PDA

View Full Version : Những dòng sông của chúng ta...



chauvankinh
16-11-2013, 02:04
Bài đã đăng:

1. Hoàng hôn trên cung đèo cổ tích (https://www.phuot.vn/threads/114435-Ho%C3%A0ng-h%C3%B4n-tr%C3%AAn-cung-%C4%91%C3%A8o-c%E1%BB%95-t%C3%ADch)
2. Sự cô đơn của lãng tử (https://www.phuot.vn/threads/118548-S%E1%BB%B1-c%C3%B4-%C4%91%C6%A1n-c%E1%BB%A7a-l%C3%A3ng-t%E1%BB%AD?p=1007505#post1007505)
3. Bình minh thần linh (https://www.phuot.vn/threads/123146-B%C3%ACnh-minh-th%E1%BA%A7n-linh)
4. Cáp treo Fanxipăng - Được và mất gì??? (https://www.phuot.vn/threads/124944-C%C3%A1p-treo-Fanxip%C4%83ng-%C4%90%C6%B0%E1%BB%A3c-v%C3%A0-m%E1%BA%A5t-g%C3%AC)

chauvankinh
16-11-2013, 02:05
Những dòng sông của chúng ta


"Sông nào cũng là sông,
mà sông của chúng ta bao giờ cũng đẹp nhất.
Dẫu thỉnh thoảng có bị xả chất "bẩn" xuống,
dẫu đôi khi có bị chặn đầu nguồn,
dẫu đôi lúc bờ có lở kéo thêm vài chục mạng người,
dẫu a,b,c...gì nữa.
Thì những dòng sông của chúng ta vẫn đẹp,
vẫn xanh trong,
vẫn hiền hòa như chuyện cổ tích ngày xưa mà hết tuổi bé vẫn muốn nghe mãi
...ạ, ừ!"




:L




I. Những con lạch chằng chịt phương Nam mang trong mình không chỉ phù sa mà có cả những trầm tích của quá trình dịch dòng. Cửa sông mở rộng theo hình tam giác, nơi nước mặn và ngọt gặp nhau người ta gọi là nước lợ, thứ nước pha trộn, thứ nước reo vui qua hàng trăm ngàn km vặn mình theo dòng chảy từ trên nguồn để về với biển cả bao la. Đất vẫn tiến ra biển, người ta gọi là bồi lắng thành mũi đất, văn chương hơn thì là mũi tàu...và bên bồi rồi bên kia vẫn lở!

Cửa sông trong nắng sớm - Cà Mau

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/228224_218890638140682_1822008_n.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 02:06
II. Thủy điện Lai Châu xây dựng, dòng Đà giang ngăn lại lần nữa. Thượng nguồn ứ nước mỗi mùa lũ về, một cơ số những a,b,c bị ngập dưới lòng hồ và một cơ số được xây mới.
Kiếm mỏi mắt<chắc không có duyên> bóng thuyền đuôi cánh én, chỉ thấy phà khai thác cát<tặc?>. Bầu trời không đủ nắng để làm cháy da, nắng mùa xuân ấm, ấm nhiều lắm.
Còn gió từ lòng sông lồng lộng, từ hẻm núi làm lạnh gáy mà toát mồ hôi và những con đường mịt mù vì bụi.

Bên dòng Nậm Na

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/225571_219181758111570_348687_n.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 02:07
III. Trong http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Đà_Rằng có ghi: "Sông Đà Rằng (phần thượng lưu gọi là Sông Ba, Ea Pa, Ia Pa) là một con sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" trong tiếng Chăm.
Đà Rằng theo tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy"..."

Sông Ba<tôi thích tên gọi này hơn những tên khác mà ko biết vì sao?> với tôi trong cảm nhận hiền hòa và nữ tính hơn. Nhất là đoạn chảy qua đồng bằng Tuy Hòa, quanh co một chút bên mấy bãi bồi được trồng đầy rau xanh với làng xóm mái ngói đỏ tươi bên những cây cau, cây dừa..., đến lúc rong chơi chán rồi thì cũng về với mẹ biển.
Đi trên con đường bên sông, nhậu ở đây thì vô đối, gió mát không kịp đổ mồ hôi, trong khi đầu lưỡi tê đi vì bia lạnh, rồi dịu đi rất nhanh vì độ ngọt của mực, của hải sản.
Cùng mang đặc điểm chung của sông ngòi miền Trung Việt Nam là xuất phát từ dãy TS, tạo lên những dòng chảy hùng vĩ ở thượng nguyên. Lòng sông luôn ngắn và dốc, mỗi khi mùa lũ về gây bao tai ương cho bà con. Rồi cũng có lúc lại là những trầm tích văn hóa khảo cổ như mộ chum, chum tiền...
Thêm nữa một dòng sông như bao dòng sông khác ở VN: một dòng chảy văn hóa đầy trầm tích lịch sử mà cụ thể sự hòa trộn và chồng khít của văn hóa Chăm và Việt. Dòng sông này cũng có cái tên mà giống với dòng sông Cái ở Nha Trang: dòng sông lau sậy<Ea Rarang="con sông lau sậy"...yatrang="dòng sông lau sậy". Một sự đồng nghĩa? Tôi không biết và tôi nghĩ cũng không quan trọng cho lắm. Sông vẫn đẹp và thơ để gợi bao cảm hứng cho từng đêm thơ Nguyên Tiêu trên núi Nhạn.

