoài chúng tôi không ai vào thăm cả.

Mà đọc thấy mấy năm trước có 2 người Hàn quốc đi vào sâu trên sông băng rồi mất tích luôn, cho nên giờ cấm không cho đi xa, chỉ ngắm cảnh dưới chân núi thôi.

4x1 của tự nhiên và 4x4 nhân tạo

https://farm4.staticflickr.com/3782/11468359263_f5dba7567c_c.jpg

Bên trái đường là dòng suối đóng băng, và bên phải là hàng trăm chồng đá nhỏ

https://farm8.staticflickr.com/7345/11468205755_357cd6a5f0_c.jpg

Chitto
30-12-2013, 23:57
Nắng rực rỡ và tuyết lấp lánh

https://farm8.staticflickr.com/7308/11468240514_4f7715c41f_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2847/11468352563_4360d6bb12_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7305/11468310436_095711d705_c.jpg

Chitto
02-01-2014, 02:16
Càng đi về phía Midui càng lạnh, cũng không xa lắm.

https://farm8.staticflickr.com/7448/11691953314_c59a425b82_c.jpg

Và sông băng trước mặt, trắng xóa hùng vĩ. Sông băng này từ đỉnh cao 6800m chảy xuống nơi thấp nhất là 2400m. Đây là khúc giữa trong khoảng 3000 - 4000m.

https://farm3.staticflickr.com/2835/11692265946_60ebb06734_c.jpg

Chitto
02-01-2014, 02:17
Có một mặt hồ băng phẳng lỳ bên dưới

https://farm6.staticflickr.com/5499/11468339383_f597864bdb_z.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3796/11468220034_eff6875167_c.jpg

tichuot
07-02-2014, 15:03
Ngồi đợi chuyến tàu về Beijing với cái lạnh thấu xương bởi tuyết rơi dày với những con gió nhẹ ở Tai Shan. Đọc một lèo hết 20 trang mà mình chẳng thèm nhấn like hay thanks gì vì quá Gato với nhóm đi Tibet đợt vừa rồi dù mình chỉ bay ra đưa tiễn trong cái nghẹn ngào. Thôi hẹn gặp nhau ở nơi có hoa anh đào nhé.

Chitto
14-02-2014, 01:31
Hắt hơi mấy ngày, hóa ra có người nhắc đến mình và topic này.

Đúng là cứ chủ định viết phải cho xong, mà sao toàn đứt gánh giữa đường. Có đến cả chục topic nửa chừng thế này rồi.

Năm nay năm ngựa. Có chú ngựa xa xa

https://farm4.staticflickr.com/3786/11468326753_ae4a1037f9_c.jpg

Một làng Tạng nhỏ gần sông băng Migui

https://farm6.staticflickr.com/5511/11468289976_65e145bb64_c.jpg

Bee25
14-02-2014, 14:35
Xin chủ topic vài tấm ảnh copy trên đây để dzụ bạn bè làm tour Tibet2014 nhé

June
17-02-2014, 00:26
Tôi để ý và rất khoái chí khi thấy những ngôi nhà gỗ đặc trưng của miền Đông Tây Tạng trong khu vực sông băng Midui này không phải cắm cờ đỏ sao vàng

https://farm4.staticflickr.com/3695/12567660003_efe3eb349b_c.jpg

Chúng tôi rời Midui để đến Ranwu trong khi dân trong làng lại đi vào núi trong bóng chiều đổ xuống

https://farm8.staticflickr.com/7407/11604913355_841eedfda7_c.jpg

Đã 2 lần bị các bạn cảnh sát Chí nồ không cho nghỉ tại hồ Basum Tso và trong làng Tashigang nên lần này chúng tôi cũng không dám chắc việc sẽ được ngủ lại trên hồ Rawok Tso vì hồ nằm đã nằm trong địa phận Chamdo (Xương Đô), nơi mà kiểm soát của chính quyền TQ ngày càng thắt chặt.

Nếu các bạn xem tin tức thường xuyên thì có thể thấy một tin buồn là cuối tháng 1 vừa rồi hàng trăm người Tạng ở Chamdo lại bị chính quyền giam giữ vì mang băng tay hoặc ảnh của Dalai Lama ra đường.

Joele
22-02-2014, 08:18
Tớ đã bookmark topic từ khi đọc hết page 1 rồi nên chủ thớt không lo bám bụi nữa nhé ^_^ Chỉ sợ chủ thớt quên topic trong này thôi.

Ngoài lề tí, trong lúc chờ đợi topic của thớt tớ đã tìm xem bộ phim 7 năm ở Tây Tạng của đồng chí Brad Pitt. Hắn và đoàn phim vì làm bộ phim này mà các anh Chái Nà cấm tịt chú ấy quay trở lại TQ. Xem rồi mới thấy cái sự bá quyền của thằng TQ và hiểu thêm về con người Tây Tạng.

Chitto
12-04-2014, 01:52
Hình ảnh cuối về sông băng Migui

https://farm4.staticflickr.com/3821/13783865514_04d0e4a413_c.jpg

Chitto
12-04-2014, 01:55
Con đường chạy dài về phía đông, đã ra khỏi địa phận Nyingchi để sang Chamdo (Xương Đô).

Bên đường là một hồ nước có màu xanh lờ lợ. Tenzin nói mùa này ít nước nên màu nó xấu thế. Mùa nhiều nước cũng đẹp lắm đó.

https://farm8.staticflickr.com/7100/13783520505_1689d60dea_c.jpg

Chùm quả đỏ chót, nhỏ như quả găng thôi...

https://farm4.staticflickr.com/3719/13783852484_c5a1ff528e_c.jpg

Chitto
12-04-2014, 02:00
Rồi hồ Ngantso hiện ra, mặt hồ phẳng lặng như gương. Ở đây có hai hồ "song sinh" là Ngantso và Rawoktso, nối với nhau bằng một đoạn kênh nhỏ. Giữa hai hồ là thị trấn Rawok, cũng là điểm cuối về phía Đông của hành trình chúng tôi. Đêm nay sẽ ngủ lại đây, cũng là đêm Rằm tháng 10. Con đường này dài mãi thì sẽ đến một ngã ba, chia đôi một đường về Thành Đô, một đường về Vân Nam. Những cung đường mơ ước nhưng khóa chặt với chúng tôi.

Tít xa, chính giữa ảnh là thị trấn Rawok bên cạnh hồ.

https://farm8.staticflickr.com/7335/13783850414_394e5d9e92_c.jpg

Nước hồ phẳng lặng như gương, ngày hôm sau quay lại, hồ đã không còn phẳng lặng thế này nữa. Bác Kitcha nhảy xuống xe cũng chụp tơi bời.

https://farm3.staticflickr.com/2887/13783501625_eb4526d195_c.jpg

Dungpham91
15-04-2014, 22:08
Ảnh chụp đẹp quá bác Chitto ơi. Theo dõi bài của bác từ hồi bên topic Vân Nam r mà bây h mới mon men vào comment hehe. Đúng là đi được tibet hay ko cũng cần một chữ "duyên" bác nhỉ

Chitto
20-04-2014, 23:20
Thị trấn Rawok nằm giữa hai hồ, mùa đông vắng vẻ và buồn tênh.

