PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa



Pages : 1 [2]

Chitto
03-07-2014, 22:24
Tầng 3 vốn là nơi dành riêng cho Dalai Lama, nay ngài đã rời xa mảnh đất này hơn 50 năm. Ngày ngày những vị tu sĩ vẫn thắp đèn trước các bức tượng các tiền thân của ngài.

https://farm6.staticflickr.com/5528/14540709055_d7de4b345d_c.jpg

Chiếc thang kia dẫn vào tầng trên cùng, nhưng luôn đóng cửa. Trong đó là những bảo vật của Samye, những bức Mandala, thangka cổ, sợi tóc của Liên Hoa Sinh đại sư.

https://farm4.staticflickr.com/3842/14539731992_cd399c01cd_c.jpg

Chitto
06-07-2014, 14:08
Trong LP có nhắc đến một bức họa Dalai Lama thứ 14 ở tu viện Samye, lại cầu thang từ tầng 3 lên tầng 4.

Đây là một chi tiết rất đặc biệt, vì cần biết rằng TQ coi Dalai Lama 14 là kẻ thù, là tội phạm. Người Tibet nào có giữ chân dung của ngài đều bị trừng phạt, bị tống giam. Các sách vở người nước ngoài mang vào Tibet đều có thể bị khám nếu nghi ngờ có chân dung ngài, và nếu có thì sẽ bị xé ngay tức khắc. Như thế việc nhìn thấy hình ảnh của Dalai Lama 14 nơi đây gần như không thể.

Vậy mà tu viện này lại có được !?

Chúng tôi đi tìm đến hai cầu thang từ tầng 3 lên tầng 4, và cả hai cầu thang đều giống nhau như thế này:

https://farm3.staticflickr.com/2900/14354048990_350c6365ce_c.jpg

Tại cả hai cầu thang, bức tường vẽ chân dung các vị Bồ tát, Đa la, La hán,... đều có một ô trống trơn, trơ đá.

Mấy đứa đi tìm đều buồn vì chắc rằng bức họa Dalai Lama 14 đã bị xóa bỏ. Chắc rằng người TQ đã biết đến bức họa này nên đã tiêu hủy đi.

Chitto
06-07-2014, 22:28
Khi đang thất vọng vì thấy bức họa ở cầu thang tầng 3 lên tầng 4 đã bị phá hủy, bỗng ở góc đằng kia hành lang dài, Lymy cuống quýt gọi "đây rồi, đây rồi".

Chạy ra góc đó, giữa các bức họa trên tường, có một bức rõ ràng khác biệt, đó chính là chân dung của Dalai Lama 14, ngồi trên tòa với tay trong thế đang giảng pháp. Người nhận ra chính là Đốc, vì thấy bức này "xấu" hơn các bức khác, với nét vẽ kiểu tả thực chứ không phải kiểu truyền thống.

https://farm3.staticflickr.com/2926/14354069960_3c11afeb9b_c.jpg



Nhưng điều mà chúng tôi thắc mắc nhất, đó là vị trí bức tranh nằm ở cầu thang từ Tầng 2 lên tầng 3, chứ không phải từ tầng 3 lên tầng 4 như LP (bản mới nhất) đã viết !

Lúc đầu chúng tôi nghĩ LP đã viết sai !

Nhưng sau đó nghĩ lại: Nếu LP viết đúng là cầu thang tầng 2 lên tầng 3 thì liệu chính quyền TQ có để bức họa tồn tại hay không?

Rồi còn những ô bị xóa ở cầu thang tầng 3 lên tầng 4 nữa? Liệu có phải đây là một sự "nhầm lẫn cố tình" của LP để bức họa này được tồn tại?

Nhưng nếu chúng tôi đã có thể tìm thấy bức họa này, thì chắc người TQ cũng sẽ thấy được rồi. Tại sao nó vẫn được tồn tại ở đó?

Lại một câu hỏi nữa, chúng tôi không có lời giải đáp, không biết sau này có ai trả lời không?

PĐQuang
07-07-2014, 19:57
Tình cờ, bài viết này là bài thứ 6001 mình viết trên Phuot.vn.[/QUOTE]

Bái phục bạn Chitto. Mình rất mê tính khoa học trong các bài viết của bạn. LIKE mạnh

PĐQuang
07-07-2014, 20:06
Bức ảnh này chụp trong gian phòng học của các Dalai Lama. Phòng nhỏ và thấp, với bàn ghế có phần đơn sơ giản dị. Tôi tưởng tượng cảnh mỗi sáng mỗi chiều, hai vị đại sư già sẽ giảng dạy những triết lý thâm sâu của Phật cho một chú bé mà sau khi bước ra khỏi căn phòng này, các vị đại sư sẽ cúi chào chú và tôn vinh chú là bậc lãnh đạo tối cao của cái cõi tuyết cao nhất thế giới này. Dù bên ngoài cao trọng bao nhiêu, thì trong căn phòng này chú vẫn chỉ là một người học trò. Dù trong tiền kiếp chú đã tích lũy bao nhiêu kinh sách thì ở đây chú vẫn phải nhắc lại để mở lại những điều đang tiềm tàng trong A-lại-da thức.

Có thể nói căn phòng này là nơi đánh thức dậy những gì tiềm ẩn trong mỗi vị Dalai Lama, vì các vị chỉ là là tái sinh của muôn vàn kiếp trước. Nhưng nếu như không có sự đánh thức ấy thì đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ.

Tôi không biết Dalai Lama 14 đang lưu vong tại Ấn Độ kia sẽ nhớ gì về quê hương, nhưng chắc chắn lá sẽ có nhớ căn phòng nhỏ này, nơi mà trí tuệ dần được khai mở và đánh thức.

https://farm6.staticflickr.com/5476/11131029145_cdbcfed35c_z.jpg
Nín thở như đang đi trong căn phòng này để đọc những dòng viết của Chitto. Cám ơn nhiều

PĐQuang
07-07-2014, 20:31
https://farm4.staticflickr.com/3679/11131964405_11df4e63eb_c.jpg[/QUOTE]
Ảnh bạn Chitto chụp quá đẹp. Có up lên panoramio không?

Thang_vf
07-07-2014, 20:54
https://farm3.staticflickr.com/2926/14354069960_3c11afeb9b_c.jpg

Cảm ơn Chitto rất nhiều về tấm hình này. Thật tiếc, trong lần thăm tu viện Samye cách đây 2 năm, chúng tôi đã không nhìn ra chân dung của Dalai Lama thứ 14. Nhân đây cũng xin hỏi bác Chitto có bức ảnh nào về tấm bia mang tên "hưng Phật chứng minh bi" ở gần cổng chính của Samye không, lần đó tôi cũng không có ảnh về tấm bia ghi dấu sự chấn hưng của Phật giáo Tây tạng này.

Chitto
08-07-2014, 14:31
... có bức ảnh nào về tấm bia mang tên "hưng Phật chứng minh bi" ở gần cổng chính của Samye không, lần đó tôi cũng không có ảnh về tấm bia ghi dấu sự chấn hưng của Phật giáo Tây tạng này.

Tấm bia này dựng cách đây 1200 năm, ghi rằng Phật giáo là quốc giáo của Tibet, bên cạnh một con sư tử đá cũng từ đời đó. Chữ trên bia được dát vàng.

https://farm4.staticflickr.com/3885/14601678462_ab917cdedf.jpg https://farm4.staticflickr.com/3888/14601679192_e7a08332e8.jpg

June
08-07-2014, 21:46
Sau này khi xem ảnh cả đội chụp về Samye có một người bạn của em đã nói về vị trí của bức tranh vẽ Dalai Lama đầy ẩn ý thế này "Vì cái bức vẽ ấy nằm ở góc hành lang, ngay đầu cầu thang, vị trí không phải là trang trọng nên lúc tìm rất dễ bị bỏ sót, vì đứng gần đó sợ té vào cái lỗ hổng dưới chân. Góc hành lang thì tối, nhưng ánh sáng bên ngoài hành lang khiến hình bị chóa sáng. Một vị trí như vậy khiến hình của Ngài vừa dễ thấy vừa khó thấy nhất !", nghĩ cũng thấy cũng có ý đúng.

