PDA

View Full Version : Leo Phanxipang – Kinh nghiệm khi lạc đường



Hanoismile
26-07-2013, 08:02
Hôm nay đọc bài báo về chàng sinh viên Ngọc anh leo Phanxipang bị lạc 12 ngày nay chưa được tìm thấy, lồng ngực tôi cảm thấy tưc nghẹn. Sao mà trường hợp của em giống của tôi đến vậy. Và giá như tôi thu xếp thời gian viết lại những trải nghiệm của tôi về quá trình leo Fan trên diễn đàn thì biết đâu em đã đọc được và có thể sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh bi đát như hiện nay.
Giờ đây, tôi ngồi viết những dòng này kể lại cho các bạn những trải nghiệm của tôi. Hy vọng rằng không có bạn nào rơi vào hoàn cảnh tương tự như Ngọc Anh và thầm cầu mong Ngọc Anh may mắn đã được đồng bào dân tộc cưu mang và việc chưa liên lạc được với gia đình chẳng qua vì điều kiện chưa cho phép. Đây dường như là hy vọng duy nhất cho sự sống của Ngọc Anh tính đến thời điểm này.
Thưa các bạn. Chinh phục đỉnh cao 3143 m là khát vọng của biết bao nhiêu người, đặc biệt là các bạn trẻ. Đó không phải đơn giản là một độ cao, đó còn là một giới hạn, một cột mốc thiêng liêng của Tổ Quốc. Chính vì vậy các đoàn leo Fan được tổ chức liên tục, với nhiều cung đường khác nhau, vào mọi mùa trong năm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Tôi tham gia vào một đoàn leo Fan vào dịp cuối tháng 6/2013. Mặc dù tuổi không còn trẻ nhưng do tập thể dục thể thao thường xuyên nên tôi rất tự tin về khả năng chinh phục đỉnh cao 3143m của mình. Đoàn chúng tôi gồm 11 người trong đó có 2 Porter, leo theo cung đường Trạm Tôn – Trạm Tôn trong 2 ngày. Đây là cung đường được mệnh danh là dành cho trẻ em và phụ nữ cho con bú. Nói như vây ý nói rằng cung đường này không khó khăn, không tốn sức và không mất nhiều thời gian so với các cung đường còn lại chứ không có nghĩa là việc chinh phục nó là dễ dàng. Thực tế cho thấy trong đoàn của tôi rất nhiều bạn thanh niên khỏe mạnh bị rớt lại phía sau, không theo kịp đoàn và phải rất khó khăn mới có thể đi đến đích.
Về hành trình Trạm Tôn – Trạm Tôn cũng như những khó khăn trên đường tôi không cần nói đến vì đã có rất nhiều bài viết nói đến. Và hơn nữa mục đích của tôi là kể với các bạn câu chuyện của tôi. Một câu chuyện rất gần với trường hợp Ngọc Anh.
Thưa các bạn. Sáng ngày thứ 2 của hành trình, chúng tôi thức dậy từ 4h30 sáng, ăn mì tôm rồi gửi lại toàn bộ đồ đạc cho 1 Porter trông giữ ở trạm dừng 2800. 5h30 sáng đoàn bắt đầu leo từ độ cao 2800. Qua hơn 3h leo liên tục, tôi và 1 bạn gái là 2 người đầu tiên trong đoàn chinh phục được đỉnh Phanxipang. Niềm vui vỡ òa khi đến đích, ai cũng muốn đợi tất cả mọi người cùng lên đến nơi để cùng nhau chia sẻ niềm vui, cùng nhau chụp chung những bức ảnh kỉ niệm. Tuy nhiên, mưa quá to, trời thì rét, quần áo thì ướt hết nên tôi chỉ có thể đợi được vài bạn trên nóc nhà của Đông dương sau đó phải xuống trước. Cùng xuống với tôi có 3 bạn nữa. Trời mưa to, có thể các bạn cùng xuống cũng mệt nên đi một đoạn thì không thấy các bạn đâu. Tự tin vì mình đã tự leo lên được nên chắc xuống không vấn đề gì nên tôi đã đi trước. Qua đoạn đường lầy lội, qua các triền dốc của đỉnh núi, tôi theo dòng suối leo xuống. Tôi đi rât nhanh , một phần do hưng phấn một phần vì mong muốn về lại trạm dừng chân 2800m sớm để thay quần áo. Có lẽ vì vậy tôi đã không nhận ra một con đường mon đâm ngang dòng suối. Đáng nhẽ ra lúc đó tôi phải dừng lại tách khỏi dòng suối và đi theo lối mòn. Nhưng tôi đã đi thẳng, cứ theo dòng suối leo xuống. Khoảng 20 phút kể từ lúc tôi đi qua ngã rẽ, đường đi khó khăn hơn rất nhiều và tôi lờ mờ nhận ra mình đã đi nhầm đường. Tôi leo thêm một đoạn nữa và khẳng định rằng mình đã lạc. Trước mặt tôi lúc đó là rừng trúc bạt ngàn. Con suối tôi leo theo xuống giờ đã rẽ ra nhiều hướng. Tôi cũng nhận ra rằng còn có một lối đi xuyên vào rừng trúc. Lối đi này do những người đi trước phạt cây thành đường đi (Sau này tôi mới biết đó là lốt 1 đoàn khảo sát đã đia qua).