Cái nhà nghỉ trên mặt hồ giờ đã đổi chủ, mà chủ người Hán cũng đã về Thành Đô tránh đông, không có khách nên cũng đóng cửa. Mấy cái khách sạn khác cũng đóng cửa. Chúng tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất là cái khách sạn ở trung tâm thị trấn. Trông cũng sạch sẽ.

Vào phòng thì giường chiếu cũng tinh tươm. Nhưng bước vào toillet thì cái gì thế này? Toàn bộ các ống nước đều bị tháo ra hết. Tá hỏa hỏi thì người ta bảo mùa đông không có khách, nước có thể đóng băng làm vỡ ống nên phải tháo hết. Rồi người của ks hối hả xách lên mỗi phòng hai xô nước, và mấy phích nước sôi. Còn muốn đi nặng á, xuống tầng một nhé. Ặc ặc.

Chiều thị trấn lãng đãng người, cũng không có hàng quán nào. Lũ chúng tôi cũng không còn ham hố ăn uống, và đi ra khu làng gần đó chơi, nơi gần mặt hồ.

Cánh đồng cuối vụ khô cằn bên đường. Con ngựa lang thang tìm cỏ, toàn cỏ khô xác xơ mà thôi.

https://farm8.staticflickr.com/7248/13783491205_682b652230_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7301/13783827924_e3fb285432_c.jpg

Chitto
20-04-2014, 23:30
Mặt trời dần xuống, chiều buông xanh lịm. Có những lúc như thế, thư thái và thấy tâm hồn ấm áp giữa cái lạnh của chiều tắt nắng. Tách ra thành những đốm nhỏ trên đồng, tự tìm lấy những góc riêng, những mảnh không gian riêng, để mỗi lúc như bây giờ, ngồi giữa Hà Nội chật chội mới có cái để nhớ về, để thấy mình cũng không phải là kẻ đã đánh mất bầu trời.

https://farm8.staticflickr.com/7310/13783494303_eac3236dd0_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7198/13783465715_256f0abf78_c.jpg

Tôi cũng vẫn biết rằng trong cuộc đời mình đã, và sẽ còn có nhứng lúc còn được thả cái tôi trôi lơ lửng giữa không gian như thế. Nhưng có nhiều không, có đủ cho mình bù đắp những nỗi chật hẹp hàng ngày không?

Khi người ta sống lâu, ở lâu quá một nơi nào đó, người ta sẽ quen đi, quen đến nỗi không biết ngoài kia rộng lớn thế nào. Thế rồi có khi người ta đâm sợ cả sự tự do, sợ sự lạnh lùng mang mang của thiên nhiên, sợ sự hùng vĩ của núi non, sợ bóng chiều tàn; cho nên người ta lại quay về chui vào căn phòng tràn ngập ánh điện và sung sướng với sự làm chủ ánh sáng của mình.

Còn ánh sáng của bầu trời kia, có ai điều khiển nổi?

https://farm4.staticflickr.com/3722/13783790684_6977ac7ba1_c.jpg

June
24-04-2014, 23:35
[QUOTE=Chitto;1098199
Bên đường là một hồ nước có màu xanh lờ lợ. Tenzin nói mùa này ít nước nên màu nó xấu thế QUOTE]

Có lẽ cũng không cần phải chờ đến mùa nhiều nước thì mới được thấy Rawok- tso thật đẹp. Hơn nữa em lại rất thích cái màu nước “lờ lợ” này :)

Đây là một góc khác của hồ gần đài quan sát nằm trên quả đồi cao (mà ngày hôm sau cả lũ mới leo lên để ngắm hồ lúc bình minh). Nhiều người vẫn hay có thói quen so sánh và gán cho hồ này cái tên "Swiss lake" vì bao quanh hồ là những cánh rừng thông và những rặng núi tuyết trắng hùng vĩ hệt như cảnh đẹp của đất nước Thuỵ Sĩ. Nhưng bắt gặp Lungta treo trên những cây thông ven hồ hẳn ta sẽ cảm nhận rõ mình đang đứng trên xứ sở của các chư thiên khoáng đạt và đậm dấu ấn tâm linh huyền bí chứ không phải châu Âu.


https://farm3.staticflickr.com/2916/13993152962_2c7951d929_c.jpg

Trái đất có lẽ không có nhiều nơi có vô cùng nhiều cảnh đẹp vô song như ở mảnh đất Tây Tạng này và vẻ đẹp ấy thu hút đến độ có thể khiến mọi ý niệm về thời gian trong đầu ta biến mất rất nhanh. Hôm ấy nếu không có tiếng còi xe thúc giục rời đi của bác tài chắc là cả lũ chúng tôi sẽ đứng chôn chân mãi trong buổi sớm mai im lặng và trong trẻo lúc bình minh của gương hồ Rawok- tso


https://farm3.staticflickr.com/2918/13993127971_6b74782a28_c.jpg


https://farm8.staticflickr.com/7401/13993136991_80c771cb5c_c.jpg

bhdlqt
30-04-2014, 21:56
Vài bức ảnh cho sinh động

Đầu đông trên dòng Yalung Zangbo / Yarlung Tsangpo

https://farm6.staticflickr.com/5508/11099878974_db8479e407_c.jpg
nước trong xanh! cảnh quan thiên nhiên thật hùng vĩ ! đẹp quá tây tạng ơi

Sắc màu lungta trên đường đi

https://farm6.staticflickr.com/5533/11099783265_b9433cff58_c.jpg

Hồ Draksum-tso (Basom-tso),

https://farm3.staticflickr.com/2818/11099785275_eed3b3c766_c.jpg

hồ thiêng ở vùng Đông của Tây Tạng, ở bức ảnh đầu tiên đó là cây gì đấy ạ !

bhdlqt
30-04-2014, 22:11
em cũng thích cả bức ảnh này nữa! đây gọi là cây gì ạ ? và nó để làm gì ?

TÍM
05-05-2014, 03:52
Toàn là post ... khó thở!!!

Mai em phải đi làm mà thức nguyên một đêm để chạm vào phía đông... Tây Tạng mùa đông...