Cửa sông Ba, cầu Đà Rằng mới đang xây dựng, thời điểm tháng 4-2010

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/225750_219245168105229_6256039_n.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 02:08
IV. Những con nắng cuối cùng chạy trốn đằng chân trời, sóng ì oạt oánh vào mạn cano, con thuyền nhồi lắc chính mình và những hành khách của nó. Thỉnh thoảng sóng oánh cả lên mặt, nước vỡ tung tóe, không trắng xóa mà đúng như cái tên Cà Mau(nước đen). Gió cuối ngày sao nhiều đến vậy, xổ tung tóc dài của mấy cô em, quất cả vào mặt tên trai chưa vợ...hơi ngứa tý, cũng chả sao...lại chống mắt ra ngóng nắng cuối ngày, mũi hít hà cho đầy ngực cái cảm giác giang hồ nhật nguyệt.

Hoàng hôn Cà Mau.

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/229111_218966274799785_6950062_n.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 02:10
V. Thành Phố Đêm (Phú Quang, Mộng Hoài)

Sau cơn mưa thành phố như hiền hơn
Mắt lá long lanh bâng khuâng như mắt người con gái
Đêm thì thầm những cơn gió từ triền sông thổi mãi
Cho phố dịu dàng hơn
Cho em nồng nàn hơn

Có lẽ bởi những vòng quay
Cuộc đời như lửa cháy
Có lẽ bởi nắng Sài Gòn nhiều đến vậy,
Nên đêm bình yên, bình yên đến lạ lùng.
Thành phố đêm của tôi, hai mấy mùa mưa nắng.
Thành phố đêm của tôi, mãi vẫn còn khao khát.
Nên hôm nay bài ca tôi hát nồng nàn, nồng nàn tình yêu

Link bài hát:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=U9NC3E8313

Sài Gòn trong mắt của người con Hà Nội(Phú Quang) cho tôi bao lạ lẫm, nó không phải là Sài Gòn của tôi. Cái Sài Gòn ồn ã, náo nhiệt, phù hoa. Thực sự Sài Gòn trầm tĩnh hơn sau cơn mưa, hiền hơn một chút thôi để rồi "Cuộc đời như lửa cháy". Mọi thứ như lao vào nhau ngay dưới cái nắng xấp xỉ 40 độ, những cái đầu nóng, nhưng ánh mắt quay...
Về đêm, tha thẩn cùng lũ bạn trên cầu - Sài Gòn có rất nhiều cây cầu để bạn thong thả, để phóng tầm mắt xa xôi, rồi lại thu mình lại...cõi lòng được ôm ấp bởi bao la là gió...
Trong miền Nam có khái niệm "triền sông" như ngoài Bắc? Ngoài ấy có nào là "triền đồi", "triền đê"...thân thương trong xa xôi ký ức...quê hương!

Chiều, đêm nhập nhoạng...cầu Thủ Thiêm.

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/241448_219414264754986_6414838_o.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 02:11
VI. Đến thăm Mường Hoa<Mường Hoa cũng là tên của thung lũng và dòng sông này> trong những ngày tháng 12 năm 2010, cầu Mây ở đây nhưng không cho tôi nhiều cảm giác bằng đá. Đá làm sao nhỉ, cũng bình thường thôi mà, mùa khô trơ cạn đáy dòng Mường Hoa.
Nhưng có điều kiện đi từ nguồn xa nhất<người địa phương nói> là Thác Bạc đến khu vực này ta có thể quan sát được nhiều hoa văn ký tự trên đá, nằm rải rác ở thung lũng Mường Hoa.
Không phải chỉ có ở đây đâu, tại Tây Bắc này cũng có những bãi đá hay đơn thuần là đá có kí tự như bãi đá cổ Sapa, bãi đá cổ Xin Mần<HG>, bãi đá cổ mới dc phát hiện trong rừng sâu Hoàng Liên Sơn<p/s của nhà báo PND>. Ngay ở Sapa này cũng có vài nơi có những tảng đá năm riêng rẽ có ký tự, thủy điện Lai Châu ngăn dòng cũng nuốt mấy tảng đá có ký tự ở Liệp Tè...
Nhiều lắm trên khắp Việt Nam những vũ điệu của ký tự, hoa văn...trên đá!