Lúc đó tôi thầm nghĩ giờ còn sớm, sức vẫn tốt tại sao không thử đi tiếp. Vậy là tôi dấn bước. Đường càng đi càng khó, các vách đá dựng đứng, đầy rêu. Cây cối được chặt ngày càng thưa thớt . Đường rất khó đi. Tôi vẫn cứ tiếp tục leo xuống. Nhiều lúc tôi đã bị ngã xuống những hố sâu, phải leo lên rât khó khăn. Rất may là những lúc đó tôi không bị những gốc trúc phạt chéo đâm vào người. Leo 1 lúc nữa tôi gặp 1 dòng suối lớn. Tôi cũng đã nghĩ phải leo ngược lên tìm lại đường cũ nhưng khi nhìn lên toàn những dốc cao thẳng đứng vả lại tôi đã đi quá hơn 1h đồng hồ nên không biết có tìm lại đường cũ được hay không. Mặt khác tôi lại nghĩ cứ theo dòng suối này leo xuống thể nào cũng tìm ra đường cũ hoặc 1 bản làng nào đó. Vậy là tôi lại tiếp tục trượt xuống. Tôi lại ngã, lại đứng dậy. Lại lăn xuống hố, xuống thác lại trèo lên. Càng đi, hi vong của tôi càng tắt lịm. Dòng suối càng ngày càng trở lên hung dữ. Các thác nước càng ngày càng cao, càng khó để vượt qua.Vậy mà vẫn không thấy bong dáng một con người. Càng lúc các dấu hiệu về sự hiện diện của con người càng ít và mất hẳn. Đã có lúc trong đầu tôi đã nghĩ tôi sẽ không có cơ hội gặp lại người thân, họ hàng; không thể làm nốt những việc còn giang dở. Nhưng không. Tôi đã không buông xuôi. Tôi đã cố gắng đứng dậy. Tôi đã bị lạc khoảng 2h đồng hồ. Nếu cố gắng leo ngược lại và leo đúng đường thì tôi vẫn còn hy vong sống vì lúc này mới khoảng 10h sáng. Như vậy là tôi còn nhiều thời gian để tìm được đường trước khi trời tối. Vậy là tôi leo ngược lên. Sao lúc đó tôi khỏe vậy không biết. Tôi leo không ngừng nghỉ. Vượt qua những vách đá thẳng đứng, những thác nước chảy xiết. Ngã lại đứng lên leo tiếp. Trong tôi chỉ còn 1 quyết tâm leo lên. Và cuối cùng sau 2h30 phút chiến đấu một mình. Tôi đã trở lại cái ngã ba giữa khe suối và lối mòn mà tôi bị lạc. Lúc đó tôi mới biết rằng tôi đã sống. Mặc dù rất mệt, đói và khát nhưng đến 6 h chiều tôi cũng có mặt ở Trạm Tôn kết thúc 1 chuyến đi đáng nhớ.
Qua chuyến đi này tôi rút ra một số kinh nghiệm quí báu cho bản thân:
- Khi đi rừng, tuyệt đối không được đi một mình.
- Khí phát hiện ra lạc, không được đi tiếp. Lập tức quay lại tìm đường đúng. Các bạn càng dừng sớm thì khả năng tìm ra đường càng cao.
- Những vật dụng cần thiết cho việc sinh tồn cần luôn mang theo người, không được để ở lán là dao,đèn pin và lương khô. Tôi không có gì trong tay nhưng rất may không gặp thú dữ, không bị lạc đêm. Điện thoại thì không có tác dụng vì suốt giai đoạn tôi bị lạc không có sóng. Mà nếu có thì cũng chả biết đâu mà chỉ. Đó là chưa kể vài lần bạn ngã xuống hố, rơi xuống thác thì điện thoại cũng thành cục gạch.
- Cứ 3 người nên có 1 porter để dễ bề quản lý. Đoàn tôi đi do người tổ chức tiết kiệm chi phí nên ở ngày thứ 2 chỉ có 1 porter theo đoàn nên không thể kiểm soát được 9 người còn lại.
- Cố gắng tổ chức đoàn gồm các bạn có cùng sức khỏe. Nếu không được thì những người yếu nên tập luyện trước, tránh tình trạng bị bỏ quá xa.
Trên đây là câu chuyện leo Fan của tôi chia sẻ cùng mọi người.
Một lần nữa cầu mong Ngọc Anh may mắn trở về.