Chitto
08-07-2014, 22:40
Từ tầng trên của Samye nhìn ra xung quanh, có bốn ngọn tháp (stupa) mang bốn màu: đen, hồng, trắng, xanh lục đứng ở bốn phía. Cánh đồng hẹp kéo về phía Nam.

Về phía Đông là một dãy núi thấp, trên đỉnh là một đền thờ nhỏ đánh dấu nơi Liên Hoa Sinh hàng phục các quỷ thần của vùng núi này trước khi dựng tu viện, và các quỷ thần đó trở thành các vị hộ vệ cho tu viện. Đó là nơi chúng tôi định lên ngắm bình minh.

https://farm6.staticflickr.com/5579/14415709539_e66ea75153_c.jpg

Chúng tôi dành thời gian đi vòng quanh và quay tất cả các chuyển kinh luân này. Bốn cạnh, mỗi cạnh có khoàng trăm cái, đi vòng quanh xuôi chiều kim đồng hồ và quay tất cả. Những tảng đá này đã đón bao bước chân trong cả nghìn năm qua?

https://farm4.staticflickr.com/3840/14599017261_c997ede4d3_c.jpg

Chitto
08-07-2014, 22:43
Chiều xuống rất nhanh, do bóng núi tràn về quanh tu viện. Những tu sĩ từ các tòa nhà xung quanh tỏa ra đi về phía cửa tu viện. Chúng tôi không đi theo nên không biết các vị ấy đi đâu, mà lặng ngắm những bóng áo đỏ đổ trong chiều, chậm rãi di chuyển và rì rầm trò chuyện.

https://farm4.staticflickr.com/3842/14539188224_b73564229a_c.jpg


Chúng tôi thuê một nhà trọ ngay gần cổng tu viện, lấy hai phòng. Lần đầu tiên mấy nữ lưu phải ngủ cùng với mấy thằng ngáy to. Khỏi nói câu chuyện bàn luận về tiếng ngáy nó lâm ly hào hứng đến thế nào.

Nhà nghỉ này có một hành lang rộng phía trước tràn đầy nắng, mà khi mới đến đứa nào cũng thích thú ngồi ở đó. Một căn bếp ấm áp ngay tầng một, tầng trên dành cho khách.

Chiều sau khi từ tu viện về, tôi hỏi Tenzin về việc trèo lên đỉnh núi đối diện vào buổi sáng, gã bảo "Không được, năm ngoái có mấy du khách nước ngoài trèo lên đó bị cảnh sát bắt giam mấy ngày đấy".

Chập tối, công an TQ đến làm thủ tục nghỉ, tôi lại bảo Tenzin đề nghị lần nữa. Sau một lúc gã bảo: "Được rồi, mai chúng mày đi được".

lenvoyage
16-07-2014, 02:35
Hôm nay ngồi buồn quá, nên tìm đọc các topic về Tây Tạng. Em dành cả chiều để ngồi đọc topic này với vài topic khác nữa. Đã từ lâu rồi em dành cho Tây Tạng một vị trí rất đặc biệt, là nơi nhất định mình phải đến trong đời, là nơi ấp ủ một giấc mơ tuổi trẻ mà nhất định mình phải tìm gặp được. Nhất định phải đến đứng giữa núi đồi, mà ngẩng mặt nhìn bầu "trời xanh điên dại" ấy, nhất định phải đến nhìn được dòng sông băng, nhất định phải đứng được giữa hàng ngàn tấm lungta tung bay giữa những cơn gió trời, phải được nhìn thấy những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng, những hồ nước phẳng lặng xanh văn vắt. Phải đến được nơi mà chẳng hiểu sao từ lâu, em đã nghĩ là nó đã cất giấu một phần ước mơ của mình, một phần tuổi trẻ, mà mình nhất định phải đến tận nơi, nhìn tận mắt, và xúc động hân hoan.

Ảnh của anh Chitto và mọi người chụp đẹp quá, đẹp quá, đẹp y hệt như những gì em đã luôn tưởng tượng và mơ ước, cái màu xanh nhức nhối lòng, những ngọn gió buốt giá gào thét hoang dại, những đỉnh cao ngàn đời kiêu hãnh. Ảnh đẹp quá, và anh Chitto viết hay quá, khiến em cảm thấy em được gần với Tây Tạng hơn rất nhiều, gần với ước mơ của mình hơn rất nhiều. Thật sự cảm ơn mọi người đã đi và chia sẻ một cách đầy xúc động như thế này :(.

Và còn may hơn nữa là topic bắt đầu từ cuối năm ngoái, mà đến giờ là tháng 7 rồi, anh Chitto vẫn không ngừng dở những chia sẻ, em cảm thấy điều này thật may mắn ;___; nên đọc xong phải reg nick ngay để nói lời cảm ơn. Thật sự cảm ơn anh đã không bỏ rơi topic này, đã tiếp tục chia sẻ cho mọi người những hình ảnh và câu chuyện quá tuyệt vời ;___;. Thật sự cảm ơn anh đã không bỏ ngỏ một vùng đất kì diệu như thế, mà vẫn tiếp tục là người truyền cảm hứng cho những giấc mơ về đất Tạng ;__;. Thật sự rất cảm ơn anh.

Và ngóng những câu chuyện mới của anh :").

PĐQuang
24-07-2014, 21:13
Nắng vàng trên ngọn phong

https://farm3.staticflickr.com/2823/11338190896_ce2eb4d329_c.jpg

Một đoạn đường gần Bayi

https://farm4.staticflickr.com/3741/11338127825_4c80bc01b5_c.jpg

Ảnh anh chụp đẹp quá.

ntsonvn
24-07-2014, 21:14
Bạn Chitto đã đem đến cho tôi những khoảng thời gian thật ý nghĩa. Tôi cũng đã đến Tây Tạng vào mùa đông năm 2009. Nhưng có lẽ tôi đã không đủ kiến thức để có được trải nghiệm như bạn. Coi như tôi đã được đi lại Tây Tạng một lần nữa. Cảm ơn rất nhiều.

PĐQuang
24-07-2014, 22:23
[QUOTE=June;1045394]"Đặc sản" núi tuyết và trời xanh Tây Tạng mùa đông

https://farm8.staticflickr.com/7325/10855373166_ee054bae25_c.jpg

Vẻ đẹp của Tây Tạng cũng phải nhờ tới nghệ thuật chụp ảnh của tác giả để tới được người xem.

Chitto
28-07-2014, 12:43
Cảm ơn những người còn quan tâm đến topic này.

Vậy là kết thúc một chuyến đi nữa, cũng dài và nhiều cảm xúc, nhưng chắc phải chuẩn bị lại một thời gian cho hồi sức và hồi tâm mới viết topic về chuyến đi mới được.

Còn bây giờ, những gì còn lại về Tibet sẽ viết tiếp, vì Tibet còn nhiều lắm, và thường các topic của tôi đều dài dòng, nặng nề, tham lam mà.

Chitto
28-07-2014, 23:23
Trời chưa sáng, ba người chúng tôi lò dò từ nhà nghỉ đi về phía đỉnh đồi. Do tối hôm trước không đi tìm đường trước nên chúng tôi đi vòng xa hơn, từ một hướng khác. Đường này dài và phải leo trên sườn đồi đầy đá trong bóng tối, với cây đèn pin soi đường.

Khi lên lưng chừng núi, mặt trời còn chưa lên. Rồi ánh bình minh xuất hiện, chiếu rạng Samye dưới kia như một Mandala khổng lồ tầng tầng lớp lớp.