:((

Chitto
18-05-2014, 15:15
Tôi nhớ những đòng lúa mạch vàng trong chiều xanh thẳm

https://farm8.staticflickr.com/7026/13783471713_5a5337e421_z.jpg

Và bóng đen chia đôi ánh nhìn trong mắt. Như một sự chia ly. Chúng tôi đã đến cuối con đường có thể đi được, và ngày mai sẽ là hành trình quay lại, có trên cung đường khác, nhưng cũng là quay lại.

https://farm3.staticflickr.com/2888/13783773364_73791bd761_c.jpg

Chitto
27-05-2014, 03:10
Buổi tối, trong khi những người khác đã về nhà nghỉ, tôi và H còn ngồi lại mãi trên đồi, bên ngôi chùa nhỏ, dưới những chiếc chuông quay.

Bật những bản nhạc mang theo, không gian đông đặc, rồi tan chảy xung quanh.

Không nhớ là chúng tôi đã nói những gì. Về cuộc sống, về các phương trời, về những trải nghiệm, về những buồn vui. Đêm đã dần xuống và sao dần hiện lên. Xung quanh vắng lặng đến nỗi nghe được tiếng của cỏ đang rũ xuống trong giá lạnh. Mặt trời tắt bóng là hơi lạnh tràn ngập, nhưng cũng là lúc ta cảm nhận đất trời được sâu nhất. Mình đã đi hết một chu kỳ nhỏ nhất trong cuộc đời, chu kỳ của một ngày, để rồi ngày mai lại là một vòng tròn nữa. Những vòng tròn sẽ xoay xoay, như bánh xe luân hồi không bao giờ ngơi nghỉ, người ta cứ trôi lăn đi mãi trong cõi này. Có những lúc muốn vượt lên, để rồi rơi xuống, thấm thía hơn, lúc thì nặng nề hơn và có lúc nhẹ nhàng hơn.

Xa xa dưới chân là màu đen sẫm của cánh đồng ban chiều, lấp loáng chút ánh sao trên mặt nước rất xa.

Chitto
27-05-2014, 03:12
Và sáng mai ngày mới, chúng tôi lên đường quay về hướng Lhasa.

https://farm3.staticflickr.com/2940/14090535239_19f5e19d97_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5480/14276736344_84865daaf6_c.jpg

Chitto
28-05-2014, 19:16
Và rồi một khung cảnh huyền ảo bên đường loáng qua, nhưng bác tài đã nhanh chóng dừng lại.

Làn sương núi ban sớm tạo nên một khung cảnh huyền ảo kỳ diệu trong nắng mới. Không biết chúng tôi đã đứng đó bao lâu

https://farm4.staticflickr.com/3728/14297367423_b577ea1854_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5544/14090527669_6ed94d5fdd_c.jpg

Chitto
06-06-2014, 10:39
Những con đường dài cứ tiếp nối. Đi trong ngày nắng lạnh, khô cong, cứ thò mặt ra ngoài là biết ngay, nhưng trong xe thì ấm áp.

Nếu nói đích đến là đâu, có lẽ cũng không còn quan trọng lắm nữa, chúng tôi đã đi hết hơn nửa độ dài con đường, đã được nhìn mải miết, nhưng mỗi lúc mỗi hào hứng với cảnh sắc bên đường. Những khoảng không gian bao la, màu xanh của trời, của nước, của cây lấp lánh trong mắt.

https://farm6.staticflickr.com/5274/14277175685_1c70e5def3_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3677/14090607187_b7231c51d8_c.jpg

Chitto
06-06-2014, 10:41
Có lúc tự sướng

https://farm4.staticflickr.com/3743/14297354123_3ec258685d_c.jpg

Hoặc tự kỷ

https://farm3.staticflickr.com/2932/14090514209_1cf9bba4e8_c.jpg

Chitto
09-06-2014, 17:34
Thị trấn Bomi

TRONG CHIỀU

https://farm6.staticflickr.com/5277/14090509798_d57f49dbff_c.jpg

ĐÊM

https://farm3.staticflickr.com/2924/14090550010_1b1257ccf8_c.jpg

VÀ BÌNH MINH CHƯA TÀN TRĂNG

https://farm6.staticflickr.com/5505/14277162215_1a2c30ea05_z.jpg

Chitto
11-06-2014, 11:43
Trong các topic khác, nhiều người đã viết và chụp ảnh về những người Tạng làm lễ Tam bộ nhất bái để hành hương.

Người Tây Tạng có một niềm tin tôn giáo sâu đậm, sắt son và cách thể hiện có lẽ cũng mãnh liệt nhất thế giới. Nếu như các tôn giáo khác tín đồ có thể làm các hành động như nhảy lửa, xiên que sắt vào tay chân cơ thể, đóng đinh vào người trong các lễ hội, rầm rộ đắm mình xuống sông và có thể chết ở đó,..., thì người Tây Tạng lầm lũi vừa đi vừa lạy trên các con đường dài cả nghìn km trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm ròng.

Khi hành lễ tam bộ nhất bái, cứ ba bước họ lại lạy một lần. Trình tự là sau bước thứ ba, đứng thẳng, hai tay đưa quá đầu chắp lại, hạ tay xuống ngực, rồi quỳ xuống và xoài tay phía trước cho đến khi hai tay, hai chân, và trán chạm đất gọi là "ngũ thể nhập địa". Quá trình này cứ tiếp diễn và có lẽ không bao giờ kết thúc trước khi cuộc đời kết thúc.

Có những người chỉ hành lễ này trước bàn thờ, quanh các ngôi đền, nhưng có nhiều người đi từ quê nhà lên Lhasa, đến núi thiêng, hồ thiêng,... với đường dài hàng trăm, hàng ngàn km. Họ vừa đi vừa hành lễ trong nhiều tháng, nhiều năm ròng, và trong cuộc đời có thể đi nhiều nơi, hoặc một nơi đi nhiều lần bằng cách đó.

Cách hành lễ này có thể làm xúc động những trái tim khô cằn nhất, bởi sự kiên trì, nhẫn nại. Họ không phô trương việc hành lễ trong các lễ hội đông đúc, mà lặng lẽ trên các cung đường.

Chúng tôi đã gặp nhiều người, thậm chí cả đoàn người như vậy.

Chitto
11-06-2014, 11:53
https://farm4.staticflickr.com/3899/14391210504_721104cda6_c.jpg

Đây là một nhóm người hành hương của thời hiện đại của một nhóm người giàu có: họ có 5 người, trong đó 4 người lễ chính và 1 người phụ giúp. Họ có một chiếc xe giống xe công nông trên đó treo đầy cờ nguyện, chở vật dụng cho chuyến hành hương. Bốn người sẽ liên tục vừa đi vừa lạy trên đường, người còn lại sẽ lái xe đi theo hoặc ở trước chờ. Tuy nhiên người thứ 5 cũng có thể tham gia lễ lạy sau khi lái xe, người đó có thể quay lại và tham gia lễ lạy ở chỗ những người kia đang lễ.