Mường Hoa mùa cạn, Sapa tháng 12 năm 2010.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/231042_219497418080004_6345126_n.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 17:37
Nơi giọt buồn hoài vương... (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Noi-Tinh-Yeu-Bat-Dau-Bang-Kieu-ft-Lam-Anh/ZWZEBCC7.html)

Cầu Đồng Nai tháng 8/2012


https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/555473_500401689989574_1207525517_n.jpg


Những dòng sông như cô nàng 30, lững lờ trôi đến bao lần bồi bãi...

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/738001_562994267063649_789706421_o.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 17:40
"Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ" - NTT

Đoạn sông nào đó ở Hàm Tân, Bình Thuận.

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/580096_502347119795031_1890722296_n.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 17:41
Sông Lòng Sông mùa nắng — Tuy Phong - Bình Thuận.

"Sông Lòng Sông phát nguyên từ dãy núi ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc-Nam dọc theo ranh giới hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Sông này dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra đến cửa biển)" http://khamphaviet.vn/dia-danh/binh-thuan/gioi-thieu-tinh-binh-thuan
Nguồn Sông Lòng Sông http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Nuoc_khoang/phanII/T203_186.htm, ga Lòng Sông http://wikimapia.org/6264207/vi/Ga-S%C3%B4ng-L%C3%B2ng-S%C3%B4ng-Railroad-station-Km1465, đập Lòng Sông http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=484

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/271653_513841455312264_1319769673_o.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 17:43
"Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ" - TCS

Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận.

Ảnh một đoạn sông Lũy trước khi hòa dòng với sông Mao đổ ra Phan Rí Cửa.

Sông Lũy
http://wikimapia.org/12967695/S%C3%B4ng-L%C5%A9y
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_L%C5%A9y_%28x%C3%A3%29
Di tích thành cổ Sông Lũy
http://wikimapia.org/22116378/vi/Di-t%C3%ADch-th%C3%A0nh-c%E1%BB%95-S%C3%B4ng-L%C5%A9y
ĐỊA DANH SÔNG MAO
"Sông Mao là một địa danh thuộc tây bắc huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, trước đây (sau giải phóng) là huyện lỵ của huyện Bắc Bình. Theo hiểu biết của chúng tôi, từ Sông Mao có nguồn gốc khá lí thú! Qua sự giải thích của một thân hào Chăm, chúng ta có thể hiểu như sau: Trong khu vực Sông Mao bây giờ có đồng ruộng của người Chăm tục gọi là Hamu Pa-auk (đọc là pa-ó, nghĩa là cây xoài). Cạnh ga Sông Mao có một con sông nhỏ người Chăm gọi là kraung pa-auk. Người Kinh dịch thành SÔNG PA-Ó. Chuyển đổi âm từ P của Chăm sang M của Việt: từ Sông Pa-ok được viết là Sông MA-O. Vả lại thời Pháp thuộc dấu sắc ở nguyên âm o không thể hiện được trên máy đánh chữ (ó thành o), vì vậy trong các văn bản hành chánh thời đó ta thường thấy viết Sông Mao-o. Sau này, dấu ngang rụng đi do cách đọc gộp thành một âm, cuối cùng ta có từ SÔNG MAO của ngày hôm nay."
http://www.vitours.com.vn/?page=destinations&action=view&id_locate=19&lang=vi

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/414001_515580898471653_2132754196_o.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 17:50
Làng cá bè La Ngà, Định Quán, Đồng Nai


https://sphotos-g.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/177683_526361854060224_1399492174_o.jpg

chauvankinh
16-11-2013, 17:53
Dòng sông quên mình

Trước khi có sự tích về dòng thác, về câu chuyện lưỡi cá sấu, về âm nhạc, về sự hy sinh cho cộng đồng, về câu chuyện ông hoàng An Nam cuối cùng đến đây... Và rất lâu trước khi có dòng sông Đạ Queyon chảy xuống khu vực rừng núi Đại Ninh này. Ở đây có một dòng sông khác: dòng sông dung nham núi lửa. Nó tràn trên bề mặt, phủ lấp những chỗ trũng bằng chất keo sền sệt nóng chảy. Lâu dần chúng nguội và đông kết lại, có thể chúng thâm nhập sâu hơn tạo thành những khối đá macma lục giác, bát giác cao đến hàng chục mét trong lòng đất hoặc chỉ kịp phủ một lớp mỏng trên bề mặt. Riêng ở đây khối macma xâm nhập có độ cao xấp xỉ độ cao ngọn thác là 70m.
Sau những ngày ngập chìm trong "dòng sông lửa", bề mặt đất được tắm mát bởi mưa. Mưa tràn qua bề mặt macma, mưa ngấm xuống từng thớ đá, mưa tạo thành dòng chảy... và dòng nước chỉ đổ ập xuống vách đá kia sau những trận động đất, rung lắc (và có thể cả núi lửa) dữ dội. Bề mặt bị sụt lún xuống, chỗ sâu nhất hơn 70m. Những tảng macma bị vỡ ra khỏi bề mặt, nằm gục xuống chân thác năm này qua năm khác bị nước bào mòn, gió hôn lên, còn cỏ cây thì mọc trùm mơn trớn.
Phía trên đỉnh thác, ở hai bờ dòng sông nhô hơi cao. Lòng sông không sâu lắm, mùa nước cạn có thể đi ra giữa dòng, hoặc đứng ngay giữa đỉnh thác. Dòng sông bào mòn bề mặt dung nham đông kết và quên mình phía dưới mặt hồ kia.
Còn nay, sau những tính toán phát triển kinh tế, dòng sông trở thành nguồn cung cấp nước chính cho thủy điện. Nước trong lòng hồ dâng lên, ngọn thác lọt thỏm dưới lòng hồ những ngày nước cả.
Thác hoang lại trở lại thác hoang, những hoài niệm sử thi nằm lại đáy hồ một thủa quên mình.