Khi còn tối

https://farm4.staticflickr.com/3848/14539751862_5e8ede7120_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5473/14539751222_b2a1ebf522_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2911/14540701195_0a70397e10_c.jpg

Chitto
30-07-2014, 11:48
Từ đỉnh đồi, nơi xưa kia Liên Hoa Sinh đại sư thần phục các quỷ thần đất này, nhìn về phía Đông, sông Yarlungshangpo chảy tít phía xa. Một dòng nước nhỏ len lỏi qua đồng khô và các hàng cây rụng lá.

https://farm3.staticflickr.com/2919/14539747832_9b0f3042fa_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2928/14560827193_9810913691_c.jpg

Chitto
30-07-2014, 11:50
Nhìn về phía Bắc, những hàng cây lá vàng thẳng lối

https://farm6.staticflickr.com/5522/14539203724_3d7ac3145e_c.jpg

Dường như đây mới là chủ nhân của khoảnh khắc này

https://farm4.staticflickr.com/3901/14354046710_09f732faec_c.jpg

remimotao
30-07-2014, 12:00
Tây Tặng cũng níu chân dc rất nhiều phượt thủ, e thấy rất nhiều anh đã đi rồi những có dịp thì vẫn quay lại đó

Chitto
01-08-2014, 00:56
Rời đỉnh đồi và rời Samye, chúng tôi tiếp tục con đường về Lhasa, cũng là con đường xưa vua Tsongkham Khambo đã dời đô.

Giờ ngồi đây, sau những ngày mênh mông thảo nguyên Mongolia, đôi ngày cũng gặp những tu viện, những pho tượng Phật mang phong cách Tibet, tôi lại càng thấy thấm hơn với Tibet, một cội văn hóa - tôn giáo rất lớn, một cội của nhân loại đang bị thoái hóa. Một nghìn ba trăm năm sau Liên Hoa Sinh, ai sẽ hồi sinh Tibet một lần nữa?

Những huy hoàng quá khứ giờ chỉ giống như một thứ bảo tàng quá vãng. Giống như rặng cây trên cát bên bờ sông kia, đẹp đó, nhưng không dễ lan tỏa và mạnh mẽ vươn lên cao hơn nữa.

https://farm4.staticflickr.com/3892/14540695845_421de01740_c.jpg

Sông vẫn trôi mãi về Đông

https://farm4.staticflickr.com/3875/14354118938_2d424ffb30_c.jpg

Chitto
01-08-2014, 00:57
Một tu viện dưới chân núi

https://farm3.staticflickr.com/2929/14560820323_567e35b745_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3843/14560819823_52503244fb_c.jpg

Chitto
02-08-2014, 09:18
Trở về Lhasa, chúng tôi nghỉ ngơi cuối buổi chiều, lang thang vào những con phố. Ngày hôm sau tôi mới thăm Potala và Jokhang, khối óc và trái tim của Tibet.

Tôi đã để hai kho báu này lại ngày cuối của chuyến đi, như thế sẽ luôn cảm thấy háo hức và chờ đợi. Hơn nữa, khi đã hiểu một phần về thiên nhiên, phong cảnh, con người Tibet rồi thì sẽ cảm được sâu hơn hai nơi này, mới hiểu tại sao người Tibet bỏ công sức, của cải, từ trí tuệ đến đức tin của mình vào hai công trình thiêng liêng nhiều đến thế.

Từ đồng bằng sông Yarlungshangpo đến đồng bằng Lhasa là một bước chuyển lớn với vương triều Tsongpan Gampo. Từ các đàn tế đạo Bon đến ngôi đền Jokhang là một sự thay đổi văn hóa tín ngưỡng rất dài. Tibet từ thời các bộ tộc du mục lỏng lẻo bước sang vương quốc và đế quốc mới, phát triển trong mấy trăm năm sau đó.

Chitto
02-08-2014, 09:34
Từ một cung điện nhỏ trên đồi cao của Tsongpan Gampo, Dalai Lama 5 Vĩ đại đã xây dựng lại thành một khối kiến trúc khổng lồ, với 13 tầng dựa vào quả đồi đá cũ. Công trình có cả nghìn gian phòng, trong đó ba tầng trên cùng là quý giá nhất, là nơi ở, làm việc, thờ cúng, và chôn cất của các Dalai Lama.

Trước khi bước lên những bậc thang đầu tiên, có một cột đá dựng thẳng. Đó là tấm bia dựng khi hoàn thành Potala, để tưởng nhớ tất cả những người đã chết khi xây dựng cung điện này. Có bao nhiêu người Tibet đã chết? Không ai biết chính xác. Trong mấy chục năm xây dựng, có thể đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chết. Tên của họ không được ghi lại, mà chỉ có một tấm bia đá này.

https://farm6.staticflickr.com/5569/14588973378_af48348b56_z.jpg

Chitto
02-08-2014, 20:18
Những người mới đến Lhasa đã vội thăm Potala thường dễ thấy mệt vì đường dốc leo thang lên khá cao. Cung Potala không phải chỉ là nơi ở và làm việc của Dalai Lama mà còn là hệ thống các phòng làm việc của các vị Lama chức sắc, giống như các vị quan của một triều đình. Đây còn là kho tàng lớn lưu trữ của cải của Tibet, cũng như vũ khí, lương thực... dùng cho một chính quyền.

Con đường này trước kia Dalai Lama 13 đã cho làm phẳng lại để ông có thể lái xe ô tô lên tận lưng chừng cung điện.

https://farm4.staticflickr.com/3895/14775262922_341a969c0e_c.jpg


Cửa kia dẫn vào khu vực các tầng phía dưới, nơi ở của những quan chức, người phục vụ cho triều đình Dalai Lama. Theo như Tenzin nói thì 1000 căn phòng của Potala giờ đã trống rỗng, chỉ còn 24 phòng mà mọi người được tham quan là còn giữ được những gì của quá khứ. Đó cũng là nhờ công của Chu Ân Lai dưới thời Cách mạng Văn hóa.

https://farm6.staticflickr.com/5594/14775620475_4a3eb271e0_c.jpg

Chitto
02-08-2014, 20:57
Các bức tường của Potala được quyện bằng đất sét nện. Ở dưới chân cung điện tường dày đến 4-5 mét, lên cao vẫn còn 2 - 3 mét, và các tầng trên cùng tường dày gần 1 mét. Cũng vì lớp tường dày thế nên cung điện rất vững chắc. Quân TQ đã từng bắn đạn pháo vào tường nhưng cũng không phá được gì.

Những bức tường dày cũng giúp giữ ấm cho cung điện trong thời tiết giá rét nơi đây. Giữa các bức tường này đã có nhiều sự kiện, có cả những mưu mô tranh giành. Đừng tưởng các vị Dalai Lama là các bậc thánh không bị phàm trần chi phối. Trong số các Dalai Lama, có những người đã chịu dựng lên rồi phế bỏ. Người ta cho rằng các Dalai Lama từ thứ 6 đến 12 đều từng chịu những áp lực chính trị và thậm chí một số chỉ là những tù nhân cao sang giữa tòa cung điện này.

https://farm3.staticflickr.com/2938/14588969878_824196a2d4.jpg

Chitto
02-08-2014, 21:05
Sau những bậc thang cao, những lớp cửa nặng nề, chúng tôi đến sân phía Đông của cung điện. Sân này đứng ở vị trí nóc tầng thứ 9. Đây là nơi trước kia người Tibet được đến trong những lễ hội, nhảy múa ca hát.

Trước sân là tòa Bạch cung, nơi ở, làm việc và tĩnh tu chính thức của Dalai Lama. Tầng trên cùng căng vải màu vàng, có cửa sổ là nơi Dalai Lama sẽ từ đó nhìn xuống dân chúng đang ca hát nhảy múa và chờ đợi bên dưới. Phía xa hơi của Bạch cung là Hồng cung, khối nhà trát đất sét đỏ, là nơi thiết triều và đặt các tháp mộ của các đời Dalai Lama.