Chiều tối, chiếc xe sẽ chờ ở một nơi có nguồn nước, và đoàn sẽ ngủ bên đường. Các con đường nếu dọc theo các dòng sông thì sẽ thuận lợi hơn cho họ rất nhiều. Cứ tiếp diễn như thế ngày qua ngày.

Họ cũng có thể nghỉ ngơi dọc đường chứ không phải lễ liên tục, nhưng nghỉ tại chỗ và khi di chuyển là lại bằng phương thức vừa bước vừa lạy. Dọc đường những người Tạng khác có thể tặng tiền cho họ, tất cả sẽ lại đưa cho người phụ giúp trên xe.

Chitto
11-06-2014, 11:58
https://farm4.staticflickr.com/3874/14390873622_ae6e43f6da_z.jpg

Vì luôn phải mài tay và cả cơ thể xuống đường, họ đeo vào tay hai tấm gỗ, thậm chí có thể là tấm sắt. Phía trước người đeo một cái tạp dề làm bằng da rất dày. Tuy nhiên có một nơi không có gì che, đó là mặt. Chính vì thế nhiều người có một lớp chai rất dày trên trán, thể hiện họ đã áp mặt xuống đường qua nhiều năm tháng.

Trong ảnh trên là một người giàu có, vì trên đầu họ thấy có đeo trang sức bằng đá quí của người Tạng. Nhiều người hành hương khác không có đeo gì cả. Những người này đã đi 6 tháng từ quê và dự trù sẽ đi 4 tháng nữa mới đến Lhasa.

Chúng tôi còn gặp nhóm chỉ có 2 người với một chiếc xe kút kít đẩy tay, và cả hai cùng lễ lạy, sau khi đẩy xe lên họ sẽ lùi về chỗ cũ để lạy cho đến khi gặp chiếc xe...

Và có cả những người lễ lạy đơn côi, mà trước và sau nhìn mãi cũng không thấy ai.

dovhung
12-06-2014, 01:36
Hết rồi Tây Tạng, dự định đi xuyên Tạng bằng moto đã tan thành mây khói rồi...Biển Đông đang dậy sóng, đi sang lẹm quẹm chết như chơi....híc híc

Chitto
12-06-2014, 09:50
Hết rồi Tây Tạng, dự định đi xuyên Tạng bằng moto đã tan thành mây khói rồi...Biển Đông đang dậy sóng, đi sang lẹm quẹm chết như chơi....híc híc

Kể cả biển Đông không dậy sóng thì người không phải Trung Quốc đi xuyên Tạng bằng moto cũng là điều không thể. Đi bằng ôtô mà còn phải xin 7 cái giấy phép mới vừa chạm được đến Chamdo, trung bình cứ 100km lại có một chốt kiểm soát, trước khi vào địa phận khu nào phải xin phép ngủ đêm từ trước, mua xăng phải xuất trình giấy tờ xe, bằng lái xe,..., thì bạn đi Tạng bằng moto kiểu gì?

Trừ khi bạn là người Trung Quốc.

Chitto
14-06-2014, 16:10
Chúng tôi ghé lại làng Tashigang, làng nhỏ bên đường mà trong lịch trình đã muốn ngủ lại nhưng không được. Làng này cũng có nhà trọ để nghỉ, nhưng không cho khách nước ngoài ở lại.

Thung lũng giờ trơ trụi cây cối, nhưng chắc mùa xuân cũng sẽ xanh mát. Trong những bức ảnh mùa xuân, quanh vùng này cỏ hoa rực rỡ. Chỉ có điều ba tháng mùa xuân - mùa đẹp nhất nơi đây - thì người nước ngoài không được cấp phép vào nơi này.

https://farm3.staticflickr.com/2927/14205782887_24ab3e5416_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3843/14205786577_9cc1ac5526_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2932/14412398543_f5251c8b06_c.jpg

Chitto
26-06-2014, 21:19
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đến tu viện Lamaling, tu viện được coi là quan trọng bậc nhất của phái Nyingmapa. Tuy nhiên nơi đến thăm chỉ là tu viện dựng lại, bởi tu viện cổ đã bị cháy năm 1930, được dựng lại rồi lại bị phá bởi người Hán.

Truyền thuyết nói rằng Liên Hoa Sinh đại sư đã đến đây để đánh các pháp sư đạo Bon và đã chiến thắng. Đại sư để lại hai vết chân, một ở trong ngôi làng cách tu viện không xa, và một trên một tảng đá nay được thờ chính giữa điện thờ. Chính Liên Hoa Sinh đã xây dựng tu viện này để truyền đạo, và được các vua Tây Tạng tôn sùng.

Chính điện chỉ là một tòa nhà nhỏ hình bát giác, bên trong có một gian thờ nhỏ hơn xây kín. Giữa hai lớp tường là những người Tạng ngày đêm quỳ lạy vào các bức tượng bày quanh tường. Gian thờ chính giữa có tượng Liên Hoa Sinh và các hóa thân của ngài, cùng tảng đá có in vết chân nhưng để sâu phía trong, và cũng không cho chụp ảnh. Trong số những hình tướng của Liên Hoa Sinh, có hình tướng rất đáng sợ. Lại có cả hình mặt quỷ vương hung dữ, được cho là do ngài hàng phục được và theo hầu.

Một tu sĩ trầm ngâm trong gian thờ, lẩm nhẩm đọc kinh nhưng mắt nhìn rất nhanh, chúng tôi cũng không ai dám chụp ảnh trong này cả.

Lại múc một ít nước trong bát nước trước tượng thờ, bỏ vào cái lọ mang theo...

https://farm4.staticflickr.com/3884/14369118286_9f108fb81f_c.jpg

Chitto
26-06-2014, 21:25
Chúng tôi còn vào một tu viện nữa, mà trong LP có viết rằng nơi đây có một ngôi mộ đặc biệt, là mộ người con trai của Văn Thành công chúa.

Tương truyền rằng Văn Thành công chúa khi bị gả đến Thổ Phồn (Tây Tạng) đã rất buồn rầu. Chặng đường từ kinh đô Trường An đến Lhasa kéo dài hơn một năm. Trên đường công chúa đã sinh hạ một người con trai, nhưng đứa trẻ đã không sống được. Đứa trẻ đó con của ai, không ai biết, không ai nói. Vì sao đứa trẻ chết, cũng không ai biết và không ai nói nốt. Nhưng nó được chôn ở chân một quả núi, nằm giữa chặng đường dài dằng dặc, mà về sau đã dựng lên một tu viện.

Tuy nhiên khi đến tu viện đó và hỏi Tenzin về ngôi mộ truyền thuyết, thì cậu ta nhất định nói là không có chuyện đó, không có ngôi mộ nào cả, Văn Thành cũng không có sinh hạ lần nào cả.