CVK
10/12

Ảnh chụp trên đỉnh thác Bảo Đại, Đức Trong, Lâm Đồng


https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/463753_545151775514565_1231360874_o.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:19
Huế trầm mặc, người Huế trầm tư, dòng Hương có trầm lắng...

Một lần xuôi dòng Hương, tiếng thuyền máy vô duyên làm ta không còn nghe được tiếng sóng...thằng bạn thân khều tay: "Gía như được nghe một tiếng gọi đò mày nhỉ!?"
Ừ...giá như...

Những ánh sáng nhân tạo làm màn đêm bớt tối tăm, dòng sông và hai bên bờ nhiều sắc màu hơn nhưng cũng không làm bớt đi cái lạnh mùa đông hun hút.
Với tay đưa cho cô bạn cùng lớp chiếc đèn hoa đăng đã sáng nến, nhẹ nhàng thôi kẻo gió lật bây giờ...
Một dòng sáng long lanh, ánh nến loang loáng mặt sông, một vài ngọn đã tắt lịm vì gió. Sóng dập dềnh đẩy những ngọn hoa đăng có về cùng những ước nguyện mà em đã gửi đi?
Vẳng bên tai điệu "Mười thương" trong âu thuyền vọng lại...những mảnh sáng mỏng manh yếu ớt một lần nữa bị nuốt chìm nghỉm giữa mặt sông lộng gió.

Buồn... trong tự nhiên!


Hương Giang tháng 1 năm 2009

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/225408_220876674608745_327844_n.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:20
Viết cho ngày hè rực nắng và những ngày mưa trễ nải

Chiều Sài Gòn, một góc dòng kênh đen ngòm dát vàng. Ngày rực nắng chỉ còn lại phía sau, tôi đi vào trung tâm thành phố cho giờ học buổi tối, bên kia làn đường mọi người đổ về các quận ven, ai cũng mau chóng về nhà mình...
Văng vẳng bên tai giọng hát của ông lão hát xẩm bên bờ kè: "Bên kia sông có người lấy chồng, có người lấy chồng...". Tiếng đàn cò sao nghe não ruột quá...
Góc trời phía đông sấm rầm rì, biển nổi sóng đâu phải lần đầu đâu mà thằng tớ còn ngơ ngác, chụp vội bức ảnh rồi lại đi tiếp cho kịp buổi học.
...
Sài Gòn về đêm nhất là những lúc mưa xong bình yên đến lạ. Những giấc mơ trưa, buổi chiều tắt nắng vôi vàng...rồi khép lại mọi thứ trở về điểm chùng của trí óc, mọi thứ co lai để giãn ra.
Biển Đông vào mùa bão, Sài Gòn...vẫn bình yên như chiều hôm nay không???

Nhiêu Lộc - TP. HCM


https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/252833_224288034267609_7055548_n.jpg

Chiều nay thôi mưa...

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/s720x720/306732_480623001967443_980321800_n.jpg

Có qua đi ngày tháng
trả lại thoáng mây bay
buồn... — Miên khúc

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/703603_545919488771127_704899417_o.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:22
Có những dòng sông không có thực như những câu chuyện cổ tích hồi bé, được nghe kể đi kể lại không bao giờ chán.
Có những nỗi nhớ về một miền đất sương giăng mờ mịt, về người bạn xứ lạnh đón nhau ấm cả những nụ cười.
Có những cung đèo trập trùng, quanh co và tình tứ như đường cong cô gái xuân thì.
Có những bàn tay nắm chặt, những cái ôm thật mạnh, những ánh mắt thuần hậu...trên khắp các nẻo đường bạn qua và bạn đến.