Từ sau cánh cửa của Bạch cung, chúng tôi không được phép dùng máy ảnh. Trong các gian phòng tại đó có hàng chục camera theo dõi. Điều may mắn là chúng tôi có thời gian thoải mái để nhìn ngắm, bàn luận, không phải lo dòng người nghìn nghịt đẩy đi như trong mùa cao điểm.

https://farm6.staticflickr.com/5585/14589123377_f5c7b6694c_c.jpg

Thiên Di
02-08-2014, 21:27
Trở về Lhasa, chúng tôi nghỉ ngơi cuối buổi chiều, lang thang vào những con phố. Ngày hôm sau tôi mới thăm Potala và Jokhang, khối óc và trái tim của Tibet.

Tôi đã để hai kho báu này lại ngày cuối của chuyến đi, như thế sẽ luôn cảm thấy háo hức và chờ đợi. Hơn nữa, khi đã hiểu một phần về thiên nhiên, phong cảnh, con người Tibet rồi thì sẽ cảm được sâu hơn hai nơi này, mới hiểu tại sao người Tibet bỏ công sức, của cải, từ trí tuệ đến đức tin của mình vào hai công trình thiêng liêng nhiều đến thế.

Từ đồng bằng sông Yarlungshangpo đến đồng bằng Lhasa là một bước chuyển lớn với vương triều Tsongpan Gampo. Từ các đàn tế đạo Bon đến ngôi đền Jokhang là một sự thay đổi văn hóa tín ngưỡng rất dài. Tibet từ thời các bộ tộc du mục lỏng lẻo bước sang vương quốc và đế quốc mới, phát triển trong mấy trăm năm sau đó.

Trái ngược với nhóm của Chitto, Potala và Jokhang là 2 điểm mình không ghé vào trong suốt 1 tháng ở Tibet!

Potala hoành tráng và lộng lẫy thật đấy, nhưng đó chỉ là cái xác trống rỗng, còn hồn phách đã theo chủ nhân của nó-Đức Dalai Lama-đi mất rồi. Minh thấy Potala giờ như một cái máy in tiền khổng lồ với hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng từ cổng lên tới trên điện. Nhìn nản quá nên thôi.

Jokhang thì lính Tàu diễu hành rầm rập chung quanh, ngay trước mặt người hành hương đang miệt mài cúi lạy. Trông phản cảm quá nên cũng thôi luôn!

Mà đó là hồi năm 2007, giờ chẳng biết như thế nào...

Chitto
02-08-2014, 21:40
Sau 2008 thì Potala và đặc biệt Jokhang còn bị TQ kiểm soát chặt chẽ gấp cả chục lần nữa kia.

Tất nhiên sẽ có những người như bạn, không muốn vào nơi mà bạn cho là "không hồn", cũng có những người vào chỉ để chỉ trỏ, có người vào chỉ để đánh dấu. Đó là quyền và cách nghĩ của mỗi người.

Chúng tôi thường nói rằng: Nếu như Dalai Lama còn ở Tibet, chắc là chúng tôi chả bao giờ được bước chân vào Potala ấy chứ, vì nó là cấm địa, giống như cung điện của các vị vua vẫn còn đang tại vị trên thế giới ấy, có mấy ai được bước vào đâu ! Lúc ấy thì không chỉ "hồn" mà cả "xác" của Potala cũng chả ai được thấy !

Cá nhân tôi nghĩ rằng, công trình này đã là tâm trí, sức lực, niềm tin của Tibet trong hàng trăm năm kiến tạo nên, thì từng viên đá, từng cây cột đều thấm đẫm một phần hồn của người Tạng. Sự linh thiêng của một công trình không phải ở hương khói quanh nó, ở những thầy tu quanh nó hiện tại, mà còn cả trong quá khứ. Tất cả những điều đó đều thật đáng cho tôi trân trọng và mong muốn được nhìn, được chạm vào tận mắt tận tay. Dù là một cung điện sống hay một bảo tàng, nó cũng là di sản của nhân loại và mình mong muốn được tận mắt thấy nó. Cũng vì ý nghĩa quá khứ và ý nghĩa tâm linh của hàng nghìn thế hệ, nên dù không phải người Kitoo giáo, tôi vẫn hôn vào tảng đá liệm Chúa Jesus; không phải tín đồ Mật tông, tôi vẫn hành lễ trước điện thờ.

Các đền đài Ai Cập, liệu có còn cái hồn không khi các Pharaoh chết cả ngàn năm rồi? Cung điện Huế có còn hồn không? Mỹ Sơn có còn hồn không? Các bảo tàng trên thế giới có còn hồn không khi chẳng còn các vua chúa quý tộc lượn lờ trong các lâu đài đó nữa. Và mọi người có đến thăm các chốn đó không?

Tôi thì sẽ không bao giờ vì căm ghét chính quyền Trung Quốc mà lại bỏ không đi thăm kho báu của người Tibet cả !

Vạn pháp do tâm tạo. Chấp cảnh hay chấp người cũng đều là vọng cả. Dalai Lama hay một chú tiểu chân đất, thậm chí một con mèo hoang lang thang trong Potala, cũng đều có sức sống giống nhau cả.

June
03-08-2014, 00:21
Potala và Jokhang là 2 điểm mình không ghé vào trong suốt 1 tháng ở Tibet!



Đại ca TD tung hoành mấy nước Trung Á, đi ngược lại từ Tân Cương về Zanda, rồi nằm vùng ở Kailash cả hơn tuần lễ thì em nghĩ ở chặng sau có muốn cũng không thể có sức ham hố bất cứ cái gì thêm ở Lhasa được nữa rồi, không nói riêng về Potala hay Jokhang nhỉ ? :)

Tôi vào thăm lại Potala và Jokhang không phải vì mùa đông vắng khách vé được giảm 1/2 hay vì thời gian được thăm Potala không bị giới hạn trong 1h như quy định (vì bạn Tenzin quen với đội cảnh vệ Potala). Có một điều ước nhỏ khi tôi đứng ở sân Potala một ngày mùa hè năm cũ đã đưa tôi trở lại Potala vào một ngày đông... Và rồi tới Jokhang chúng tôi đã có được duyên may lớn lao thật chưa từng bao giờ nghĩ đến... Nhưng tôi để a Chitto sẽ tiếp tục cho đúng mạch câu chuyện đã về Lhasa.

Còn tôi thì vẫn thích nán lại thêm chút nữa ở Lhoka (Shannan Prefecture) vì khu vực này cũng thật đặc biệt. Nó chính là cái nôi của văn minh Tây Tạng khi tập trung những nông trại đầu tiên, cung điện (Yumbulagang) và tu viện Phật giáo đầu tiên (Samye) trên đất Tây Tạng.
Đi từ Ningchi xanh mát vốn được coi là Giang Nam của Tây Tạng về tới Tsetang tôi mới cảm thấy chất Tây Tạng thực sự khi cảnh sắc đã hoàn toàn thay đổi sang địa hình hoang mạc .

Núi trọc, cát sỏi khiến sắc màu của sông nước sắc nét hơn rất nhiều

https://farm3.staticflickr.com/2870/11203179793_5fe6e9a19e_c.jpg

Chúng tôi đến Samye theo chiều từ Tsetang, chiều ngược lại với con đường kinh điển đi phà trên dòng sông Yarlung Tsangpo để tới tu viện nên được ngắm nhìn dòng sông mẹ của Tây Tạng theo hướng khác trước.

https://farm6.staticflickr.com/5530/11203373115_269b22490d_c.jpg

Chưa hết những dư âm của mùa thu với hàng cây lá vàng bên sông

https://farm6.staticflickr.com/5529/11203571216_800a515a47_c.jpg

Phía gần chỗ tôi đứng gió thổi rất mạnh và lạo xạo tiếng chân lũ cừu dẫm chạy trên sỏi đá khi thấy người lại gần

https://farm4.staticflickr.com/3753/11203082525_f4fb8305ed_c.jpg

Nhưng dòng sông thì vẫn lặng lẽ trong bóng chiều

https://farm8.staticflickr.com/7365/11203690403_5771818f39_c.jpg

Chitto
04-08-2014, 17:21
Từ lúc vào cho đến lúc ra Bạch cung, Hồng cung, chúng tôi không được chụp ảnh, chỉ ngắm nhìn thôi. Đành lấy ảnh trên mạng vậy. Những gì trong các bức ảnh sau đều chỉ là một góc của không gian thật. Tổng cộng vào thăm 24 phòng trong hai cung điện này.