Thực hư sao cũng không biết. Nhưng nếu như có truyền thuyết kia thì chắc là người Tạng cũng không thích nó tí nào. Vị công chúa - hoàng hậu thánh thiện đã mang Phật giáo vào Tạng không lẽ lại là một người thất tiết trước khi gặp vua Tạng?

Chúng tôi không có cách nào hỏi được, cũng tản ra tìm xung quanh tu viện đó nhưng không thấy có dấu hiệu công trình nào cả, đành về với một nỗi thắc mắc trong lòng.

Chitto
26-06-2014, 21:27
Cung đường tiếp tục về phía Tây

https://farm4.staticflickr.com/3854/14205771987_6a95ede726_c.jpg

Vượt qua những con đèo cao

https://farm4.staticflickr.com/3881/14369115456_7fba52b995_c.jpg

Bên những đỉnh núi tuyết, dưới những đám mây nặng nề đang rơi tuyết phía sau. Chặng đi trời trong veo, chặng này nhiều mây hơn và đã có tuyết rơi.

https://farm6.staticflickr.com/5477/14205769297_a88f4d71bc_c.jpg

Chitto
27-06-2014, 23:43
Nơi này cách không xa hồ thiêng Lamo Lasto, nhưng chúng tôi đã không được đi qua cung đường đó.

Rồi xe rời đường cái, xuyên vào con đường đất xuống phía Nam. Chúng tôi đi vào vùng đất cổ xưa của người Tạng - bình nguyên dài dọc sông Yarlung Shangpo.

Hai bên đường không còn màu cây lá xanh tươi như phía Đông nữa, mà chỉ có một màu cỏ úa. Mùa này cỏ đã khô hết rồi, những đàn bò yak đã di chuyển về nơi đâu, tôi không biết nữa.

https://farm4.staticflickr.com/3856/14205767757_368774fb92_c.jpg

Chitto
28-06-2014, 22:47
Bình nguyên không quá khô cằn như phía Tây của Tây Tạng. Có những dòng suối chảy xuyên qua thung lũng, nhưng mùa này nước cũng đóng băng cả. Đường vẫn hun hút chạy về xa.

https://farm6.staticflickr.com/5570/14205597048_f905c0ef3c_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3865/14205765197_b653a51aa1_c.jpg

chungkhoandaivie
28-06-2014, 22:55
Cảm ơn những cảm xúc và sự kiên trì viết của anh, tính ra cũng gần 1 năm rồi mà anh vẫn đang hoàn thiện topic cảm xúc gần như mới hôm qua

Chitto
29-06-2014, 00:21
Cảm ơn vì vẫn có bạn theo dõi topic này. Cảm xúc ở vùng đất này thực sự rất sâu. Và cũng phải viết vì sợ đến lúc sẽ nhạt hết không còn nhiệt nữa. Và cũng vì lại sắp có chuyến đi khác, sợ rằng sẽ chiếm hết ngôn ngữ trong đầu.

___________________________________________

Buổi tối chúng tôi ngủ lại Tsetang (Zêtang), thành phố lớn thứ ba ở Tibet. Đây là thành phố cổ, nơi các triều đại vua Tạng trước Tùng Tán Cam Bố đã từng ở, có nhiều tu viện và các công trình văn hóa. Nhưng cũng như những thành phố dễ tiếp cận khác, Hồng Vệ Binh của thập kỷ 1960 đã tàn phá sạch các công trình này.

Ngày nay Tsetang là một thành phố rặt Hán, nhiều nhà cao tầng và các công trình của thế giới hiện đại.

Buổi tối khi đến đó, sau nhiều ngày ăn đồ TQ và đồ Tạng, có bốn đứa kéo nhau đi Lotteria làm bữa khoai chiên với thịt gà rán, lại còn kem nữa, rất là sung sướng. Đành rằng đi các nơi thì cố mà thưởng thức thổ sản, nhưng lâu lâu cũng cần phải quay lại với món quen một tí.

Ngày hôm sau, chúng tôi sẽ đến thăm một công trình được coi là cổ nhất Tibet vẫn còn sót lại, và may mắn thay cũng là công trình hầu như không bị Hồng Vệ Binh hủy hoại.

Chitto
29-06-2014, 00:22
Những chuyến xe của người Tibet giữa bình nguyên

https://farm6.staticflickr.com/5119/14390831552_c4a53b3624_c.jpg

Dòng Yarlung shangpo trong chiều buồn

https://farm4.staticflickr.com/3864/14205753317_5ac3d12bc3_c.jpg

Trandieuanhbk
29-06-2014, 22:28
Ảnh đẹp quá Chitto ạ ! Kiến thức cũng rất phong phú. Ngưỡng mộ bạn !

Chitto
30-06-2014, 11:39
Sáng sớm, chúng tôi rời Tsetang đi Yumbulagang, công trình được coi là cổ nhất của Tibet.

Truyền thuyết (được coi như lịch sử) kể rằng sau thời kỳ văn hóa Zhangzhung ở phía Tây, vị vua đầu tiên thiết lập vương quốc của người Tạng là ở phía Đông, chính tại thung lũng sông Yarlung Shangpo này. Và vị vua Nyatri Tsenpo ấy từ 200 năm TCN đã dựng lên cung điện của mình trên đỉnh một ngọn đồi trông ra toàn bộ thung lũng. Tòa nhà đó sau được gọi là Yumbulagang. Yumbu nghĩa là con hươu cái hay Hươu mẹ, Lagang là nơi thiêng liêng. Cái tên này xuất hiện rất muộn, nhưng là tên chính thức cho đến giờ.

Các triều vua Tibet đặt đô ở dưới chân đồi này, về sau chuyển sang Tsetang, nhưng nơi đây vẫn luôn là cung điện của vua. Cho đến thời Songtsen Gampo (thế kỷ 7) thời đầu nơi đây vẫn là cung điện mùa hè của vua và Văn Thành công chúa, sau đó vua rời đô về Lhasa thì nơi này mới trở thành đền thờ. Có lẽ từ đó mới có cái tên Yumbulagang. Dalai Lama Vĩ đại thứ 5 đã chuyển nơi này thành một tu viện.

Ngọn đồi Hươu mẹ trong nắng sớm

https://farm4.staticflickr.com/3856/14412368963_176a447db2_c.jpg

Chitto
30-06-2014, 11:46
Gọi là cung điện, nhưng nơi đây giống một pháo đài, với tường dày và cao. Bên trên chia ra 2 tầng, khá chật hẹp. Ngày nay nơi đây là điện thờ Phật, nên sau khi leo những bậc thang dốc khúc khuỷu, cánh cổng mở vào một gian sảnh có vẽ các Thiên vương giữ cửa như các ngôi chùa khác. Bên trong là điện thờ Phật, có tranh tường vẽ các vị vua Tibet. Phía trong có gian nhỏ dành riêng cho Dalai Lama ngủ khi về đây hành lễ. Tầng trên cũng là điện thờ, đèn nến nghi ngút.