Sông mây trên cung đèo cổ tích Ô Quy Hồ - Lai Châu - Hoàng hôn trên cung đèo cổ tích
(https://www.phuot.vn/threads/114435-Ho%C3%A0ng-h%C3%B4n-tr%C3%AAn-cung-%C4%91%C3%A8o-c%E1%BB%95-t%C3%ADch)
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/251175_227544597275286_7884852_n.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:24
CHIỀU CUỐI NGÀY BÊN SÔNG


Đoạn cuối cùng của con đường An Lợi Đông chạy dọc ven sông, trơ trọi những móng nhà. Người ta cũng chuyển đi gần hết, chỉ còn lại một số nhà và chùa, miễu, nhà thờ và trụ sở chính quyền. Nghe đâu dọn chỗ cho một dự án lớn có “hàm lượng tri thức và công nghệ cao” gì gì đó.
Tôi thì tiếc, tiếc cho cái cảnh quan ven sông lồng lộng gió sông được nêm thêm vị phù sa của sông Đồng Nai, dẫu nó không nhiều dinh dưỡng nhưng hàng ngày đã gội sạch không biết bao nhiêu nước thải của thành phố, chưa kể… Trước khi trở thành cái khu gì gì đó nó hoang tàn và đầy rác rến thế này đây.
Đi đến mút cuối cùng của con đường trong cái dáng chiều nhạt như nụ cười của bà bán lạp xưởng đầu chợ mời mua hàng, mà duy nhất trên khuôn mặt có đôi môi lại đậm. Tôi như chạy trốn những hối hả của cuộc sống Sài Gòn về bên này mạn bồi, có dừa ngập mắt, nước sông đập sóng tràn mặt con đường bé tẹo mà gồ ghề, lở lói như muốn đổ ập xuống sông. Và điểm kết thúc của con đường ngay gần một con miễu nhỏ đã được chuyển đi, còn trơ lại trên nền một cái bập bênh tự chế.
Bên kia sông những chiếc cần cẩu lớn vẫn hì hụi làm việc. Và chỉ ít phút thôi bên ấy lại rực rỡ ánh đèn, người người đua chen. Liệu đoạn cuối có phải là một sự khởi đầu?
Dòng sông thì vẫn vậy, chan chứa nước và lộng gió. Chứ chẳng nghi hoặc như tôi…

PQT

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/s720x720/424674_371010516262026_1125123016_n.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:26
..Cuộc sống tuôn chảy trong nó hừng hực sức sống, cả những lo toan bề bộn mà vời vợi vui buồn, cả những chuyện không tên mà vô cùng có giá, cả những sự hão huyền hào nhoáng như ánh đèn màu kia nữa. Dù chúng có sức quyền rũ đến cái sự mơ hồ, rồi mong mỏi trước đó là chờ đợi trong mê say. Có bao giờ đi dạo trong mơ bên những ánh đèn màu. Chắc chả được dù nó chỉ là giấc mơ.
Có đôi lần đi qua những con đường có những dấu nhà xưa, qua những tàng cây xanh đến trăm năm mà lá vàng không có mùa mà chỉ là sự níu đọng quá nặng của ký ức con đường. Rồi lại thấy mọi thứ như rùng rằng giữa hiện tại và quá khứ. Ai đó từng nói "Người Việt Nam sống nặng vì quá khứ".
Đúng những chưa đủ hiện tại là những con đường vẫn đón nhận những vồ vậy của nhịp sống hiện đại, của những giọt mồ hôi trên trán những người quét đường (mà đến trăm năm hình ảnh những người phu năm xưa vẫn hiển hiện, có chăng chỉ khác áo quần và rác sẽ được chở đi bằng những cái xe sang hơn), của những tia nắng lọc qua đôi kiếng mắt sành điệu trên mắt những cô nàng rất đỏm mà cũng rất tay chơi... còn gì nữa nhỉ để đừng quên..


https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/s720x720/407351_383117468384664_1516952286_n.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:32
Mây bến Bạch Đằng.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/178520_475768395786237_222508135_o.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:42
Bình Lợi ngày thường và ngày bão

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/177744_478316278864782_179562774_o.jpg

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/413694_478607975502279_508157684_o.jpg

chauvankinh
23-11-2013, 20:51
Một góc bán đảo Thanh Đa ngày giông gió

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/469549_482077488488661_258630336_o.jpg

chauvankinh
26-11-2013, 22:34
Bạn đi bên một dòng sông, từ nơi nó bắt đầu và đến cùng về với biển. Linh hồn dòng sông không ở trong dòng sông mà ngay trong lòng những thần dân của nó. Vị thần sông cai trị họ bằng niềm tin, sự kính sợ và ngưỡng vọng. Dòng sông đem đến phù sa tưới mát cho những cánh đồng, mang tôm cá cho người người nông dân nghèo khó, mang những mùa hè mát lạnh cho những đứa trẻ chăn trâu, mang những đền đài – ước vọng no đủ đến thần linh từ thượng nguồn, đồng bằng và ra biển cả. Bạn xuôi hay ngược cũng chỉ là một gợn nhỏ sông trôi.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/892994_750139415015799_383238680_o.jpg