Phòng nơi Dalai Lama tiếp các Lama cao cấp / các triều thần của ngài. Ngay bên cạnh phòng này là một phòng nguyện với 12 pho tượng bằng vàng rất đẹp, nhưng tìm mãi không có ảnh chụp trên mạng.

https://farm3.staticflickr.com/2904/14609204888_291a996d33_z.jpg

Phòng đại triều của Dalai Lama thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện, với rất nhiều đồ báu.

https://farm4.staticflickr.com/3907/14793467344_52d4d7ed62.jpg

Phòng đại triều dưới thời Dalai Lama thứ 6. Dù vị này bị đuổi khỏi Potala nhưng căn phòng này vẫn kịp xây.

https://farm4.staticflickr.com/3915/14609206538_a412eaa183.jpg

Chitto
04-08-2014, 17:25
Thời xưa, có hàng nghìn pho tượng lớn, và cả trăm nghìn pho tượng nhỏ trong Potala, nay đã mất nhiều

Pho tượng lớn nhất là tượng Phật Di Lặc (Maitreya), vị Phật của Tương lai, sẽ đến để hóa độ chúng sinh. Hai pho tượng nhỏ bên dưới là Dalai Lama thứ 5 và thứ 13.

https://farm4.staticflickr.com/3904/14609314237_d339a52662.jpg

Pho tượng đôi, bên trái là Phật Thích Ca, bên phải là Dalai Lama thứ 5. Tượng Dalai Lama cũng được làm to và ngang hàng với tượng Phật, là phong cách riêng của Tibet.

https://farm4.staticflickr.com/3905/14639514558_65b38a325f.jpg

Chitto
05-08-2014, 08:47
Trong Potala có 8 stupa là mộ của 8 Dalai Lama thứ 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Dalai Lama thứ 1 mộ ở Shigate, Thứ 2, 3, 4 mộ tại Drepung, vị thứ 6 bị đuổi chết ở bên ngoài.

Các mộ của Dalai Lama đều là để nguyên thân thể bên trong tháp. Đây là hình thức táng trang trọng nhất. Người thường ngày xưa thì đem xác cho chim ăn (thiên táng) hoặc thả xuống nước (thủy táng); các lama thì được hỏa táng. Ngày nay thì đã khác, thiên táng chỉ dành cho những rất ít những người ở bậc cao, còn nhiều nơi cũng chôn xuống đất.

Các tháp mộ của Dalai Lama đều làm hình stupa kiểu Tạng, bằng kim loại quý. Thường bên trong là bạc và đồng, bên ngoài dát vàng và nạm đá quý.

https://farm6.staticflickr.com/5582/14809334946_8c6a782519.jpg

Bảo vật quý giá nhất của cung Potala là Tháp mộ của Dalai Lama thứ 5, người đã thống nhất và chấn hưng Tibet, người đã dựng lại cung Potala cũng như hàng loạt các tu viện lớn, nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc của người Tibet. Tháp mộ của ngài cao đến 14 mét, đúc bằng bạc và dát gần 4 tấn vàng, với hàng vạn châu ngọc. Theo truyền thuyết trong tháp còn có xá lợi răng Phật.

https://farm4.staticflickr.com/3879/14795832635_c4fdb5fd56.jpg

Thực tế những bất ổn chính trị từ thượng tầng của Tibet đã xuất hiện từ ngay sau khi Dalai Lama 5 qua đời, và tòa tháp vàng rực rỡ này giống như một nơi nương tựa, kì vọng cho các Dalai Lama đời sau. Nó quá tốn kém và xa xỉ.

Chitto
12-08-2014, 22:20
Cùng tầng trên cùng của Hồng Cung còn có một gian phòng thiêng liêng, nơi đặt ba bảo vật khác, là ba Mandala 3 chiều.

Mandala là hình vẽ tượng trưng của bản thể vũ trụ trong tâm thức và bản đồ pháp giới Chư phật. Mandala được vẽ trên giấy, trên lụa, tạo bằng cát, bằng bơ, hay được dựng thành cả một tòa nhà, một tòa thành như tu viện Samye.

Còn tại đỉnh của Potala, Mandala được làm bằng vàng dựng như những tòa cung điện. Các nghệ nhân xưa đã coi đây như nơi trú ngụ của chư Phật, tưởng tượng đó như những cung điện rực rỡ xa hoa bằng vàng ngọc. Những mandala này có đường kính đến 2 - 3 mét.

Mandala trong cùng này có 170 pho tượng vàng của chư Phật, Bồ tát, Độ mẫu, Minh vương,... (ảnh sưu tầm)

https://farm4.staticflickr.com/3908/14609200798_f79f258217.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2906/14793468384_d8b1b79dc8.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3849/14815668913_08cec23960.jpg

lucbinhm
14-08-2014, 05:06
So cute ! loi cam on khong du voi tam long chia se cu Chit.

Chitto
18-08-2014, 11:52
Sau hơn hai giờ, chúng tôi ra mặt sau của Potala. Nhìn ra chỉ thấy những khối nhà theo một kiểu quen thuộc của đô thị TQ. Nếu không có dãy núi kia thì chắc chúng sẽ lan ra mãi.

https://farm6.staticflickr.com/5569/14775259622_916fdab2d9_c.jpg

Cung điện cũ, chỉ còn lại bóng quá khứ, chưa biết bao giờ mới có tương lai.

https://farm3.staticflickr.com/2914/14588942699_0c3c0da148_c.jpg

Chitto
18-08-2014, 11:53
Những người Tạng chân thành vẫn thành kính hành lễ trước những bức vẽ bên tường ngoài Potala, như các đời trước đã làm như vậy.

https://farm3.staticflickr.com/2937/14588942229_45dd7780b2_c.jpg

Chitto
21-08-2014, 01:35
Tôi đã viết nhiều về Jokhang, không chỉ từ những bài đầu, mà rải rác trong cả topic, tôi vẫn luôn so sánh và hướng về nơi ấy, Trái tim của Lhasa, trái tim của Tibet. Chúng tôi đã đi theo dòng người đi vòng quanh tu viện, và giờ đến lúc bước vào trong đó.

Cũng biết rằng bên trong đã là cái "máy gặt tiền du khách" của chính quyền TQ, nhưng không vào thì cũng không đành lòng. Nơi đây là kho báu tinh hoa của Tibet, cả về vật thể và tâm linh.

Lại một lần nữa bị kiểm tra, lần nữa nhìn thấy cái cột cờ chỏng gọng, cái lều canh trên mái nhà xa xa nhức nhối. Nhưng bỏ qua thôi, chấp vào cái gì cũng đều là vọng cả...

https://farm3.staticflickr.com/2904/14589119007_c4f212929e_c.jpg

Khi mua vé và bước vào trong, chúng tôi gặp một đoàn người Tibet có vẻ từ xa đến. Những người này khác với những người đang ngày đêm đi vòng bên ngoài tu viện. Tuy mặc toàn bộ đồ truyền thống, nhưng họ có vẻ giàu có, sang trọng hơn một chút. Những bộ quần áo truyền thống sạch và mới. Những người phụ nữ đeo rất nhiều trang sức trên đầu, trên cổ: những chuỗi vòng đá lớn màu xanh đỏ, những chuỗi vòng tay lấp lánh. Tuy tu viện đông đúc thêm, nhưng không phải là những du khách lộn xộn, mà là đoàn người đi lễ nên không gian lại thêm sinh khí thiêng liêng.

https://farm3.staticflickr.com/2903/14775255212_87431b924b_c.jpg

hungtcl
22-08-2014, 16:48
Tấm này đẹp quá!
Cảm ơn chủ top đã cho du lịch qua màn ảnh nhỏ!
Ảnh chụp rất đẹp!