Tòa tháp cao phía sau pháo đài là đài quan sát có thể nhìn ra bao quát khắp cả thung lũng. Rõ ràng nơi này vốn có chức năng phòng thủ hơn là nơi ở.

Có tài liệu viết đây là nơi ít bị hủy hoại nhất sau Cách mạng Văn hóa, hầu như tòa nhà được giữ nguyên vẹn vì Hồng Vệ Binh mải mê tàn phá Tsetang ở cách đó không xa nên bỏ qua nơi này. Nhưng cũng có chỗ nói nơi này cũng bị phá hủy rất nhiều, sau năm 1983 mới xây dựng lại.

Cánh đồng bên dưới Yumbulagang theo truyền thuyết là nơi đầu tiên người Tibet định cư canh tác, trồng cấy. Trước đó người Tibet du cư chỉ chăn thả gia súc trên những đồng cỏ tự nhiên, đến thời vị vua đầu tiên thì họ mới định cư và trồng trọt. Nơi đây như là địa điểm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử và văn minh Tibet, từ chăn thả sang trồng trọt, từ du cư sang định cư, từ văn hóa bộ tộc sang nhà nước có vua và các thiết chế rõ ràng.

Thung lũng và đường huyết mạch chạy dưới chân pháo đài.

https://farm3.staticflickr.com/2924/14388854761_8654c330a6_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3913/14390813702_b2cdc02e49_c.jpg

Chitto
30-06-2014, 11:51
Phía sau Yumbulagang, triền đồi vươn cao hơn nữa. Và đỉnh đồi dầy đặc các lá cờ nguyện, tầng tầng lớp lớp phủ kín.

Chúng tôi mua cờ của những người Tibet bán dưới chân núi, đặc biệt là một bà cụ người Tạng rất vui, tuy không giao tiếp được bằng ngôn ngữ nhưng dường như cụ hiểu hết những điều chúng tôi chúc cụ. À mà thực ra có một câu mà ở đâu chúng tôi cũng có thể dùng được: "chan-xi-tê-lê" !

Treo lungta trong những cơn gió phần phật, cùng nguyện cầu cho một Tibet bình yên, một Tibet của người Tibet, cầu cho nền văn hóa này đừng biến chất, mai một giữa trùng trùng văn hóa thực dân đang xâm lấn.

https://farm6.staticflickr.com/5231/14388834561_c2fd86c2c7_c.jpg

Toàn cảnh Yumbulagang nhìn từ đỉnh đồi.

https://farm6.staticflickr.com/5552/14388831861_1ef2d7612e_c.jpg

Chitto
30-06-2014, 14:18
Yumbulagang, đền thiêng trên đồi Hươu mẹ. Địa danh này là lời nhắc nhở người Tạng về cội nguồn của mình, một nơi như quê cha đất tổ, nơi các vị vua thuở xa xưa dựng nước.

Yumbulagang, như thế với người Tạng cũng giống như đất Phong Châu của người Việt, nơi vị vua đầu tiên trong truyền thuyết - Hùng Vương - dựng nước và giữ nước.

Từ đời vua đầu tiên Nyatri Tsenpo 200 năm TCN hơn 800 năm truyền được 27 đời. Đến vị vua thứ 28 là Songtsen Gampo mới dời đô về Lhasa, và thay đổi tôn giáo chính thống. Cung điện xưa tuy nhỏ nhưng thực sự thiêng liêng trong mỗi tâm hồn người Tạng.

Tôi vẫn nhớ một bà cụ tóc bạc trắng run rẩy phải có hai người đỡ hai bên, nhưng vẫn cố leo từng bậc một để lên đến đỉnh, cụ cười rất tươi và gặp chúng tôi cũng chào "chan-xi-tê-lê". Không biết trong tâm khảm người Tạng, nơi này có vị trí thiêng liêng đến mức nào (vì những nơi như Jokhang, Potala và một số tu viện khác cũng quan trọng lắm rồi).

Thực ra nơi này cách Lhasa theo đường chim bay không quá xa, nhưng đi đường bộ cũng đến 200km, vì phải đi vòng dọc sông rồi theo các thung lũng núi. Ở giữa hai kinh đô là một dãy núi cao ngất chắn lối.

Chitto
01-07-2014, 13:14
Khu vực thung lũng sông Yarlung Shangpo là đất cội nguồn của các vương triều Tibet, nên kể cả sau này khi đã dời đô về Lhasa thì đây vẫn là vùng đất thiêng liêng.

Chúng tôi quay ngược lại dòng sông, và đến thăm đền Tradruk, một trong những ngôi đền thiêng liêng nhất Tibet. Truyền thuyết nói rằng đền Tradruk dựng cùng thời với đền Jokhang, thậm chí còn trước đền Jokhang. Như vậy đây có thể là ngôi đền thờ Phật giáo đầu tiên hoặc thứ hai ở Tibet. Sau khi lập các tu viện thì đây là một trong ba tu viện của hoàng gia Tibet.

Trước kia đây là một hồ nước, nơi có một con rồng 5 đầu canh giữ. Vua Songtsam Gampo đã dùng thần thông gọi một con chim thần đến giết con rồng rồi lấp hồ làm đền thờ Phật. Tên đền cũng có nghĩa là Chim thần đánh thắng rồng (Tra = chim thần; druk = rồng). Huyền thoại này cũng na ná việc dựng đền Jokhang, là đánh thắng con quỷ rồi mới lấp hồ làm đền.

Trong bức tranh lớn vẽ Quỷ vương Simon bị trấn giữ bởi các ngôi đền, thì đền Tradruk trấn giữ vai trái của con quỷ, đền Jokhang giữ vị trí tim của con quỷ.

https://farm3.staticflickr.com/2933/14540744755_91676acb2e_c.jpg

Chitto
01-07-2014, 13:22
Ngôi đền được coi là rất thiêng liêng, một phần vì nó có cất một báu vật quý giá: Bức thangka ngọc trai.

Truyền thuyết kể rằng bức thangka này do chính tay Văn Thành công chúa thêu bằng ngọc trai, hình Bạch Đala (cũng chính nữ thần hóa thân thành công chúa). Bức thangka có sức mạnh kì diệu trấn át được tất cả các thế lực đen tối. Trước kia mật thất cất bức thangka chỉ mở cửa một lần một năm để làm lễ, ngày nay mọi người đều được vào xem, ở ngay trên tầng hai của tòa điện chính.

Bức thangkia rộng 1,2m, dài 2m, đính 29 nghìn viên ngọc trai, cùng vô số ngọc và đá quý, vàng bạc khác nữa.

Ngoài ra trong gian phòng đó cũng có một bức thangka khác mà Tenzin nói cũng do Văn Thành công chúa thêu, hình Phật Thích ca. Tuy nhiên bức thangka này các tài liệu lại không nói đến nhiều bằng bức thangka ngọc trai.