Đoạn sông Cà Ty chảy dưới chân đồi Bài Nài nơi tọa lạc của đền tháp Po Sah Inư

chauvankinh
26-11-2013, 22:42
Toàn cảnh phía trước gò A1 nhìn từ chân dốc Khỉ

Gò A1 là gò đất chính giữa hình, đây cũng là lối lên từ hướng Đông theo truyền thống của các đền tháp Hindu giáo. Phía bên trái hình là dòng Đạ Đờng - một nhánh của sông Đồng Nai chảy sát gò A1, phía bên phải gò là tỉnh lộ 721. Các di tích khác trong thánh địa nằm dọc hai bên sông Đồng Nai.
Ngôi đền ở vị trí cao nhất trong thánh địa Cát Tiên, đây là điểm di tích đầu tiên thuộc xã Quảng Ngãi đến điểm di tích cuối cùng ở xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên kéo dài 15 km. Trong lòng đền tháp Cát Tiên ngoài các hiện vật vàng, bạc, thiếc, đồng, sắt, đá, đá quý, gốm nung... người ta đã tìm thấy 2 bộ linga-yoni có kích thước vào loại lớn nhất Đồng Nam Á.

Cát Tiên, Lâm Đồng

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/615727_527230940639982_1359045754_o.jpg

chauvankinh
26-11-2013, 22:43
Thủy điện - nguyên nhân "chính chủ" gây ra cái chết của những hùng thác, những dòng sông, những địa mạo cảnh quan đặc trưng, những sinh cảnh và sinh thái sinh vật rừng đặc hữu ...
Và cả cái chết của những lớp không gian văn hóa bản địa được bồi tụ qua hàng ngàn năm.

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/615467_538433576186385_698714315_o.jpg

Đức Trọng - Lâm Đồng.

"Và nếu thời gian ngừng lại, thì những nhánh sông hay bao con đường
Cũng sẽ dẫn về một ngày anh chờ em..." - Trần Lê Quỳnh

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/919678_621297437899998_1169240301_o.jpg

chauvankinh
26-11-2013, 22:46
"Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung.
Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa là kẻ chiến thắng vừa là kẻ chiến bại.
Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường." - Lời tự sự của Trịnh Ka.

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/465415_545570865472656_713256688_o.jpg


...Em đi bỏ lại con đường
Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui...

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/737556_563521223677620_204088760_o.jpg

chauvankinh
26-11-2013, 22:47
"...Tất cả các dòng sông đều chảy.
Núi, đồng bằng và biển.
Nắng.
Mưa.
Gió bão.
Mỗi mùa một khác.
Mặt trời lúc ẩn lúc hiện đi qua bầu trời ngày ngày. Mặt trăng lúc mọc lúc lặn đi qua bầu trời đêm đêm.
Những bông hoa cứ tàn rồi nở. Nở để rồi được tàn úa.
Một đứa bé đang hình thành bảo: “Tôi có quyền không sinh ra chứ?”..."

Trích LỖI TẠI MẸ ÂU CƠ - Lê Hoài Lương

sông Lòng Sông gần Liên Hương, Tuy Phonghttps://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash2/178305_555699327793143_982111076_o.jpg

chauvankinh
26-11-2013, 22:51
...Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy...

Qua cầu này là sang nhà ông Thiệu

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/737888_564043403625402_387640549_o.jpg

campapura
26-11-2013, 22:55
Xin phép bạn được chia sẻ bài viết liên quan đến Champa!


III. Trong http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Đà_Rằng có ghi: "Sông Đà Rằng (phần thượng lưu gọi là Sông Ba, Ea Pa, Ia Pa) là một con sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" trong tiếng Chăm.
Đà Rằng theo tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy"..."

Sông Ba<tôi thích tên gọi này hơn những tên khác mà ko biết vì sao?> với tôi trong cảm nhận hiền hòa và nữ tính hơn. Nhất là đoạn chảy qua đồng bằng Tuy Hòa, quanh co một chút bên mấy bãi bồi được trồng đầy rau xanh với làng xóm mái ngói đỏ tươi bên những cây cau, cây dừa..., đến lúc rong chơi chán rồi thì cũng về với mẹ biển.
Đi trên con đường bên sông, nhậu ở đây thì vô đối, gió mát không kịp đổ mồ hôi, trong khi đầu lưỡi tê đi vì bia lạnh, rồi dịu đi rất nhanh vì độ ngọt của mực, của hải sản.
Cùng mang đặc điểm chung của sông ngòi miền Trung Việt Nam là xuất phát từ dãy TS, tạo lên những dòng chảy hùng vĩ ở thượng nguyên. Lòng sông luôn ngắn và dốc, mỗi khi mùa lũ về gây bao tai ương cho bà con. Rồi cũng có lúc lại là những trầm tích văn hóa khảo cổ như mộ chum, chum tiền...
Thêm nữa một dòng sông như bao dòng sông khác ở VN: một dòng chảy văn hóa đầy trầm tích lịch sử mà cụ thể sự hòa trộn và chồng khít của văn hóa Chăm và Việt. Dòng sông này cũng có cái tên mà giống với dòng sông Cái ở Nha Trang: dòng sông lau sậy<Ea Rarang="con sông lau sậy"...yatrang="dòng sông lau sậy". Một sự đồng nghĩa? Tôi không biết và tôi nghĩ cũng không quan trọng cho lắm. Sông vẫn đẹp và thơ để gợi bao cảm hứng cho từng đêm thơ Nguyên Tiêu trên núi Nhạn.