Hồ Draksum-tso (Basom-tso), hồ thiêng ở vùng Đông của Tây Tạng

https://farm3.staticflickr.com/2818/11099785275_eed3b3c766_c.jpg

Chitto
26-08-2014, 00:15
Những bức tường của Jokhang được vẽ kín bởi bích họa. Nhưng đây cũng là phục chế lại thôi, những hình ảnh gốc đã bị tàn phá theo sự ngu dốt của một thế hệ thiếu học bị kích động những năm 1960s.

https://farm4.staticflickr.com/3908/14588963218_8a3591bf1a_c.jpg

Khung cửa chính dẫn vào Nội điện của Jokhang.

https://farm4.staticflickr.com/3907/14772438511_247a58aab9_z.jpg

Những tảng đá lát trong hơn nghìn năm qua đã đón nhận bao nhiêu bước chân?

https://farm3.staticflickr.com/2929/14588936869_d2a542771a_z.jpg

Chitto
26-08-2014, 00:18
Trên trần của hành lang chính dẫn vào nội điện.

https://farm3.staticflickr.com/2918/14588961818_610f7fc257_z.jpg

Từ đây không được chụp ảnh nữa. Có thể thấy bên trên là camera theo dõi. Cái này tôi phải zoom từ xa vào. Chính giữa là tượng Dalai Lama thứ 5. Hai bên còn những pho tượng rất lớn của Liên Hoa Sinh, Tông Khách Ba, và các tượng Phật.

https://farm3.staticflickr.com/2927/14775251122_5a8c6cc57e_z.jpg

Chitto
04-09-2014, 23:55
Bước vào chính điện của Jokhang, thực sự lúc đầu tôi cũng không có nhiều cảm xúc lắm. Có lẽ vì buổi sáng đã nhìn thấy nhiều báu vật trong Potala rồi, nên những bức tượng ở giữa điện không gây ấn tượng mạnh. Xung quanh chính điện có nhiều điện thờ nhỏ mới là nơi gìn giữ những bảo vật thiêng liêng nhất, nhưng các chỗ đó đều bị một tấm lưới sắt rất lớn ngăn cách. Người ta có thể đứng ngoài nhìn vào bên trong, nhưng không vào được vì các lưới sắt đó rất nặng lại được khóa bốn phía.

Lúc đó đoàn người Tibet kia vừa đi vừa lễ đến nơi có căn phòng nhỏ, trong đó có một bức tượng Quán Âm rất thiêng liêng. Bỗng tôi nghe tiếng loảng xoảng: một vị lama mở khóa và kéo tấm sắt sang bên cho đoàn người đi vào trong !

Lặng một lúc, tôi quay lại nhìn June để hỏi: Có vào không? Thế rồi không nói gì, cả hai vội vàng đi vào cùng đoàn người. Chiêm ngưỡng pho tượng ở vị trí gần như thế, nghe tiếng những người Tibet lầm rầm đọc kinh, cầu nguyện,..., tôi nhắm nhẹ mắt lại và cảm nhận cái không khí tràn ngập thiêng liêng.

Lúc đó có một số người Tibet lấy điện thoại ra chụp ảnh bức tượng. Tôi phân vân, nửa muốn nửa không. Cuối cùng tôi đã không chụp ảnh tại căn phòng nhỏ đó.

Đoàn người lục tục kéo ra, để đi đến khám thờ ở cuối chính điện, nơi thiêng liêng nhất của Jokhang, trái tim của trái tim Tibet...

Chitto
05-09-2014, 00:05
Tấm lưới sắt chắn ngang được kéo lên, cùng đoàn người, tôi và June đi vào giữa và lọt vào hậu điện, nơi thiêng liêng nhất của Jokhang, nơi đặt bức tượng trấn giữ cõi Tibet. Những bài đầu của topic này đã viết rất nhiều về bức tượng này rồi.

Trên mạng cũng có những bức ảnh về pho tượng này, và thực sự nhiều người vào Jokhang cũng đã chiêm ngưỡng bức tượng này qua tấm màn sắt. Bước vào trong, thực ra tôi cũng không thể chạm vào pho tượng vì xung quanh quá nhiều đồ thờ. Phía trước bày các bát nước cúng, tôi lấy một ít cho vào chiếc lọ nhỏ mang theo. Lúc này một vị lama đang lấy dầu thơm xức lên pho tượng, và xung quanh, những người Tibet đọc rền vang những bài kinh.

Lúc này, một số người xung quanh tiếp tục chụp bằng điện thoại. Không nhịn được, tôi cũng rút máy ảnh bấm liên tục !

https://farm4.staticflickr.com/3877/14588959268_e9325e3bab_c.jpg

Chúng tôi đi vòng một vòng quanh pho tượng, trong tiếng đọc kinh của người Tibet, trong ánh sáng những ngọn đèn bập bùng. Nhiều người nhìn thấy pho tượng qua tấm màn sắt, nhưng những pho tượng ở hẳn đằng sau thì chắc rất ít người được thấy, và còn chụp ảnh được nữa. Tôi giữ nó cho riêng mình.

Chúng tôi đứng lặng ở đó, giữa âm thanh, ánh sáng, khói hương, và tâm linh tột độ...

Chitto
05-09-2014, 00:15
Cũng nhờ đoàn người Tibet đó, tôi có thể chụp ảnh trong chính điện không ngại ngần. Nếu lúc khác thì sự đe dọa tịch thu máy và sự giám sát bởi hàng chục camera của người TQ chắc chắn làm tôi chùn tay.

Pho tượng Liên Hoa Sinh, bày đối diện, nhìn thẳng vào tượng Jowo Sakyamuni

https://farm6.staticflickr.com/5572/14775601525_e9db934181_c.jpg

Pho tượng Văn Thành công chúa, bình thường khóa nhưng đã được mở ra cho những người hành hương chạm vào:

https://farm6.staticflickr.com/5552/14775582665_108e3a0210_z.jpg

souringo
08-09-2014, 12:24
Đọc đến đây em cảm thấy mình may mắn vì đã đi tới đc Tây Tạng trước khi nó hoàn toàn trở thành một đô thị mới của TQ.
Cảm ở. Bác Chitto.

lambarca
16-09-2014, 09:22
Cảm ơn a Chitto và đoàn đã cho ae phuot.vn du lịch 1 chuyến đã đời. Không biết bao giờ bước chân mình mới đặt được đến vùng đất thiêng này.

huynnn
22-09-2014, 16:19
Thật tuyệt vời. Cảm ơn bác Chitto và đoàn !

Chitto
24-09-2014, 11:40
Rời chính điện ngập trong tâm linh và hương khói, chúng tôi đi lên phía nóc Jokhang, nơi không gian xanh thăm thẳm mênh mông.

Những mái vàng của Jokhang đang được tu sửa, rực lên trong nắng chiều.

https://farm6.staticflickr.com/5591/14588933128_f743a4841f_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5565/14588907559_6a6c45f267_c.jpg

Chitto
24-09-2014, 11:42
Đứng từ "Trái tim của Tibet" nhìn sang "Khối óc của Tibet" thấy buồn. Nếu như Jokhang còn giữ được phần nào tâm linh của nó nhờ những người Tibet ngày đêm cầu nguyện, thì Potala đã là một bảo tàng lâu rồi. Trái tim vẫn ấm, nhưng cái đầu đã trống rỗng vô hồn; một sự sống lâm sàng.

https://farm4.staticflickr.com/3890/14588865450_f00ec5125a_c.jpg

hanguyen87
30-09-2014, 14:56
:) e cũng đang lên kế hoạch tháng 9 năm sau đi Tây Tạng. Hy vọng sẽ có duyên đến được.