Chỗ này không được chụp ảnh nên mượn ảnh trên mạng.

Bức thangka ngọc trai:

https://farm4.staticflickr.com/3871/14354077549_9e4a5c3206_z.jpg

Bức thangka thêu chỉ mà Tenzin nói cũng do Văn Thành công chúa thêu.

https://farm4.staticflickr.com/3857/14540691685_beaf40740b_o.jpg

PHAM-PEK
02-07-2014, 09:14
Ôi, cảm ơn Chitto quá, cảm xúc duy trì được cả năm thì chắc chắn rằng bạn phải yêu Tây Tạng lắm lắm.
Chủ đề Tây Tạng đúng là không bao giờ cũ trong lòng dân Phượt, bạn nhỉ!

Chitto
02-07-2014, 11:30
Là một trong hai ngôi đền Phật giáo cổ nhất Tibet, trong nhiều triều đại ngôi đền được trùng tu, xây dựng và mở rộng, mái đã từng được dát vàng. Xung quanh đền đã trở thành một tu viện.

Tuy nhiên, cũng như tất cả các tu viện khác ở Tibet, Tradruk cũng bị tàn phá nặng nề trong thời Cách mạng Văn hóa 1967- 1976. Hai tấm thangka cổ được các tu sĩ liều chết gìn giữ nên may mắn thoát nạn, nhưng các pho tượng cổ nghìn năm thì hầu như đều bị hủy hoại. Đến năm 1988 mới được tu sửa xây dựng lại, chi phí vô cùng lớn.

Công cuộc trùng tu các tu viện ở Tibet không thể không nhắc đến Panchen Lama thứ 10, mà ngày nay ảnh của ngài được treo ở khắp các tu viện. Chính quyền TQ cấm tuyệt đối ảnh của Dalai Lama 14 nhưng cho phép treo ảnh Panchen Lama - một người trung thành với Dalai Lama. Câu chuyện này khá dài....

Trong tu viện Tradruk. Có thể thấy hai bức ảnh, bên trái là Dalai Lama 13 và bên phải là Panchen Lama 10.

https://farm4.staticflickr.com/3889/14539246194_e90b02979a_c.jpg

Gian thờ ở tầng trên, nơi bày hai bảo vật là hai bức thangka.

https://farm3.staticflickr.com/2927/14540743755_6b71b5f117_c.jpg

Chitto
02-07-2014, 11:37
Rời Tradruk, con đường lại chạy dọc sông Yarlung shangpo, lại những cảnh sắc rất khác hiện ra trước mắt. Chuyến đi cho chúng tôi những phong cảnh tuyệt vời, thay đổi hàng ngày, rực rỡ, khô cằn, xanh tươi, tàn tạ dường như đều có đủ.

https://farm4.staticflickr.com/3905/14540735365_6cc81a7fa9_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3891/14539237034_c75816d782_c.jpg

Chitto
02-07-2014, 13:10
Đường lại vượt qua một con đèo nhỏ, đây là con đèo cuối trong hành trình của tôi. Các bạn về sau còn tiếp tục một số chặng đường về sau.

https://farm6.staticflickr.com/5574/14354139268_847c22d193_c.jpg

Thung lũng sông khô cằn toàn cát không trồng cấy gì được.

https://farm3.staticflickr.com/2927/14354144298_3d390afc27_c.jpg

Chitto
02-07-2014, 13:11
Như mọi con đèo, đỉnh đèo chăng đầy lungta bay phần phật trong gió.

Chúng tôi đi về phía Samye, tu viện đầu tiên của Phật giáo Tibet, gắn liền với tên tuổi Liên Hoa Sinh đại sư.

https://farm6.staticflickr.com/5593/14354266157_21f6d0269f_c.jpg

Chitto
02-07-2014, 13:20
Sau khi kết thúc chuyến đi, về xem lại trên bản đồ, tôi mới hiểu được hành trình của các vị vua Tibet xa xưa. Tôi đánh dấu lại trên bản đồ dưới này các điểm dừng quan trọng

https://farm6.staticflickr.com/5558/14576176663_ce4b84597f_c.jpg

Khi kết thúc văn hóa Zhangzung dạng bộ tộc, vị vua đầu tiên trong huyền thoại của Tibet đã đóng đô ở Yumbulagang, một thung lũng sâu phía Nam sông Yarlungshangpo. Những vị vua sau đó thấy địa thế đó quá hẹp nên đã chuyển ra Tsetang, và phát triển ra sát bờ sông Yarlungshangpo. Thế hệ những vị vua này theo đạo Bon, và vì thế vùng đất này cũng là nơi đạo này ăn sâu bám rễ.

Sông Yarlungshangpo chảy từ Tây sang Đông, phình to ra rồi hẹp lại ngay ở cửa ngõ Tsetang. Có thể đoán được rằng nơi đây xưa kia đã có những trận lụt lớn, khi băng tuyết trên núi tan chảy mà cửa núi lại hẹp nên nước sông phá vỡ bờ tạo thành các dòng chảy xiên ngang. Vì thế Tsetang chắc hẳn đã hứng chịu những trận lụt lội trong quá khứ.

Songtsam Gampo - vị vua thứ 28 hùng mạnh đã quyết định thoát khỏi cái thung lũng dễ lụt lội, thoát khỏi cái bóng của các triều đại trước. Ông đi ngược sông Yarlungshangpo, đến ngã ba sông Chusul thì ngược lên theo dòng sông nhỏ từ hướng Bắc. Tại đây ông tìm thấy một thung lũng rộng rãi hơn Tsetang, dòng sông lại hiền hòa hơn. Nơi đó chính là Lhasa, và dòng sông cũng gọi là sông Lhasa.

Chitto
02-07-2014, 13:30
Để thể hiện sự giải thoát khỏi đạo Bon, vua Songtsam Gampo đã cho dựng đền Jokhang ở Lhasa, đồng thời là đền Tradruk ở Tsetang để thờ Phật, thể hiện sự thay đổi của mình. Điều này chắc chắn không làm các thế lực cũ hài lòng nên đã có nhiều tranh chấp. Đền Tradruk gặp phải nhiều chống đối. Huyền thoại vua phải dùng pháp thuật để lấp hồ của con rồng thể hiện việc này.

Sau Songtsam Gampo khoảng 100 năm, Liên Hoa Sinh từ Bắc Ấn vào Tibet. Ông đã đặt tu viện đầu tiên của Phật giáo tại Samye, một thung lũng nhỏ cách Tsetang một đoạn và ở bờ bên kia sông. Trong huyền thoại, ông đã phải đánh nhau rất nhiều với các pháp sư đạo Bon tại đây, cũng như quy phục các quỷ thần vùng núi non này theo Phật giáo. Cũng tại Samye này sau đó mấy chục năm nữa đã có cuộc tranh luận lớn giữa Mật tông từ Liên Hoa Sinh và Thiền tông từ Trung Quốc lên. Cuối cùng Mật tông đã thắng và Thiền tông cũng như các tông Phật giáo khác từ Trung Quốc không thể phát triển lên đây.