Cửa sông Ba, cầu Đà Rằng mới đang xây dựng, thời điểm tháng 4-2010

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/225750_219245168105229_6256039_n.jpg

campapura
26-11-2013, 22:57
Rất lý thú!

""Sông Mao là một địa danh thuộc tây bắc huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, trước đây (sau giải phóng) là huyện lỵ của huyện Bắc Bình. Theo hiểu biết của chúng tôi, từ Sông Mao có nguồn gốc khá lí thú! Qua sự giải thích của một thân hào Chăm, chúng ta có thể hiểu như sau: Trong khu vực Sông Mao bây giờ có đồng ruộng của người Chăm tục gọi là Hamu Pa-auk (đọc là pa-ó, nghĩa là cây xoài). Cạnh ga Sông Mao có một con sông nhỏ người Chăm gọi là kraung pa-auk. Người Kinh dịch thành SÔNG PA-Ó. Chuyển đổi âm từ P của Chăm sang M của Việt: từ Sông Pa-ok được viết là Sông MA-O. Vả lại thời Pháp thuộc dấu sắc ở nguyên âm o không thể hiện được trên máy đánh chữ (ó thành o), vì vậy trong các văn bản hành chánh thời đó ta thường thấy viết Sông Mao-o. Sau này, dấu ngang rụng đi do cách đọc gộp thành một âm, cuối cùng ta có từ SÔNG MAO của ngày hôm nay."
http://www.vitours.com.vn/?page=dest...ate=19&lang=vi"

campapura
26-11-2013, 23:02
Có một sự tích liên quan đến CP ở dòng thác này

"Người dân Chu Ru trong vùng vẫn còn lưu truyền truyền thuyết huyền thoại về sự xuất hiện của thác Trai B’Liang. Chuyện kể về một người hóa thành cá sấu sau khi ăn một quả trứng lạ. Khi cá sấu chết, lưỡi nó thè ra, nước tràn qua lưỡi tạo nên âm thanh hay hơn cả tiếng đàn, hay đến nỗi trứng gà trong tổ cũng lăn tới bờ suối để nghe. Tất cả các loài, từ muôn thú đến cả người dân trong vùng đều bị mê hoặc bởi âm thanh kỳ lạ đó, bỏ cả công ăn việc làm, quên ăn quên ngủ, tụ tập để nghe, đến nỗi phải chết đói.
Vua Chàm liền sai 100 người buộc dây kéo cái lưỡi ra. Nhưng cái lưỡi cứ dài ra rồi lại co rút lại làm cho cả đoàn người lăn xuống vực sâu mà chết. Thương hại con người, “Giàng” liền sai một con chim đen xuống mách bảo: phải lấy da ông già làm dây mới kéo được. Vua Chàm cho rao tìm người già tình nguyện chết để cứu dân làng. Vừa lúc đó có một cụ già chống gậy tới xem, biết chuyện, ông liền xin được chết. Vua Chàm sai người mổ trâu bò làm tiệc thết đãi ông, sau khi ông chết, da ông được bện thành dây thừng. Dùng dây thừng ấy kéo lưỡi cá sấu, quả nhiên cái lưỡi bị gãy văng ra khắp nơi, dính cả vào cây lồ ô, cây tre bên cạnh. Cũng vì vậy mà tre và lồ ô là những loại cây có khả năng phát ra âm thanh nên được sử dụng làm các loại nhạc cụ. Nhưng cái lưỡi vẫn còn ba phần lớn. Một biến thành thác Trai B’Liang, một văng tới vùng Tu Tra (thuộc huyện Đơn Dương bây giờ) và một phần ở Ma Bó thành suối."