trangthinh
30-07-2013, 07:55
Cảm ơn các chia sẻ của anh Hanoismile, một bài học xương máu cho dân phượt để luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Theo tớ mọi người đọc topic để lại bình luận hoặc chia sẻ, để topic này ở trang đầu cho nhiều bạn có thể đọc được.

Vo_thuong
30-07-2013, 12:19
Cảm ơn bác đã chia sẻ ! Một kinh nghiệm đáng nhớ cho những người đi sau . Và một lần nữa hy vọng bạn sinh viên bị lạc sẽ quay trở về !

namnhihn
30-07-2013, 16:58
Hồi năm 3 đại học mình đi với lớp chơi rừng Cúc Phương, tuổi trẻ hăng máu, liều mạng, 5 thằng treck thẳng vào rừng mà deck biết đi đâu với niềm tin là cứ đi là ra được chỗ kiểm lâm. Đi đến 4h chiều thì ra cái bãi toàn phân trâu mà chả biết đi đâu tiếp, quyết định quay lại, tìm mãi cũng về được trạm kiểm lâm mà tụi lớp nó lên xe về mẹ rồi.
May là được mấy anh kiểm lâm cho ngủ nhờ, với lại gom tiền mua được ít mỳ gói nhá với nước suối. Vắt cắn cho từ đầu đến chân nên từ đó cứ nghe đi rừng là chạy mất dép luôn :-)
Kinh nghiệm là quyết định quay đầu đúng lúc ko thì chắc tèn tén ten cả đám.

Hanoismile
11-08-2013, 16:25
Tin buồn: Công an, bộ đội dừng tìm kiếm sinh viên mất tích tại Phan Si Păng

(Dân trí) - Chủ tịch UBND huyện Sa Pa ( tỉnh Lào Cai) Trần Đức Luận thông tin sáng 11/8, tròn 1 tháng sinh viên Phạm Ngọc Ánh , trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội leo núi Phan Si Păng trở về bị mất tích từ điểm cao 2.800 mét vào chiều ngày 12/7/2013.

Khu vực điểm cao 2.800 mét nơi sinh viên Phạm Ngọc Ánh tách đoàn đi trước và bị lạc, mất tích.

Theo ông Luận, 1 tháng qua, các lực lượng cứu hộ, tìm kiếm của huyện Sa Pa và Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) cùng với gia đình nạn nhân bị mất tích đã liên tục tổ chức các đoàn đi tìm kiếm các khu vực trong vườn quốc gia Hoàng Liên, nhất là khu vực xung quang đỉnh núi Phan Si Păng và độ cao 2.800 mét, các xã lân cận nơi sinh viên Phạm Ngọc Ánh coi là bị lạc đường do tách đoàn đi trước. Tuy nhiên, đến trưa nay (11/8), các đội tìm kiếm vẫn chưa phát hiện ra dấu tích người bị mất tích.
Dù vậy, huyện vẫn không dừng công tác tìm kiếm người bị nạn mà chỉ rút lực lượng công an, quân đội về đơn vị làm nhiệm vụ. Lực lượng tìm kiếm của vườn quốc gia Hoàng Liên, hạt kiểm lâm vườn quốc gia Hoàng Liên, dân quân xã Sa Sả Hồ (huyện Sa Pa) - nơi quản lý trực tiếp đơn vị hành chính vườn quốc gia Hoàng Liên có nhiều người thông thạo địa hình vẫn tiếp tục cùng gia đình nạn nhân tìm kiếm sinh viên Phạm Ngọc Ánh. Đồng thời UBND huyện giao nhiệm vụ cho công an huyện liên hệ với các huyện bạn giáp danh với Sa Pa thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương cùng phối hợp tìm kiếm người mất tích...

Ông Phạm Văn Đăng - giám đốc vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết thêm, một tuần nay trên địa bàn vườn quốc gia luôn có mưa to, gió lớn, trời lạnh đột ngột. Các khe suối thường xuyên xuất hiện lũ ống đã cản trở rất lớn tới việc tìm kiếm người mất tích. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa các lực lượng tìm kiếm vẫn cố gắng vượt khó khăn thời tiết gây ra phối hợp cùng gia đình nạn nhân tiếp tục tổ chức các đợt tìm kiếm mới.

daugau040808
12-08-2013, 11:17
rất cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin

tamcrazy
27-08-2013, 09:04
Mình thì đi 2 đứa, lúc xuống gần trạm 2800 đến vị trí cách trạm chừng 100m. Có cái cây khá lớn tách làm 2 đường. Thế là theo kinh nghiệm đi của tớ thì cứ thấy đi chừng 10p hoặc cao lắm là 30 mà không thấy có bất kỳ ni lông bọc xốp nào là lạc. Thế là đi ngược lại. Thấy rác và đất bị xáo trộn mừng húm. Quay về đúng vị trí.
Nhưng mà dù sao thì tớ vẫn cứ đi 2 người, không được đi một mình. Cái này là tiên quyết, không được sai.

duonghai
16-12-2014, 23:07
Một bài viết thật hay, thật cảm xúc..và... thật cần thiết cho phượt.

bboy_pt
19-12-2014, 14:16
cảm ơn tác giả đã chia sẻ kinh nghiệm