Chitto
03-10-2014, 10:04
Từ trên nhìn xuống, quảng trường Bakhor tràn nắng, những người dân Tibet vẫn cặm cụi lễ lạy bên ngoài, trong vòng vây kiểm soát của người Trung Hoa. Potala xa xa còn bị canh phòng nhiều hơn thế.

Ngay phía trước Jokhang là tấm bia Tibet (hình cột đá có mũ ở trên) ghi lại hòa ước giữa nhà Đường và Tsongphan Khambo, nhấn mạnh rằng cương thổ đã chia, không xâm phạm lẫn nhau. Bên trái là các tấm bia Hán của các triều đại sau này khi đã có uy lực chi phối Tibet.

https://farm3.staticflickr.com/2925/14588949238_38b79bed7a_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3887/14588864650_5c7f2277f3_c.jpg

Chitto
03-10-2014, 10:10
Có một bà cụ hành lễ ở phía xa khác hẳn với những người khác: Cụ không hề dùng bất cứ đồ hỗ trợ nào. Trong khi người khác có những tấm gỗ, đeo găng tay, tấm da để hành lễ thì cụ cứ tay trần mà sấp mình trên mặt đá trong thời tiết lạnh buốt đến gần 0 độ. Mỗi lạy là cụ lại lần một hạt trong tràng hạt trước mặt, cứ thế, cứ thế. Khi chúng tôi rời quảng trường, nhìn lại vẫn thấy cụ đang nghiêm cẩn quỳ lạy, mái tóc bạc phơ đắm trong niềm tin sâu thẳm.

https://farm3.staticflickr.com/2921/14795458153_f0280193bf_c.jpg

Chitto
04-10-2014, 13:54
Trước khi về nghỉ, tôi lại đi một vòng nữa quanh đền Jokhang, hòa vào với dòng người mộ đạo.

Đây là buổi chiều cuối tôi còn ở lại Tibet. Sáng hôm sau đã ra sân bay rời xa vùng đất của Chư thiên. Buổi sáng trước khi đi, tôi và các bạn đã lại đến nơi đây một lần nữa, lặng lẽ hít mùi khói hương đầy ngực, nhìn cho đã mắt. Và cùng với một người bạn, tôi đã nằm xuống áp mặt vào nền đá lạnh trước Jokhang...

https://farm3.staticflickr.com/2935/14775238072_d17a55918a_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5591/14589100617_3ba44c91cf_c.jpg

Chitto
12-10-2014, 11:22
Ngồi trên máy bay cất cánh từ sân bay Gonggar, tôi thấy như mất một cái gì. Không biết lần sau quay lại sẽ là bao giờ? Khi đó tôi sẽ già thêm bao nhiêu, mảnh đất này sẽ già đi bao nhiêu?

Mới hôm nào hạ cánh xuống đây, những hàng cây vàng rực lá. Hàng cây vẫn đó, nhưng hình như lá đã rụng đi gần hết? Hay là chính trong mình đã rụng rơi nhiều quá? Dòng nước xanh ngọc chảy về Đông, rồi đổ ra biển lớn. Những ngọn núi chầu về trời cao. Còn con người sẽ đi về đâu?

https://farm3.staticflickr.com/2928/14752578186_5131120411_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3843/14588945248_1780b7915d_c.jpg

Chitto
12-10-2014, 11:26
Dưới kia là tu viện Ganden, ngạo nghễ và cô đơn. Tôi chưa đến đó. Còn nhiều nơi chưa đến được trên mảnh đất thiêng này. Còn nhiều điều chưa làm được, nhiều nơi chưa đến được. Con người ta luôn thế, muốn nhiều mà có được bao nhiêu.

https://farm4.staticflickr.com/3867/14588876480_499789e94c_c.jpg

Như trập trùng núi kia, còn chứa đựng bao điều vĩ đại?

https://farm6.staticflickr.com/5560/14588928848_42abc92d0f_c.jpg

Chitto
26-10-2014, 01:53
Mênh mông thao thiết

https://farm6.staticflickr.com/5592/14752570266_fc80a497cd_c.jpg

Cuối cùng cũng đã đến rìa của vùng núi non chư thiên, rơi trở lại phàm trần

https://farm4.staticflickr.com/3839/14588912629_f5aa3bb9b5_c.jpg

Chitto
26-10-2014, 01:59
Đi máy bay đã nhiều, nhưng lần đầu tiên tôi thấy rõ cảm giác của sự rơi thẳng từ bầu trời thiên đường xuống hạ giới phàm tục rõ ràng như thế.

Đang bay trên các tầng núi non cao ngất trắng tuyết, thấy mình vượt trên núi non, gần bầu trời lồng lộng, bỗng nhiên đám mây mù che phủ. Thế rồi mây giãn ra, từ trên nhìn thẳng xuống mặt đất chằng chịt đường xá, ruộng đồng. Nhìn ngang vẫn là mây, là những đỉnh núi ngạo nghễ, là xứ sở chư thiên lồng lộng nắng gió.

Nhận ra cái kiếp phàm trần đang kéo mình trở lại với cuộc sống đời thường. Mình đang rời bỏ rất nhiều những điều trong sáng thanh cao, để lại tiếp tục với cơm áo gạo tiền tranh giành tham lam. Lúc đó muốn níu kéo vô hạn những đỉnh núi phủ tuyết kia, cố nhìn thêm lần nữa, khi biết rằng sẽ chỉ còn thấy chúng trong những bức ảnh.

Tôi quay lại với cuộc sống đời thường, và nhớ thì viết về nơi ấy...

https://farm4.staticflickr.com/3873/14773226144_fe956c4f25_c.jpg

Chitto
26-10-2014, 02:00
Dù đã rời Tibet, câu chuyện về chuyến đi đã kết thúc, nhưng tôi sẽ còn tiếp tục viết về những con người nơi ấy.

bibo81
01-11-2014, 21:16
Cảm ơn bạn Chitto và những hình ảnh, lời chia sẻ của bạn về chuyến đi. Cảm giác mình đọc như chính mình vậy mặc dù mình chưa đến đây bao giờ.
Mình xin trích lại lời tựa trong cuốn Đường Mây Qua Xứ Tuyết của dịch giả Nguyên Phong dịch lại từ cuốn The way of the white clouds như gửi đến các bạn , những ai yêu thích mảnh đẩt này và mong muốn 1 lần hay nhiều lần ước ao được đặt chân tới như sau:

''…Tại sao Tây Tạng lại có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với thế giới ngày nay như vậy? Phải chăng nó tượng trưng cho một cái gì huyền bí , khêu gợi trí tò mò hay một điều gì đó mơ hồ mà người ta chưa nhận thức được?
Tây Tạng là một xứ nằm ở vị trí hiểm trở, biệt lập với thế giới bên ngoài , nhờ thế mà nó duy trì được một nền văn minh cổ khác với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến. Không một ai đăt chân vào Tây Tạng mà không chịu sự ảnh hưởng của nó, và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự bao la hùng vĩ của rặng Tuyết Sơn..''

mathayas14185
05-11-2014, 20:59
Đặt chân đến và đi 1 vòng Kailash linh thiêng là niềm mơ ước và vinh hạnh của cả đời người. Cám ơn bạn vì đã chia sẻ những trải nghiệm thú vị về vùng đất huyền bí thiêng liêng này!

hanguyen87
06-11-2014, 10:16
Dù đã rời Tibet, câu chuyện về chuyến đi đã kết thúc, nhưng tôi sẽ còn tiếp tục viết về những con người nơi ấy.
Em cũng dự định đi Tibet vào năm sau. Hiện em vẫn đang nghiên cứu và chưa chốt lịch trình cụ thể như nào. Em tính đi vào tháng 9 và gom khoàng 8 - 10 người cùng đi để xin giá land tốt. Đoàn anh hồi đó book vé máy bay trước bao lâu? VNA hay chó KM vé đi chengde nhưng nếu book loại vé Pro thì ko hoàn hủy được, trong trường hợp ko xin đuọc visa vào Tây Tạng chắc tính phương án đi Cửu Trại Câu làm PA backup. Land bên đó hồi anh đi là bao nhiêu $/người?
Srr nếu em hỏi trên topic mà làm loãng. Anh có dùng FB thì pm cho em xin địa chỉ, e add và hỏi vài thứ nếu anh ko thấy bị làm phiền. Cảm ơn anh!

ms.huong
03-12-2014, 15:06
Cám ơn Chitto vì những cảm xúc, những hình ảnh bác đã chia sẻ.nhìn núi, nhìn mây, nhìn những hình ảnh thân quen... làm tôi có cảm giác được trở lại mảnh thiên đường ấy một lần nữa vậy.Cám ơn Chitto.