Có thể thấy vị trí của Samye nằm cạnh sông lớn là con đường giao thương sang phía Đông và xuống phía Nam, trong khi Lhasa phát triển lên phía Bắc. Lhasa với Jokhang; Samye; Tradruk nằm gần như trên một đường thẳng, tuy cách núi cách sông nhưng đều là các thánh địa thiêng liêng của Phật giáo Tibet.

Những dấu mốc địa danh này khi đối chiếu trên bản đồ đã thể hiện được nhiều điều hơn là các dòng chữ lịch sử viết về nó.

Chitto
02-07-2014, 17:13
Samye là tu viện đầu tiên ở Tibet, do Liên Hoa Sinh lập. Đại sư đã dùng pháp thuật, thần thông chiến thắng các pháp sư đạo Bon, các quỷ thần và lập tu viện vào năm 775. Trước đây các ngôi đền như Jokhang, Tradruk chỉ là đền thờ, không có tu tập, học tập và truyền bá cho các tu sĩ người Tạng.

Tu viện trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, thay đổi nhiều. Thời cách mạng văn hóa, Hồng Vệ binh từng nuôi gia súc trong tu viện, chính điện dùng để nhốt lợn. Tranh tượng và đồ quý báu bị lấy đi, bị đập phá. Cũng may mắn là các tòa nhà quanh tu viện không bị phá hủy. Ngày nay những gì nhìn thầy thì kiến trúc tương đối nguyên vẹn, còn bên trong thì các bức tượng đa phần là hàn lại, chắp lại từ các tượng cũ bị đập phá.

Tu viện được dựng thành hình một Madala khổng lồ, mà đứng trên núi mới nhìn rõ. Bao quanh là bức tường dài với hơn 1000 stupa nhỏ trắng toát.

Vừa bước vào cửa, một bầy bồ câu bay rộn lên, cảm giác bình yên. Mùa này chẳng có khách du lịch nào, chỉ có vài người dân vào lễ trong tu viện.

https://farm4.staticflickr.com/3838/14539216114_ef49f689f6_c.jpg

Chitto
02-07-2014, 17:18
Tu viện xưa kia do nhiều tốp thợ mà vua Tibet mời đến, tòa chính điện thì mỗi tốp xây một tầng. Do đó tầng 1 kiểu Tạng, tầng 2 kiểu Nepal, tầng 3 kiểu Hán, tầng 4 kiểu Ấn Độ.

Chính điện thì tầng 1 thờ Phật, tầng 2 thờ Bồ tát và các ĐaLa, tầng 3 là nơi dành riêng cho Dalai Lama, tầng 4 là nơi cất giữ các bảo vật thiêng liêng, gồm những Mạn đà la, và vài sợi tóc của Liên Hoa Sinh, vài di vật của các thánh tăng thuở xưa. Toàn bộ tòa nhà tạo hình như núi Meru, bốn góc là các tháp nhỏ vàng rực lên trong nắng chiều.

https://farm3.staticflickr.com/2911/14354259317_621a054966_c.jpg

Chitto
03-07-2014, 18:38
Chính điện của tu viện Sayme khá rộng, trang nghiêm rực rỡ. Phía ngoài là nơi ngồi của các tu sĩ, phía trong là nội điện với tượng Phật Thích Ca ngồi giữa, hai bên là 10 vị Bồ tát, Liên Hoa Sinh, Tông Khách Ba. Những ngọn nến bơ bò cháy lung linh suốt ngày đêm.

https://farm4.staticflickr.com/3851/14354054530_d245f6afc7_c.jpg

Đúng ra trong điện này cũng không cho chụp ảnh, nhưng ngoài chúng tôi không có ai cả, thỉnh thoảng có vài vị sư vào thắp nến, và cũng không tỏ ra quan tâm lắm đến chúng tôi, nên máy ảnh vẫn hoạt động được.

Pho tượng chính giữa cũng được coi là một trong các bức tượng quý, tạc về Phật Thích Ca ở tuổi 38. Những con số tuổi của Phật chỉ là con số tượng trưng, thể hiện sự sùng kính của người Tibet, khi muốn lưu giữ lại các dấu mốc của Đức Phật.

Chitto
03-07-2014, 18:49
Trong nội điện rực rỡ hoành tráng, đó đều là những gì làm lại sau năm 1988. May mắn thay, Samye còn giữ được một kho tàng mỹ thuật, không phải các bức thangka bằng lụa thêu chỉ vàng bạc, không phải các bức tượng bằng vàng bạc, mà là các bức tranh tường - Mural.

Tầng một của chính điện là một khối nhà vuông tường dày gần 2m, nhưng có thêm một vòng tường cũng dày như thế bao quanh. Giữa hai bức tường là hành lang rộng cũng chỉ khoảng 2m, mà nếu không có đèn thì sẽ tối om kín mít. Từ sàn đến trần của tường hai bên hành lang đó kín các bức bích họa theo phong cách Tibet, mà tuổi đời thì tùy tài liệu, có nơi nói 500, 800, nhưng ít ra cũng 400 năm. Các bức vẽ chìm trong bóng tối nên còn giữ được nguyên màu sắc, và đặc biệt không bị Hồng vệ binh hủy hoại.

Giờ đây trong hành lang có đèn, và với những chiếc đèn pin mang theo, chúng tôi được ngắm những bức tranh tường quý giá nhất của Tibet.

https://farm6.staticflickr.com/5273/14354084199_47cfcea6ea_z.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3877/14539735272_6b48ff1884_z.jpg

Chitto
03-07-2014, 18:54
Màu sắc dùng để vẽ tranh của người Tibet là loại màu lấy từ tự nhiên. Đất Tibet khô cằn nhưng có rất nhiều loại khoáng thạch với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng (mà hầu như ai cũng đeo trên tay và quanh cổ). Các họa sĩ xưa kia nghiền mịn các loại đá này, trộn với keo từ động vật để thành chất liệu màu không thể phai. Các mảng tranh có thể bong ra khi tường bị hỏng chứ không phai màu mất nét. Nếu ở nơi khô ráo, màu sắc sẽ vẫn tươi mới sau hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm.

Chúng tôi thơ thẩn trong cái hành lang dài tối tăm câm lặng kì diệu đó rất lâu, rì rầm trò chuyện về những gì đã trải qua trên mảnh đất này, thậm chí giữa các bức tường này trong cả nghìn năm qua.

https://farm3.staticflickr.com/2924/14539194004_d265feab15.jpg