Nguồn: http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=N0JDRjBBMEQwNg&key=Th%C3%A1c+B%E1%BA%A3o+%C4%90%E1%BA%A1i&type=A0&stype=0



Dòng sông quên mình

Trước khi có sự tích về dòng thác, về câu chuyện lưỡi cá sấu, về âm nhạc, về sự hy sinh cho cộng đồng, về câu chuyện ông hoàng An Nam cuối cùng đến đây... Và rất lâu trước khi có dòng sông Đạ Queyon chảy xuống khu vực rừng núi Đại Ninh này. Ở đây có một dòng sông khác: dòng sông dung nham núi lửa. Nó tràn trên bề mặt, phủ lấp những chỗ trũng bằng chất keo sền sệt nóng chảy. Lâu dần chúng nguội và đông kết lại, có thể chúng thâm nhập sâu hơn tạo thành những khối đá macma lục giác, bát giác cao đến hàng chục mét trong lòng đất hoặc chỉ kịp phủ một lớp mỏng trên bề mặt. Riêng ở đây khối macma xâm nhập có độ cao xấp xỉ độ cao ngọn thác là 70m.
Sau những ngày ngập chìm trong "dòng sông lửa", bề mặt đất được tắm mát bởi mưa. Mưa tràn qua bề mặt macma, mưa ngấm xuống từng thớ đá, mưa tạo thành dòng chảy... và dòng nước chỉ đổ ập xuống vách đá kia sau những trận động đất, rung lắc (và có thể cả núi lửa) dữ dội. Bề mặt bị sụt lún xuống, chỗ sâu nhất hơn 70m. Những tảng macma bị vỡ ra khỏi bề mặt, nằm gục xuống chân thác năm này qua năm khác bị nước bào mòn, gió hôn lên, còn cỏ cây thì mọc trùm mơn trớn.
Phía trên đỉnh thác, ở hai bờ dòng sông nhô hơi cao. Lòng sông không sâu lắm, mùa nước cạn có thể đi ra giữa dòng, hoặc đứng ngay giữa đỉnh thác. Dòng sông bào mòn bề mặt dung nham đông kết và quên mình phía dưới mặt hồ kia.
Còn nay, sau những tính toán phát triển kinh tế, dòng sông trở thành nguồn cung cấp nước chính cho thủy điện. Nước trong lòng hồ dâng lên, ngọn thác lọt thỏm dưới lòng hồ những ngày nước cả.
Thác hoang lại trở lại thác hoang, những hoài niệm sử thi nằm lại đáy hồ một thủa quên mình.

CVK
10/12

Ảnh chụp trên đỉnh thác Bảo Đại, Đức Trong, Lâm Đồng


https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/463753_545151775514565_1231360874_o.jpg

campapura
26-11-2013, 23:07
Bạn đi bên một dòng sông, từ nơi nó bắt đầu và đến cùng về với biển. Linh hồn dòng sông không ở trong dòng sông mà ngay trong lòng những thần dân của nó. Vị thần sông cai trị họ bằng niềm tin, sự kính sợ và ngưỡng vọng. Dòng sông đem đến phù sa tưới mát cho những cánh đồng, mang tôm cá cho người người nông dân nghèo khó, mang những mùa hè mát lạnh cho những đứa trẻ chăn trâu, mang những đền đài – ước vọng no đủ đến thần linh từ thượng nguồn, đồng bằng và ra biển cả. Bạn xuôi hay ngược cũng chỉ là một gợn nhỏ sông trôi.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/892994_750139415015799_383238680_o.jpg

Đoạn sông Cà Ty chảy dưới chân đồi Bài Nài nơi tọa lạc của đền tháp Po Sah Inư


Bimong Po Sah Inư Phan Thiết, Bình Thuận. Một trong những di tích đền tháp cổ xưa của Champa. Nơi thờ tự người con gái nữ thần Po Ina Nưgar

campapura
26-11-2013, 23:08
Thánh điạ Cát Tiên thánh địa cực Tây Nam của CP


Toàn cảnh phía trước gò A1 nhìn từ chân dốc Khỉ

Gò A1 là gò đất chính giữa hình, đây cũng là lối lên từ hướng Đông theo truyền thống của các đền tháp Hindu giáo. Phía bên trái hình là dòng Đạ Đờng - một nhánh của sông Đồng Nai chảy sát gò A1, phía bên phải gò là tỉnh lộ 721. Các di tích khác trong thánh địa nằm dọc hai bên sông Đồng Nai.
Ngôi đền ở vị trí cao nhất trong thánh địa Cát Tiên, đây là điểm di tích đầu tiên thuộc xã Quảng Ngãi đến điểm di tích cuối cùng ở xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên kéo dài 15 km. Trong lòng đền tháp Cát Tiên ngoài các hiện vật vàng, bạc, thiếc, đồng, sắt, đá, đá quý, gốm nung... người ta đã tìm thấy 2 bộ linga-yoni có kích thước vào loại lớn nhất Đồng Nam Á.

Cát Tiên, Lâm Đồng

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/615727_527230940639982_1359045754_o.jpg

nagarachampa
19-12-2013, 16:04
Nàng tiên út


Bimong Po Sah Inư Phan Thiết, Bình Thuận. Một trong những di tích đền tháp cổ xưa của Champa. Nơi thờ tự người con gái nữ thần Po Ina Nưgar