Gemini1976
26-12-2014, 20:20
Trước khi về nghỉ, tôi lại đi một vòng nữa quanh đền Jokhang, hòa vào với dòng người mộ đạo.

Đây là buổi chiều cuối tôi còn ở lại Tibet. Sáng hôm sau đã ra sân bay rời xa vùng đất của Chư thiên. Buổi sáng trước khi đi, tôi và các bạn đã lại đến nơi đây một lần nữa, lặng lẽ hít mùi khói hương đầy ngực, nhìn cho đã mắt. Và cùng với một người bạn, tôi đã nằm xuống áp mặt vào nền đá lạnh trước Jokhang...

Cảm ơn bạn, Chitto. Bạn làm tôi nhớ lại lần tạm biệt Tibet năm 2011. Trong buổi sáng cuối cùng trước khi rời Lhasa, chúng tôi cũng đã dậy sớm đi bộ ra Jokhang để một lần nữa được thấy cảnh người Tạng thành kính hành lễ trước cửa chùa từ lúc bình minh còn chưa ló rạng, và để cầu xin Đức Phật cho chúng tôi có cơ duyên trở lại Tibet và hành hương Kailash. Chúng tôi cũng đã làm lễ ngũ thể nhập địa trước Jokhang, khi bàn tay vừa chạm xuống nền đất lạnh, tôi đã ứa nước mắt nghĩ rằng tôi đang sắp sửa phải rời xa vùng đất yêu dấu, như sắp sửa rời xa một giấc mơ vậy.

vubach2511
28-12-2014, 06:38
Cái này em khen thật lòng đấy anh, cảm ơn anh đã chia sẻ chuyến đi của mình, những hình ảnh đẹp mà chưa bao giờ được nhìn, chỉ biết đến vùng đất này trên phim Tây du ký thôi. Qua những hình này em có những mường tượng Tây Tạng thời @ ạ

hunguyen
19-01-2015, 23:06
Mọi người ơi, tư vấn giúp mình vụ này:

Mình đang săn vé rẻ đi Tibet vào cuối tháng 8/2015, giá vé hiện thời mình kiếm được là:

26/8 : Hồ Chí Minh – Thành Đô (Chengdu): $249 - total 7min - transit 2h at Guangzhou
27/8 : Chengdu – Lhasa Gonggar: $207 - total 2h, non-stop
Kathmandu – HCM: $287 - total 23h - transit 15h at Dheli
--------> Total: ~ $750

Vậy giá này là OK chưa mọi người hay mình nên chờ thêm chút nữa?

Thanks cả nhà nhiều

Awoan
21-01-2015, 11:11
Chỉ nói được 2 từ là quá đẹp.
Mình chưa biết khi nào có thể đi Tây Tạng được đây~~

duongvannam
20-02-2015, 23:33
Thậm chí chúng tôi đã từng mong muốn có thể nối cung đường từ Lhasa về Chengdu (Thành Đô), và như thế sẽ tận hưởng hết vẻ đẹp từ cao nguyên Tây Tạng xuống bồn địa Tứ Xuyên. Nhưng đâu có dễ dàng thế. Các ngả đường bộ nối Trung Hoa đại lục với Tây Tạng đều đóng lại với người ngoại quốc. Từ lâu không người nước ngoài nào được phép đi đường này nữa, vì thế nơi xa nhất về phía Đông chúng tôi đến được chỉ là Rawok.

Lịch trình của mùa đông, từ 10/11 đến 24/11
Ngày 1: Bay Hà Nội - Chengdu, nghỉ tại Chengdu
Ngày 2: Bay Chengdu - Lhasa: đi dạo thành phố, quảng trường Potala
Ngày 3: Tu viện Drepung, Sera, quảng trường Barkor
Ngày 4: Tu viện Reting, suối nóng Tildrum
Ngày 5: Vượt đèo Parla đến hồ Basomtso (Laskumtso)
Ngày 6: Chơi hồ Basomtso, đến Bayi
Ngày 7: Lên đèo Serkhymla, đến Pomi
Ngày 8: Sông băng Migui, đến Rawok
Ngày 9: Quay về Pomi
Ngày 10: Làng Tashigang, về Bayi
Ngày 11: Tu viện Lamaling, về Tsetang
Ngày 12: Yumballagang, đi Samye
Ngày 13: Samye, về Lhasa
Ngày 14: Potala, đền Jokhang
Ngày 15: Lhasa - Chengdu - Hà Nội

Chi phí: Visa 63 usd, bay HN - Chengdu - HN 3,5 tr VND; bay Chengdu - Lhasa - Chengdu 2150 tệ, tour 790 usd, ăn ở vé 2200 tệ.
Ngoài ra còn mua thức ăn từ nhà, bảo hiểm, quà tặng, đồ lưu niệm thì không tính.

Người giao dịch với chúng tôi:

Lhakpa Tsering

Tibet Kawa Karpo International Adventure
Tibet FIT TRAVEL
Xian Zudao Xigu Gongyulounan1 - 15hao Lhasa Tibet China

E mail: [email protected]
Mobile: 13989011658 -18989906263
Office: +86 891 6349239
Fax: +86 891 6363825
Web site: http://www.tibetfit.com/
www. tibetkawakarpoadventure.com
tổng chi phí chắc cũng 20tr hả bác?

langthang06
27-02-2015, 17:43
Đọc lại topic của anh Chitto sao thấy nhớ Tibet thế không biết.
Miền đông Tibet thấp hơn miền Tây nên cây cối nhiều và tốt tươi hơn. Nhưng cũng vì ở độ cao thấp nên vùng này đặc biệt đông người Hán.
Có rất nhiều thay đổi và rất nhiều điểm tôn kính của người Tạng đã bị người Hán làm hỏng (hồ Draksum giờ đây còn nuôi cá để khách du lịch mua đồ cho cá ăn...) :(
Tuy nhiên vẫn phải ca ngợi, miền đông Tây Tạng rất đáng đến để ngắm và để nghe về lịch sự các giáo phái cổ của Tibet (nhưng chỉ đi với các bạn guide người Tạng mới được nghe đủ và hay thôi)

Em xin góp vui vài ảnh về Tibet

Sông băng Migui

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/ET%20Tibet/Untitled_Panorama19%20c.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/ET%20Tibet/Untitled_Panorama19%20c.jpg.html)



Trên đường vào hồ Rawo

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/ET%20Tibet/Untitled_Panorama18%201b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/ET%20Tibet/Untitled_Panorama18%201b.jpg.html)



Trên đường lên đèo Serkimla

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/ET%20Tibet/IMG_0694b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/ET%20Tibet/IMG_0694b.jpg.html)



Trên đường vào hồ Namtso

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/ET%20Tibet/Untitled_Panorama3b.jpg (http://s136.photobucket.com/user/hot07vn/media/ET%20Tibet/Untitled_Panorama3b.jpg.html)